Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.219.484
 
Nhất thể đa dạng văn hóa thời toàn cầu hóa Về kế thừa phát triển sân khấu dân tộc
Tuấn Giang

                  

  1. Xung quanh quan điểm toàn cầu hóa về văn hóa

          Toàn cầu hóa là sự thay đổi các nền kinh tế, văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia dân tộc trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tương tác làm nẩy sinh những điều kiện mới phát triển theo những chế định quốc tế. Toàn cầu hóa là một quá trình hình thành thị trường kinh tế, thị trường văn hóa nghệ thuật ở khu vực và trên toàn cầu đưa đến nhất thể văn hóa và đa dạng văn hóa nghệ thuật.

            Toàn cầu hóa với mỗi quốc gia dân tộc thường bị nhấn chìm vào nhất thể văn hóa nghệ thuật, theo nhà văn hóa, xã hội học Mỹ George Rtzer đưa ra nhất thể văn hóa vào năm 1993[theo 2], là một khái niệm bắt nguồn từ các cửa hàng Mcdonal trên toàn cầu đã tạo ra nhất thể văn hóa ẩm thực. Do đó, toàn cầu hóa là một quá trình biến các vùng miền và cộng đồng người khác nhau từ biệt lập thành một trạng thái hòa đồng về chất, bằng sự liên kết gắn bó thành một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hoá đang tạo ra những ưu thế mấy đặc điểm:

Thứ nhất, phổ cập công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông đa phương tiện đến toàn dân, nhưng những thông tin cá nhân luôn bị đe dọa...

Thứ hai, thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại tạo ra khả năng thực thi các luật kinh tế khách quan mang tính quốc tế trong một không gian toàn cầu với thời gian hội nhập diễn biến nhanh.

Thứ ba, là điều kiện để giao lưu văn hoá nghệ thuật giữa các quốc gia dân tộc học tập lẫn nhau cùng phát triển, hướng đến nền nghệ thuật toàn cầu mang tính dân tộc và quốc tế.

          Toàn cầu hóa làm cho con người hòa đồng bên nhau, bởi toàn cầu hoá đem đến khả năng kinh tế và sự phát triển văn hóa xã hội, nhưng toàn cầu hoá đang đặt ra cho các nước đang phát triển những thách thức và nguy cơ:

          Nạn ô nhiễm môi trường cạn kiệt nguồn tài nguyên, sự phân hoá giàu nghèo nhanh và khoảng cách cao như ở Trung Quốc cứ ba ngày có một nhà giàu mới [theo 3], tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế như ma túy, khủng bố...phát triển rộng.

          Về chính trị, là những thách thức nghiêm trọng, không có một quốc gia nào đứng độc lập tách khỏi thế giới bên ngoài của bối cảnh toàn cầu hoá.

          Về văn hóa nghệ thuật là nhất thể văn hóa, nó biểu hiện dưới dạng tiếp nhận nguyên bản những trào lưu nghệ thuật bùng nổ trên toàn cầu như nhạc: Pop, Rock, Ráp, Technohouse... nhảy Gangnam Style, Shuffle, Shuffling, Barbarbar, Singcadis, Tiktok...Đây là những điệu nhạc, trào lưu nhạc, những điệu nhảy gây hot trên toàn cầu. Điệu nhảy Shuffle, NS Lưu Hiểu Khánh cùng nhiều vũ công nổi tiếng nhảy trên các quảng trường, nhân dân Trung Quốc Nhảy, người Việt Nam, Nga, Mỹ, Pháp...cả thế giới đều nhảy từ trẻ em đến người gìa nhảy múa. Tuy là nhất thể văn hóa nhưng chỉ là một cái khung hình thức, nội dung từng bước biến đổi lai ghép văn hóa đến đa dạng văn hóa.

          Bức thứ nhất, từ nhất thể văn hóa đến bước thứ hai lai ghép văn hóa, khoảng năm 2015[theo1], các nhà nghiên cứu Trung Quốc giới thiệu các điệu nhảy dân gian của những người Phi là nhân dân lao động chân đất đói nghèo, nhưng từ em bé đến cụ già, kỹ thuật các bước nhảy của họ là những vũ công điêu luyện nhà nghề qua những động tác đầu gối cong, lắc mông xương chậu, nẩy bụng, lắc vai, lắc cổ...rất chuyên nghiệp. Vậy lai ghép văn hóa thực ra nó đã xuất hiện từ trước thời toàn câu hóa, nhưng phải đến năm 1993 một nhà nghiên cứu xã hội học Mỹ George Rtzer mới đưa ra các khái niệm: Nhất thể văn hóa-lai ghép văn hóa và đa dạng văn hóa.

