Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.219.339
 
Holderlin (II) ”Những vần thơ trữ tình và bi khúc”
Võ Công Liêm

TRANH VẼ :‘Mơ-Về / Dreaming-day’ Khổ 12’X16’ Trên giấy bìa. Acrylics+Mixed+Pigment+Gloss-paint. vcl.2012.

 

 

 

            Où suis-je? (F.H.)

 

     Xưa nay người ta nghĩ Hoderlin là một triết gia chuyên nghiệp, nhưng bên cạnh cuộc đời Friedrich Holderlin(*) là một nhà thơ lớn; với những vần thơ trử tình và chất chứa những gì bi thương trong đó (Odes and Elegies), một tư duy vượt thoát ra khỏi mọi ảnh hưởng khác nhau giữa đời đang sống như cố tạo cho mình một vì sao sáng, lạ đời, phá cách, bướng bỉnh trong thi ca. Một sức cám dỗ mãnh liệt; đó là những gì làm cho chúng ta có một cảm giác buộc phải đặc vấn đề một cách rõ ràng: - làm sao trong một ngày mà Holderlin thực hiện một lúc vừa là thơ, vừa là triết học. Vậy thì điều gì đưa đẩy nhà thơ làm nên những điều mà ít ai làm hơn hai trăm năm qua. Dữ kiện đó nói lên một cái gì phi thường đối với chúng ta ngày hôm nay? Trả lời rằng: - hãy đặc kinh nghiệm của Holderlin như mẫu thức hiện đại hóa của thời đó. Vì Holderlin là con người duy nhất và đầu tiên, gởi gắm trong văn thơ những gì thâm túy về cả tình và lý; đó là trải nghiệm trọn vẹn đem đến cho chúng ta một ý thức tuyệt đối ngày nay.

Trong tập thơ ’Tiếng Gọi Của Thi Nhân / The Poet’s Calling’ Holderlin viết :’Chúng ta nghĩ chúng ta có thể ôm trọn  thế giới để chúng ta có thể xưng danh tất cả vì sao trên trời, nhưng thật sự chúng ta lạc hướng đến với thánh linh’ (We think we can grasp the world, that we can name all the stars in heaven, but we have lost our way to the divine).

Tiếng nói của Holderlin là sấm động đến với chúng ta ngày hôm nay, bởi nghệ thuật thi ca của Holderlin là nền tảng được dựng nên trên một kinh nghiệm lắng đọng, nhưng chất chứa một truyền thống văn hóa mà một thời đã lãng quên. Một thứ nghệ thuật cô đơn, u trầm của một tiết điệu bi thương nhưng hùng tráng. Một xúc cảm sâu lắng đưa tới một cái gì mới lạ trong ngôn ngữ thi tứ (poetic language) của Holderlin đó là những gì tồn trử quan trọng, trong một ngôn ngữ đa dạng của thơ. Ở giữa tuổi hai mươi Holderlin đã khám phá chính mình tiếng nói riêng cho thi tứ, tiếng thơ thực sự xâm lấn hồn thơ của đại chúng vào những năm 1796/1800. Một dấu ấn khởi nghiệp dòng tư tưởng thi ca của Holderlin và những năm sau đó cho phát hành nhiều tập thơ khác nhau, những bài thơ tình đẹp của ông đã lan rộng ở trời Âu dù xử dụng Đức ngữ vào thời đó.

 

