Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.210.511
 
Điêu khắc Mỹ
Võ Công Liêm

 

                 

    gởi:  phạm văn hạng

 

      Lâu nay mỗi khi nói đến văn học nghệ thuật, nhất là bộ môn mỹ thuật thường có khuynh hướng nhìn về phương tây nhiều hơn phương đông. Một cái nhìn chủ quan và coi như chuẩn mực để xác định cho một giá trị của trường phái nào đó, có lẽ; trong quá khứ lịch sử chỉ có một nền văn hóa độc tôn cai trị tư tưởng và tư tưởng đó lần hồi bị thấm nhuần vào tâm não; thậm chí trở nên khuôn thước, để rồi không có bước đi xa hơn hoặc mở ra một đường lối cho riêng mình, một sáng tạo mới nói lên được nhân tính và bản sắc dân tộc hoặc có chăng cũng nằm trong phép tắc của lề thói; tuy nhiên bộ mặt hội họa và điêu khắc ngày nay có những dấu hiệu rực sáng với cách nhìn riêng, nói lên được hồn khí của con người, hồn thiêng của đất nước, so sánh phương hướng đó; vẫn để lại những dấu vết tuyệt mỹ như những quốc gia khác đã đi qua nhiều niên đại trước đây. Giờ đây; gần nửa thế kỷ qua chúng ta đã tiếp cận với Mỹ châu, gần gũi trên mọi lãnh vực và thu thập những dấu hiệu tiến bộ của họ, đặc biệt văn học sử yếu Mỹ xem ra có những nét đặc trưng đáng kể, thiết tưởng cũng là điều chuyên sâu qua từng mảng khoa học khác nhau cho chúng ta và thế hệ về sau.

 

Điêu khắc Mỹ (The American Sculpture) một đặc thù văn hóa Mỹ quốc, nó được sắp xếp vào viện bảo tàng quốc gia, thuộc thủ đô nghệ thuật điêu khắc Mỹ, gặt hái thành công tốt đẹp như món quà dâng tặng qua một quá trình lâu dài -gần như  cả thế kỷ, thực như thế- cung cấp một cách thích đáng, hợp thời, một ghi nhận về bộ môn điêu khắc nghệ thuật. Chắc chắn là điều mong muốn và ngưỡng mộ cho một năng lực như  là một cái gì qúy giá, tốt đẹp, một thẩm quang về những gì họ đã làm nên cho thế giới điêu khắc Mỹ như đã tìm thấy khắp nơi trên đất nước của họ. The American sculpture in the Metropolitan Museum, gathered by gift and by purchase over a long period of years –almost a century, in fact- provides a fairly complete record of the art of sculpture in this country. In certain respects it affords as good a survey of what has been going on in the world of American sculpture as can be found anywhere. Có vô số tác phẩm điêu khắc đã sưu tập, kể cả những tác phẩm của người bản điạ (native-born) hoặc những sắc dân khắp nơi đã trở thành công dân Mỹ. Đây là một tích lũy lớn lao và những đổi thay khác nhau qua từng thời kỳ; với nhiều bàn tay và óc sáng tạo góp lại để làm nên những mỹ thuật điêu khắc; được sắp xếp trong một tỷ lệ kể từ những anh hùng lịch sử cho đến những tác phẩm cở nhỏ đồng đúc hoặc gỗ chạm, diễn tả qua từng thể loại, kiểu dáng tân cổ điển Ý-Đại-Lợi đã có trước ở thế kỷ thứ 19 để từ đó biến thể qua dáng (manner) trừu tượng như ngày nay; dĩ nhiên là cùng một cứu cánh để tạo ra phẩm vật cách riêng, chớ không bao giờ nhìn vào cái thỏa đáng đạt được của nó mà nhìn vào cái trạng thái của một tác phẩm lớn dành cho nghệ thuật. Nói cho ngay; những nghệ nhân đã nổ lực hoàn thành công trình sáng tạo của mình như lời nói gián tiếp để gìn giữ và bảo vệ bộ môn điêu khác Mỹ được lâu dài và có một giá trị tương đương như những người đi trước. Ấy là dữ kiện mà ta tìm thấy trong nghệ thuật điêu khắc Mỹ. Bao nhiêu tác phẩm có trước đây hầu hết là những kiệt tác (masterpieces), nhưng bên cạnh đó mất đi tính quản lý trong việc truyền thông, chưa được phổ quát rộng rãi hoặc đương đầu với những đổi thay thời sự và thói tính ưa phê bình hơn là xây dựng làm cho điêu khắc Mỹ cuốn theo đám mây mờ; may ra chỉ còn lại một sự say mê của giới chuyên nghiệp nghệ thuật hưởng ứng, cổ vũ tích cực trong hạng thứ cực tính (extremely) nhỏ mà thôi; cho nên đánh giá nghệ thuật điêu khắc thời ấy vẫn trong giai đoạn tiệm tiến, muốn thành hình có mức độ, cần phải có con mắt điêu khắc mới nhìn suốt được cái giá trị vật chất cũng như tinh thần của điêu khắc gia; về mặt nầy điêu khắc Mỹ phải chịu đựng một thời gian lâu dài mới mong khắc phục được con mắt thưởng lãm nghệ thuật và nói lên giá trị tuyệt đối của nó.  Nhiều tác phẩm điêu khắc ở thế kỷ thứ 19 thường để lại những hoài niệm lớn lao, kể cả văn chương hoặc được liệt kê vào lịch sử và được xem như tác phẩm đương đại . Trong lúc đó điêu khắc Mỹ xuống cấp thấy rõ, bởi họ nhìn điêu khắc, tạc tượng là món đồ qúy giá được trình bày cho việc trang trí nội thất; ít nhất cũng hơn 50 năm sau điêu khắc Mỹ mới vương lên được dưới nhãn quang của văn học nghệ thuật.

