TRANH VẼ: ‘Người đàn ông ngậm vố / Piper-man’ Khổ: 13” X 18” Trên giấy cứng (cardboard) Acrylics+House-paint. Vcl# 2013.
Là thứ văn chương ra khỏi những ước lệ, ra khỏi những gì gọi là từ chương tích cú, ra khỏi những rập khuôn, những ‘thói đời’ của thứ văn chương tàn tích cổ lỗ sĩ nghĩa là xưa sao nay vậy, đặc đâu ngồi đó; biến dạng dưới hình thức nô lệ chữ nghĩa. Trong số ‘tệ đoan’ đó điển hình là tiểu thuyết, không còn thấy một thứ tiểu thuyết mới (mặc dù đã hô hào từ thế kỷ qua). Thế nhưng đường lối chủ trương viết văn không đổi mới tư duy, hay cần có một cuộc cách mạng văn hóa đúng nghĩa để ‘có mới nới cũ’, để thấy ở đó một tư duy sáng tạo tư tưởng và ngữ ngôn, để hòa điệu vào nhịp sống đương đại mà bấy lâu nay nằm trong bùn lầy nước đọng và tiếp tục dẫm chân trên con đường của tiểu thuyết cổ điển, còn tệ hơn những gì của cổ điển; song hành có truyện ngắn, tản văn, tùy bút và những thứ văn chương tạp-pí-lù cùng một nhịp thở; trà trộn vào đó để phá hoại lý tưởng chủ nghĩa mà đời có lần ghép tội là ‘biệt kích văn hóa’…
Nếu nhận xét theo khách quan có thể cho là võ đoán của những gì có tính chất hư cấu tiểu thuyết (fictitious), tuy nhiên; vai trò của tiểu thuyết gần như ‘hình dung từ’ để cách hóa một sự thật sống thực như đời thường. Trọng tâm của tiểu thuyết còn mang lại một chức năng khác là lý giải sự lý như một truyền đạt (instruction) và nói lên (discussion) sự kiện; sự đó được trả lời vô tận qua hai vấn đề nêu ở đây: thích thú và nhận biết –The eternal answers to this question are two: enjoyment and understanding. Bởi; nó như thế này: từ khi thành hình ngữ ngôn con người đón nhận một sự hài hòa để theo đuổi từng phần trong trí tưởng phiêu du (imaginary adventure) và trí tưởng kinh nghiệm (imaginary experiences) mà cả hai thuộc về trí tưởng của con người. Tiểu thuyết gia phải dựa vào yếu tố đó mới thành hình cho một tác phẩm. Lấy từ kinh nghiệm nơi con người xuyên qua từng thế hệ khác nhau, có thể đưa tới những lý lẽ khác nhau để đả thông tư tưởng cho những gì xác thực: -đó là miêu tả (depiction) của trí tưởng kinh nghiệm, là cung cấp những gì thấu đáo minh bạch, là một lịch sử thực tế (the truest history) qua từng thời đại.Thí dụ: Những tác phẩm của Nam Cao (Chí Phèo) hay của Vũ Trọng Phụng (Số Đò/Làm Đĩ/Giông Tố) là tiểu thuyết phản ảnh con người và xã hội, hoặc của Hoàng Ngọc Phách (Tố Tâm) hoặc của Nhất Linh/Khái Hưng (Hồn Bướm Mơ Tiên/Đoạn Tuyệt/Gánh Hàng Hoa) là triết lý nhân sinh về tâm lý tình cảm và tập quán; là nét đặc trưng và điển hình qua mọi thời kỳ, những thứ đó nói lên mặt trái của con người; giữa hai bề mặt xã hội thượng lưu, phong kiến và kẻ cùng khổ bị chà đạp nhân phẩm.
