Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.187
123.217.391
 
Socrates
Võ Công Liêm

 

                                                          TRANH VẼ: ‘Đàn bà / Woman’. Khổ 12” X 16” . Acrylics trên váng “Plywood ¼”. Vcl#2012017


 

    Người trong triết học cũng như người ngoài triết học đều biết đến Socrates -như đã một lần nghe qua- Không cần phải luận bàn hay lý giải những gì ông nói hay viết ra, bởi; nó có những lý lẽ đặc thù để làm nên cái lý chính đáng; dù người ta cho rằng sự đó quá xa vời, và; nếu có người nào đó thử động tới thời tất người ta bênh vực rất mãnh liệt mà nói lên rằng: Socrates coi như nhà triết học và nhà mẫu mực, phép tắc –Socrates as philosopher and exemplar. Socrates con người độ lượng, hòa nhã và một công dân trung thực, đúng đắn như sử gia Xenophone (431-354 BC) đã nói. Mà ngay học trò của Socrates là Plato (427-347 BC) đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu xác nhận Socrates là triết gia tiên phong mở đường một ‘gia huấn ca’ –a pioneering moral philosopher; có phải như vậy không? Ông là người đã rút ra một thứ triết lý thâm hậu có từ trời đặc vào lòng người, gia đình và xã hội mà Ciero (106-45 BC. Chết ở tuổi 63) đã thốt ra như vậy. Cả ba tư tưởng gia cho ta một xác quyết vững chắc về con người của Socrates. Hầu như xưa nay người ta biết đến Socrates như một nhà tư tưởng triết học ở cố quốc thành Athenian của Hy Lạp. Người dạy những gì lợi ích, chính yếu đến chúng ta từ mọi thứ kể cả những thời kỳ cổ đại để làm sao phù hợp với con người trong mọi thời đại. Socrates là nhà triết học lừng danh ở thành Athenian; một tổng hợp sự kiện có tính lịch sử, biểu hiện một cách rõ nét của con người triết học –whose teaching have inspired us since antiquity. Có điều cần phải biết đến Socrates là một con người ‘mã thượng’ đối diện với đời và con người như một cảm hóa tự thân; nghĩa là trong đó ông không màng tới vật chất và đem lòng ra ở chính ông để phụng sự, để khám phá tận tâm can của những gì thuộc đức hạnh: nhân nghĩa lễ trí tín, là nồng cốt của đạo làm người. Ông đã nói: ‘Đạo đức là mỗi khi bạn tránh xa mọi đòi hỏi cực độ  / Virtue is when you avoid extremes’. Socrates (470-339 BC) người sanh vào thời kỳ của thế hệ vàng son Hy Lạp (Greece’s Golden Age). Thời kỳ lừng lẫy của xã hội Hy Lạp và thành Athenian; nhất là nền văn chương và triết học.

Ông đã nhìn thấy sự đứng dậy của dân chủ sau những triều đại phong kiến cai trị. Ông đã nhìn thấy những thành quách cố vị của kẻ cầm quyền (Acropolis) và những đền đài danh tiếng ở Hy Lạp  (Parthenon) trở nên điêu tàn đi tới sụp đổ, đặc biệt ông đã nhìn thấy những gì thuộc về văn học nghệ thuật đạt tới mức thiên đỉnh. Nhưng; có điều làm ông đau lòng ‘con quốc quốc’ cho xã hội Hy Lạp trên đà đi tới suy vong. Cuối cùng ở tuổi 70 ông cảm thấy như có phần hủ hóa của kinh thành Athens khi mà quyền công dân của ông bị lên án để đưa tới cái chết. Socrates chết nhưng ‘sử xanh’ của ông để lại cho thế gian vô bờ bến; bởi nó nối tiếp ngàn sau như ‘gia tài của mẹ để lại cho con’. Chớ không để lại ta-bà-hùm-bà-lằn. Là ở chỗ đó!