 

Mẫu mực đầu tiên của điêu khắc Mỹ và cũng là một trong những điêu khắc gia đầu tiên, được tuyển chọn vào Viên bảo tàng Quốc gia là tượng đá cẩm thạch ‘California’ của Hiram Powers vào năm 1875 và được xếp vào hàng nghệ thuật Hoa kỳ. Đầu thế kỷ thứ mười chín (tk 19) Mỹ có tượng đá cẩm thạch của điêu khắc gia Powers. Powers theo học và sống ở Ý. Lần thứ hai đến Ý cùng một trong ba nhóm lớn và lần thứ ba đến Pháp học điêu khắc đồng (bronzes) vào thập niên cuối ở thế kỷ thứ mười chín và lần sau cùng ông học tập với những nhà điêu khắc đương đại. Hiram Powers được xem là nhà điêu khắc lớn của Mỹ. Và từ thời điểm 1870 đến 1920 đã có một số nam, nữ Mỹ đến học và huấn luyện ở trường  Mỹ Thuật Ba Lê (École des Beaux Arts) Paris. Tiêu chuẩn được chấp nhận cho một số học viên  Mỹ thời ấy; giữa 1855 và 1914 trên dưới một trăm sáu mươi(160) điêu khắc gia Mỹ, khao khát được chiếu cố cho tham gia trình bày những tác phẩm của họ ở nơi có tao nhân mặc khách (Salon) thì mới đánh giá được tác phẩm của họ; điêu khắc Mỹ gặp phải hoàn cảnh khó khăn để làm quen thị giác quần chúng, vì thế những điêu khắc gia vận dụng mọi sở năng để làm sao có chỗ đứng vinh quang cho bộ môn mỹ thuật nầy. Hiện nay có hơn ba mươi(30) hoặc nhiều hơn nữa với những tác phẩm khác nhau đều được chọn để đưa vào Viện Bảo Tàng Quốc Gia Mỹ, đây là buổi triển lãm đầu tiên về điêu khắc Mỹ. Và sau đó một số nghệ nhân điêu khắc nhận bằng khen hay truy tặng Huy Chương Danh Dự Đề Cao (Honorable Mention) nhờ đó mà loé mắt giới thưởng lãm. Trong buổi triển lãm đó có một trong hai vị nhận Huy Chương Hạng Hai (Medal of the Second) và Huy Chương Trường Phái Hạng Ba (Medal of the Third Class).