Lý tưởng để thành hình tác phẩm là phơi mở mặt thực và khai phá những gì tận sơn lâm cùng cốc, những gì chưa ai biết dù là hư cấu đi chăng, nhưng được phân chia thứ loại một cách rộng lớn và đầy đủ gọi chung là văn chương vượt thoát (literature of escape) và văn chương lý giải (literature of interpretation). Đấy là cốt tủy để dựng nên tiểu thuyết hư cấu trong mọi hoàn cảnh của thời gian và không gian là tồn lưu nhân thế, có nghĩa là để đời chớ không phải viết cho có viết. Người viết tiểu thuyết cần có cơ bản mấy điểm chính để dựng truyện hay chuyện; ít nhất phải đi qua qui trình để xây dựng một bố cục đầy đủ của văn bản (plot), nhân vật, vai trò (character), đề tài (theme), quan điểm (point of view), thêm vào ký hiệu và ảo hóa (symbol and fantasy) để truyện hay chuyện sống động sát thực tế vừa sát cuộc đời. Tất cả cô đọng trong tác phẩm mà tác giả muốn nói đến. Đó là tổng thể để phân tích và đánh giá cho một tác phẩm đi đúng đường lối chủ nghĩa của văn chương hư cấu dù xưa hay nay.
Vậy thì; văn chương vượt thoát là gì?- là viết lên cái thuần chất trong sáng cho một thứ ‘trình diễn văn nghệ’; giúp chúng ta vượt qua được sự đả thông đồng điệu và mở rộng, đào sâu một cách sắt bén qua ý thức của cuộc đời mà chúng ta đang sống –Escape literature is that written purely for entertainment; to help us pass the time agreeably is written to broaden and deepen and sharpen our awareness of life. Ngoài ra văn chương vượt thoát là tách ra từ những gì của thế giới có thực. Sao thế? –vì nó cho ta khả năng tạm thời để quên đi những rắc rối, hỗn loạn tâm tư. Còn văn chương lý giải là dựng vào đó một hình ảnh chìm đắm để đi vào thế giới hiện thực. Nói chung; cả hai dạng thức cốt để lại một sự hiểu biết vững chắc hay coi đây là một thứ ‘hoà âm điền dã’ của văn chương mà thôi. Bất luận là viết lách dưới kiểu cách gì thật hay giả hoặc muốn tỏ bày ý tưởng sâu xa là chan hòa vào đó tính trung thực của nó, một phần dựa vào tâm lý của con người. Nhưng; nhớ cho: viết thẳng, viết đúng như cuộc đời đang sống là yêu cầu. Tuyệt nhiên; không nên thổi phồng hoặc ‘quá trớn’ mà làm cho truyện trở nên bí tỉ và những khi ‘đã đời’ quên luôn mình đang viết cái vô nghĩa (nonsense) vào đó. Vô hình chung ‘ông ơi tôi ở bụi này’ tức không giấu được tánh hư tật xấu, dù có pha trò hay mượn tiếng đời để phủ dụ vẫn lộ cái không thực của người viết văn. Viết là vận dụng trí tuệ đưa tới một sự lý trong sáng mới làm nên tác phẩm có giá trị; dù là đoản văn đi nữa phải xử sự một văn phong đúng nghĩa hơn là ‘hoa lá cành’ cho cái vỏ bề ngoài; mà cần ‘tốt gỗ hơn tốt nước sơn’ là đem lại sự thật chân chính của người viết. Bằng không gọi là ‘nhà văn’ cho có với đời chớ đi sâu vào lòng đất không thấy đá qúy mà thấy trống không (!).
