Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.179
123.221.690
 
Khái quát văn học Bình Định 43 năm (1975 – 2018) Diện mạo & Thành tựu.
Mang Viên Long

 

 

 

BÌNH ĐỊNH: Đất & Người:

          

           Thông qua các đợt khai quật khảo cổ học gần đây, người ta đã xác định được cách nay trên 2000 năm trên vùng đất Bình Định ngày nay đã có cư dân văn hóa Sa Huỳnh sinh sống. Từ đầu Công nguyên (năm 192) trên dải đất miền Trung Việt Nam đã hình thành một nhà nước cổ đại, đó là Nhà nước Chăm-pa. Nhà nước Chăm-pa được xây dựng trên một nền tảng văn hóa hết sức rực rỡ, nó kế thừa những thành tựu của nền văn hóa Sa Huỳnh trước đó, đồng thời tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa cùng nhiều yếu tố của các nền văn hóa khác trong khu vực. Nhà nước Chăm-pa với sự khởi nguồn từ năm 192 đã kết thúc vai trò lịch sử riêng của mình vào nửa cuối thế kỷ XVII, chấm dứt sự tồn tại đầy oanh liệt của mình trong suốt 16 thế kỷ.

 

         Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam -. lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên , phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông  với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn. 

 

        Bình Định luôn gợi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam ấn tượng sâu sắc về một vùng đất giàu truyền thống thượng võ, với hồn thiêng sông núi đã hun đúc nên khí chất anh hùng bất khuất, làm nên bao chiến tích oanh liệt, góp phần tô thắm vào trang sử vẻ vang dựng nước và giữ nước của dân tộc.


          Năm 1773, cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em nhà Tây Sơn do Nguyễn Nhạc đứng đầu; Nguyễn Nhạc tự xưng là đệ nhất trại chủ cai quản hai huyện là Phù Ly và Bồng Sơn. Cùng trong năm đó (1773), nghĩa quân Tây Sơn tiếp tục đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn.

        Tháng 3 năm 1776, Nguyễn Nhạc cho sửa chữa và xây thêm thành Đồ Bàn, rồi đổi tên là thành Hoàng Đế, tự xưng Tây Sơn vương, phong cho Nguyễn Lữ làm Thiếu phó, Nguyễn Huệ làm Phụ chính, các tướng lĩnh khác đều được phong chức cho tương xứng với một chính quyền Trung ương mới được thành lập.

 

        Từ năm 1793 - 1799, thành Hoàng Đế đổi thành phủ Quy Nhơn dưới vương triều Cảnh Thịnh, cũng là bước đường suy yếu của Tây Sơn.

         Từ năm 1799 – 1802, thành Quy Nhơn bị quân Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi làm thành Bình Định và suốt chiều dài lịch sử, đây là trung tâm cai trị của triều Nguyễn tại Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XIX.

           Đến năm 1885, Bình Định là một tỉnh lớn ở Trung Kỳ, nhiều vùng đất của Gia Lai, Kon Tum còn thuộc về Bình Định. Năm 1890, thực dân Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn. Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách khỏi Bình Phú, Bình Định lại trở thành tỉnh độc lập.

 

          Năm 1907, toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định bãi bỏ tỉnh Plâycu Đe. Một nửa đất đai của tỉnh này cho sát nhập trở lại vào tỉnh Bình Định. Năm 1913, thực dân Pháp lại sát nhập Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú.

         Năm 1921, thực dân Pháp tách tỉnh Phú Yên ra, lập lại tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm 1945. Cuộc cách mạng tháng Tám lịch sử - ngày 3/9/1945, sau khi khởi nghĩa dành chính quyền thắng lợi, UBND cách mạng lâm thời mới của tỉnh lấy tên tỉnh Bình Định là tỉnh Tăng Bạt Hổ. Tuy nhiên tỉnh Tăng Bạt Hổ thay cho tỉnh Bình Định chưa được Trung ương công nhận, trên các văn bản chính thống, nên vẫn không thay đổi tên tỉnh Bình Định, do đó tỉnh Tăng Bạt Hổ tồn tại không được bao lâu.