Mùa hè 1795 có những điều bất ngờ không thuận lợi xẩy đến cho Holderlin, những cuộc tình bỏ dở không lý do đẩy Friedrich vào hố thẳm, những bất trắc cuộc đời đã xô Holderlin vào con đường thơ, một trào lưu thi ca lãng mạn vùng dậy trong tâm tưởng ônng, đưa ông đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác trong đám văn nhân, một chặn đường lịch sử đời ông. Có một gì độc lập và khác biệt trong Holderlin; từ đó ông gần gũi giới thức giả, ảnh hưởng một số triết gia nổi tiếng Immanuel Niethammmer, Goethe và Johann Gottfried von Herder, giao lưu thân thiện với những nhà thơ Christoph Martin Wieland và Friedrich Schiller họ đã tìm thấy dòng tư tưởng phát khởi qua những tham luận trong hệ thống triết học của Holderlin, có thể đây là cơ duyên để Holderlin phát tiết qua thơ với lý lẽ của ông, một nguồn thơ chất chứa những gì là mạch sống. một điều gì tiềm ẩn và bi thương trong tâm hồn nhà thơ trẻ nầy, một cảm thức tài năng sẳn có trong con người Holderlin -an impressive array of talen- ông đã tiếp cận mọi hoàn cảnh, mọi tầng lớp ở mỗi con người trong xã hội. Holderlin cho đây là điều quan trọng và cần thiết giữa bộ môn triết học và thi ca. Nhờ những sáng giá đó mà về sau Schiller thấy được ở Holderlin có một cái gì lỗi lạc trong thi ca và trong Holderlin thấy có một cái gì xuất chúng trong Schiller. Thư gởi bạn ông đã thú nhận: ’Đôi khi trong tôi có một giao tranh ngấm ngầm với một thiên tài; đó là những gì mà tôi có thể dành được sự tự do trong tôi kể từ đó’ (I am somertimes in a secret battle with your genius that I may save my freedom from it).

 

Trong tác phẩm đầu tay ’Rặng Sồi/ The Oaks’ phản ảnh một đối kháng ngấm ngầm, chứa đựng một hình tượng siêu lý, một thước đo cuộc đời và một cú pháp truyền đạt đó là những gì tiết ra từ thơ, một điều gì khẩn trương và cấp thiết là một tổng hợp xuyên qua mọi kinh nghiệm bi thương và đau đớn trong đời của Holderlin. Vòng tay rộng mở, một dấu trỏ chỉ vào đời: ’Ngoài khu vườn kia / Ta đến cùng em’. (Out from the garden. I’m coming to you (The Oaks) cho ta một cái nhìn hoàn toàn khác lạ trong một thể thơ hai nhịp, một âm vắn, một âm dài,(iambic) nghe âm vang của vần điệu du dương lạ kỳ; chính nhờ vào tài vận dụng ngôn ngữ như thế mà tư tưởng thi ca của Holderlin không thể từ bỏ dễ dàng như ta nghĩ. Nó có một sức lôi cuốn của thôi miên. Đó là thi ca!

 

Trở lại với ’Rặng Sồi’ những dòng thơ chứa đựng một sự bi thương, đồng thời biểu lộ sự rạn nứt tình cảm giữa Holderlin và Schiller; như chúng ta tìm thấy những câu thơ mở đầu của thi sĩ  Feiderich Holderlin, ông không để lại một dấu hiệu hay chứng tích nào trong ’vườn hoa’, nơi đây ông chỉ để lại sự tùy thuộc tuôn chảy của giòng thơ, một cái gì ’nghiêng về / tended by’ với một ý tứ khác lạ. ’vườn thơ / poetic garden’ là chỉ định từ như nói lên sự hiện hữu của nhà thơ, một niềm vui hân hoan, tự do (joyful and free) một cái gì không thuần tính tự nhiên; đó là những gì đẩy đưa cho ông viết lên những lời thơ trử tình, một xác thực cụ thể dòng tư tưởng của Holderlin. Trong hai câu thơ cuối ’Rặng Sồi’của Holderlin, Schiller cho đó là một mớ triết lý tự cao của  ông (The philosophical-egoist).

Sau khi tan vỡ với người tình đồng môn (Jena) và người bạn thơ kết nghĩa anh em. Schiller buộc lòng nói lên điều nầy trong một câu thơ không đề:

           ’Thương cho người bạn trẻ của tôi, rồi đây bạn sẽ cô độc, cô độc chính bạn,

               Trong khi mọi tiềm năng biến đổi mà chỉ còn lại sự tồn lưu muôn đời?’

                       Poor one, will you stand there ’alone’ and alone by yourself,

                   When it is only by the exchange of powers that the infinite stands?