Sự khác biệt giữa thực và giả không phải đặc nó trong sự vắng mặt hay hiện diện của một tư cách luân lý (moral) mà nó nằm trong sự kiện (in facts) của vấn đề, cố tạo để trở thành bi đát hơn (tragedy) hoặc có thể tác giả quá ảo tưởng (fantasize) vấn đề làm cho nhân vật không sống mà chết như cái chết tai nạn; là vô cớ. Thành ra một số tác phẩm gần đây người phê bình hay nhận định thường đuổi theo cái vỏ bên ngoài hoặc chủ đề gợi cảm mà quên nội dung bên trong; có bàn tới nhưng không sát thực tế, có dẫn chứng tâm lý nhân vật, nhưng; lại là thứ tâm lý cạn cợt, nhỏ nhặt không đặc thù cái sống động trong tác phẩm đúng nghĩa của tiểu thuyết: tình tiết (plot), nhân vật, đề tài và quan điểm. Nói cho ngay; phê bình gia chưa qua kinh nghiệm bình phẩm và đọc kĩ tác phẩm; tuồng như họ ‘cóp-pi’ lẫn nhau để viết lời bình. Tựu chung tác giả, tác phẩm, phê bình gia, tiểu thuyết gia cùng một ‘nồi’. Vì thế mà đứng lại; để rồi mượn tiếng ‘tuyên truyền’, đăng đàn diễn nghĩa từ Đông sang Tây; bởi chính bản thân chưa đạt yêu cầu. Tác phẩm có giá trị là ở thời gian chớ không phô trương. Sai lầm hoàn toàn! Đấy là tệ nạn của nền văn chương đương đại, không tìm thấy ở đó một thứ văn chương vượt thoát hay văn chương lý giải. Giữa văn chương vượt thoát và văn chương lý giải cả hai thứ đều có cái gần nhau của sự huyền ảo trong đó hơn những điều khác mà phải rõ ràng, dứt khoát; nghĩa là không che giấu, không ởm ờ, không điệu bộ (drama-queen) là làm sáng tỏ một vài khiá cạnh cuộc đời của con người hoặc cách thức hành xử -A story becomes interpretive as it illuminates some aspect of human life or behaviour; mà diễn tả tự nhiên và hiện hữu là chúng ta đang sống. Đấy là mục đích, cứu cánh (aim) để xây dựng truyện. Giờ đây; chỉ có hai loại văn sĩ của hư cấu và cũng có hai loại đọc giả. Một loại đọc giả còn non nớt và một loại đọc giả kinh nghiệm đầy đầu; cả hai cùng một trạng thái của tâm hồn là luôn đi tìm một thứ vượt thoát trong bất luận thể loại nào để hướng tới một cái gì mới lạ hơn đời thường, để được hài lòng như mong muốn hoặc thích thú hình ảnh của thế giới mới hoặc một vài hình ảnh hướng về mình để thỏa mãn sự sống.
Kỳ thực giữa người viết và người đọc có những khuynh hướng tương tợ, nghĩa là ưa nương vào cá thể mình hơn (flattering) tợ như nuông chiều, nịnh bợ, nhưng; ngược lại những đọc giả ‘già giặn’ thì cho đó là lối viết theo dạng thần tiên ((fairy tales) không phù hợp với tuổi tác. Tuy nhiên; cũng tùy vào trình đô, kinh nghiệm mỗi khi viết, nghĩa là vượt thoát hay lý giải trong tầm nhận thức của người viết. Quan trọng ở chổ là kinh qua từ sở học (chuyên môn hay nghiệp dư) Vì vậy; giữa đại học đường và đại học đời là một liên hợp ‘sống’ để thành ‘văn’; phù hợp trong mọi lứa tuổi và thời đại. Không đứng lại mà bung phá để tìm thấy vượt thoát và lý giải trong văn chương như một ngữ ngôn sống thực. Hư cấu là một biểu thị rõ ràng đã viết lên tất cả những gì trong đó –Significant fiction has been written with them all. Thế