 

           Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) Bình Định là tỉnh tự do hoàn toàn, là hậu phương chiến lược trực tiếp của chiến trường khu V, Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Chín năm kháng chiến gian khổ và anh dũng đó, nhân dân Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp công, góp sức cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, buộc chúng phải ký Hiệp Định Giơnevơ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam.

 

          Tuy nhiên theo tinh thần Hiệp định này, đất nước ta còn tạm thời chia cắt làm 2 miềm: miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, trong đó có tỉnh Bình Định còn phải chịu chia cắt, chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

           Trong khi Hiệp Định Giơnevơ (1954) về Đông Dương ký chưa ráo mực, Mỹ hất cẳng Pháp nhảy vào miền Nam dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, hòng biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

 

            Chính quyền Ngô Đình Diệm chia miền Nam Việt Nam thành hai miền: từ Bình Thuận trở vào gọi là Nam phần; từ Bình Thuận trở ra vĩ tuyến 17 gọi là Trung phần. Trung phần lại chia thành hai khu vực, gọi là Trung nguyên Trung phần và Cao nguyên Trung phần. Tỉnh Bình Định thuộc Trung nguyên Trung phần và vẫn giữ là một đơn vị hành chính cấp tỉnh như trước đây cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975).

           Trong suốt 20 năm (1954 – 1975), thực hiện lời kêu gọi đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, quân và dân tỉnh Bình Định đã vượt qua vô vàn hi sinh, gian khổ, chiến đấu anh dũng, kiên cường, bám đất, bám dân góp phần cùng cả nước đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ, thống nhất quê hương vào ngày 31/3/1975.

 

           Từ cuối năm 1975 đến năm 1989, tỉnh Bình Định hợp nhất với tỉnh Quảng Ngãi lấy tên là tỉnh Nghĩa Bình. Trong 15 năm hợp nhất nhân dân Bình Định cùng với nhân dân Quảng Ngãi ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành cải tạo và phát triển kinh tế-xã hội; giữ vững an ninh quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

 

            Từ năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập trở lại từ tỉnh Nghĩa Bình. Từ đó đến nay, nhân dân Bình Định đã ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, có nhiều đổi mới về nếp nghĩ trong phát triển kinh tế, tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong đời sống của mỗi người dân. Một cuộc sống mới tốt đẹp ở tương lai: ấm no, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh đã và đang được nhân dân Bình Định cùng với cả nước phấn đấu xây dựng.

           Đặc biệt hơn, bên cạnh những ưu thế về lịch sử giữ nước hào hùng, và cuộc đất giàu tiềm năng kinh tế; Bình Định còn là Trung tâm phát triền Phật giáo cho dãi đất sơ khai Miền Trung rộng lớn thời kỳ đầu mở nước. Nhiều bậc danh tăng như Nguyên Thiều, Liễu Quán, Phước Huệ (…) đã hoảng dương Chánh pháp ở đây - làm cái nôi vững chắc cho cả nước trong phong trào chấn hưng Phật pháp. Những ngôi già lam trên ba trăm năm như chùa Thập Tháp (Thập tháp A Di Đà). Chùa được xây dựng vào năm Quý Hợi (1683) niên hiệu Chánh Hòa nhà Lê và vị thiền sư có công xây dựng chùa chính là hòa thượng họ Tạ, húy là Nguyên Thiều. Đây là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần vào các năm 1820, 1849, 1877 và 1924. Chùa Sơn Long, dân địa phương quen gọi là chùa Hang, đã được thành lập hơn 300 năm và là một ngôi chùa cổ thứ nhì của tỉnh Bình Định, chỉ đứng sau chùa Thập Tháp (An Nhơn). Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, chùa Long Khánh là một trong những trung tâm phật giáo lớn của Bình Định, là nơi sinh hoạt lễ bái của giới tăng ni phật tử và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách gần xa khi có dịp đến với Thành phố biển Quy Nhơn..

