Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.209.040
 
Giữa bản ngã và hiện hữu
Võ Công Liêm

                                                     

 

   Ở đây chúng ta nói đến lý thuyết của hai triết gia R. Descartes và của J. P. Sartre; đều được coi là hiện tượng dung thông mà họ đã theo đuổi từ lâu. Một tư duy hiện đại thực hiện với tính chất cao cho một tiến trình về hiện hữu tồn lưu. Mục đích của nó đã vượt thời gian, một tổng thể đặc trong thuyết nhị nguyên (dualisms) mà sự lý đã gây thêm phần rắc rối cho triết học và thay thế vào đó lý thuyết thuộc triết học để tìm kiếm, giải bày về những gì khác biệt bởi một tư duy đơn phương của hiện tượng (the monism). Thời đó có phải là một cố công, ra sức để đạt tới thành quả? -Không mang lý tính đó mà lý giải giữa Bản ngã (The Ego) và Hiện hữu (Being) là mục đích theo dõi, truy tầm của hiện hữu (The Pursuit of Being).Tất cả đã mô tả sâu sắc trong (La Transcedance de L’Ego. Esquisse d’une description phénoménologique/Transcendence of the Ego: An Existentialist theory of Consciousness).Nói lên khuynh hướng, lý thuyết của thuyết hiện sinh; hầu như là lời bình về vấn đề luân lý và tư duy của Sartre / Le problème moral et la pensée de Sartre; trong cùng một luận điệu thuộc lãnh vực của hiện tượng học; có nghĩa rằng đặc lại vấn đề qua ý niệm của Husserl về sự trội hẳn của Bản ngã, một siêu lý về Ngã thức (Transcendental Ego). Luận cứ đó không có gì hơn ngoài sự gợi ý về những gì của Hiện hữu và Hư không / L’ Être et Néant / Being and Nothingness của Sartre; là phê nhận, phủ đầu về học thuyết ‘Cartesian’ khi nói đến ‘cogito/penser/think’, là cụm từ xác định sự hiện hữu của Descartre qua câu nói lừng danh để đời: ‘Cogito ergo sum /Tôi suy tư vậy thì tôi hiện hữu /I think; therefore I am’. Nhưng ‘cogito’ của Descartes đã mặc nhiên công nhận; đây là ý thức tự-nó như một sự thể; chủ thuyết Cartesian về cogito không những chỉ ý thức tới nghi ngờ nhưng đã phản ảnh vào trong nó –But Descartes’s cogito has posited this consciouness itself as an object; the Cartesian cogito is not one with the doubting consciousness but has reflected upon it. Nghĩa khác; cogito ở đây là không phải Descartes nghi ngờ, mà Descartes phản vào đó cho một nghi ngờ gián tiếp (để thốt thành lời): ‘Tôi ngờ vực (tôi); vì vậy tôi hiện hữu / I doubt (self); therefore I am’ đó là sự thể của nó mà không phải tự nó, nhưng; đó là nguyên thủy về ý thức nhận biết của nghi ngờ. Từ chỗ đó đưa Sartre đến một kết thúc để thành lập cho một suy tư về cogito / pre-reflective cogito như là ý thức khởi đầu vào trong những tác phẩm sau này của ông, là mục đích tọa độ để khởi hành.Trầm tư về cogito không có nghĩa tự-thức (self-consciousness) mà Sartre thay vào đó từ ngữ của lương tri không định vị –conscience non-positionelle (de) soi mà đặc chữ de trong dấu ngoặc đơn là có ý nói rằng không có sự tách rời, không có vị trí của cái tự-có như chủ thể của nhận thức. Tợ như Sartre thường nói về nó như qui vào nơi không giáo điều mà là giáo điều tự thức –Similary he speaks of it as a non-thetic self-consciouness. Dĩ nhiên học thuyết cogito thuộc vào qui trình ngôi hai của con người đối diện với hiện thể.Vậy thì đặc nó vào như một lý thuyết giáo điều (thetic) hoặc định vị  (positional) của tự thức là lương tâm chính tự nơi ta conscience de soi mà là một tư duy cân nhắc, đắn đo phản vào tác động, trạng thái ở ta; gần như có thể là điều bất khả lãnh hội (impossible posits itself) ở tự