Socrates đam mê nghệ thuật điêu khắc đã từ lâu, về sau ông đoạn tuyệt tất cả với những gì ông làm được đều dành cho vợ con để dấn thân vào con đường triết học, kể cả việc đến trường hay viết lách. Sở dĩ chúng ta biết được những bước thăng trầm trong đời ông qua truyền khẩu và kể lại từ học trò của ông -phần nhiều từ Plato- Coi đó như là bi thảm và bi kịch của một thời –and the tragedies and comedies of the time. Tuồng như Socrates là nạn nhân của xã hội mà ông phải đối điện. Lý thuyết của ông trở nên hùng biện với triết học ngày nay. Cái sự cao qúy nơi con người Socrates là chối bỏ tiền bạc đến từ mọi nơi và không bao giờ hứa hẹn những gì hiểu biết nơi mình hoặc một thành quả đã làm nên. Ông ra đi với những bước chân âm thầm ngày và đêm như một kẻ khất thực, nói những gì không ngoài mục đích cải hóa với mọi người, không màng lợi danh chỉ xin đời bữa ăn độ nhựt, ông biến mình như kẻ vô gia cư, vô điạ táng (homeless-man) giữa chốn chợ đò -hình như đời cho Socrates điên vì loạn não?- Có thể điều đó sẽ xẩy ra. Thực sự Socrates dẫm chân vào bước đường đó là bước đường của trí thức đứng trước tình huống của xã hội: -Socrate không tham vọng thành danh dưới mọi hình thức ngay cả việc ngợi ca. Socrates cho là phù phiếm mà chỉ mong đạt được ở lòng dân (con người). Thái độ đó nói lên tính ‘hùng tráng’ của người trí thức trước hiện tình.-Socrates didn’t care for material goods or well-known scholar and instead devoted himself to the cultivation of the soul through virtue. Nhìn vào tư duy đó cho chúng ta một nhận thức sâu xa về chức năng, nhiệm vụ của người cầm bút; đó là nghĩa vụ, là sứ mệnh văn nghệ của hôm nay và mai sau; nếu không thực hiện những lý tưởng đó thời chỉ là kẻ cầu danh là nghịch lý tư duy của Socrates. Nhớ cho: văn chương triết học không còn là lý thuyết hay khuynh hướng một chiều mà nói lên nét đẹp của tâm hồn, đúng thực chất của triết học đề ra để mang lại cho những thế hệ nối tiếp; chắc chắn nó sẽ tồn lưu nhân thế.

Socrates tìm đến những bộ tộc hay những nhóm người để thảo luận và đúc kết những gì về phẩm hạnh, đạo đức mà ông đã đề ra như một lý thuyết, điều đó ông đã nỗ lực để cải thiện cho con người hướng tới thiện hơn xấu là hướng tới những gì phải lẽ đạo làm người; từ chỗ đó về sau đời gọi là phương thức Socrates (Socrates method), một phương thức được áp dụng trong mọi tầng lớp xã hội, một phương pháp mà ngày nay gọi là hóa-trị (chemotherapy) để điều hòa trí tuệ, một lối giáo huấn có tính khoa học thực nghiệm. Socrates người biết phục thiện trước hoàn cảnh, ông lắng nghe và suy ngẫm những ý kiến từ mọi phiá với nhiều vấn đề khác nhau, nếu như có sự bất đồng ở chỗ kỳ quặc nào đi chăng ông vẫn hòa nhập và đã thông; cho dù bất đồng chính kiến. Socrates không vì thế mà nao núng trước mọi đối tượng của xã hội.

                                     ‘Socrates’ tượng đá cẩm thạch1880 by Leonidas Droris (ở the Acadey of Athens).