 

       Chùa Linh Phong, còn gọi là chùa Ông Núi, được xây dựng từ đời nhà Lê, cách nay khoảng ngót 700 năm. Chùa tọa lạc ở lưng chừng núi phía nam trong dãy núi Bà thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Chùa Linh Phong đã mấy lần đón Đào Tấn từ quan về tu ở đấy. Trong "Bài ký chùa Linh Phong", Đào Tấn viết: "Những năm vua Kiến Phước, Hàm Nghi, Tấn tôi bỏ quan về núi này, chùa này, một năm ở chùa quá nửa…". Ông có ghi câu đối ở đây:

Khói hoa một mớ trời dành sẵn

Ao biển mười năm mộng trở về.

Sau khi chùa được đặt tên Linh Phong Thiền Tự, chùa còn được vua ban câu đối:

Bờ biển gặp duyên may, mưa pháp cùng trời thấm nhuần đất Phật;

Núi Linh đọng khí tốt, mây lành khắp chốn che chở người đời.

             Những ngôi chùa, tịnh xá, tu viện uy nghiêm, bề thế như chùa Thiên Đức (xã Phước Hưng - Tuy Phước), tu viện Thiên Hưng (xã Nhơn Hưng - An Nhơn). tịnh xá Ngọc Sơn (xã Phước Sơn - Tuy Phước), tịnh xá Ngọc Hòa (Phước Sa tự - xã Nhơn Lý, Tp Qui Nhơn), chùa Nguyên Thiều (xã Phước Hiệp - Tuy Phước) và trên 200 ngôi chùa, tịnh xá, niệm Phật đường trong tỉnh, đã góp phần làm phong phú đời sống tâm linh của người dân, và tạo được nếp sống thiện lành, an vui cho tất cả…

 

VĂN HỌC BÌNH ĐỊNH: Diện mạo & Thành tựu

 

 PHÁT TRIỂN TRÊN NỀN TẢNG VỮNG CHẮC.

           Văn học Bình Định sau 1975 đã được tiếp nối phong phú, và lớn mạnh, trên nền tảng vững chắc của nhiều thế hệ đi trươc. Kể từ Đào Duy Từ (1572 - 1634), đến Đào Tấn, rồi Đào Phan Duân, Hồ Sĩ Tạo, và những nhà khoa bảng Triều Nguyễn, cho đến nhóm “Bàn Thành tứ hữu” (hay còn gọi là “Tứ Linh”) gồm những nhà thơ nổi tiếng như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn, và  Xuân Diệu, Nguyễn Diêu, Nguyễn Thành Long, Phạm Ký, Phạm Hổ,  Nguyễn Văn Bỗng (…) - đã tạo nên một “cái nền” kiên cố cho Văn học Bình Định tự hào, vững bước tiến. Sau lớp đàn anh thời tiền chiến (1930 - 1945) đã hình thành một thế hệ của hai thời kỳ chiến tranh (1945 - 1954/ 1954 - 1975). Sự tiếp tục đóng góp, cống hiến (sau năm 1975) của những cây bút đã thành danh người Bình Định trong khắp miền đất nước cho Văn học Bình Định, như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Phạm Ký, Yến Lan, Quách Tấn, Phạm Hổ, Lệ Thu, Xuân Mai, Thu Hoài, Tạ Chí Đại Trường, Võ Phiến, Từ Quốc Hoài, Đặng Quý Địch, Võ Ngọc Liễn, Nguỹễn Xuân Nhân, Phan Trọng Cầu, Nguyễn Phu - Nguyễn Thiều, Võ Ngọc An (…) là rất đáng trân trọng. Sự tiếp nối nầy, cho thấy truyền thống Văn học Bình Định luôn có những đóng góp tích cực, lâu dài cho nền Văn  học chung của đất nước.