Holderlin tin tưởng ở chính mình, đứng vững và xanh tươi như ‘cây sồi’ Holderlin nhận ra được những lời lẽ của F. Schiller, nhưng ông vẫn giữ lập trường của một nhà thơ, khai phá và sáng tạo đường thơ, không vì ai mà làm băng hoại chất thơ của mình. Qua kinh nghiệm về thi văn của Holderlin cho chúng ta một nhận biết rõ nét về sắc thái thi ca của ông; chúng ta khám phá tình yêu trong thơ của Holderlin như một gởi gắm vào đó một sự hài hòa giữa tình người và tình thơ, một thỏa hiệp với thế giới đại đồng. Nhưng trong lời gởi gắm, đồng tình chính là niềm tin yêu mãnh liệt, một hợp nhất, không phải hợp nhất tự chính nó, mà một biểu lộ tình yêu đã đánh mất. Những vần thơ của Holderlin  giờ đây như mở ra một tấm lòng nhân ái và những gì trắc ẩn tận đáy lòng ông. Đọc bài thơ ‘Hoàng Hôn / Sunset’ thấy được một cái gì ngay thẳng, thật thà, mở rộng vấn đề không một che giấu, không thể chiếm cứ và đánh mất một cách đơn thuần như thế, những lời thơ sâu sắc, bóng bẫy và tha thiết là lời ngõ trong sáng dưới ánh mặt trời, chuyên chở  đến người đọc một cái gì sâu lắng của thế giới tình yêu mà một lần trong đời Holderlin đã đánh rơi. Chúng ta đồng tình với nhà thơ như có một hợp nhất Như-Nhiên, một dâng hiến với đấng toàn năng, với một hào quang dành cho tình yêu có khác gì ánh mặt trời khi mọc cho đến khi lặn. Mà chỉ còn lại lời bi khúc ai oán đi thẳng vào hồn người như tiếng thơ dịu dàng, những lý giải đó là mở rộng cánh cửa như biểu lộ sự vắng bóng từ mấy lâu nay. Lướt qua bài thơ ‘Hoàng Hôn’ của thi sĩ Holderlin để thấy những gì ông muốn nói:

 

      Hoàng Hôn

   Em ở đâu? Ta say, hồn cũng nhạt phai

   Hạnh phúc là em đó; cho  ta một lần

  Hãy lắng nghe những lời tha thiết ấy

  Con ơi, âm vang lời vàng ngọc,

 

  Tiếng phong cầm chiều nay lướt bay cao

  Thánh thót xuyên qua rừng qua núi

  Nhưng chàng đã ra đi từ lâu

  Ôi kinh khiếp! đời vẫn còn chiêm ngưỡng chàng.

                                                                                                              

     Sunnet

 Where are you? Drunk, my soul fades

 In all your bliss; for I’ve just

 Listened in as the enrapturing

 Sun-boy, full of golden tones,

 

  Played the evensong upon his heavenly lyre;

  It resounded through the woods and hills.

  But he has gone, far away,

  To god-fearing peoples who revere him still.

 

Tình yêu ở đây không được trọn vẹn nhưng đó là nguồn gốc của lòng ước ao. Thần mặt trời đã bỏ trốn chúng ta, xa vời ngọn lửa thiên đường và thi nhân bấy giờ như kẻ không hồn, chỉ còn mơ về cõi chân phúc, lời ca tiếng hát chỉ còn vang vọng đến người xưa. Holderlin quay về với thần thánh để cứu chuộc hoài niệm đã mất, một ý niệm chất chứa ngay trong những luận văn của ông.Và; dù rõ ràng hay mơ hồ, tất thảy đã nằm trong trí tưởng của Holderlin của buổi chiều tà hoặc ở đó là hoài niệm tuổi ấu thời nơi quê mẹ, hoặc những tình thơ của thi sĩ Holderlin  hướng về cổ Hy Lạp; tất cả dữ kiện trên là một ‘hòa âm điền dã’ bởi một ý thức nhạy bén mà ở đó chúng ta bắt gặp trong con người của Holderlin, vừa là cá thể vừa là cộng đồng nhưng nhớ rằng tâm tư của Holderlin hoàn toàn không có sự hòa hợp của thượng đế trong đó mà chỉ trở về với hoài niệm, có thể hoài niệm đó cho chúng ta một thừa nhận sự thiếu vắng trong hiện tại của Friedrich Holderlin. Sự trở về được nhắc nhở nhiều lần trong đề tài nầy, nhắc nhở ở đây là một phủ nhận gián tiếp, một chối bỏ ‘sự vắng mặt của thượng đế’ absence of the gods, để trở nên một sự quan tâm nồng cốt ở chính ông. Đây là một thể tài đặc biệt, có một sức chứa lớn trong bài thơ ‘Diotima’. Bài thơ nầy tác động đến Holderlin cả một thời.