 

Khái niệm lai ghép văn hóa bắt đầu từ những tác phẩm múa của nước này, nhưng do người nước khác biểu diễn, tác phẩm múa của nức kia nhưng lồng nhạc cổ điển Đức hoặc Nga, Pháp...để biểu diễn. Sự lai ghép văn hóa thời toàn cầu hóa như các nhà văn hóa Trung Quốc đã nghiên cứu, giới thiệu nguyên bản những điệu nhảy dân gian châu Phi, họ nhảy hầu hết trên nền nhạc của những tác phẩm âm nhạc hay nhất của Trung Quốc, hoặc họ nhảy trên nền nhạc Mỹ, Ấn Độ. Hiện nay, sự lại ghép văn hóa đang diễn ra tại sáu tỉnh biên giới Việt Nam, Trung Quốc, điển hình là thung lũng Bắc Hà, những cô gái Hmông nhảy Shuffle, Barbarbar, Tiktok...trên nền nhạc Trung Quốc [theo4].

Từ nhất thể văn hóa đến lai ghép văn hóa và vì sao lại đa dạng văn hóa? Đây là một yêu cầu bắt buộc về tính ưu Việt của toàn cầu hóa. Những nước khu vực Trung Đông và nhiều nơi khác phản đối chống toàn cầu hóa cho đó là của văn hóa Mỹ, do Mỹ khởi xướng, sự thật đúng là như thế, nhưng toàn cầu hóa không phải của riêng nước Mỹ mà Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc...đang mang tầm ảnh hưởng văn hóa lên các châu lục và trên toàn cầu. Ngay nước Mỹ đang bị các điệu nhảy: Barack, Ballgwacl, Ghoonar của Ân Độ hoặc các điệu nhảy Flamenco, Sam ba, Salala... chinh phục người dân Mỹ, và ngược lại những điệu nhảy Mỹ HulHawall từ Hawii chinh phục toàn cầu...

Nhảy Salala bùng nổ toàn cầu

 

Toàn cầu hóa đòi hỏi đa dạng văn hóa trong giao lưu, hội nhập, các quốc gia phải có bản sắc văn hóa riêng của mỗi nước mới được công nhận là một nên văn hóa nghệ thuật dân tộc để hội nhập. Vì thế, mỗi nước cần kế thừa, phát trển văn hóa dân tộc từ truyền thống đến đương đại. Về nghệ thuật là giao lưu, hội nhập gữa các nền văn hóa nghệ thuật khác nhau tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của các nước tiên tiến, sau đó biến nhân tố nghệ thuật văn hóa ngoại sinh làm giàu nghệ thuật nội sinh. Sân khấu, âm nhạc, nhảy múa dân tộc Việt Nam kế thừa, phát triển từ văn hóa nghệ thuật dân gian vào tác phẩm nghệ thuật đương đại để bảo tồn truyền thống văn hóa nghệ thuật Việt Nam trường tồn cùng lịch sử dựng nước, giữ nươc hàng ngàn năm văn hiến để xây dựng tương lai con người Việt Nam trong thời đại mới.

  1. Dấu ấn nghệ thuật Việt Nam thời hội nhập toàn cầu hóa  

Năm 1996 Nhà nước Việt Nam hội nhập lần thứ nhất, năm 2007 hội nhập lần thứ hai, qua hai lần hội nhập đã tạo ra nền kinh tế thị trường, nghệ thuật thị trường bằng hàng trăm tác phẩm nghệ thuật đương đại ( contrem poary art) nó bỏ xa nền nghệ thuật hiện đại ( Modern art). Nền nghệ thuật đương đại được toàn dân đón nhận bởi nó mang đến nội lực mới, vì mục đích đáp ứng nhu cầu nghệ thuật toàn dân thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa.

Nền nghệ thuật hiện đại toàn nhân loại xuy yếu vào những năm cuối thế kỷ XX, sang đầu thế kỷ XXI nghệ thuật đương đại, nghệ thuật hậu hiện đại (potmo dern art) phát triễn thành chủ nghĩa hậu hiện đại ( Postmodernism), nó trở thành mực thước của thời đại khoa học công nghệ trí tuệ nhân tạo thông tin ký hiệu học phát triễn trên toàn cầu.

Sau hội nhập nền nghệ thuật đương đại Việt Nam tiếp nhận phi truyền thống từ các loại hình nghệ thuật tiên phong như: âm nhạc, múa, xiếc, sân khấu, người mẫu thời trang, nghệ thuật thị giác: Nghe-Nhìn và công nghiệp truyền thông đa phương tiện. Các loại hình nghệ thuật cùng tồn tại trên ba hệ lý luận để soi chiếu vào từng thể loại nghệ thuật: Lý luận hiện đại, lý luận đương đại, lý luận hậu hiện đại.

Lý luận hiện đại với giá trị mỹ học của cái đẹp: Chân -Thiện- Mỹ.

Nghệ thuật đương đại trên hệ mỹ học: Đa chiều.

Nghệ thuật hậu hiện đại mỹ học: Tự nhiên-Cá thể.

Hiện nay, có những tác giả như Phạm thị Hoài, nguyễn Huy Thiệp, Đặng Thân, Bình Phương...nhiều tác phẩm của họ mang nhân tố nghệ thuật hậu hiện đại trong văn học của Phạm Thị Hoài: Thiên Sứ (1988), Man nương (1995), Maria Sến (1996), Nguyễn Huy Thiệp Vàng lửa...còn nhiểu tác gỉa sau này.

