Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.101
123.202.482
 
Thân thể con người dưới mắt hội họa
Võ Công Liêm

 

                                                        

 

    Nói đến thân thể con người gồm có đầu mình và tay chân là định nghĩa phổ thông, là khoa học thường thức cho một định nghĩa đơn giản hóa mỗi khi nói đến con người. Nhưng ở đây chúng ta nhìn thân thể của nghệ thuật (Body of Art) là cái vòng quan hệ thân thiết, là toàn thể của cuộc đời (the cycle of bodily life); được tạo dựng dưới hình ảnh của thể xác. Với nghệ thuật thường nêu ra những vấn đề liên can đến con người nhất là phái nữ và tại sao kéo dài và tồn lưu qua mấy thể kỷ, đặc biệt thân thể con người trở nên tuyệt diệu được vẽ đi, vẽ lại trong một thứ nghệ thuật đương đại? Bởi; trong đó người ta tìm thấy ở mỗi tác phẩm có một sự nhận thức sâu xa về thẩm mỹ của vẻ đẹp; năng lực, chứng cứ và những chủ đề khác nhau đó là thể thức mà đôi khi lạc hướng trước một hiện hữu cụ thể trong vòng quay cuộc đời, có từ những nguồn mạch trong đó là những gì chúng ta tự tìm thấy ở nơi ta sinh ra, hay coi đây là truy điệu cái chết của thân xác xuyên qua vết tích tìm thấy ở nơi nó –follows the corporeal life cycle, from the vessel in which we find ourselves at birth; to requiem for the body’s mortality through its traces.

Trong mỗi mảng hình; thể xác của người nghệ sĩ đã khắc ghi vào trong hình ảnh, cả hai được coi như chủ đề và của tác giả. Bởi; như thế này: văn tức là người, họa tức là người; nó thấy rõ hơn cả văn, vì nó bộc lộ như nói ra từ ý tưởng, nó chứa trong đó một đặc chất dục xác hay lời phân trần của chính mình. Ngữ cảnh được thể hiện của người nghệ sĩ là ghi nhận, đó là hai bề mặt của người sản sinh ra hình ảnh và là người đứng xem những gì phản ảnh trong tác phẩm –The artist’s literal embodiment is a reminder that both he producer of an image and its viewer reflect the work; trong cảm thức đó là tạo nên ý nghĩa và trả lời nguồn cơn, tự sự trên một tri nhận cá thể được coi như một trải nghiệm xuyên qua sự khác biệt trên thân thể của chúng ta; hội họa có tiếng nói của nó qua ‘lời nói’, qua tâm hồn bằng màu sắc và dáng điệu, một tỏ rõ vừa sâu sắc, vừa tài tình; nghĩa là không che đậy hay ẩn ý mà huỵch toẹt một sự thật chân chính, không mị, không dối, không đạo đức (giả); khác với ngữ ngôn văn chương. Màu sắc và đường nét là thứ văn chương trung thực và chỉ định sự hóa trị của nó (chemotherapy) qua ngữ ngôn của hôi họa. Rất nhiều hình ảnh nói tới con người, đó là di vật thể tồn lưu nhân thế có từ đời xưa, từ thời Phục Hưng (Renaissance); coi đó như là tham dự vào lễ nghi, vào phép tắc thuộc về tôn giáo, xã hội và áp dụng vào những gì tín ngưỡng, mộ đạo như một ý nghĩa thuần chất của thế giới như nhiên và có lẽ đó là quán tưởng vào tánh khí của con người. Năng lực biểu hiện nhục giới nằm trong tinh thần có ý nghĩa của thực thể chất liệu và di động chuyển thể (materiality and portability) là vòng quay trong qui trình hội họa dù dưới hình thức nào, trường phái nào, thời kỳ cổ lỗ sĩ cho tới thời kỳ đương đại. Trường hợp thứ nhất, chủ nghĩa hiện thực là xử lý vào công việc như thể đưa ra một ý tưởng. Điểm thứ hai trừu tượng nằm trong thể thức của cường điệu là tương đương của nhận thức. Sự cớ này ở trong lãnh vực của hiểu biết và thừa nhận gần giống như khuôn đúc lại –within the realm of comprehension and recognition as likenesses. Cho nên chi về mặt nghệ thuật điêu khắc là tượng hình cho một hình ảnh ‘sống thực’ như thật ‘likenesses’ là ở chỗ đó; mà cả hai đòi hỏi ở nhận thức hiện thực. Với giống cái là ý niệm vững chắc, tình tiết và phong phú, nhưng với giống đực là thể lực của anh hùng dũng mãnh và cứng ngắc tỉ mỉ hon. Vì vậy; thể xác con người được diễn tả bằng một nôi lực tràn đầy, nó không còn là hình ảnh nói lên khiêu dâm hay phơi mở dục xác, mà phơi mở toàn diện chân tướng thuộc nghệ thuật. Người xem tranh không khỏi ngạc nhiên cái thực của nó, mà thừa nhận cái thực của nghệ thuật đã làm nên. Còn như cho xấu xí, trắng trợn hay là một sự dung nạp quá trớn thời tất quan niệm đó đã giết chết nghệ thuật hội họa. Giọng điệu và tư duy đó là ngoài vòng cương tỏa của nghệ thuật. Chính cái nhìn đó là thoái trào không nhận ra cái ‘toà thiên nhiên’ (Nguyễn Du) đã vẽ ra trong văn chương mà còn chối bỏ luôn cả hóa công đã sáng tạo và thiết kế một tuyệt tác nghệ thuật vĩ đại cho con người. Hay tại sự che đậy của Adam và Eve mà ảnh hưởng đôi phần tâm tư ở chính mình? Hay tại cho xấu hổ mà che cái đẹp trời cho? Che thuộc về trần tục còn nghệ thuật không che mà mở để thấy cái thẩm mỹ của thiên tạo...

