Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.214.616
 
Hoang đường và tâm lý giữa Freud và Jung
Võ Công Liêm

 

    TRANH VẼ: ‘Người đàn bà và Trăng / Woman ‘N’ Moon’ Khổ: 12” X 18”. Trên giấy cứng. Acrylics+ Felt-tip pen. Vcl#1562014.


 

 

    Thời tiền sử con người sống trong đe dọa của thiên nhiên; dựng chuyện để thần thánh hóa, bởi; không có một đấng nào (God) đứng ra bao che hay xua đuổi ‘tà ma, qủi ám’ của vũ trụ. Từ chỗ đó phát sinh thần Mưa, thần Gió, thần Sấm, thần Sét để trừng phạt con người đã phạm tội với Trời; con người nhìn vũ trụ là Thượng đế để cầu xin hay thờ phượng, ‘lạy lục cúc bái’ để được tha. Từ tâm lý đó sanh ra chuyện hoang đường hay thần thoại –Myth and phychology như chuyện có thực. Tuy nhiên; bên cạnh đó con người vẫn có một niềm tin khác của những đấng giàu tình thương để ‘cứu chuộc’ hoặc xoa dịu nỗi đau và ban ơn như lời hứa hẹn. Tất cả những yêu sách, nhu cầu đó đều thuộc về thiên nhiên, một thứ chuyện gần như thần thoại, hiện tượng đó là chuyện lạ tự nhiên: tất cả qui kết vào những gì thuộc khoa khí tượng và thuộc về hiện tượng vũ trụ. –myths are nature myths, all referring to meteorological and cosmological phenomena. Dĩ nhiên đây là chuyện đến từ tưởng tượng của những gì thuộc ẩn dụ hay trừu tượng. Điều rất khó để hình dung thế nào là của Thượng đế và của hoang đường thần thoại hay do từ ý trời? Điều này cho chúng ta lý giải sự hiện hữu của nó qua hiện tượng hay chuyện thần thoại. Thí dụ: Có ngày thì có đêm, có ánh sáng thì có bóng tối hoặc bốn mùa nối tiếp theo nhau, xuân hạ hoa lá cành, thu tàn đông héo. Tất cả hiện tượng đó là vận hành của vũ trụ, là biến dịch ‘tuần hoàn’ nghĩa là tiếp thu và hấp thụ theo dạng khoa học tự nhiên tợ như cơ thể con người là sự kiện không thể đứng lại mà trở nên hiện hữu tồn lưu nhân thế, bởi lẽ; ‘con người là hạt cát, bé bỏng’ cho nên dễ sa ngã trước thiên nhiên chớ thiên nhiên không chiều lòng người ‘lạy trời mưa xuống’ mà là tư duy thuộc phong thần. Khoa tâm lý hay phân tâm lý, hay khoa học biện chứng cho đó là huyễn mộng chuyện không có thực. Và từ đó; chuyện hoang đường hay thần thoại là điều hiển nhiên và lịch sử hoá như chuyện có thực của Sơn Tinh, Thủy Tinh hay Phù Đổng Thiên Vương. Quốc gia nào cũng có thần thoại hoang đường đều không cho đó có dính dáng đến thiên nhiên (relationship to nature). Phép ẩn dụ được minh định dựa vào phép hóa thân –allegory is to be defined as sustained metaphor (metabolism). Thí dụ khác: nhật thực, nguyệt thực là hiện tượng thiên nhiên, là ấn tượng khó để lý giải đối với lớp người quá cả tin, quá sùng bái (respectfully) và cho đó thuộc về Thượng đế hay thần thánh trên trời, là đấng tối thượng, là đỉnh cao đáng qúy (ennobling) mà con người phải phục lụy dưới quyền năng của Thượng đế. Để rồi nảy sinh ra nhiều lý do khác nhau ứng vào đời sống con người; ‘ông tơ bà nguyệt’ là lẽ tự nhiên. Sự kiện như thế một phần do tâm lý nơi con người mà ra; chớ thực ra hoàn toàn phản đề đối với khoa học ngày nay. Cần có một lý giải cụ thể giữa phong thần và tâm lý. Căn cứ qua hai nhà phân tâm học S. Freud và K. Jung:

 

Theo Sigmund Freud ngữ ngôn ẩn dụ đưa tới nhiều thể thức trong tk. thứ hai mươi, xuyên vào những lý thuyết của những nhà tâm lý, phân tâm lý là dựa vào những gì mà Freud và Jung nói đến hay thực hành, ít nhất có hiệu năng trong ý niệm căn bản cho việc nhận thức về những gì thần thoại hoang đường. Viễn cảnh của Freud đã không nhứt thiết là mới –Freud’s views were not completely new. Dĩ nhiên; lý thuyết này dựa trên thuyết ‘định mệnh/determinism’. Vậy thì; một trong những lý thuyết lừng lẫy của Freud đưa ra là đã tìm thấy trên lý thuyết của Aristotle. Nhưng trong những công thức, định nghĩa hay minh chứng về khoa phân tâm học của Freud là thuộc trạng huống tâm sinh lý của con người; đấy là những gì không thể thay đổi được mà tuồng như đưa ra chứng cớ cố hữu để thành hình cho một lý thuyết, trong đó nêu lên thần thoại học cổ điển (classical mythology). Chắc chắn một điều là dựa trên lý thuyết hay giả tưởng là để so sánh những gì thuộc ẩn dụ trừu tượng –hình thức cấu thành và coi đó là hình thức có âm hưởng giữa con người và thiên nhiên qua những chuyện hoang đường thần kỳ, làm cho trí tưởng không còn căng thẳng và tạo vào đó một ấn tượng sôi động; dựng vào đó một hiện hữu trong một thế giới hiện thực và hợp lý –mythological tales as imaginative alleviating and directive formulations, created to make existence in the real world tolerable. Bởi; nó có những liên can đến lý thuyết của Freud đưa ra trước đây và chứng tỏ nơi đây chính là nguồn gốc mẫu mực, tái xuất hiện trong phép ẩn dụ của chuyện thần thoại. Nhớ cho; dù có vòng vo tam quốc về phân tâm học, nhưng; phải biết rằng lý thuyết của Freud tập trung vào những gì thuộc quan hệ tình dục (sexuality), đặc biệt về tính dục tuổi thơ (infantile sexsuality) trong một lý thuyết của vô thức thuộc dạng thức tâm sinh lý; điều này có dính dáng tới mơ (dreams) và đối kháng (conflict) qua dẫn chứng của huyền thoại King Oedipus. Vị vua này đã thảm sát cha là Laius, vua Oedipus đã gắn bó tình cảm âm thầm với mẹ là Jocasta; tuy không ít thì nhiều đã tỏ rõ phần nào lòng ao ước –ao ước của sự thèm khát ở tuổi ấu thời nơi chúng ta –the fulfillment of the wish of our childhood. Nhưng; đối với chúng ta may mắn hơn nhiều, bởi; theo tâm lý thông thường loạn luân là phạm tội của đạo đức và xã hội. Đời không thể chấp nạp những hành động như vậy, bởi; sẽ sinh ra thứ ngu si, đần độn làm hư hại huyết thống (kin). Từ chỗ đó mà chúng ta không lâm vào tình cảnh loạn thần kinh (psychoneurotics).Căn nguyên sự cớ khởi từ tâm sinh lý; có từ tuổi ấu thơ được thừa hưởng ‘gia tài của mẹ’ trong sự co cúm, lãnh đạm, một sự thúc đẩy ngấm ngầm có từ nơi người mẹ. Từ nguyên cớ đó để suy ra thì ít, nhiều ở tuổi ấu thời của chúng ta đã chạm phải hay tìm thấy trên thân thể người mẹ của chúng ta là dấu hiệu ghi nhận trong trí tưởng qua dạng thức của tình yêu chiếm cứ; hành vi đó chôn sâu vào tiềm thức như chờ đợi. Khởi từ đó những gì huyền thoại đều là giả sử để trở thành ý niệm lịch sử; thế nhưng người ta vẫn ém nhẹm để thần thánh hóa và cho vua Oedipus là vua Ái tình(?). Lý cái sự này để thấy ở đây một Oedipal bị rối loạn tâm thần đưa tới loạn luân (incest) đã thể hiện trong vóc dáng của giống đực, là môi sinh của dục tính đấy là thói tính của đàn ông trong một quan hệ tình cảm với đàn bà; cho nên chi Oedipus loạn tình dục như một thỏa mãn bắt buộc và sau đó trở nên oán ghét người mẹ và cũng là địch thủ của người mẹ.  Theo quan niệm của Freud cho đây là lòng ao ước tột độ có từ giấc mơ mà đã kềm chế và ngụy trang như không có ‘chi mô răng rứa’ –Dreams for Freud  are the fulfillments of wishs that have been repressed and disguised. để không còn thấy những gì xẫy ra bên ngoài; tuy nhiện bên cạnh đó có một sự thúc đẩy khác của nữ tính lồng trong khung cảnh tự nhiên đem đến do một động lực ‘fulfillment’ gần như đòi hỏi. Hai tác động đó đưa tới một sự giao thoa bất thình lình. Sau cơn khoái cảm tuồng như không thấy hậu quả mà ém nhẹm, che giấu để trở lại bình thuờng.