Về nghệ thuật là âm nhạc, sân khấu, nhảy múa, xiếc, nghệ thuật sắp đặt... manh nha nhiều nhân tố của nghệ thuật hậu hiện đại. Về sân khấu diễn kịch hình thể, những tác phẩm kịch giả tưởng, phi hiện thực phản ánh tâm trạng con người trong xã hội đương đại. Âm nhạc xuất hiện những ban nhạc Rock heavy Metal, rock Grunge, rock indi, nhạc technohuose...xin nói thêm không phải ma túy mới gây nghiện mà nhạc techno gây nghiện đấy, những ai nghiện thứ âm nhạc này thì tâm hồn lâng lâng trong sáng đầy ảo giác về một miền có sức sống mới xa xăm, giới trẻ Trung Quốc, Việt Nam đang nghiện thứ nhạc này phát triển mạnh và hấp dẫn số đông công chúng...

Dấu ấn mạnh của nền nghệ thuật đương đại Việt Nam trong lòng công chúng là phát triển nghệ thuật đại chúng hóa, giao lưu hội nhập toàn cầu hóa mang tầm ảnh hưởng văn hóa khu vực như ca sĩ: Mỹ Tâm, Hồ Quỳnh Hương, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng, họ đã đạt các giải thưởng cao nhất của châu Á và khu vực Thái Bình Dương. Nền nghệ thuật đương đại đã đáp ứng nhu cầu công chúng là thế hệ khán giả mới, khán giả của thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa. Nền nghệ thuật đương đại đã đủ mạnh để hội nhập tòan cầu, vị lợi ích văn hóa của con người Việt Nam.

  1. Về kế thừa phát triển sân khấu dân tộc

          Sân khấu, nghệ thuật dân tộc là nền tảng văn hóa hồn cốt con người Việt Nam, việc kế thừa, phát triển sân khấu, âm nhạc, nhảy múa cùng nhiều loại hình nghệ thuật đương đại khác là quy luật tất yếu. Phương pháp kế thừa nghệ thuật dân tộc đi đôi với việc tiếp thu tinh hoa nền nghệ thuật tiên tiến của các nước phát triển để làm giàu nền nghệ thuật Việt Nam dân tộc và quốc tế.

          Ngày nay, thời toàn cầu hóa, quốc tế hóa, chúng ta đang xây dựng, phát triển nền nghệ thuật đương đại Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc và quốc tế. Bởi đây là xu thế tất yếu của lịch sử, nếu chỉ xây dựng “Nền nghệ thuật Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là tách biệt, biệt lập chưa hội nhập. Khi Nhà nước ta hội nhập đã thành xu thế chung toàn cầu hóa, thì nền nghệ thuật của chúng phải kế thừa tuyệt đối nghệ thuật dân gian dân tộc để có đa dạng văn hóa trong giao lưu hội nhập, toàn cầu hóa. Vì thế việc kế thừa phát triển sân khấu dân tộc vào nền nghệ thuật, sân khấu đương đại Việt Nam là phát triển sân khấu dân tộc truyền thống và đương đại để hội nhập toàn cầu hóa.

          Việc tiếp thu tinh hoa các nên nghệ thuật tiên tiến toàn nhân loại là phương châm chuẩn mực phát triển nghệ thuật đương đại để xây dựng nền nghệ thuật Việt Nam: Tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc và quốc tế. Điều này là một tất yếu lịch sử hợp quy luật nghệ thuật thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa, vì một nền văn hóa nghệ thuật đại chúng. Nghệ thuật của toàn dân.

 

                                Hà Nội 17-11-2018.

 

 

*Tư liệu tham khảo

1. Báo mới.com

2. Theo dòng thời cuộc.com

3. Hayphet.com

4. htt//muabanvietnam.com

5. WWW.Alibaba.com//bloombery

6. WWW.Wbecon.//httUSA

7. Kenh Khazit.com

8. Cổng thông tịn điện tử chính phủ (chính phu.vn)

9. WWW.voatiengviet.com.

 

 

 

                                   
 

 

 

 

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 1609
Ngày đăng: 09.12.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hồn tôi đã hóa con đò ấy - Hoàng Vũ Thuật
Puskin và Nguyễn Du – hai nhà tiên tri* của hai dân tộc - Nguyễn Anh Tuấn
Con ruồi trong chai nước ngọt hay Nguyên tắc “người láng diêng” - Phan Tấn Thiện
Nguyễn Minh Nữu và “Lời ghi trên đá” - Phan Trang Hy
Khái niệm Âm – Dương, Ngũ Hành - Lê Viết Yên
Chìa khóa giải mã thơ Đường của Thánh Thán - Mai Văn Hoan
Xuân Quỳnh, đã yên ngày thác lũ - Nguyễn Đức Tùng
Nói thêm về Nguyễn Công Trứ - Yến Nhi
Bí truyền của Thiền - Võ Công Liêm
Thân tâm nhà Phật - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)