 

Vậy thì tưởng niệm dành cho thánh linh; đó là cảm tác của nhà thơ qua tình yêu của Diotima là một hiện hữu trực tiếp mà ở đây ngụ ý một hình ảnh của thượng đế trước đây. Một dấu vết chứa đựng niềm hy vọng của ‘những đoá hoa mong manh giữa mùa đông giá lạnh’ nhưng chỉ còn lại ‘trận cuồng phong khuấy động trong đêm mù’-cho chúng ta một ý nghĩa về sự tương quan với thượng đế là mong manh và không dài lâu bởi người đã bỏ rơi chúng ta. Dấu hiệu đó như thể biểu lộ cái sự mềm lòng của chúng ta mà thôi và rồi cũng chẳng đem lại niềm tin. Về sau Nietzsche thừa nhận như Holderlin là: ‘thượng đế đã chết’. Một xác định cụ thể và hiện hữu giữa con người và thượng đế.

Cảm thức mất mát và sự thiếu vắng trong Holderlin không phải là một giản đơn đúng nghĩa dành cho nỗi bi thương đau đớn, nhưng ở đây chỉ là một phần trong hiện tượng lớn lao, đó là sự bung phá của hương thơm sắc màu (arose) xuất phát từ một năng lực trào dâng, một tâm như diệu vợi; nẫy nở giữa thiên nhiên và con người, vượt ra khỏi những ảo mộng thường tình, đối đầu với những lý luận và giá trị truyền thống bị suy giảm. Holderlin không thể làm ngơ mà nhận lãnh những đổi thay và những kinh nghiệm như thế . Lấy thí dụ trường hợp của Hegel là một nhà triết học tăm tiếng cho đây là: chuyển nhượng của ý thức. Schiller nói đây là hoán chuyển của con người hiện hữu với thời đại, khác gì một ‘hạt giống cằn cỗi’ chỉ hiện ra ở đây một dấu tích yếu đuối. Với Holderlin những dữ kiện xẩy ra chỉ một phần trong đời ông, nhưng thực tế là một tái phục hồi những gì đã trào dâng với lòng mong muốn cho tất thảy những gì mà ông đã đánh mất. Một tâm tư khác của Holderlin; chính ông cùng bạn đồng song Hegel đã trở lại con đường triết học, một trào lưu tư tưởng thay đổi cục diện nền văn hóa Âu châu thời đó; không biết đây là lúc mà Holderlin bị cám dỗ bởi triết thuyết hay bị lôi cuốn bởi tình thân hữu, nhưng sự cám dỗ ấy chóng qua từ khi gặp Susette Gontard ý tưởng mới đến với Holderlin, ông cho rằng triết học đã đưa ông vào thế giới trừu tượng. 1796 Holderlin tìm thấy cho chính mình một ‘tân thế giới’ trong thi ca, từ đó Holderlin dâng hiến phần đời còn lại vào ngôn ngữ của thi tứ. Holderlin viết: ’giờ đây quan tâm chính thuộc tư duy của tôi / is now the chief concern of my thoughts’ (November 1798 thư gởi bạn Neuffer).

