Là cảm nhận chung khi đọc cuốn sách này của nhà văn Trương Văn Dân. Anh là nhà khoa học về ngành hóa và công nghệ dược nhưng lại đam mê văn chương.
Có một điểm chung tôi nhận thấy khi đọc văn của anh và phu nhân- nhà văn Ý Itala Pucillo- là họ rất tinh tế trong cảm nhận, sâu sắc trong suy tư và chi tiết trong thể hiện. Phải chăng vì có sự đồng cảm ấy mà anh Dân đã chuyển ngữ rất thành công các tác phẩm của vợ từ tiếng Ý sang tiếng Việt. Và hai năm liền( tôi nhớ thế), họ đã thay nhau nhận giải thưởng của Hội văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Một ngày u ám, rét mướt như hôm nay, thu mình trong chăn ấm, tôi đọc nốt những dòng cuối của cuốn sách, nhưng, gấp sách lại, cái đọng lại trong tôi không phải là sự êm ấm, dịu dàng mà là sự day dứt.
" Và lịch sử đã dạy chúng ta điều gì?
Nếu con người có thể rút ra được những bài học thì tại sao cứ mỗi thời kỳ, thế giới lại tiếp tục tái phạm những sai lầm và thực hiện những tội ác phi nhân? Vừa dứt chiến tranh, bức tường Bá Linh đổ xuống, ai cũng hi vọng là con người trưởng thành thêm một chút, sợ hãi hơn, chín chắn hay nhân ái hơn, nào ngờ cuộc chiến Yugoslavia, Afghanistan, Iraq, Đông Timor lại bùng nổ. Người ta khủng bố, giết nhau vì dầu lửa, vì quyền lợi phe nhóm và tàn sát như thuở còn man di mọi rợ...
Và bởi con người trì trệ, trơ trơ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại... nên những ca khúc, văn chương phản chiến cần phải có để làm cho chúng ta thức tỉnh và đưa tâm hồn chúng ta có thêm hi vọng và cuộc đời có thêm ánh sáng. Bởi cái đích của văn nghệ là nhắm đến Chân-Thiện-Mỹ,cần phải vươn tới, dù có thể ngã gục giữa đường.
Ngã gục vì dường như con người càng thông minh thì càng gian ác,bạo tàn. Trí thông minh mà thiếu lòng nhân ái thì chỉ mang đến hủy diệt "
Tôi thích những đoạn văn như thế, và chúng ta có thể bắt gặp khá nhiều đoạn triết lý khác nữa khi đọc sách của cặp uyên ương văn chương này.
Cảm ơn nhà văn đã tặng sách.
Chúc mừng anh với giải thưởng văn học mới toanh!
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=795042797527296&id=100010647483512