Giống tính là việc đầu tiên chúng ta nói về sự trần truồng và là một tác động không thể quên được, đưa dẫn từ của riêng ở chính ta, không chừng chúng ta rút tiả ra được để thừa nhận nó là vậy hoặc cho là khác lạ, không chừng những thứ trên người lại lôi cuốn hoặc coi đó là thể chất không thể chuyển đổi (physically unmoved). Đấy là hiện tượng dung thông đưa tới một âm vang nhận thức với ý hướng phát triển để tìm thấy gì về khoa học não thức (neuroscientific). Bề ngoài của thể xác là một bày tỏ, phơi mở, quyến rũ qua dáng điệu hay cử chỉ trên thân thể là thứ ngôn ngữ của thể xác (body language), là ‘đặc thù’, là kinh nghiệm để chinh phục, nói theo lối cổ điển là vũ khí giết người hay hoa hồng phải có gai là trạng thái xúc cảm xuyên qua tiến trình của thần kinh não bộ. Khi thấy người đẹp cười chính là lúc não thức nhận được tín hiệu của sự đồng tình mà trong đó đã chứa những sắc tố gợi cảm từ tri giác nhận thức (perception) đem đến tác động (reaction) cái đó gọi là trạng huống nhạy cảm (emotional state). Cho nên chi thân thể con người ngoài nhiệm vụ xử dụng hợp lý cho đời sống, ngoài ra còn có một vai trò khác là ‘giao thoa /sexual intercourse’ để gìn giữ sự sống còn của con người. Muốn sống còn là có đòi hỏi giữa đôi bên. Nói chung nó thuộc về nhạy cảm truyền nhiễm (emotional contagion) và cứ thế mà không thể chận đứng hay ngăn ngừa mà coi như chuyện phải là, sự hợp thông đó là một tỏ bày khác giữa hạnh phúc và đau đớn, bởi; trong nước mắt nó cũng có sự đau đớn của nó, nghĩa là trong dục giới nó chứa đủ hỉ nộ ái ố mới làm nên tình yêu dành cho con người và trong thể chất đó nó cũng có nỗi vui buồn của nó. Từ chỗ đó suy ra thể xác con người là cái cần có cho những ‘dịch vụ’ khác chớ không ngẫu nhiên mà có.