           Phần lớn những người cầm bút thuộc các thập niên sau 1940, đã vững bước tiến trên nền tảng rực rỡ của những thế hện đàn anh đi trươc, rất đáng được tin tưởng. Họ có nhiều thuận lợi trong sinh hoạt Văn học của thời ky sau chiến tranh, hòa bình được lập lại. Bắt nhịp được với các trào lưu văn học tiên tiến trên thế giới, nên sự đóng góp cho Văn học Bình Định rất phong phú,.đa dạng hơn. Trong 43 năm, những gương mặt Văn học Bình Định hiện diện, phát triển khá nhiều trên văn đàn trong tỉnh và cả nước. Ở đây, xin ghi nhận tiêu biểu một số tác giả ở vào độ tuổi trên 50 - như: Lê Xuân Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thanh Hiện, Đặng Tấn Tới, Mang Viên Long, Văn Trọng Hùng, Nguyễn Thái Dương, Phạm Mạnh Hiên, Võ Chân Cửu, Lâm Huy Nhuận, Hồ Ngạc Ngữ, Huỳnh Kim Bửu, Ban Mai, Nguyễn Thanh Quang, Nguyễn An Đình, Nguyễn Thanh Mừng, Mai Thìn, Trần Quang Khanh, Trần thị Huyền Trang, Nguyễn Mỹ Nữ, Lê Hoài Lương, Tạ Văn Sĩ, Hà Giao, Vũ Đình Ninh, Khổng Vĩnh Nguyên, Trần Viết Dũng, Lê Văn Ngăn, Trần Như Luận, Ninh Giang Thu Cúc, Phạm Văn Phương, Trần Xuân Toàn, Nguyễn Như Tuấn, Lê Đình Danh, Lê Bá Duy, Nguyễn Thanh Xuân, Trần Quang Lộc, Đặng Quốc Khánh, Võ Ngọc Thọ, Phan Văn Thuần, Hương Đình, Quốc Thành, Trần Duy Đức, Nguyễn Thị Phụng, Đào Duy Anh, Trần Văn Bạn, Phạm Hữu Hoàng, Ngô Văn Cư, Nguyễn Huy, Đào Quý Thạnh,  Phạm Thành Trai, Nguyễn Hữu Duyên, Phạm Ánh, Đào Viết Bửu, Hồ Thế Phất, Nguyễn  Hoàn, Phạm Vân Hiền  Trần  Hà  Nam (…) đã và đang tạo được sự quan tâm đặc biệt của nhiều đọc giả trong cả nước.

 

             Hội VHNT Bình Định được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 1978 (còn là tình Nghĩa Bình), tuy chưa ổn định việc tổ chức, nhưng đã có những đóng góp đáng kể cho Văn học Bình Định trong những năm kế tiếp (sau năm tách tỉnh trở lại vào năm 1989) của những nhà văn, nhà thơ thành danh đến Bình Định công tác, như Thanh Thảo, Lê Huy Oanh, Nguyễn Hữu Thuấn, Nguyễn Văn Chương (…). Đến nay, nhiệm kỳ thứ V (2017 - 2022) của Hội VHNT Bình Định đã có những biến chuyển đáng kể trong việc ổn định mọi sinh hoạt, tổ chức; đã quy tụ nhiều cây bút trẻ có tiềm năng, đang cống hiến nhiều tác phẩm có giá trị cho Văn học Bình Định. Có thể lược kể:như: Lưu Thị Mười, Trần Minh Nguyệt, Phạm Kim Sơn, Triều La Vỹ, Võ Thị Hạnh, Vân Phi, Trần Hoa Khá, Thái An Khánh, Viễn Trình, Bùi Tấn Phước, Đào thị Quý Thanh, Lê Hứa Huyền Trân, Nguyễn Trọng Nghĩa, Trường Văn, Võ thị Thanh Nhi (…). Với số lượng đông đảo những cây bút trẻ nhiều tâm huyết, đam mê Văn học - chúng ta có thể hy vọng tương lai Văn học Bình Định sẽ có nhiều đóng góp tích cực, đa dạng và phong phú hơn nữa!