 

Thi ca; vai trò chính yếu đã xâm nhập hồn Holderlin, bởi: một xác định lòng kiên trì  [Bestimmtheit] của ý thức thức tỉnh với những gì ông tìm thấy trong thi ca, bởi ở đó là một giao thông tư tưởng đến với quần chúng một cách nhạy bén hơn cả, có thể đây là những gì nói lên được tình yêu, một thứ tình nhất thể và tổng hợp. Thi ca đối với Holderlin là gì? Là một thúc bách đưa tới đam mê, một ước ao được ‘trở về’ trong ý thức thức tỉnh, một cái nhìn mơ mộng của nghệ sĩ, nghĩa là không thức tỉnh trước hiện tại mà mơ về quá khứ, nghĩa là nhìn hiện tại bằng cặp mắt u trầm, hối tiếc, một trở về ‘rêver à/dreaming-day’ như chuộc lại. Cái nhìn của Holderlin  là mơ trở về sau những gì hụt hẫng, những gì đã đánh mất, đó là một tâm lý dàn trải đã đi qua trong đời thi nhân. Dưới nhãn quang tâm lý thì đây là: ‘Dans les rêveries cosmiques primitives, le monde est corps humain, regard humain, souffle humain, voix humaine’ (G. Bachelard). Một lối mơ về vũ trụ nguyên sơ, thế giới con người và cái nhìn con người, kể cả hơi thở con người và tiếng nói con người. Holderlin nằm trong hoàn cảnh đó với cái nhìn bi thương được trải dài trong những bi-khúc, bởi đó là một biểu lộ cho tất cả, nỗi niềm xót thương, lở dịp được thi nhân trút vào thi tứ như tiếng nói tự đáy lòng cho một trạng thái trầm u. Những vần thơ của Holderlin trước đây đánh dấu những suy sụp cuối cùng ở những tháng ngày 1806, không bao giờ đem lại sự bình yên  hoặc hạnh phúc cho Holderlin. Ông đã tìm thấy nguồn sáng tạo từ đấy và nuôi dưỡng những luận đề hiện đại mà trong mỗi đề tài chứa đựng những gì có tính bi thảm, vực thẳm tội lỗi, những gì đau nhói của con người. Và từ đó đã nẩy sinh trong Holderlin qua những vần thơ trử tình và những vần thơ bi khúc. Một tâm sự dẫy đầy như ăn năn của kẻ phạm tội, mặc dù Holderlin chối bỏ thượng đế nhưng thâm tâm lại là kẻ ăn năn. Đó cũng là mâu thuẩn nội tại của Holderlin cũng như của con người : Thượng đế không đến trước với con người mà đến sau những phút giây cuối cùng của con người. Có thể ở đây là một vũ trụ Như-nhiên mà Holderlin đang sống(!). Cho nên thi ca là một biểu lộ tình cảm vừa là phản ảnh tâm lý nội tại vừa là phản ảnh thời gian đang sống giữa đời với thi nhân. Holderlin nằm trong trạng huống đó. Một trạng huống bi thương, khắc khỏi mà thi sĩ Holderlin đã dấn thân.

 

Luồng thi ca của Holderlin như một đạo luật đứng ra hoà giải giữa thượng đế với con người. Người được coi là đấng toàn năng ban phép cho chúng ta cả hồn lẫn xác. Ví dù chúng ta có đầy đủ yếu tố sống hòa hợp với thiên nhiên, chúng ta có thể không chịu đựng một cường độ như thế. Vậy thì thượng đế là điều mà chúng ta không thể tiêu diệt hay làm tàn lụi từ những gì thuộc về thánh linh, mà coi như đấng hiện hữu mà chúng ta thờ phượng và có thể được coi là niềm hân hoan và cho chúng ta một u-buồn-rất-thánh (holy sorrow) :

   Chư vị thánh thần cho chúng ta mượn ngọn lửa từ trời

   Đấng hiện hữu, Người ban phát cho chúng ta nỗi u buồn rất thánh-

   Như thế đấy. Tôi như là con cái của Người

   Trần gian ; tạo nên tình yêu kể cả đau đớn.