Người họa sĩ đối diện trước một biểu trưng bi thảm (a tragic emblem) để hòa nhập vào tranh khi não thức khống chế. Nghệ nhân đem cả hồn và xác để tạo nên hình ảnh sống thực thời tác phẩm mới sống thực như ý tưởng đã gợi ra. Ngoài cái đẹp con người còn có cái đẹp của nghệ thuật mới gọi là mỹ thuật.

 

                                   (Olympia 1865 by Édouard Manet (1832-1883) Oil on canvass 130X190cm Musée d’Orsay Paris)

 

 Một trường hợp khác khi nói đến ‘biểu trưng bi thảm’ cho ta thấy cái nhìn của người họa sĩ đang đối diện trước một thể xác sống thực là du nhập vào trí tuệ một hình ảnh trong sáng và thẩm mỹ của xác và hồn. Như hoàn cảnh của Pierre Bonnard ông đã sáng tạo vô số hình ảnh của vợ là Marthe; người thường tắm hằng ngày có thể là biểu hiệu cho phương pháp trị liệu của người bệnh lao mà vợ ông đã mắc phải hoặc có thể là biểu thị về thói quen ưa làm sạch. Đó là lý do mà Bonnard theo dõi tỉ mỉ, gợi ý và gần gũi để có chủ đề cho tác phẩm; hầu hết tranh khỏa thân về đàn bà Bonnard thường lấy vợ làm người mẫu, tuy nhiên; vẽ lõa thể về tắm là thuộc hội họa cổ điển như bao người đã vẽ; nhưng Bonnard vẽ trong  trạng thái của một tâm hồn lơ lững, phóng đảng để đi vào vô tận. Lột tả cái sự trầm mình trong nước ở cái thế bềnh bồng, chơi vơi. Thể xác của Marthe nằm trong bồn tắm tuồng như tan biến với nước dưới mắt người xem.Tợ hồ như không còn thấy vợ mình trong lúc tắm mà thấy đó là hình ảnh trung thực trong trí tưởng mà thôi. Vẽ không ngoài mục đích làm sống lại như thật đang sống cùng một lúc; mà là nội lực phát tiết trí tuệ và chất liệu để làm nên tác phẩm có trong, có ngoài nơi con người.

 

     (Nude in Bathtub 1946 by Pierre Bonnard (1867-1947). Oil on canvas 122.5X150.5cm Museum of Art Pittsburgh. Pennsylvania. USA)

 