           Bên cạnh những hoạt động thường xuyên của Hội VHNT Bình Định, Gải thưởng Văn học Nghệ thuật Đào Tấn - Xuân Diệu (5 năm một lần) đã được quan tâm tổ chức lần đầu tiên (1990 - 1995). đến nay đã qua 5 lần trao giải (2011 - 2015); cũng đã tạo được luồng sinh khí mới cho sinh hoạt Văn học Bình Định phát triển, tuy vẫn còn thu hẹp phạm vi hoạt động và chưa ổn định nề nếp của công tác tổ chức hợp lý.

 

SƠ KẾT:

           Khi tìm hểu về một địa phương, ngoài các lãnh vực căn bản hàng đầu như chính trị, kinh tế, giáo dục, xã hội (...) người ta luôn chú trọng lãnh vực Văn học Nghệ thuật của đia phưong ấy.  Sinh hoạt Văn học tuy không có “bề nổi“ dễ nhận biết như vài lãnh vực khác của đời sống, nhưng tiềm năng của nó chứa đựng nhiều mặt một cách sâu sắc, đầy đủ và phong phú nhất cho sự tiến bộ chung của dịa phương ấy. Có thể nghĩ, Văn học Nghệ thuật là “cái hồn“ của một địa phương, là tình cảm, là khát vọng vươn lên, của tất cả mọi người chung sống trong cộng đồng. Chúng tôi tâm đắc với lời phát biêủ của nhà xã hội học Pulillus Sqrus: “Văn học nghệ thuật là tấm gương của đời sống, của xã hôi!

         Với tầm quan trọng của vấn đề như vậy, nhưng lại được giới hạn trong một thời gian ngắn để trình bầy, cho nên chúng tôi chỉ xin phép nêu lên “cái nhìn khái quát’’, đề cập tới sinh hoạt Văn học Bình Định trong khoảng thời gian nhất định, có thể từ mốc năm 1975 đến 2018, với những sinh hoạt cụ thể, và những tác giả trong phạm vi cũng giới hạn, cho phép.

 

           Qua sự phác họa đã trình bầy trên, chúng tôi hy vọng Quý bạn cũng có thể hình dung được diện mạo Văn học Bình Định bèn vững, rất phong phú và đa dạng, qua nhiều thế hệ đã tích cực xây dựng, đóng góp (có tác giả trên 30 hay 40 đầu sách giá trị đã xuất bản). Thành quả Văn học Bình Định đã đạt được trong 43 năm (1975 – 2018) là rất to lớn - đây là niềm vui, niềm tự hào chung của những người Bình Định đã và đang cầm bút; đang ngày đêm miệt mài bên những trang viết tâm huyết, để tiếp tục cống hiến cho Văn học Bình Định thêm sắc và hoàn thiện.

             Trong 43 năm qua, chúng ta đã gặt hái được một số thành tựu nhất định mà ai có quan tâm tới sinh hoạt Văn học cũng đều nhìn thấy. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thỏa mãn với những thành quả đã có, mà luôn hy vọng và tin tưởng vào những tác phẩm vững vàng hơn, giá trị cao hơn, để đáp ứng nhiều hơn cho sự phát triển chung của quê nhà và của văn học cả nước. Bởi vì, theo như phát biểu của Durothy Billington: “Những gì chúng ta biết ngày hôm nay sẽ lỗi thời vào ngày mai. Nếu chúng ta ngừng trau dồi học hỏi, thì chúng ta sẽ ngừng phát triển.