nó mà coi như một chủ thể hiện hữu, thời tất bản ngã không xuất hiện ở vị trí đó. Đây là sự cớ nẩy mầm của Sartre và về sau đặc nó trong tầm nhìn hiện-hữu-vũ-trụ /being-in-the-world của con người, dành cho ‘chứng cứ thuộc bản thể học / ontological proof’ của hiện hữu tồn lưu là Hiện-hữu-ở-tự-nó / Being-in-itself  đó là một ý thức ngoại giới. Điểm khác; như đã nói tới là suy tư về cogito là không-riêng tư / non-personal, cho một ai . Đấy là sự thật mà chúng ta có thể khởi đầu với một mệnh đề như thế này: ‘Tôi đang nhận thức về cái ghế’; tất cả những gì chúng ta có thể tin để nói ở giai đoạn ban đầu, mà bằng một xác định rõ ‘nó đó là / there is / il y a’ để ý thức tới cái ghế. Còn nói Bản thể /The Ego là bao gồm cả hai chủ thể trong đó của ‘Tôi / I’ và ‘Tôi / Me’ là xác nhận tôi hiện hữu, gần như trợ động từ nhấn mạnh vào cái gì của ‘tôi’. Nó đến trong hiện hữu mãi cho tới khi ý thức phát hiện cụ thể để làm nên cho một phản ảnh hiện thực. Cho nên chi ở đây không bao giờ có Ý thức Bản ngã / Ego-consciousness nhưng chỉ hiện diện ở đó một ý thức về ngã thức- only consciousness of the Ego. Dĩ nhiên đây là lý do khác mà Sartre muốn nói đến  những gì Descartre phát ngôn ‘cogito’; thực tế là cố gắng chứng minh hiện hữu của ‘Tôi / I’ là xác minh hiện hữu của cái-tôi mà thôi. Sartre cho rằng: Ngã vị đó là không phải nằm trong ý thức / the Ego is not in consciousness mà nó nằm trong dạng thức bày tỏ mơ hồ, nhưng; trong thế giới đang sống thì coi nó như chủ thể ý thức hoàn toàn tuyệt đối. Dĩ nhiên; ở đây là không ‘trăm phần trăm em ơi’ mà nói rằng nó là thứ Ngã-tri tạo ra Ngã-vị cho một Bản ngã vật thể ‘material Ego’; cái đó cũng chẳng phải chủ thể để làm nên mà nó nằm trong cảm thức lôi cuốn hoặc ý thức hướng tới. Vị chi; chúng ta không nên nói: ‘ý thức này của tôi / my consciousness’, tốt hơn nên thốt: ‘ý thức này thuộc về tôi / consciousness of me’ nghe ra chân tình mà không thấy cái ngã-vị-tự-thức (self-consciousness) mà khống chế qua ngã-duy, nhưng nhớ cho: ngã-vị-tự-thức không có nghĩa là cho riêng biệt mà là tổng quan của ‘không-phân-biệt’ (nhà Phật)và coi đây như ‘vũ trụ sắc-tố-tâm-lý /a universal pan-psyche’. Nói cách khác;‘đây là cách thức đặc nó vào để nói Bản ngã bên cạnh của tâm lý’ (trong Being and Nothingness của Sartre. P.106). Nó trở nên thông thường khi nói tới ngã-mạn là ‘sắc-tố-tâm-lý’ cho một cá nhân hơn là bao trùm trong một ý thức đơn phương hay cố hữu. Bản ngã của tôi đứng vững được coi như ý tưởng tổng hợp của tất cả trạng huống của tôi, phẩm chất hiểu biết và hành động, nhưng; được coi nó như là một mục đích trí tuệ, không còn là chủ thể (người hay vật) –My Ego stand as the ideal unity of all of my sates, qualities and actions, but; as such it is an object-pole, not a subjects. Sự lý này tợ như :‘biến đổi ý thức thành hình ở tự nó như là một tổng hợp tự nó / flux of Consciouness constituting itself as the unity of itself’. (trong Being and Nothingness P.100). Cho dù đứng trong vị trí hay mục đích của trí tuệ, không phản ảnh đúng chức năng thời việc đó xuất hiện trong thế giới riêng tư mà thôi. Vậy thì; Bản ngã là một tổng hợp nội thức và những gì lớn lao thuộc về nó.Tuy nhiên ý thức đó nằm trong trạng huống thuộc tâm lý độc lập ở ý thức trong cảm thức biểu lộ để thành hình chớ không tạo ra được ý thức nghĩ tới như khi gọi ‘Tôi’ và ‘của Tôi’ ở nơi đây, nhưng; cả hai khía cạnh này đều có trong Bản ngã / Ego  là cốt làm cho khác biệt qua từng chức năng của nó.