Vậy thì thân thể của nghệ thuật là nói tới cái đẹp thân thể (the body beautiful) là điều thường nói đến cái đẹp chủ quan và một hiện hữu nguyên trạng trong con mắt của người nhìn ngắm –It is often said that beauty is subjective and exists purely in the eye of the beholder. Để xác định về cái đẹp coi như thể hiện bởi nghệ thuật qua từng thời kỳ của xã hội, từ mọi kỷ nguyên cho tới thời hậu chiến, tất cả là chứng tích lịch sử, vẽ lên từ những dữ kiện trong đó có cả con người là nhân vật chính để thực hiện hoài bảo của người nghệ sĩ và là đề tài chính khai thác không ngừng nghỉ, bởi; ngoài chân dung người họa sĩ trở thành người khám phá từ bên ngoài đến bên trong của con người, dẫu đó là một nỗ lực không ngừng như tranh khoả thân của Willem de Kooning với họa phẩn Đàn bà I / Woman I (1950) phần lớn trong tác phẩm là bỏ cả thời gian dài trước khi đạt tới ở một hòa hợp hoàn toàn bởi bộc phát khơi dậy từ tâm hồn của người nghệ sĩ. Nó thoát tục để đi tới ‘cõi ngoài / beyond’ ở chính nó; sự đó nhà Phật gọi là đi tới chân-không hay còn gọi tánh-không nghĩa là không còn thấy ta trong hiện thể thực tại mà chỉ thấy ở đó một tổng thể nhất quán, phá chấp trước mọi tình huống để hướng tới một thứ nghệ thuật chân chính lẫn xác và hồn. Xem tranh không còn là vai trò khách quan dự cuộc mà hòa nhập để có nhận thức sâu sắc ngay cả tranh biểu thực trừu tượng (abstract expressionist) như J. Pollock và W. Kooning. Cho dẫu vẽ dưới hình thức nào người họa sĩ đã dốc hết sức mình để thực hiện cho một ý đồ vốn đã tiềm tàng để thành hình, sự đó gọi là ‘lực / power’. Nghĩa là người nghệ sĩ phải xuyên qua toàn diện lịch sử mới tìm thấy đích thực năng lực của con người. Lực / Power là hình thức hết sức đơn giản. Lực về cơ thể, về chức năng sinh lý (physiology), về sức mạnh cơ thể (physical strength). Không thuần chất nói đến sinh lực nơi con người mà những gì ở đây người nghệ sĩ phải lột bỏ tất cả để tìm thấy ở đó những trộn lẫn phức tạp khác của cơ thể là cả một tiết tấu để hòa nhập vào những gì hiện ra trên cơ thể con người một cách đích thực. Lực là một tương quan vào nhau, không những chỉ là hiện hữu tồn lưu trong tính động lực giữa thực thể ở chỗ chiếm cứ. Người nghệ sĩ phải thấm thấu một cách khéo léo (subtle) và xác minh cụ thể (obvious) là cách thức giới thiệu ở đây một sự chia ra (dichotomy) như định rõ những gì trên thân thể con người. Người họa sĩ có con mắt quan sát để tìm thấy ở đó những đường nét mà trước đây chưa tìm thấy nhất là vẽ khỏa thân dù phát họa như P.Picasso hay H.Matisse vẫn để lộ được cái thâm sâu cùng cốc trên thân thể (phụ nữ). Ấy là điều mà người nghệ sĩ phải chú trọng để tạo được cái lực thu hút trong mắt người vẽ và người xem. Ấy là bí quyết để thành hình trong nghệ thuật hội họa xưa nay.

Năng lực có thể coi là biểu thị rõ ràng nhất ở tự nó-That power may manifest itself in the freedom to offer control to someone elfe. Trong tự do là đưa tới sự khống chế (quyền hạn) đến người khác; là hình thức buộc phải của người nghệ sĩ đứng trước một hiện hữu thực thể. Nói rộng ra; đòi hỏi của người họa sĩ với người mẫu là đối tượng độc quyền để được phơi mở toàn diện, họ được coi như nghệ sĩ trình diễn (as performance artists). Tuy nhiên; hội họa là một diễn cảm, một khả năng vượt thoát trên thân thể con người là trọng tâm cho một chủ đề hay đề tài đưa ra của nghệt thuật từ khi mới bắt đầu.

 

           (Woman I  .1952 by Willem De Kooning (1904-1997). Oil on canvas 192.7X 1473.3. Museum of Mordern Art. New York. USA)

 