 

 Thế nhưng bên cạnh đó có một số người ghét bỏ hoặc từ khước những lý lẽ Socrates đưa ra và cho rằng những gì chứng tỏ quan điểm của ông như một tỏ bày của lòng tự hào. Socrates hiểu tâm lý của con người luôn luôn chủ quan ở chính mình, ít khi thừa nhận mà là ám thị tự kỷ, sự lý đó đã gây ít nhiều trên con đường ‘hành đạo’ của ông. Cuối cùng; Socrates đẩy vào thế bí và cho lý thuyết có tính cách ‘chống lại’ ý dân và lòng người…Nhà nước Athenian cho ông một chọn lựa: giữ im lặng ra đi (không rao giảng hay truyền thuyết) hay là tự sát bởi thuốc độc. Socreates không thể ngậm miệng trước hoàn cảnh bi đát và nhiễu nhương của xã hội bấy giờ. Socrates chống lại điều kiện đó –Ông chọn cái chết. Cho vừa lòng dân.

Socrates nghĩ gì và dạy những gì? Ông nêu cao tinh thần đức hạnh mà con người sống bên nhau. Bởi; Socrates không bao giờ viết xuống cái ý tưởng của tự mình, không mượn tiếng ngợi ca mà đã có quá nhiều lý lẽ chính đáng về cuộc đời và tư duy triết học của ông. Hẳn nhiên Socrates để lại một di sản qúy báu đó là tiếng nói đem đến cho chúng ta về sự lý cuộc đời đang sống. Socrates nhấn mạnh vào điểm này cho một cá nhân: ‘Gnothi se afton / Know thyself’ như là tự-thức một cách sâu lắng về việc này đến việc nọ. Khi thốt ra như thế đã làm cho nhiều người cho là lời nói có tính chất ngữ điệu; mà là mệnh lệnh để hiểu ý nghĩa một cách sâu xa hơn là nghe qua rồi bỏ. Lý do để hiểu câu nói đó: chữ nghĩa bình dân dễ thông đạt, nhưng; nó nó có một hành động ở con người như lời tỏ bày; nếu người ta thực sự không hiểu trọn vẹn ý nghĩa của nó thời coi như lời nói vô bổ, vậy thì cái nghĩa của nó là: ‘Gnothi se afton’/ to know yourself’ là chân lý làm người. Giải cái sự này cốt để đả thông tư tưởng: - Một người mà người biết ở chính mình thì số người đó coi như có ý thức về sự hiện hữu tồn lưu; thời tác năng và hiểu biết khác coi như tốt đẹp –A person who knows himself is someone who is truly conscious of his existence and actions and understands others as well. Còn không cứ vòng vo tam quốc, ấm ớ hội tề đi tới cái thế chẳng đặng đừng là thừa nhận không suy tư tức là thừa nhận ẩu; thì Socrates thốt ‘Gnothi se afton’ để làm chi cho hoài công sở học mà bấy lâu nay ra sức rao giảng đạo lý ấy. Khổ thay! một số người chưa phân định tốt, xấu một cách minh bạch, chỉ mang nặng định kiến hơn thua của ‘người biết quá nhiều / the man who knew too much’, nhưng; chẳng biết chi-mô-răng-rứa.Vì vậy; đời muốn dìm Socrates xuống vực thẳm, càng chìm sâu lại bùng lên cao; biết vậy ông chọn cái chết cho vừa lòng dân. Hiểu ra thời đúc tượng để thờ. Ấy mới gọi là thói-đời.

