Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.179
123.221.712
 
Chekhov với sân khấu cuộc đời
Võ Công Liêm

   TRANH VẼ: ‘Khóc Thầm / Night Drops’ Khổ: 10’X 16’ trên giấy cứng. Acrylics. vcl 2011.    

                                                                 

 

      Cách sống của nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch Anton Chekhov(*) đã làm cho người ta nghi vấn, thắc mắc; do đó có một vài câu hỏi đưa ra : ”Nó có dễ để nói lên tiểu sử của Chekhov không?” Is it easy to be Chekhov’s biographer?. Bởi cuộc đời của Chekhov là cả một diễn trình chua xót, một cuộc đời ngổn ngang, gò đống từ tình yêu đến tình người. Biết bao điều để nói, bao nhiêu chuyện kể về ông, nhưng đây không phải là một xót xa vô vàn. Đôi khi những lời bàn vô, tán ra sau những lá thư tình huyết lệ của Chekhov là không phải điều hay, sự phải như đã xuất hiện, những gì còn lại có thể là điều bất tín và cho dù có nói trắng ra : vẫn còn thiếu đi một sự đồng tình, ngay cả những gì của thuở ban đầu. Giờ đây chúng ta cần có một xác quyết qua từng ngày của đời ông, sắp xếp một cách mạch lạc về hoàn cảnh của Chekhov. Một sự kiện mà Chekhov không mấy cho là tương hợp, ngược lại là tương phản cho một con người như ông, tuy nhiên; gợi ý nầy giúp cho chúng ta biết thêm về cuộc đời Chekhov một cách rõ ràng và chính xác hơn. Hình ảnh của Chekhov như thể chứa đựng một cái gì riêng mình và giữ được cái dáng dấp riêng mình, chắc chắn đó chỉ là cái nhản hiệu, một thể thức, một cơ cấu về những tác phẩm có tính chất nghệ thuật của ông, ngay cả bản thân ông phát hiện được cái tính bộc phát của mình và chính cớ sự đó đưa tới cái tính nhút nhát sợ hãi; ấy là triệu chứng của con người bất thường, kỳ lạ, như đẩy chúng ta tiếp tục vào những tiến trình và làm sáng tỏ cuộc đời của Chekhov, còn hơn cả một hành động ngăn ngừa. Chekhov cố giữ khoảng cách đó cho riêng mình, một tâm hồn cô độc, trầm lắng, ít nói và làm chủ cái lạnh lùng cố hữu của mình. Cho dù Chekhov là người đã kết hôn, nhưng ông vẫn duy trì cái quyền tự chủ, không bị đồng hoá hay ràng buộc giữa vai trò vợ và chồng của Chekhov, nhưng chỉ là một phần trong cuộc đời ông và chỉ là mối quan hệ tình cảm trong chức năng tình nghĩa vợ chồng, đó chỉ là cảnh giới (landscape) dựng nên cuộc đời. Chủ thể chính của Chekhov là một người nghệ sĩ, có thể làm cho người ta yếu lòng và đó cũng là một tác động phức tạp của con người, nhưng hiện hữu của con người ít khi mà gây cho ông một cảm hứng nào hơn để ông vượt thoát ra khỏi những giòng thơ đơn điệu trữ tình trong phong cảnh của nước Nga mà ông đã sống / Chekhov’s main subject as an artist may have been people’s frailties and the complexities of human interaction, but human beings rarely inspired him to flights of lyricism in the way that the Russian landcape did.