 

Phòng trưng bày điêu khắc năm 1880 có những tượng đáng chú ý: Tượng bán thân Farragut của Saint-Gaudens. Năm 1886 có ‘Người Hùng Biện Trẻ’ (The Young Sophocles) của John Donoghue. Năm 1887 có tượng đồng ‘Con Gấu Bụi Đời-Tamer’/The Bohemian Bear-Tamer’ của Paul Barlett…Kể từ thời điểm 1880 cho đến nay điêu khắc Mỹ đã cho ra đời nhiều tác phẩm độc đáo dưới mọi thể loại khác nhau, người, vật, tĩnh vật, động vật, trừu tượng;  pha trộn những chất liệu khác nhau, cẩm thạch trắng, đen, đồng, kền (nickel) mạ sắt (chrome) đá, gỗ…và nẫy sinh nhiều điêu khắc gia với những sáng tác mới kể cả trừu tương thể và nhiều mô hình biến thể vượt ngoài tầm nhìn của điêu khắc. Đó là những dữ kiện đáng kể cho việc tuyển chọn về điêu khắc Mỹ là để nói lên cái nhìn tuyệt đối cho một thứ nghệ thuật sáng giá, một sự đánh đổi qua năng lực sáng tạo cũng như tìm kiếm chất liệu mới cho điêu khắc Mỹ. Ở bài viết nầy không thể phơi bày trọn vẹn hết tài năng của những điêu khắc gia cùng lúc; mà ở đây chỉ dành một cái nhìn tổng quan và đánh giá mặt thật của điêu khắc Mỹ từ giai đoạn bắt đầu cho tới ngày nay và từ đó điêu khắc Mỹ có một chỗ đứng vững vàng trong một đô thị bảo tàng nghệ thuật Hoa Kỳ. Cũng đủ nói lên được sự kỳ diệu do những nhóm người hay một vài nghệ nhân đơn độc qua tác phẩm của họ; cho ta một tương quan về những con người kỳ bí khó hiểu (obscure-man) như trường hợp của Olin Warner cùng một số bè bạn  đã  bày tỏ  qua chân dung bán thân của họ là ít nhiều ảnh hưởng cổ La Hy. -một quan điểm mà gần như đưa tới cái điều không thể hiểu thấu một cách trọn vẹn qua điêu khắc ngày nay…

 

Với những sưu tập khác về điêu khắc ‘đồng’ qua 19 tác phẩm của Augustus Saint-Gaudens.Mà người ta đã dày công nhiều năm để phân định một số điêu khắc của ông là có vị trí xứng đáng và được chính thức thừa nhận trong Nghệ thuật Mỹ (American Art) và được coi là một trong những điêu khắc gia vĩ đại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn sản sinh ra nhiều nghệ nhân điêu khắc khác cũng làm nên lịch sử nghệ thuật Mỹ với những điêu khắc nổi tiếng như Frederic Remington, một lợi hại khác của Remington là sức chịu đựng, kiên trì làm việc là một trải rộng lòng nhiệt tình dành cho  vùng đất hoang vu miền viễn tây nầy (Wild West) đó là đối tượng của vấn đề điêu khắc Mỹ -giữa mục đồng và dân bản điạ- (cowboys and Indians). Phân tích về những sưu tập điêu khắc là vấn đề chủ lực phóng vào một thứ ánh sáng rực rỡ cho bộ môn điêu khắc, một lợi ích cho điêu khắc gia cũng như những nhà bảo trợ họ. Hiển nhiên đó là việc làm có ý nghĩa quan trọng cho lãnh vực điêu khắc Mỹ và đó cũng chưa hẳn là điều làm cho ta ngạc nhiên về khám phá đó; cái trọng yếu cho vai trò điêu khắc là tạo vật có giá trị vừa có tính lịch sử, vừa có tính nghệ thuật cho nhân loại ngày nay và một điều khác nữa là sưu tập một số tạc tượng chân dung đáng kể; có hằng trăm hoặc hơn nữa về chân dung, mà cái chính là dành vào việc học tập và tìm hiểu qua từng nhân vật. Hai phần ba chân dung thường nghiêng về đàn ông nhiều hơn. Trong số đó có chừng mười ba (13) là nghệ sĩ, số còn lại là những danh nhân lịch sử, chính trị, xã hội và khoa học gia, theo sau đó có một ít danh nhân phụ nữ như Susan B. Anthony cho tới Anna Pavlova. Danh nhân lịch sử như Tổng thống A. Lincoln. Tổng thống A. Jackson. Những anh hùng nội chiến Nam Bắc ; Tướng Sherman, Tướng Hancock, Tướng P. Kearny và Đề đốc Farragut.