 

Để lý giải trọn vẹn Tôi và Ngã là ý tưởng tổng hợp của hành động ‘là Tôi’ là ý hướng thuộc tình huống (states) và phẩm lượng (qualities). Cơ bản là nhận ra ý nghĩa đặc biệt trong từng phân đoạn của Hiện hữu và Hư không/ L’être et le néant/ Being and Nothingness, đó là trọng tâm Sartre muốn phân tích mà trong đó có những tương quan khác biệt với Descartre là vậy. Trong đề mục Bản ngã và Hiện hữu là phản ảnh toàn diện; cơ bản những vị trí, không hẳn đã thay đổi mà là định vị từ nhận thức riêng tư sang nhận thức thuộc hiện hữu chung. Sự đó gọi là dung thông tư tưởng của Descartre và J.P.Sartre. Cả hai không cho đó là chủ nghĩa lý tưởng (idealism), bởi hiện hữu không phải là đường lối tạo ra ý thức hoặc là trong mọi phương cách đều thuộc vào nhận thức cho hiện hữu tồn lưu –Because Being in no way creates consciousness or is in any way dependent on consciousness for its existence. Mà Hiện hữu là sẳn có ở đó không một lý do nào hoặc cho biện minh nào hơn. Coi đây  như là chuyển biến hiện tượng của Hiện hữu / transphenomenality of Being; nghĩa rằng chủ thể của ý thức luôn luôn ở ngoại giới và siêu việt tính. Lý do giản đơn: Không ý thức, Hiện hữu không tồn lưu. ngay cả tổng thể cho ý thức mà chỉ xuyên vào ý thức qua những trạng huống khác nhau: đúng nghĩa lý và có một tổng thể cho Hiện hữu.

 