Từ chỗ đó cho ta thấy thân thể con người (the human body) đều được trải lên bố (canvas) và xuyên qua trí tuệ của người nghệ sĩ như một định nghĩa về con người. Có một sự liên đới mật thiết giữa hồn và xác thường bộc lộ ra ở đó cho một cảm nhận sâu lắng có từ sự choáng váng, sửng sốt và vui thích trong cái thế đứng của người đàn bà dưới những vóc dáng khác nhau, nó để lộ rõ từ a đến z, từ những khe hở như đã tìm thấy. Nghệ thuật hội họa là tả chân một cách sống thực hơn hẳn cả văn chương tả chân, nghĩa là không vị nể để tránh những khe hở trên con người mà diễn tả con người dưới lăng kính khác nhau nhưng tựu chung vẫn duy trì một nét (phơi mở) như những họa phẩm của Picasso mà ông đã viết bằng lời văn (literally) hoặc dưới dạng thức ‘ẩn ngữ’ khác (metaphorically). Hình ảnh của chất liệu cơ thể là nói lên những gì thuộc thế giới bên trong của chúng ta –images of the material body tell the story of our inner world, và; đây là hình ảnh gợi lên một nội tạng là trả lời cảm xúc của họ; thời tất sự đó cho chúng ta một cảm thông hơn là phê phán. Tuy nhiên; vẫn có những che đậy; nói theo lối bình dân học vụ là màng che, là giới hạn của con người (the body’s limits), theo khoa học là hữu cơ (organ) còn nói theo văn chương của Nguyễn Du ‘chữ trinh còn một chút này’ thì đó là một thứ nghệ thuật phơi mở, là sự ăn ngay nói thật. Nghệ thuật hội họa vẽ được cái trần trụi đó nhưng vẽ cho được cái màng một cách hiện thực quả là khó. Tuồng như nó là hình ảnh của trừu tượng, bởi; thân thể con người được bao che một thứ vải mỏng đó là da, một nơi che đậy, đóng kín (container) và biên giới ngăn cách giữa thế giới xung quanh và tất cả phủ khắp để đậy lại; là ‘tế bào’ xác định của nguyên vẹn. Trong khi đó người nghệ sĩ khám phá tận cùng lấy từ cơ bản nơi con người sinh ra nó và chết về nó; tất thảy là một kết nối, liên hiệp vào nhau là vượt biên của thời gian. Cuối tk. hai mươi (20) những nghệ sĩ bắt đầu xử dụng những hình ảnh về cơ thể riêng cho mình không những chỉ chủ thể vấn đề nhưng còn là việc trung hòa màu sắc (medium) để thấy được hạn hữu nơi con người trong hai bề mặt của nó : nét đẹp cơ thể (physical beauty) tức sinh lý và những gì thuộc về tâm lý (psychological) mà trong đó có cả đau đớn, chịu đựng và hạnh phúc là một cấu tạo đưa vào hồn và xác của con người. Trở lại với P. Picasso qua họa phẩm lừng danh ‘Les Demoiselles D’Avignon’ với năm cô gái điếm, mặt dày mày dạng trong dáng trần truồng, đang đối diện với chúng ta ngực, đùi, háng, mông, trong từng khúc gãy, lồi, méo mó không còn một chổ nào để che. Picasso đã diễn tả tận cùng cái thân thể người ta là cái cần có để ứng xử vào nơi khuôn mặt của gái điếm; vừa đòi hỏi, vừa nhu cầu trong một hợp nhất qua gương mặt Phi châu với thể cu-bíc (Cubism).

 

(Les Demoiselles D’Avignon 1907. P.Picasso (1881-1973) Oil on canvas 243.9 X 233.7 cm. Museum of Modern Art . New York. USA).

 

Điều đó cho thấy dục tính (sexual) và giống tính (gender) là cơ bản cho khía cạnh nghệ thuật là những gì thuộc về con người và đây cũng là đề tài gần như thường đem ra để lý luận hay vẽ lên do từ sự khám phá của nghệ nhân. Với sự khác biệt bề ngoài của cơ quan sinh dục giữa đực và cái. Hai giống ấy là thuộc về sinh vật của bản năng tính dục (sexuality). Hình ảnh nam nữ có tính tượng trưng trong hiện nay không còn là mới mẻ. Có thể coi đó là việc thông thường, có thể coi đó là một khám phá khao khát không ngừng nghỉ, bởi trong đó có một sự đòi hỏi (sinh lý) của cả hai bên. Tính dục được vẽ lên là hành động của giao thoa hay giao hợp là chủ đề hàng đầu trong tâm tư người họa sĩ, dẫu không thuần chất về nó đi nữa. Thí dụ: họa sĩ chuyên vẽ hoa chưa hẳn phải vẽ cái đẹp thiên nhiên. Như trường hợp của nữ danh họa Georgia O’keeffe (1887-1986) trong họa phẩm ‘Grey lines White Black, Blue and Yellow’ 1923. Có thể gợi ra toàn diện âm hộ của đàn bà dưới cành hoa huệ nở và được coi như một tiết lộ cái sâu kín ‘trầm mặc’ dục tính của phụ nữ, nó gợi lên sự chẻ hai (vulva) của cửa mình. Thế thì vẽ hoa cũng là một cái gì gợi lên trong trí tưởng hoặc trong cái gọi là ‘media’ của sắc màu khi cho sắc hồng nhuộm đỏ lên hoa lá cành. Rùng rợn hơn qua tượng đồng của Auguste Rodin (1840-1917):‘Thông điệp của Thượng đế / Messenger of the God’ và họa phẩm của Gustave Courbet (1819-1877): ‘Nguồn gốc của Vũ trụ / The Orgine of the World’ thời chắc người xem phải ‘tá hỏa, ná thở’. Vì nó sống thực và rõ ràng hơn cả thực chất. Dưới mắt nghệ thuật không thể bịt mắt bắt dê mà phải thừa nhận để sống thực với đời; còn bằng không là thứ tu hành giả hiệu không cầu chứng, bởi; vạn vật đều phải thế. Ngay cả Thượng đế chưa hẳn phải là trinh nguyên. Nghệ thuật được ‘thánh hóa’ bởi nghệ thuật không chối bỏ sự thật.