Một số tượng đồng cở nhỏ được coi là vật phẩm qúy ngang hàng với những thứ kim hoàng khác như tượng của Pavlova của Afred Lenz. Mặt khác về tượng súc vật cũng dành những giải thưởng cao qúy cho trường phái nầy.

(X)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong thời gian mười lăm, hai mươi năm sau, có nhiều điêu khắc sưu tập đã gây sôi nổi thêm cho điêu khắc gia, đặc biệt những điêu khắc gia đương đại, họ làm ngơ những tác phẩm cẩm thạch trắng và đen, đồng và sắt mà trước đây cha ông họ đã đi qua; giờ với một bề dày kinh nghiệm, những nghệ nhân điêu khắc xây dựng bằng một mô thức khác, tân kỳ và hiện đại hơn. Chính yếu tố đó cho ta một tư duy khác, mới lạ để tìm thấy cái kỷ năng sáng tạo của điêu khắc qua mọi thể cách của nó, tạo một cảm giác mới lạ qua chất liệu nhào nặng chất dẻo (plastic) và chạm trổ trên đá qúy (glyptic) một mô thức không phải là mơ mà thực của Powers và Saint-Gaudens.

Viện Bảo Tàng Sưu Tập Điêu Khắc Mỹ là đại diện đứng ra chọn lựa công bằng, hợp lý những tác phẩm điêu khắc của các nghệ nhân là hoàn toàn vô tư và nghiêm chỉnh, mà trước đây có nhiều hội đoàn đứng ra thành lập hội điêu khắc để đánh giá tác phẩm của họ, Tất cả những tặng phẩm điêu khắc đều đem ra khảo nghiệm về giá trị chất liệu cũng như giá trị sáng tác qua việc thẩm tra của những điêu khắc gia nổi tiếng như John Quincy, Adams Ward là một trong những vị sáng lập và là những vị thẩm sát Viện Bảo Tàng (Trustee of the Museum). Từ năm 1885 đến 1896 đặc dưới quyền cai quản của người phụ trách viện bảo tàng. Hồi đó toàn quyền cai quản viện bảo tàng dưới quyền của giáo sư Isaac H. Hall và về sau tiếp nối thừa kế quản thủ viện như đã làm.

Ngày nay điêu khắc Mỹ nằm trong đơn vị  thuộc viện khoa học nghệ thuật Hoa Kỳ.

 

                                                                    *

 

Rồi từ đó điêu khắc Mỹ như bước nhảy vọt. Cuối thế kỷ mười chín (tk19) nghệ thuật Hoa kỳ thật sự hiện hữu giữa Đông và Tây. Bộ môn điêu khắc không ngừng hoạt động , kéo theo nhiều điêu khắc gia nam nữ như một cuộc trỗi dậy thời hậu thế chiến Hai. Sau cơn chấn động hoặc tân-tự-do (new-freedom) của cuộc chiến đã biến đổi hoàn cảnh, mở đường và đánh dấu nghệ thuật : Hiện sinh và Trừu tượng (The Existential and the Abstract) Điêu khắc Mỹ thật sự  dấn thân để nói lên sự hiện diện của họ, một tầm vóc của thời kỳ đương đại. Trong số điêu khắc gia Mỹ, phải nói đến một vài vị điêu khắc thuộc trường phái Trừu tượng, một hình ảnh mới lạ đưa điêu khắc Mỹ vào một tầm nhìn rộng lớn của thế giới điêu khắc. Lề thói của những con người bi quan không thể áp đặt vào bất cứ lý sự gì về cái cung cách thuộc Trường phái Ấn tượng Trừu tượng của điêu khắc Mỹ cả, mà phải nhìn qua những tác phẩm của David Smith, Tony Smith, Mark Di Suvero và Jonh Chamberlain –Postwar sculture drew its own highly original consequences from the classical modernism of Gabo, Picasso and González / Thời hậu chiến của điêu khắc Mỹ đã thu hút một số lượng nguyên bản với một giá trị sáng giá và có tầm ảnh hưởng sâu, một kết quả cụ thể từ trường phái hiện đại cổ điển của Gabo, Picasso và González.