nhưng; vì nhu cầu nào đó mà ‘nhà văn’ quên mình đang đối diện với đọc giả. Đã đời con cóc vung vải chữ nghĩa có khi đùa cợt như hề, có khi mô phạm như nhà luân lý, có khi phân tích chính trị xã hội, có khi hứng bất tử đem chuyện bầu cua cá cọp vào truyện; đọc riết không thấy ở đó là văn chương lý giải. Cũng có thể nhà văn quen tay theo ‘style’ của mình cho nên viết không ngừng nghỉ cho kịp thời gian đưa lên mạng báo (chống gậy.tiviđen.ca). Vào xem; từ A tới Z, từ truyện/chuyện ngắn, tạp văn, tản văn, tạp-pí-lù…vẫn một luận điệu bỡn cợt, mạch văn lung lạc với văn phong ‘nghiệp dư’ không từ tốn, trật luật ‘tập làm văn’; gần như hứng tới đâu viết tới đó, như cách riêng của tác giả cốt mang lại những gì của dấu hiệu và châm biến (symbol and irony) hay đưa tới một ảo giác dị thường (fantasy); rặt ròng không thấy chi-mô-răng-rứa của ngữ ngôn văn chương. Nguy hại bởi dung dưỡng cái ‘vô ngạ’ đó mà làm hư một nền văn chương đương đại. Văn chương vượt thoát là một lý giải chính đáng mà người đọc yêu cầu. Cho nên chi viết là một đòi hỏi giữa tác giả và đọc giả trong một tinh thần vượt thoát để đi tìm cái mới lạ, thay vì phải ‘ăn cơm nhà’.Nói ra nghe như mất lập trường tư tưởng nhưng trong cái bộc phát (spontaneousness) bất thần đó đem lại một sự hào hứng đáng kể. Một kỷ nguyên mới giữa thế kỷ này không chấp chứa những gì quay đầu lui. Nietzsche nói câu này: ‘cái sự thúc đẩy nơi con người luôn luôn phải tự vượt mình: sáng tạo trong tinh thần đừng để mất mình, cái tôi hôm nay phải hơn cái tôi hôm qua và kém cái tôi ngày mai’. Có hai lý do: ‘quay đầu lui hóa thành tượng muối, nhìn tới mà đi thì thấy mặt trời’ (trong Thánh kinh Tân ước) Đó là đứng trên cơ bản triết thuyết nhưng đứng trên tinh thần văn chương (nói chung) là một vượt thoát trường kỳ và bất tận, đòi hỏi một sự sáng tạo vượt mức. Trong tinh thần củă tiểu thuyết mới là ‘phá thể’ theo khuynh hướng mới giữa phi thực và phi lý có nghĩa là nó trở nên một thứ văn chương siêu thực (chẳng những thi ca và hội họa) mà tùy nghi mô tả những gì chứa đựng tính trung thực giữa người và vật. Lý cái sự này trở nên khúc mắc; vì lẽ: người đọc thiếu kinh nghiệm đòi hỏi cái sự liên đới thiết yếu làm cơ bản trong cái thông tục nông cạn không đáng phải nói về những gì mới lạ thuộc tiểu thuyết –The inexperienced reader wants the essentially familiar combined with superficial novelty. Nhưng hiểu cho người viết phải ‘bẻ chữ’ để hoán chuyển một thứ ngữ ngôn (tuy giả tạo) nhưng phản ảnh được đôi phần trong một văn phong luân lý. Thế nhưng; đọc giả vẫn chưa hài lòng. Cũng là lý do lớn nếu phê bình gia đặc vấn đề. Do đó viết văn là vận dụng một ngữ ngôn hợp lý, hợp tình. Nhà văn là nàng dâu muốn khoe cái hình ảnh ở chính mình –flattering image of myself. Ngược lại; người đọc phải biết phân biệt phải trái, cái cần có và cái không cần có với một sự thỏa đáng sâu xa trong hư cấu; cái đó đánh đổi với cuộc đời đúng nghĩa hơn là dựa trên hư cấu với hình thức vượt thoát. Lý cái sự này nghe qua