Ngay cả cái tựa đề là nhắc cho kẻ thưởng lãm hiểu rằng những gì ở đó là để trầm ngâm chớ không những chỉ nói lên những gì khát khao dục vọng hay để nhận diện cá nhân- Its title reminds viewers that they are contemplating not only their sexsual desires and individual identities. Nhưng có thể là cái riêng tư khởi đầu. Thật thế! giống như cái chết là nhân tố của nhân tính. Nhưng; phải hiểu ý nghĩa của nó. Hầu hết những nghệ sĩ có thiện chí cũng như chịu đựng sự đau đớn và những bức xúc trong đời sống đã gây nên bực bội đưa tới những khám phá khác cho một hạn hữu tuyệt đối ngay cả trên thân thể là một kiên tâm là vượt ra khỏi những kinh nghiệm vốn có. Đại để như trường hợp của nữ họa sĩ Mễ Tây Cơ Frida Kahlo thường kết hợp vào đó hình ảnh của siêu thực (Surrealism), bởi vì; như thể là tạo vào đó hình ảnh của cuồng tín, quá khích (fanaticize) không có nghĩa là quá mơ hồ hay một ý nghĩ vô thức mà phản ảnh vào nó nỗi đau sự thật cuộc đời. Hạn hữu chính yếu của thân thể con người là sự chết. Sự thể đó là trọng lực đưa tới chịu đựng có giới hạn; không còn cách nào hơn để vuớt thoát mà chỉ để lại thương đau. Thông thường những nghệ sĩ thường gặp phải những trạng huống như vậy, sau đó thành hình tác phẩm.

 

                       (The Broken Column 1944 by Frida Kahlo (1907-1954) 40 X 30.5cm. Museo Dolores Olmedo. Mexico city)

 

Hoàn cảnh đó người ta cho một thân thể suy tàn (the abject body) là mô tả sở năng con người đi tới tuyệt vọng, có thể tìm thấy cho một khám phá mới, một khái niệm về cái đẹp. Nếu nói ra thì đây là một thứ nghệ thuật riêng tư, có thể đả thông, có thể phản đề; vì rằng trong nghệ thuật nó đòi hỏi sự vượt thoát của tâm hồn, bởi; văn học nghệ thuật không thể đứng lại, huống hồ là nghệ thuật hội họa nó muôn phương ngàn hướng để sáng tạo cái riêng mình, đạt tới tức là chạm vào một thứ nghệ thuật bất biến.

 