Theo ý của những nhà điêu khắc đương thời, bước tiên khởi của họ là chấp nhận bước đi của Hans Arp và Henry Moore. Arp nói: ‘Chúng tôi không đi lùng kiếm để bắt chước cái tự nhiên đó…chúng tôi muốn sáng tạo, tợ như cấy hạt giống, và điều đó không cho là bắt chước’ ( We do not seek to imitate nature…we want to create, as the plant creates its fruit, and not to imitate) Điêu khắc trở thành cái gì dễ tiếp nhận nhất, một cái tương quan phát triển, một năng lực, một cơ cấu hợp lý; nhưng đây không phải là hình thức qua từng nhóm hoặc kiểu cách nào đó, nhưng ở đây là cơ bản bao quát (broad-based), chuyển động đó là chuỗi phát sinh ra những điều mới lạ hơn. Một kiến trúc thiết kế, một khuynh hướng siêu thực cho một thứ nghệ thuật sau thời chiến, một con đường mở mang phát tiết ở bên kia bờ Đại Tây Dương.

Ở Mỹ; điêu khắc được coi như là định hướng nghệ thuật, không thể thiếu vắng trong văn học nghệ thuật Mỹ, điều đó không hẳn thế mà phải chờ vào những năm sau đó. Qua điêu khắc của David Smith và Tony Smith đã làm một sự chuyển hướng để có hệ thống mẫu mực hơn. Cùng thời có  Jonh Chamberlain, Jonh đã xử dụng vật liệu phụ tùng xe uốn ép, đắp lên mô hình; còn Mark Di Suvero thì dùng những đòn sắt lớn tựa vào nhau để tạo hình thể. Điêu khắc Mỹ ở thập niên năm mươi (50’s) là một bung phá sáng tạo mãnh liệt nhất cho tới thập niên sáu mươi (60’s). Nói chung lịch sử nghệ thuật luôn luôn là nguồn sáng tạo phát sinh theo thời gian và niên đại. Điêu khắc gia Mỹ David Smith có thể thảo luận một cách dễ dàng như người đã gặt hái thành công về những kiến trúc điêu khắc thép, sắt như những điêu khắc của P. Picasso. González và A. Calder hay những bậc sư phụ của‘Tiểu Phẩm Chủ Nghĩa’ (Minimalism) điêu khắc. Ở đây chúng ta để tâm vào một năng lực xử dụng hình dáng điêu khắc trong lối dùng lửa hàn (welding torch) qua cách thức diễn tả của D.Smith ở thập niên năm mươi(50’s). Chính lúc nầy; điêu khắc của Smith chắc chắn có một sự tiếp cận gần gũi, tác động đến tranh của F. Kline và W. De Kooning. Riêng ở đất nước Hoa Kỳ đã coi David Smith như một anh hùng huyền thoại của nghệ thuật đương đại. Ông là  điêu khác gia Mỹ đầu tiên  tạo được đường nét của trừu tượng (gestural abstraction) vượt hẳn những nhà điêu khắc đương thời sau thời hậu chiến của trường phái siêu thực và tiểu phẩm nghệ thuật.

-Điêu khắc của David Smith được xây dựng trong một bố cục giản đơn, thường ảnh hưởng vào nghệ thuật tiểu phẩm (Minimal Art). Smith cố giữ ý niệm về một bố cục có chiều sâu hơn là thể hiện sự vật qua điêu khắc.