Qua diễn trình của Sartre về Hiện hữu và Hư không cũng như xác định cụ thể ‘cogito’ của Descartre là hiện hữu ở nơi con người tiên quyết trước một hiện thể sống thực để phân biệt được Ngã vị qua từng đối tượng của vũ trụ tự nó (In-itself); mở rộng vấn đề Hư không như Hư-vô (nihilation) trong đó và là một kết cấu đặc vị với những gì ở tự nó mà ra, để thêm phần sáng tỏ. Đó là; Hư-không không có nghĩa là không Hiện hữu –That is; Nothing has no meaning without Being, vì; những gì khác hơn là Ngoài cái khác (Other) hơn là Hiện hữu. Sự lý đó không còn đứng xa trong một hiện thực hiện hữu cũng không còn cái riêng cho mình để đi tới phân biệt hay không phân biệt mà nó qui về trong ý thức, bởi; ‘không có ý thức hiện hữu không có tồn lưu’ là một minh định cụ thể, chúng ta không thể đứng ngoài vòng cương tỏa của luật định tự nhiên (vũ trụ) mà nói rằng ‘tôi suy tư cho nên tôi hiện hữu’. Cụm từ đó như đã thừa nhận xưa nay và trở nên quen miệng để nói đến; nhưng không mang tinh thần nhận thức như chủ thuyết Cartsian nêu ra trong đó. Sartre gọi là ý thức nhận biết và phát biểu về Hư không (Nothingness) là đưa ra một điều hợp lẽ có ngọn ngành vấn đề phê nhận những gì về quan điểm của Hegel và của Heidegger. Với Hegel, Sartre chỉ trích những tư duy khác biệt của Hegel , bởi; sự lý đó không bao giờ vượt xa hơn hình thức luân lý thông thường của cái gọi là hiện diện của Không-Hiện-hữu / Non-Being như thể tương quan đó chỉ đến trong hiện thực nhân loại. Hegel tạo thành sự khác biệt của Hiện hữu/Being và Không Hiện hữu/Non-being mà tạm thời thay vào đó một viễn cảnh Không-hiện hữu coi như hợp lý (logically) tùy thuộc vào Hiện-hữu. Ngược lại; Heidegger phù hợp vào ý của Sartre; ông cho đó là hiện thực hóa cuộc đời là đáng kể cho một tiến trình chuyển hóa Hiện hữu có từ Hư không và tìm kiếm cả hai Hiện-hữu và Không-hiện hữu như là một căng thẳng của áp lực nghịch lý –Being from Nothingness and by seeing both Being and Non-being as a tension of opposing forces ; Heidegger cũng có ý nói đến Hư-không như một phần kinh nghiệm của con người và không đơn thuần mà cho rằng nó như là trừu tượng –Heidegger is also to be commended for discussing Nothingness as a part of human experience and not merely as a abstraction. Từ chỗ đó Heidegger mô tả sự kiện  (qua kinh nghiệm) trong nghĩa lý của Sartre người ta cảm thấy được / feels dù cho người ta không thể nhận thức biết / know ; mà tất cả trượt phăng ra những gì ở đó (all-that-is) trong nghĩa Hư không / Nothingness, để rồi lưu lại ở đó cõi-không mà thôi.

Sartre tránh những phản đối mà ông cho rằng cần phải đứng lên để ‘chống’ lại những gì Plato, Descartre, Hegel và Heidegger trong cảm thức mà người ta có thể nói đó là một đối đãi nhân hậu về viễn cảnh, hình tượng và sự nhận biết vào tất cả những gì có liên đới giữa hợp lý xưa cũ, một tương quan gần gũi giữa xác nhận và phủ nhận; sự đó nôm na mà nói là hoài nghi vô căn cứ, một phủ nhận vô cùng tận ở tự nó là một thứ phân biệt hợp lý nhưng phải thừa nhận Hiện hữu và Hư không là dựng lên một qui trình hợp lý, cấu trúc bằng trí tuệ, không dựa vào vào định luật nào khác để gây ra từ trí tuệ hoặc xây dựng trong vũ trụ tự có; mà sắp xếp tự do để đi tới lý luận có liên can đến hiện hữu của ước muốn.