 

 

 

An Nhơn, Trung tuần tháng 8.2018

 

 

Mang Viên Long
Số lần đọc: 4584
Ngày đăng: 22.08.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Người thức qua cuộc đời nhìn tình yêu. Một kỷ niệm với nhà thơ, nhà báo Trần Hòa Bình - Nguyễn Anh Tuấn
Tính dân gian trong thơ Phạm Ngọc Thái - Phạm Ngọc Thái
Chuyến đi dài tới mùa thu của Phan Thanh Bình - Hoàng Thị Thu Thủy
Từ lục bát Miên Di, tới thơ siêu thực Bùi Minh Vũ - Du Tử Lê
Khi cây trái vào mùa - Nguyễn Thánh Ngã
Thơ của một người Quảng… - Phan Nam
Tiếng hát đời thường - Phạm Ngọc Thái
Hà Đông trong nỗi niềm của một nhà thơ - Nguyễn Anh Tuấn
Giới thiệu sách mới: tiểu thuyết “Đẻ sách” - Đỗ Quyên
Đến với bài thơ “Chung” của Đặng Xuân Xuyến - Đặng Xuân Xuyến
Cùng một tác giả
Ngã rẽ(*) (truyện ngắn)
Bóng hạnh phúc** (truyện ngắn)
Vôi trường úc(*) (truyện ngắn)
Quán bụi (truyện ngắn)
Người chị(1) (truyện ngắn)
Dì Lucia (1) (truyện ngắn)
Chim trời (5) (truyện ngắn)
Ông ngoại tôi (truyện ngắn)
Quà nhỏ (tạp văn)
Bèo dạt, hoa trôi … (truyện ngắn)
Quà Trung thu của ba (truyện ngắn)
Giàn hoa cát đằng (truyện ngắn)
Mùa xuân đến muộn (truyện ngắn)
Gã nhà quê vui tính (truyện ngắn)
Bà ngoại tôi (truyện ngắn)
Chữ Hiếu (truyện ngắn)
Chim bay về đâu (truyện ngắn)
Bóng ngựa qua song (truyện ngắn)
Chuyện ngày xưa (truyện ngắn)
Vầng trăng khuyết (truyện ngắn)
Biển của hai người (truyện ngắn)
Chuyện xóm củi (truyện ngắn)
Dáng mộng (1) (truyện ngắn)
Lại một mùa xuân (truyện ngắn)
Ông Ba Phải (truyện ngắn)
Chim chuyền buội ớt (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn -1 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-2 (truyện ngắn)
Chiếc cà vạt (truyện ngắn)
Tiên Thủy (truyện ngắn)
Vội vàng (truyện ngắn)
Vết son (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-3 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-4 (truyện ngắn)
Có những mùa trăng (truyện ngắn)
Một trường hợp (truyện ngắn)
Một cõi đời riêng (truyện ngắn)
Chờ bão (truyện ngắn)
Bên trời mơ ước (truyện ngắn)
Mèo con yêu dấu (truyện ngắn)
Phố người (truyện ngắn)
Một câu chuyện tình (truyện ngắn)
Bà già khòm (truyện ngắn)
Ăn tết ở chùa (truyện ngắn)
Những kẻ tạm trú (truyện ngắn)
Quê nhà , chiều 30… (truyện ngắn)
Phút chót (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Một Ngày Cô Độc (truyện ngắn)
Chùa Cô Ba (truyện ngắn)
Thị Trấn Êm Đềm (truyện ngắn)
Mây hoàng hôn (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Mùa Hè (truyện ngắn)
Quán Café Tulip (truyện ngắn)
Nỗi Khổ Không Rời (truyện ngắn)
Về Lại Chốn Xưa (truyện ngắn)
Bên Tách Trà Khuya (truyện ngắn)
Sáu Bẹo (truyện ngắn)
Lộn Ngược (truyện ngắn)
Quán Bên Sông (truyện ngắn)
Tách trà cổ (truyện ngắn)