Nói rút lại; thân thể con người dưới mắt hội họa là trình bày, là cấu tạo thành hình, là thái độ, ý nghĩ, tình cảm của những gì mà người nghệ sĩ cảm nhận được về xác và hồn trong một văn hóa hình tượng (visual culture) thường lấy từ viễn cảnh bên ngoài để thăm dò ý niệm của cái đẹp; là một xác minh và một năng lực tiềm tàng, nhưng; thân thể con người cũng là nơi dung dưỡng, chứa đựng một hệ thống rắc rối, phức tạp đó là bộ phận hữu cơ, nơi du nhập khoái cảm (organs/organsmic), mô cơ mỏng (tissue) và tế bào hồng (red-cell) là những thứ mà nay đem ra hóa học (chemical) hoặc cơ động hóa (mechanize) chức năng nơi con người để thừa nhận đó là sự truyền lưu nhân thế tức sống còn. Chức năng vai trò của thể xác (physical) hay là phẩm hạnh (behavioural) là một ý niệm trái nghịch về những gì cho là bình thường hoặc là  khát khao; có thể đó là ý niệm cấm kỵ, nguy cơ tác hại đến hoặc coi là cái gì ghê tởm, ghét không dám đụng. Chính những yếu tố đã gây cảm hứng cho họa nhân; như ta biết người nghệ sĩ thường là kẻ khám phá, những gì chưa biết hoặc muốn biết cái vô hình dung để rồi đi tới hiện thực vật thể và hiện thể (con người). Tuy nhiên; không phải những gì ‘thâm sâu cùng cốc’ mà người họa sĩ khám phá và tìm kiếm dễ dàng mà đưa vào hình tượng học, ngay cả điêu khắc như Rodin phải đứng lại ở điểm dừng của nó. Thế nhưng; vẫn cho đây là một sự chinh phục, một thẩm tra hoặc một thách đố cho một hiện hữu thông thường. Người nghệ sĩ phải cẩn trọng từ lời nói đến hành động qua chủ đề hay đề tài về cái lạm phát tư duy hay đã vượt rào cái nguyên tắc luân lý, đạo đức (transgression) và biến dạng làm méo mó  cái thể của nó (deformity); đặc biệt trong việc đánh giá về thẩm mỹ nghệ thuật của thân thể con người và bản chất cơ cấu nơi con người. Miêu tả về thể xác con người đã có từ lâu, nó trở thành ‘hàng hiệu’cổ điển. Ngày nay nó biến thể nhiều dạng khác nhau mà vẫn diễn tả được cá tính của con người.

Thực tế về thể xác con người trong hội họa là vẽ cái nội lực bên trong hơn bên ngoài. Thân xác trong nghệ thuật hội họa là để tâm vào trong cảm xúc, hoài niệm, ý tưởng về tử vong hay sanh nở; ý niệm về cái đẹp và cái sự dơ nhớp thể xác là: -năng lực, xác minh, niềm tin không những chỉ có trong tâm trí họa nhân nhưng nó lại là cái đẹp, thích thú của người xem. Nói chung người nghệ sĩ đã vẽ thân thể con người trong mọi cách, mọi điều là một biểu diễn đơn thuần cho một biểu lộ thông thường.Tuy nhiên; thể xác con người tồn lại là hiện diện hay vắng bóng đều nằm trong mắt và trí tuệ của người thưởng lãm ./.

(ca.ab.yyc. Canada day 1/7/2018)

 

 

* Hình ảnh họa Phẩm  lấy từ Art in Time và Art to Art by Phaidon . England 2000/20005/2012.

ĐỌC THÊM: ‘Chân Dung Tự Họa’ 4/2018 / ‘Nghệ Thuật Vô Thể’ 6/2018 của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo địa chỉ đả ghi..

TRANH VẼ: ‘Chân dung Sarah Wu / Portrait of Sarah Wu. Khổ 15” X 19.5” Trên giấy cứng. Acrylis+House-paint. Vcl#172018

 

                                                              

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2533
Ngày đăng: 15.07.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mặc khải xuân thì qua tuyệt phẩm Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ - Bùi Đức Hào
Tìm thấy một họa phẩm của thi sĩ Phạm Hầu - Hòa Văn
Danh họa Picasso - Ông hoàng lập thể - Nguyễn Thanh
Levitan - Vị đắng của Thiên Tài - Nguyễn Thanh
Bùi Xuân Phái - Họa sĩ nặng lòng hoài cổ - Nguyễn Thanh
NGUYỄN TRUNG - Một tài năng Hội họa đất Nam bộ - Nguyễn Thanh
Tô Ngọc Vân - nhà danh họa khả kính - Nguyễn Thanh
Tranh lụa Nguyễn Thị Tâm - Nguyễn Thanh
Họa sĩ Tú Duyên và trường phái "Thủ Ấn Họa" - Nguyễn Thanh
Giai nhân - qua nét vẽ của Họa sĩ Lê Trung - Nguyễn Thanh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)