Chekhov che giấu cái thơ ngây lãng mạn một cách tài tình qua ngôn ngữ thi ca, kể cả những bức thư tình đẫm lệ mà người ta khám phá ở nơi ông. Đặc biệt hơn hết ông đã lái câu chuyện đi vào cái vô nghĩa thường tình, biến thành những truyện ngắn không có câu chuyện. Đó là cảnh trí trong thơ văn của Chekhov, đây không phải là việc làm ngẫu nhiên để đánh động ông phải thốt ra những lời thi vị đó –to utter the word ‘poetic’- Cái đó đưa tới sự ngợi ca trong thi tứ của ông, cái cách dùng từ (vocabulary) của Chekhov là nói lên được cảnh giới, một phong cảnh trong thơ của ông, chính cái đó là câu trả lời có hiệu năng mang lại những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Chekhov. Cái sự lý đó nó lan chảy trong một trạng thái vô thức  của cái thế giới mộng mơ, của những giấc mơ kinh hoàng, như có một sự ngấm ngầm sâu lắng mà ông đã bộc bạch trong những thư gởi đến bạn văn Dmitry Grigorovich giữa tháng hai 1887; ở tuổi 27 của Chekhov là cả một sự bức xúc, giao đấu giữa gia đình và xã hội. Chekhov cho tất cả là giáo điều, là cả một hàng rào kẽm gai vây bủa đời ông (kể cả cái thời độc tài chuyên chính Stalin để đưa tới chủ nghĩa Stalinist) đã đôi phần hư hại đến tinh thần sáng tác của Chekhov. Đó là nghịch cảnh cuộc đời mà ông phải sống.

Đọc chơi một đoạn thư gởi bạn của Chekhov để thấy cái rối loạn nội tại, ở cái tuổi ‘cần phải bung phá’ mà xung quanh Chekhov là gò đống: “ Khi tôi tung chăn giữa đêm tối, tôi bắt đầu thấy tảng đá lớn lăn trườn lên mình tôi, một dòng nước lạnh mùa thu và một bờ sông trống vắng -tất cả ngập sương rơi và mù mịt, không còn thấy một mảng trời xanh; trong cái nỗi tận cùng và buồn chán, nếu như tôi lạc lối về hoặc tôi bị bỏ rơi như đứa con vô thừa nhận, tôi nhìn tảng đá và cảm thấy rằng; có một vài lý do mà tôi phải vượt qua dòng sông sâu hoáy nầy…Mọi thứ ở đây trở nên hoang vắng không chịu nỗi, tiêu sơ và thô thiểm. Tôi cố thoát ra khỏi con sông thì tôi lại rơi xuống cửa điạ ngục, một đám tang, thầy giáo làng tôi… tôi bừng tỉnh; nếu tôi được sinh ra và lớn lên ở St. Petersburg thì chắc tôi xác quyết rằng giấc mơ ấy chính là bên bờ sông Neva, thuộc Quảng Trường Thượng Nghị và những trụ đá lớn...”

(When my blanket falls off at night, I begin to see in my dreams huge slithery rocks, cold autumn water and bare riverbanks -all of this is foggy and unclear, without a single patch of blue sky; in despair and melancholy, as if I have lost my way or have been abandoned, I look at the rocks and feel that for some reason I must cross the deep river; Everything is unbearably desolate, raw and stark. When I run away from the river I come to fallen-down cementery gates, a funeral, my school teachers…I am awake; I think if I had been born and lived permanently in St. Peterburg I would definitely dream about the banks of the Neva, Senate Square and massive pedestals…)

Chỉ một khúc nầy thôi cũng đưa chúng ta về với Trần Dần hay Phùng Quán năm nào; cũng đi giữa trời mưa gió, với giấc mơ kinh hoàng ban ngày, không thấy phố mà chỉ thấy: ’…mưa rơi trên màu cờ đỏ’ Cái tâm trạng thi nhân đau khổ là thế. Giờ đây Mạc Tư Khoa hay Hà Nội không thấy mưa rơi mà chỉ thấy tinh tú trắng bay cả bầu trời đỏ! Thì đấy là sân khấu cuộc đời mà Chekhov, Nguyễn Tuân, Trần Dần, Phùng Quán…đã sống những ngày tháng qua. Đời có thể quên quá khứ nhưng lịch sử không thể quên.

Đó là những lời tâm tình mà Chekhov đã viết lên với những xúc cảm sâu xa ở hoàn cảnh mà ông đương sống, lấy ngoại giới của giấc mơ để nói cái thực trạng của nỗi lòng. Mà nếu đây là một sự khó cho vai trò của Chekhov đã đi qua; những mối quan hệ tình cảm của ông với mọi người hay tại bởi cái tâm tư bí ẩn, khó hiểu là những gì chất chứa, tồn trữ bấy lâu nay trong con người của Chekhov; hay có lẽ chúng ta quá đặt nặng vấn đề cho Chekhov để chuyển đổi quan hệ của ông với cuộc đời nơi ông đã sống ?