dài dòng, nhiêu khê lắm thứ cho một tiểu thuyết hư cấu, nhưng; phải tìm thấy cái lý chính đáng của tác giả trước khi hạ bút là việc làm cân nhắc, cân não hơn là tùy hứng; văn có lề thói của nó để dựng nên, thi ca là cảm hứng, bộc phát hay ‘bốc đồng’ mà thành thơ. Nói thế là chủ quan cho việc làm văn/thơ? -văn là xử lý ngữ ngôn qua một trí tuệ sáng suốt, vận hành vào đó một ‘lý thuyết’ chân chính giữa hư và thực, một cấu trúc và bố cục hoàn chỉnh để câu chuyện trở nên thuần chất nhân tính là vấn đề nêu ra trong truyện. -Thi ca là vận dụng ‘con chữ’ để huyền nhiệm hóa cho câu thơ. Hai khiá cạnh khác nhau hoàn toàn không thể so sánh; chớ kỳ thực trong văn chương vượt thoát cần cái không xoàng xĩnh hoặc sáo mòn –Escape literature need not be cheap or trite. Quả vậy! bởi; trong hư cấu là một giàn giao hưởng: nguồn cơn, bén nhạy, thấm thấu, tô điểm và ý tưởng cốt cách nghệ thuật (artistically contructed) có thể tạo cái sự tươi mát cho trí tuệ và tinh thần, bởi; nó để lại trong ta một tánh khí nông cạn hướng tới cuộc đời của những người thiếu kinh nghiệm, có thể bóp méo viễn cảnh hiện thực trong đó đưa ta về một ý niệm sai lầm và sai lầm ngay cả sự mong đợi. Cho nên chi đứng trên lập trường chính đáng là nhận biết. Vì vậy; vai trò người cầm bút là mong muốn đem lại yêu cầu nơi người đọc; với một tiết tấu dung thông giữa tâm lý và sinh lý trong mỗi con người mà sự lý đó giúp cho tác giả duy trì được một cuộc đời lạ lẫm khác đời, cung cấp vào đó cái sẳn có của mơ về mà đôi khi vượt quá giới hạn –sustain his fantasy life, providing ready-made daydreams in which he overcomes his limitation. Thực tình mà nói; tác giả muốn câu chuyện sống thực hơn là hư cấu ‘giả tưởng’ để đạt tới cái chính yếu của: xấu, tốt, thực, giả và những gì khốn khổ ngay cả cái đẹp đều hiện nguyên hình vào trong đó không những tạo sự thích nghi một chiều mà cần nhận biết giữa ý và lời mà nhà văn muốn nói tới.
Thử đặc vấn đề truyện/chuyện (novel/story) và bố cục/cấu trúc (construct/structure) đó là cái đích bao gồm chọn lựa để đi vào hư-cấu (fiction) và không-hư-cấu (nonfiction) cả hai được coi là cần thiết cho cơ sở của thông tin và ý tưởng; là một trong những thể loại được biết đến của thế giới ngày nay, là những gì thuộc văn chương vượt thoát và văn chương lý giải. Hư cấu được coi như một sự quân bình cần thiết; nhận biết của kinh nghiệm (a knowledge of experience) gây nên một cảm thức sống động của trí năng. Cứu cánh của truyện/chuyện, bố cục/cấu trúc là một liên hợp để thành văn, một nhận thức để phán xét hợp lý hay không hợp lý, và; từ đó phát sinh ra nguồn văn chương vượt thoát và văn chương lý giải một cách đúng đắng, không pha chế mà sống thực như cuộc đời đang sống và trở nên một thứ văn chương mới bất luận dưới dạng thức nào, nghĩa là không quay về những gì tàn tích cố cựu vốn đã có từ lâu ./.
(ca.ab.yyc. cuối 2/2019).
SÁCH ĐỌC: ‘Story and Structure’ by Laurence Perrine. Longman Canada Limited. Harcourt, Brace & World, Inc Canada 1966.