Vị chi; cho-tự-nó (for-itself) là biểu lộ của Hiện hữu tức nó nằm trong lòng hư vô của Hiện hữu, một tương quan Hiện hữu, một ao ước của Hiện hữu và một chọn lựa của Hiện hữu. Tất cả những gì ở đây có thể là; chỉ vì nó là không Hiện hữu –All of these it can be; only because it is not Being. Ở đây chúng ta có nói đến Cho-tự-nó / For-itself  là nói đến cái sự ước ao, mong muốn; cái đó là một thứ hư vô tính (nihilating) cho phương án hướng tới Hiện-hữu, có thể không bao giờ có, nhưng; những gì trong đó coi như cuối cùng cho-tự-nó đúng nghĩa của nó. Có nghĩa rằng cho-tự-nó là của cái lòng ham muốn.-Như dẫn chứng trong lý thuyết nhà Phật- Nhưng với Sartre, ham muốn gần như nằm trong cơ bản của cảm thức chớ không phải tùy thuộc vào tâm lý nhưng không còn là ý thức cá thể. Chỉ bắt nguồn vào để tỏ rõ sự ham muốn; đó là quyết định và định mức được trong một biểu hiện của Bản ngã –Only the derived specific desires are determined and evaluated in terms of the Ego; là tự nó cho một chủ thể ý thức. Từ mấu chốt đó đi lần và gần gũi triết lý nhà Phật diệt-ngã tức là không-còn-ngã / non-ego;tất mọi thứ không còn riêng mình mà có chăng là thế giới ngoại diện (The external world) là hư vô (nihility= nothingness). Tội trọng của Phật giáo đặc trong một xác định ham muốn (dục) của ích kỷ cá thể; tội phạm đó nuôi dưỡng trong ảo vọng của định vị tuyệt đối thoát thai từ cái ta /self / moi mà ra. Cảm thức này đưa tới một sự gần gũi với Kierkeggard khi nói tới tình cảnh một trong hai hoặc là (Either-Or) mang tính thực tế hơn là chỉ trích. Đối với Thượng đế; ông đã loại ra, bởi; nó có một quyền năng mập mờ, một thứ ẩn danh của X, Y, J…không giải thích rõ nguồn gốc của vũ trụ hiện hữu tạo nên hoặc là cho một lý tưởng hoặc là hợp thể phong thần (mythus) đưa tới biểu tượng từ cái tuyệt hảo để có tin lành (Good). Lý tưởng về Thượng đế như thể là định rõ cho những gì quyền năng (powerfull), tuyệt đối (absolute). Hiện hữu của Tạo hóa hay Ông Tạo (Creator). Lý thuyết của Sartre không nói thẳng, không ôm chầm mà phát biểu : ‘Không có Thượng đế  / There is no God’ là chứng cứ xác thực của Sartre. Đều thể hiện trong Hiện hữu và Hư không. Thượng đế chỉ đến trong một thứ tôn giáo hòa âm vào đó và vin vào tập quán của tôn giáo để lập ra văn tự, rao giảng và biến thành lời kinh (phraseology); đấy cũng là hiện tượng thường trực nói lên tôn giáo. Nhưng hiện hữu của Thượng đế không còn nữa mà Sartre đã mượn ý của Nietzsche để nói: ‘Thượng đế đã chết /God is dead’ không xa cùng một nghĩa của Hư vô và Hiện hữu.

 

Trong ý niệm Thượng đế được coi là Ông Tạo mà Sartre đã thẩm mỹ chữ nghĩa cùng một nghĩa trong lối nhìn về hiện tượng thần linh như cõi như nhiên mà con người trực tiếp đối diện với kỳ công vũ trụ, nhưng; bên trong (inner) những gì của Sartre vẫn không tùy thuộc vào Thượng đế để rồi từ đó Sartre chối bỏ Thượng đế, bởi không nhận từ Thượng đế bất luận những gì là chính đáng cho một hiện hữu tồn lưu ở cá nhân ông hoặc bất cứ một tuyệt hảo nào ở Thượng đế. Đây là điều hiển nhiên cho một ý nghĩa tự mâu thuẩn lấy , bởi; cái bản chất vốn có của Cho-tự-nó/For-itself là tiềm năng ẩn chứa cho một Hư-không/Nothingness; nó luôn luôn là điểm tiến trình trong ý thức/ Consciousness; nó không phải cái thường gọi ‘to be or not to be’ (W. Shakerpeare) mà nó ‘là thế thế là / to be-about-to-be’, mà phát hiện ra nó một Hiện hữu/Being. Cụ thể Cho-tự-nó /For-itself là Trong-tự-nó / In-itself có thể xem như đầy đủ và trọn ý tư duy của Hiện-hữu và Không-hiện-hữu, bởi; sự cớ này có thể xẩy ra trong cái chết. Thí dụ: Nỗi nhớ quê của con người là muốn trở về trong cái mất dấu thiên đàng, một sự bất biến tự nhiên; nó nằm trong cái ước ao bí ẩn, một sự thấm thấu trong tuyệt-đối-vĩnh-cửu (Absolute!). Đó là hiện hữu thực tại giữa không đều là Cõi-không trong tình huống thuộc cảm thức của con người. Nó tách ra khỏi vị trí của Thượng đế khi nghĩ đến mà hòa nhập vào trạng thái trung hòa giữa thiên nhiên và con người. Vị chi Sartre nhận ra rằng ý nghĩa về Ông Tạo là gây ra từ những khuynh hướng trước đây và từ đó chúng ta thừa nhận ở chính chúng ta là con người bị mê tín, là những gì bối rối trước hiện tượng để lại.