-Tony Smith thì lại khác xây dựng điêu khắc qua một mô hình to lớn, qua một thể cách biến đổi như một kết tinh thể (crytalline), một hợp chất lóng lánh thể lỏng (octahedra) khởi từ 1959 và về sau nầy chúng ta bắt gặp những ảnh hưởng đó qua tác phẩm điêu khắc của Donald Judd và Sol LeWitt.

-Barnett Newman lại xây dựng qua mô thức siêu hình cổ điển có một chiều sâu nặng màu sắc thuộc lãnh vực hội họa (Color-Field) Năm 1967 tạc phẩm của Newman thiết kế như bia dựng đứng, qua tạc phẩm: Tháp Bia Gãy (Broken Obelisk).

 

                                                                       *

Tượng trưng vài ba điêu khắc gia Mỹ là chứng minh con đường điêu khắc của họ, là những kẻ thực sự thừa kế sự nghiệp và đây là những tác phẩm điêu khắc sống thực là một chuyển đổi từ tất cả những quan niệm về tổ phái (totemism) và phái thẳng (verticalism) mà quan niệm đó đã đưa chúng ta nghiêng hẳn về những gì mà họ đã thực hiện như một thứ nghệ thuật chỉ là tầm cở nhỏ và tạm thời. Không! đó là cái nhìn không phải nghệ thuật thẩm mỹ đối với điêu khắc, bộ môn nầy thể hiện một năng lực đầy trí tuệ dành cho nghệ thuật; trong mỗi tác phẩm đều chứa đựng tính triết học nhân sinh dù được mô tả qua hình thức người hay vật, vượt qua một quá trình nghiêng cứu, học tập  để đưa điêu khắc Mỹ vào thế giới siêu hình và trừu tượng như một số nghệ nhân đã thực hiện. Điêu khắc Mỹ ngày nay không còn là hình ảnh thuở xa xưa mà là cả một hình ảnh vĩ đại của thế giới điêu khắc ngày nay. Nên chiêm ngưỡng những kỳ bí nầy ./.

(XX)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  (ca.ab .yyc. 30/4/2012/. Hiệu đính/Nhuận sắc. ngày 20/3/2019)

.

SÁCH ĐỌC:

-  American Sculpture . Sách bị hỏng 70%; không rõ tác giả và NXB. Ở trang sau: ’In lần đầu tháng 4/1965 với 3500 cuốn’. USA.

-  Art of the 20th Century : (Sculpture: Metamorphoses of Modern Sculpture –P.107) TASCHEN 2000.

-   Art news magazine 2000/2010

 

# Hình Trong Bài sưu tập vcl :

 

(X) (Từ trái qua phải) :

* “Califor nia” 1850 by Hiram Powers. Thạch trắng /Marble. Cao 71’(H).

* “Abraham Lincoln” 1914 by Leonard Wells Volk. Đồng/Bronz. Cao 20-3/4’ (H).

* “The Wounded Bunkie/ Tải Thương Binh Bunkie” 1896 by Frederic Remington. Đồng/Bronz 21’3/4 (H)

.(XX) (Từ trái trên và dưới)

* “ Tanktotems II (Sounding) Bánh Xe Chứa Tổ Vật II (Âm thanh) 1952 by David Smith . Sắt và Đồng /Steel and Bronz. Cao 80-1/2 inch (H).

* “ Broken Obelisk /Tháp Bia Gãy”1963-1967 by Barnett Newman. Sắt/Steel. 7.75cmX 306cmX306cm.

(XX) (Từ phải trên và dưới)

* “Bec-Dida Day/Ngày Bec-Dida”1963 by David Smith. Sắt,Tráng Nhựa Màu/Steel,Polychromiert. 230cmX 150cm . Đường kính 47.5cm.

*  “Moses/ Luật Kinh Moses” 1968-1970 by Tony Smith. Sắt/Steel 518cm X 434cm.