                                                                                                       

   For they who lend us fire from heaven,

   The gods, they grant us holy sorrow too-

   So be it. I seem to be a son

   Of Earth; made to love, to suffer.

     (six-stanza version of ‘Home’.1800)

 

Nhưng chúng ta cần cảm thông nỗi u buồn sâu thẳm đó mà thi nhân đã gởi gắm một cách đầy đủ và đúng cách, một lý giải sáng suốt và  sáng tạo của trí tuệ.

Suốt trong ba-mươi-bảy năm Holderlin tiếp tục làm thơ, chất đầy như ngọn tháp. Thơ văn ông viết, dù rằng; xuất thần từ trí tuệ, nó cũng trở nên một cái bóng mờ của những gì đã đi qua trong đời ông. Nỗi u buồn của thực tại là một lắng đọng tâm hồn của người làm thơ, những phút giây bất chợt đến từ một cảm quan thiên nhiên, đối đãi với đời như thuần phục trước những gì ‘rất-thánh’. Đó là sự qui hàng với định mệnh để được trở về:

Holderlin hiểu được những gì đã qua, dùng thời gian nhàn rỗi bức lên những nhánh cỏ khô trên cánh đồng hoang vắng như một cử chỉ giản đơn; một biểu lộ tâm hồn của kẻ-bất-quá. Và; biểu lộ một ấp úng, khép nép trong lời ăn, tiếng nói đối với đời; Holderlin giờ đây thuần chất của một con người ngoan đạo. He was known to spend hours some days simply pulling up grass in nearby fields, and showed an obsequious defernce to anyone who spoke to him…as belilever.

Xuyên qua những năm tháng rực rỡ trên đường văn nghiệp. Giờ đây Holderlin mới nhận ra những vần thơ trử tình hay những bi khúc, chưa hẳn đã trọn vẹn, đều được ông chỉnh lại hoặc trải rộng bằng một tư duy trong sáng hơn. Một cử chỉ phục thiện của người làm thơ thấy được người, thấy được mình, cho dù một chữ trong câu thơ. Có lẽ những năm cuối đời ông thâu tóm những văn thơ, gọt giũa để có một ngụ ý cho thơ văn siêu thoát hơn. Thí dụ:  Bài thơ ‘Tiếng Gọi của Thi Nhân /  The Poet’s Calling’ đây là lần thứ hai Holderlin đã chỉnh sửa, để đưa ta về trong tinh thần ăn năn, sám hối:

 

         ‘Giả từ Người những gì để lại cho ta’ / ‘So long as the God remains near us’

 

sửa lại:

 

                   ’…Người xa ta nhưng gần ta’ / ...till God’s absence has helped’

 

Kinh ngạc hơn nữa; bài thơ ’Bánh Thánh và Rượu Huyết / Bread and Wine’ là một yêu cầu chính xác nhất đối với Holderlin. Một phủ nhận và một hiện hữu của niềm tin. Holderlin gọi là tìm thấy những lời thơ dịu êm như dòng suối hiền; một thứ văn chương ’thánh-hóa’ đánh thức Holderlin vượt ra khỏi bóng đêm mà lâu nay ông đã chìm đắm.

                                                                     *

 Trích ở đây một vài bài thơ tượng trưng trử tình và bi khúc của Holderlin.

 

 Thơ: Trử Tình Ngắn (The shortes Odes):

    Thuở Nào(*)

 

   Tuổi thơ tôi bừng sáng một ngày vui

    Và ta khóc những chiều hoang dại; giờ thì quá già

    Tôi bắt đầu nghi ngại tuổi vào đời, nhưng

    Tìm lại niềm tin như lời cuối dịu dàng thánh ý.

 

     Then and Now

 

    In my younger days the mornings were a joy

    And I wept in the evenings; now that I’m older

    I start my day doubting but

    Find its end holy, serene.

 

      Ehmals und Jezt

 

  In jungern Tagen war ich des Morgens froh,

  Des Abends weint’ ich; jezt, da ich alter bin,

  Beginn ich zweifelnd meinen Tag, doch

  Heilig und heiter ist mir sein Ende.