 

Trong suốt hành trình dài cho những gì chúng ta chú ý tới giữa Bản ngã và Hư không của Descartre và Sartre, hầu như là vấn đề quan trọng, một vấn đề có ý nghĩa trong những gì của hai triết gia; qua tâm lý đó cho ta nhận thức được cá tính của con người để có một một phân tâm lý mới hơn (new psychoanalysis) là những gì khám phá ra nguồn gốc của mô thức hiện hữu Cho-tự-nó và Tự-nó có liên can với thế giới ngày nay. Điều này tuồng như cho thấy rằng nó phải có Ngã vị / the Ego của nó trong đó và không mang lại một ý thức nào hơn; việc đó có nghĩa rằng hiển nhiên tự có của nó mà chúng ta đã biết đến bằng sự quan sát về Ngã vị. Chúng ta đã thấy những gì gọi chung là ‘La transcendence de l’Ego’ mà trong đó Sartre tin rằng làm nên do Vị-ngã mà ra, một phần gây ra từ yếu tố tâm lý, thứ đến là nhắm vào đối tượng chủ thể, có thể Sartre bắt bẻ hay chối bỏ lý thuyết (của Descartre đưa ra) là lý thuyết không hiện hữu hoặc không thực; nhưng cái đó là của tự nó (solipsism). Ngay cả Hiện hữu và Hư không trước đây được nhìn nó như là lý thuyết không thực thuộc dạng mơ hồ là thế đó. Cho dù; nếu bên ngoài nhìn theo kinh nghiệm thì Bản ngã có cái hư không khác /nothing other của nó trong đó hơn là ý thức về; mà đó là Bản ngã. Cõi khác /Other là đòi hỏi và yêu cầu hiện hữu tồn lưu là vượt ra là những gì thuộc lãnh vực siêu việt. Có một tác động bởi một thế tục ngoại hạng (extramundane) của hiện hữu tồn lưu của một ý thức khác ở cõi ngoài. Nhưng; hiện hữu tồn lưu của cõi khác là có thể xẩy ra hay không xẩy ra một cách cần thiết; tựu chung nó nằm trong hiện tượng chủ thể của Bản ngã và Hư không.

 

Hiện tượng của Hiện hữu (The Phenomenon Of Being)và Hiện hữu của Hiện tượng (The Being Of Phenomenon). Chúng ta phải tương thức vài ý nghĩa của nó; nó hiện ra đây không có nghĩa là trợ vào bất cứ sự khác biệt hiện hữu tồn lưu có tự-nó mà nó là chủ thể của hiện-hữu. Hiện tượng là những gì biểu lộ rõ ràng ở tự-nó, tất cả cùng một hướng. Như vậy những gì ‘thốt’ ra thì phải nói đó là hiện tượng của hiện hữu  không qua trung gian, hòa giải mà tự thân ở tự-nó. Hiện hữu là một hiện tượng; có nghĩa rằng nó chỉ định ở tự-nó như một cơ cấu tổng thể của nét đặc trưng có chuẩn mực, nó chỉ định ở tự-nó và không có hiện hữu của nó –The existent is a phenomenon; this means that it designates itself as an organized totality of qualities. It designates itself and not iys being. Để định nghĩa rõ hơn: hiện hữu là điều kiện giản đơn của tất cả những gì tỏ rõ. Nó là một hiện hữu cho sự tỏ bày /being-for-revealing /être-pour-dévoiller và đó không phải là hiện hữu thổ lộ (être dévoilé) như đã tìm thấy qua lý thuyết khác.