 

Vị chi; khám phá của Freud có một quan trọng đáng kể cho những biểu hiệu của giấc mơ (dream-symbols) đưa ông tới những phân tích khác thuộc tâm sinh lý giữa mơ và thần thoại. Biểu hiệu đó có nhiều dạng thức khác nhau trong trí của từng người, từng dáng vẻ và thường thấy ở tính dục. Tuy nhiên; thần thoại trong phần lý giải chủ thuyết của Freud (Freudian), phản ảnh qua con người là một nỗ lực đưa tới hệ thống hóa, do từ cái nhìn mập mờ và bốc đồng của cái thế giới mê man của họ.—Myths, therefore; in the Freudian interpretation, reflect people’s waking efforts to systematize the incoherent visions and impulses of their sleep world. Và; đây là mẫu thức được bộc bạch ngọn nguồn trong một luận đề vốn đã điều nghiêng cho những biểu tượng về thần thoại hoang đường. Để sáng tỏ lý thuyết về tâm lý là những gì Freud đã tiếp giao giữa những mơ và đối kháng (trong huyền thoại vua Oedipus giết cha, yêu mẹ, ghét thương, hận thù) đã được sáng tỏ những gì về huyền thoại, phong thần ngay cả thần thoại hay chuyện kể…lịch sử chép chuyện Phù Đổng Thiên Vương cởi ngựa đồng phun lửa, tay cầm gậy tre, một anh hùng thiếu nhi chỉ huy trận điạ. Người ta tin có thực nhưng trong tâm thức lại là giả sử. Đạt được như thể là bày tỏ ý thức mà thôi –achieve a kind of catharsis.Tất cả là huyễn mộng không có thực, bởi; con người vốn giàu tưởng tượng để sanh ra ảo mà ảo hóa là viễn cảnh ngược chiều với thực tế.

 