 

  Hởi Những Người Yêu Dấu

 

   Chúng ta chia xa dù chăng nữa

   Cận kề  đe dọa ta như sát khí - tại sao thế?

   Ôi, đau đớn biết dường nào

   Vì tình ta như định mệnh an bài.

 

   The Lovers

 

 We wanted to go our separate ways, thought it well and good,

  But once it was done the act scared us like murder-why?

   Ah, we barely know ourselves,

   For inside us a god is at work.

 

    Die Liebenden

 

   Trennen wollten wir uns, wahnten es gut un klug;

   Da wir’s thaten, warum schrokt’ uns, wie Mord, die That ?

   Ach! Wir kennen uns wenig,

   Denn es walter ein Gott in uns.

 

Thơ: Bi Khúc ( Elegies Poetry)

 

   Diotima (*)

 

  Ai thấu tình em nỗi đớn đau

   Ôi thánh linh! em hao gầy rơi trong tĩnh lặng miên man

   Nhìn em như kẻ lạc loài

   Họ tên em tìm thấy dưới ánh mặt trời…

                                               

 

    Diotima

    You fall silent and suffer, and no one understands you,

    O holy being! You’re wilting away and fall silent,

    For you look in vain among the barbarians

    To find your kin in the sunlight…

    (fourteen stanzas)

 

  Diotima

 

   Du schweist und duldest, und sie verstehn dich nicht,

   Du heilig Leben! Welkest hinweg und schweigst,

  Denn ach, vergebens bei Barbaren

  Suchst du die Deinen im Sonnenlichte…

 

   Đêm Huyền Ảo

      …

Bầu trời đêm một mùa xuân hoa nở

Thế giới hồng hoa khoe sắc thắm tươi

 Một vẻ yên lành ; đưa tôi đến,

 Ôi mây hồng ! Và như có từ trên …

 

  Evening Fantasy

       …

 In the evening sky a springtime blooms;

 Countless roses blossom, the golden world

   Seems calm; carry me there,

 O crimson clouds! And up there let…

 

 Abendphantasie

Am Abendhimmed bluhet ein Fruhling auf;

Unzahlig bluhn die Rosen und ruhig scheint

 Die goldne Welt; o dorthin nimmt mich,

Purpur Wolken! Und moge droben…

 

         ***

 

                                                                                                            

 

 

 (ca.ab. cuối 9/2012)

 

* Friedrich Holderlin: (20/3/1770 – 7/6/1843)

SÁCH ĐỌC : Như đã dẫn ở Holderlin (I)

Où suis-je?/Where am I?/Ta ở đâu? (Freiderich Holderlin)

(*) vcl phỏng dịch thơ ra Việt ngữ từ Anh ngữ. Thơ Đức dành cho người học Đức ngữ đối chiếu.

 

 

 

 

      

                                    

 

 

 

 

 

 

   

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1998
Ngày đăng: 13.12.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mùa Xuân và những khúc hoan ca trong thơ Xuân Diệu thời thơ mới - Yến Nhi
Holderlin “Thi ca tư tưởng” - Võ Công Liêm
Nhất thể đa dạng văn hóa thời toàn cầu hóa Về kế thừa phát triển sân khấu dân tộc - Tuấn Giang
Hồn tôi đã hóa con đò ấy - Hoàng Vũ Thuật
Puskin và Nguyễn Du – hai nhà tiên tri* của hai dân tộc - Nguyễn Anh Tuấn
Con ruồi trong chai nước ngọt hay Nguyên tắc “người láng diêng” - Phan Tấn Thiện
Nguyễn Minh Nữu và “Lời ghi trên đá” - Phan Trang Hy
Khái niệm Âm – Dương, Ngũ Hành - Lê Viết Yên
Chìa khóa giải mã thơ Đường của Thánh Thán - Mai Văn Hoan
Xuân Quỳnh, đã yên ngày thác lũ - Nguyễn Đức Tùng
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)