 

Là những gì mà Heidegger đã chiếu vào đó như lý giải cho một hiện hữu sống thực và đưa tới vấn đề hiện hữu của hiện vật và hiện hữu của bản thể là ý thức từ nhận biết. Thí dụ: hiện-hữu-của-hoa-hồng hoặc hiện-hữu-của-người-con-gái, nghĩa rằng vượt trội về phiá những gì thuộc bản thể học. Trong giây lát lối nhìn đó ra khỏi hiện tượng của hoa hồng và cô gái mà nó về trong sự tập trung vào hiện tượng của hiện hữu. cho một hiện hữu căn cứ của những gì nó có thể bày tỏ tự-nó –a being on the basis of which it can reveal itself , có thể không dựa vào những gì thuộc hiện tượng mà nó là một đề kháng hiện hữu.

 

Nói cho cùng; phản ảnh trầm tư của cogito và hiện hữu của tri giác là đi qua trong nhận thức hiện hữu là thể loại của những gì gọi chung là thuộc bản thể học (ontological). Trong bản thể đó chúng ta chỉ nói một lời của Descartes cũng đủ để nhận ra. Đó là những gì tại sao chúng ta phải giải bày và đặc nặng vấn đề, bởi; nhiều sự cớ giữa hiện hữu và bản ngã là ý niệm, mà chỉ đưa vào đó một mô thức hiện hữu, vì tất cả là tỏ rõ sự tương quan giữa mọi thứ, sẵn sàng cho một hiện hữu tồn lưu. Gọi chung là chứng cứ thuộc bản thể học; nguồn cơn đó không phản ảnh từ cogito nhưng có từ pre-reflective phản vào đó một sự trầm tư cho một hiện hữu của tri giác /percipiens. Nhận thức tri giác là ý thức tất cả mọi thứ… ./. (còn tiếp)

 

 (ca.ab.yyc 10/4/2018)

 

SÁCH ĐỌC: ‘Being and Nothingness’ by Jean-Paul Sartre. Washington Square Press. New York .NY. Dec/1992.USA.

ĐỌC THÊM: Những bài về Jean-Paul Sartre, Heidegger, Descartes hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chĩ đã ghi.

TRANH VẼ:‘Người Đàn Ông Đội Mũ Đen / Man with Black Hat’. Khổ 12” X 16 “ Trên giấy mỏng. Acrylic+India-ink. vcl# 1042018.

 

                                                          

 

 

      

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2393
Ngày đăng: 19.04.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Một cái chết đến từ u sầu - Đặng Châu Long
Ung thư thiền - Võ Công Liêm
Huyền thoại, hoang đường và ma thuật trong hình ảnh của người nghệ sĩ - Võ Công Liêm
Gửi trái tim - Từ Sâm
Quang Dũng – Tài hoa ngòi bút thơ áo lính - Nguyễn Thanh
Nghĩ thêm về những biến hóa siêu tự nhiên của Tấm - Phan Đình Dũng
Thân phận và khát khao của người phụ nữ trong Đỉnh khói của Nguyễn Thị Kim Hòa. - Phan Đình Dũng
Câu chuyện thơ văn xuôi (tt).Ông thích (2+). - Lê Anh Thu
Tặng phẩm của ngôn ngữ: Thói "ăn" nếp "ở" của người Việt qua cách nói - Ngô Nguyên Dũng
Lý thuyết thể loại hay chuyện về "mẹ cảm xúc" và "cha lý trí". - Lê Anh Thu
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)