Theo Karl Jung: là vượt ra khỏi cõ ngoài kia (beyond) của những gì Freud nêu ra cho những gì nối vào thần thoại, mơ và đối kháng là chứng cớ đưa tới hoang đường như thể là một dự án mà Jung gọi là : ‘ tập hợp vô thức / collective unconscious’ của cái gọi là tộc chủng (race relations). Sự đó nói chung là sáng tỏ của những gì tiếp nối trong trạng huống tâm lý của xã hội. Mà thực ra Jung muốn dựng nên một nét đặc trưng giữa cá thể vô-thức và tập hợp vô thức. Thế nhưng; mơ có thể là một trong hai cá thể hoặc tích tụ chung –Dreams; therefore may be either personal or collective. Có thể là một nghi vấn ở Jung (?). Vậy thì; thần thoại chứa đựng hình ảnh của ‘mô thức khuôn mẫu / archetypes’. Tập quán đó biểu lộ những gì tích tụ của giấc mơ mà ra (là đoái hoài mong đợi ở sự kiện xẫy ra và sẽ xẫy ra) là những gì đã khai phá từ mấy ngàn năm qua với những biểu hiệu như đã ăn nhập vào xã hội và con người, như thể mọi thứ đã đến tùy vào hoàn cảnh. Đối với Jung tình trạng rối loạn tâm thần của Oedipus có trong mẫu mực mà Freud đã khám phá. Kỳ thực mô thức này nằm trong thần thoại cổ Hy Lạp do từ mơ và tưởng tượng mà ra. Nhưng; ở đây có một vài sự lý mà Jung đã nghĩ tới về cái gọi là ‘mô thức mô phạm /archetypes’ có từ tích tụ vô thức và thần thoại; đó là hành vi, một kế thừa qua dự mưu của chức năng (cơ thể). Cho nên chi thần thoại là một phán quyết rõ ràng qua từng loạt của hình ảnh, sự đó là đã thành hình mà cuộc đời là thứ mô thức mô phạm –Therefore; mythology is a pronouncing of a series of images that formulate the life of archetypes. Thí dụ: Những đấng anh hùng như Trứng chắc, Trứng nhì (Trưng Trắc, Trưng Nhị) Yết Kiêu hay Trương Chi Mỵ Nương là kiểu mẫu dạy cho chúng ta thế nào là để hành xử. –heroes like Trung-chan, Trung-nhi, Yet Kieu, or Truong Chi My Nuong are models who teach us how to behave. Lịch sử tiếp thu từ thần thoại để nhân cách hóa và từ giả sử đến lịch sử có thực và thừa nhận những chuyện thần thoại không còn là phong thần mà có thực như chúng ta đã thấy.

 

Dựa vào những dẫn chứng về mô thức khuôn mẫu hay mô thức mô phạm. Thì Jung đưa ra từ ngữ có tính lý thuyết animaanimus : là cấu thành từ sự vô thức của giống đực nhìn vào hình bóng của đàn bà mà sinh chuyện; nó nằm trong tâm lý của Jungian như một chỉ định từ qua lý thuyết thuộc phân tâm học. Từ chỗ đó cho chúng ta ý niệm vế cái gì tốt đẹp và đáng giá để được yêu (falls in love) Quả thực; lực đó có từ mô thức; có thể xem là nắm bắt được một cách bất chợt khi đã yêu (fell in love). Thành ra từ ngữ ‘anima’ và ‘animus’ có một tác động cấu thành, dung thông vào nhau để có sự cố, sự cố đến không thể tránh được giữa nữ giới và nam giới. Thí dụ khác: Trong cung cấm thường có cảnh lấy lẫn nhau làm tình, nhưng; được ém nhẹm để trở nên trong sạch. Lịch sử chỉ mường tượng qua chuyện phong thần hay huyền thoại (mythology) như chứng tích thuộc lịch sử. Kỳ thực sự cố hiện ra trong mơ của mỗi cá nhân hoặc do từ huyền thoại mà tạo cho một tri giác vô phân biệt, tợ như đi trong sương mờ của dục tính. Nói trắng ra anima đàn bà nằm bên trong đàn ông và animus đàn ông nằm bên trong đàn bà; chớ không thể đơn phương cho rằng bên này dãy núi pyrénees là sự thật bên kia là giả dối; mà cả hai có một sự đồng lõa. Do đó; những gì là thần thoại đều có một sự ẩn tàng dục vọng nằm ở tiềm thức của mỗi con người.

 

Đáng kể giá trị lớn lao về ý niệm của Jung, bởi; nó được nhấn mạnh trong phần thuộc tâm lý là tùy vào tất cả mọi hoàn cảnh xã hội. Tập truyền về thần thoại hay phong thần thường chứng tỏ qua những gì thuộc tôn giáo và nghi thức. Nhưng; lý thuyết của Jung là lý thuyết đặc trưng như một thực hành để trải nghiệm qua lịch sử và giả sử. Nhớ cho: lý lẽ là lý lẽ chớ không coi đây là chìa khóa mở cánh cừa của thần thoại, phong thần như đã dẫn. Sống giữa kỷ nguyên này huyền thoại chỉ là hình dung từ của thần thoại mà ra. Giữa mythologylegend khác nhau hoàn toàn không thể lấy ‘vú lấp miệng em’ là một lẫn lộn giữa trừu tượng và siêu hình, giữa hiện sinh và siêu thực, mỗi nghĩa có vị trí riêng biệt của nó.