 

Vậy thì những gì chúng ta tiếp thu được là khám phá cho một trong hai thói tính của tốt và xấu (good and evil) chúng ta phân biệt được tức chứng minh được năng lực hiểu biết để xử thế một cách dứt khoát còn nói ‘thế thời thời phải thế’ là tiếng nói của buông xuôi, ở đây; là một nhận thức hiểu biết quyết liệt. Một câu nói khác của Socrates rất kinh thiên động điạ cho những con người tự hào, những con người tham vọng, tham danh thời tất cái sự đó gọi là rỗng tuếch mà phải đạt tới cái chân phương của nó: ‘En oida oti ouden oida / I know that I know nothing’ hiểu biết là chưa biết chi-mô-răng-rứa thời nói để làm chi hay đó là một sự khoe tài? -Không! cái đó là cái thùng rỗng không có chi trong đó cả. Nhưng; để phanh phui cái nghĩa siêu lý của nó. Người Hy Lạp dịch câu ngạn ngữ đó rất gần ngạn ngữ của ta: ‘biết một chưa biết mười / I know one thing, and; that is that I know nothing’ qua câu thơ để lại: ‘hồng hồng tuyết tuyết / mới ngày nào chả biết cái chi chi’ (Nguyễn Khuyến). Thành thử Socrates lý giải rất cụ thể những gì thuộc hướng đi của mỗi con người trong chúng ta. Theo thiển ý (tác giả bài này): Không có nghĩa rằng Socrates không biết chi-mô-răng-rứa, nhưng; đó là điều không biết hết mọi thứ một cách tuyệt đối, chắc chắn tư duy đó có thể cảm nhận một cách yên tâm về những gì là hiện hữu của sự hiểu biết. Kỳ thực; Socrates tiếp tục khám phá tận cùng ở chính ông và hiện thực cuộc đời mà chính ông vẫn chưa biết chớ đừng nói người đời không biết.Ông nhấn mạnh ‘to know yourself / biết ở chính mình’ là nhận thức đầy đủ ý nghĩa của nó. Dòng tư tưởng này tương tợ triết lý Đông phương cái mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói: ‘Tôi không nói một lời nào về Pháp giới trong suốt cuộc đời hành đạo’ –This train of thought is similar to Eastern philosophy wherein Buddha Sakyamuni  said: ‘I hanen’t taught any Dharma in this lifetime’. Thế đấy!

Dựa vào đó Socrates không nói hay viết một lời nào ở chính mình; vì đã có quá nhiều tích lũy vào đó về cuộc đời và triết thuyết đã đưa ra. Và; chính ông đã giả từ tất cả, không màng tới thực hư của cải vật chất để đi vào cõi không như những gì đã mong ước. Dẫu đạt tới hay không nhưng chính bản thân Socrates đã hiến dâng trọn vẹn những gì khai phá cho một lý thuyết làm người đúng nhân cách và những gì thuộc tâm thức đạo lý để đi thẳng vào đời. Kinh qua hằng thế kỷ lý thuyết đó vẫn được xem là trọng ./.

 

 (ca.ab.yyc. hạ nêu. Kỷ Hợi 12/2/2019)

 

SÁCH ĐỌC: ‘The Last Days Of Socrates’ by Plato. Penguin Books USA, England, Canada, Australia 1993.

 

                                                                                            

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1952
Ngày đăng: 18.02.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Milano – Sài gòn đang về hay sang? - Hà Thanh Vân
Trương Văn Dân & Elena Pucillo Truong- tình yêu và khát vọng nguồn cội. - Cao Thị Hồng
Nỗi day dứt “Trong Milano Sài Gòn đang về hay sang? " - Nguyễn Thùy Hương
Xuân tượng trưng – tuyên ngôn của thi sĩ rút hết Tinh Huyết cho thơ - Chế Diễm Trâm
Hoang đường và tâm lý giữa Freud và Jung - Võ Công Liêm
Khi ngụ ngôn của E Dốp thành thơ - Nguyễn Hiếu
Mưa vẫn dài rơi trên bàn tay nhỏ dưới mưa - Đặng Châu Long
Trương Văn Dân: Người tìm lại một nửa linh hồn - Đỗ Trường
Tư tưởng phản kháng hay phản kháng ngu xuẩn - Võ Công Liêm
Từ sông Po đến sông Côn và sự hợp lưu văn hóa Đông – Tây trong sáng tác của ElenaPucillo Truong* - Trần Hoài Anh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)