 

Chú Thích: Những danh sĩ trong bài từ đầu trang đến cuối trang.  * B (Sanh) D (Chết) F (Phái nữ)

      -      Hiram Power (1895-1873). B. Woodstock;Vermont D. Florence (USA).

  • Augustus Saint-Gaudens (1848-1907) B. Dublin.Ái Nhĩ Lan.D. New Hampshire. (USA)
  • Jonh Talbott Donoghue (1853-1903) B. Chicago.D.Hamden. Connecticut (USA)
  • Paul Wayland Bartlett (1865-1925) B. New Haven, Connecticute .D. Paris(France)
  • Olin Levi Warner(1844-1896) B. Suffield, Connecticut.  D. New York (USA)
  • Frederic Remington (1861-1909)B. New York. D. Connecticute(USA)
  • Susan B. Anthony (F) (1820-1906) B. Rochester, New York. D New York (USA)
  • Anna Pavlova (1885-1931) Vũ nữ Nga. Được M. Hoffman tạc bằng sáp màu.cao 15-1/2’ 1924. 
  • Alfred David Lenz (1879-1926) B. Wiscosin. D. Havana Cuba.
  • Jonh Quincy Adams Ward (1830-1910).B. Urbana. D. New York (USA)
  • Malvina Hoffman (F) (1887-1935)  B. New York (USA)
  • Leonard Wells Volk (1828-1895) B. New York.D.Chicago (USA)
  • David Smith (1906-1965) B. Indiana D. Albany New York (USA)
  • Tony Smith (1912-1980) B. New Jersey. D.New York (USA)
  • Mark Di Suvero (1933-    ) B. Shanghai (China)
  • Jonh Chamberlain (1927-   ) B. Indiana (USA)
  • Gabo Naum (1890-1977) B. Russia. D. Waterbury Connecticute(USA)
  • Pablo Picasso (1881-1973) B. Málaga(Spain) D. Mougins (France)
  • Alexander Calder (1898-1976) B. Philadelphia  D.New York (USA)
  • Julio Gonzalez (1876-1942) B. Barcelona(Spain) D. Arcueil (France)
  • Jean ARP Hans (1886-1966) B. Strasbourg (Germany)D. Basel(France)
  • Henry Moore (1898-1986) B. Castleford (England) D. Much Hadham (England)
  • Franz Kline(1910-1962) B. Wilkes-Barre(PN/USA) D. New York (USA)
  • Willem De Kooning (1904- 1997) B. Rotterdam (Holland) D. New York(USA)
  • Donald Judd (1928-1994)B. Excelsior Spring(MO) D. New York (USA)
  • Sol Lewitt (1928-   ) B. Harford. Connecticut (USA)
  • Barnett Newman (1905-1970) B.New Yorh. D. New York (US)

 

                                                                                ***

TRANH VẼ: ‘Chân dung P. Picasso / Portrait’s P.Picasso’ Khổ: 15” X 24!/2” Trên giấy cứng. Acrylics+House-paint+Mixed . vcl# 1232013.

(Xem tranh ở trang sau)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1595
Ngày đăng: 27.03.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đạo mẫu và tín ngưỡng Thờ Tam Phú, Tứ Phủ qua trật tự các giá hầu - Đặng Xuân Xuyến
Ý niệm mới về ngã mạn - Võ Công Liêm
Trương Văn Dân – Nếu không từ một áng mây trôi… - Hoàng Kim Oanh
Khuất Nguyên trong trái tim Nguyễn Du. Bài I : Hương hoa lan của hồn oan nước sở - Nguyễn Anh Tuấn
Văn chương vượt thoát - Võ Công Liêm
Đại thi hào Nguyễn Du: Huyền thoại cá nhân* về một hành trình sáng tạo nghệ thuật - Nguyễn Anh Tuấn
Lăng già tâm trầm mặc trăng ngàn - Tâm Nhiên
Một món quà đầu xuân - Hoàng Kim Oanh
Tiếp nhận Edgar Allan Poe trong nghiên cứu phê bình ở Việt Nam. Phần 1: Giai đoạn trước 1945 - Hoàng Kim Oanh
Socrates - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)