 

Chúng ta đi vào thần thoại và tâm lý là cân nhắc sự lý để chứng minh về trạng thái tâm linh của con người thời tiền sử và ngay cả thời bây giờ có đúng như đã nghĩ hay dựa vào lịch sử cổ Hy Lạp hay những quốc gia cận đông làm tiêu biểu. Gần như dựa vào sự nhận thức sâu lắng của ngữ ngôn Hy Lạp và văn chương, thêm vào đó hiểu rộng nghĩa giữa xã hội học, tâm lý học và tôn giáo. Những gì thuộc lịch sử, thuộc ngữ học là một nhận thức tồn lại cần thiết –Historical and linguistic knowledge remains indispensable. Trong thời gian đó lý thuyết của Freud đưa ra chưa hẳn phải là đồng tình mà phủ nhận của một số nhà sinh vật học và những nhà tâm lý phân tích học: ‘Freud đã phỏng đoán sai / Freud guessed wrong’ với những gì nhìn tới giữa mơ và vô thức. Trái lại; Freud và Jung vẫn giữ lập trường trong thần thoại do từ mơ và đối kháng mà ra, biến dạng dưới hình thức thần thoại hoang đường mà cho rằng sự đó chính là ham muốn (dục vọng) đưa tới quan hệ gần gũi (loạn luân). Cụ thể rất khác biệt khi giải thích huyền thoại của Oedipus; sự ấy sẽ thổi tung từ những tranh chấp về những lý thuyết ở đây. Freud và Jung là nhà phân tâm học; lý thuyết mà họ nói ra có tính nhân chủng học và xã hội học chớ không phải là lý thuyết của phương pháp; lý thuyết đó là lý giải nguồn cơn tự sự do đâu mà có, từ trí tưởng của con người mà tạo thành thần thoại hoang đường trong nhân gian như một chứng cớ của những gì không thực mà có thực; là thuật ngữ (terms) thuộc về trí năng của từng cá thể mà Jung gọi là hợp chất vô thức của xã hội. Vị chi; những sự lý đưa ra là do từ tâm sinh lý của con người dựng nên mà có ./.

 

(ca.ab.yyc. nguyệt thực 22/1/2019)

 

Sigmund Freud (1856-1939).

Carl Jung  (1875-1961)

 

SÁCH ĐỌC:

‘Creation Myths’ by Marie-Louise von Franz. Revised Edition. Amazon USA 2001.

‘Matter and Consciousness’ by Paul M. Churchland . Revied Edition. A Bradford Book. USA 1990.

ĐỌC THÊM:

  • Freud và Hình ảnh Con người.
  • Huyền thoại và Hoang đường.
  • Lý thuyết Freud và Jung.

Những bài đọc trên của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c đã ghi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2060
Ngày đăng: 29.01.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Khi ngụ ngôn của E Dốp thành thơ - Nguyễn Hiếu
Mưa vẫn dài rơi trên bàn tay nhỏ dưới mưa - Đặng Châu Long
Trương Văn Dân: Người tìm lại một nửa linh hồn - Đỗ Trường
Tư tưởng phản kháng hay phản kháng ngu xuẩn - Võ Công Liêm
Từ sông Po đến sông Côn và sự hợp lưu văn hóa Đông – Tây trong sáng tác của ElenaPucillo Truong* - Trần Hoài Anh
Cảm thức hiện sinh trong thơ Lưu Quang Vũ - Trần Hoài Anh
Hoàng Diệp với Bích Khê – Nhà thơ tiền chiến - Trần Hoài Anh
“Gã thi sĩ hoang” – Thơ lắng lọc tâm hồn - Hoàng Thị Thu Thủy
Đọc “kháT/kháC” *của 18 Tác giả - Như Quỳnh de Prelle
Holderlin (II) ”Những vần thơ trữ tình và bi khúc” - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)