                                                                         *

Viết về cuộc đời hay tiểu sử của Chekhov là bước khởi đầu đi vào môi trường vật lý (physical environment) của con người: Chekhov sanh ở thị trấn Taganrog và lớn lên ở đây, một thị trấn thuộc thành phố Mác-cơ-va (Moscow), nơi đây đã đào tạo ông trở thành một bác sĩ và đưa ông tới một ý niệm trưởng thành của quê hương sinh ra mình, chính St. Petersburg là đất văn vật đã ảnh hưởng phần lớn trong sự nghiệp văn chương của Chekhov; mùa hè ở nông thôn là nơi an trú bình yên để ông được vui thích với cái sự nhàn rỗi mà Chekhov cho đó là yếu tố cần thiết của hạnh phúc. Cái nơi hoang vu trống trải của Tây-Bá-Lợi-Á (Siberia) không đem lại cho ông một cái gì gọi là hào hứng, đam mê hay chất đầy lòng ham muốn để dự vào một cuộc phiêu lưu nào và cũng chẳng phải là nơi cho ông ấp ủ những tư tưởng phát tiết; mà chỉ là bất động sản thuộc vùng Melikhovo nơi chỉ chuyên trồng hoa mầu quanh năm suốt tháng, mà  ở đó chỉ có niềm vui giữa đất và người. Nơi đây Chekhov sống cô độc cùng với mủa đông, với ngày tháng trôi êm, nơi khu an dưỡng Crimean ở Yalta và chính ở đây là nơi chốn lưu đày làm đau đớn con tim, để rồi Chekhov tìm thấy sự sống sa sụp và chết lần mòn qua cuộc đời của ông. Cứu cánh của cuộc đời đi qua từng chương mục, là vận chuyển, đan kết  cuộc đời của Chekhov mà mỗi nơi ông đã sống, là cả một quảng đời đầy ý nghĩa và mỗi nơi tỏa xuống một thứ ánh sáng khác nhau qua từng diện mạo của nhân vật. Tất cả những gì của cuộc đời  đi qua trong đời của Chekhov là để lại những dấu hiệu đặc biệt trong một tinh thần sáng tạo, đó chính là tiểu sử đời ông mà ông đã sống và làm việc, đó là những khám phá mới để làm thế nào hư cấu thành những thiên truyện ngắn và kịch. Một thứ kịch (tính) của đời và những truyện ngắn không ra đầu ra đuôi mà vẫn chứa đựng được câu chuyện. Thế gian chỉ có một vài ba vị làm được chuyện nầy!

Cuộc đời của Chekhov không thể lý giải ở một góc độ như thế là đủ, còn có những khám phá khác về cả một chiều dài của Chekhov; cho dù một chi tiết nhỏ nhặt đều được kiểm tra, xét lại. Không những nơi chốn nào, hoặc những hành trình nào đều xem là bao quát cả cuộc đời hiện sinh của ông. Những chuyến đi của Chekhov khởi từ rặng Caucasus là biên cương giữa Á và Âu cho tới những ngày tháng trăng mật của họ ở những nơi xa xôi hẻo lánh hoặc những nơi an dưỡng trong tỉnh bang đều không nhắc tới; chẳng hạn những quan hệ ngắn ngủi hoặc những tư liệu hiếm hoi nói về Chekhov cũng chưa một lần nói qua. Cho nên chi bao nhiêu điều, bao nhiêu hoạt động của Chekhov mà người đời chỉ nhìn qua một góc cạnh nào đó của ông để đánh giá, chớ bên cạnh cuộc đời Chekhov là cả cuộc đời trải rộng qua từng giai đoạn thời gian, qua từng chế độ mà ông đã dấn thân, dấn thân như nhân chứng, dấn thân như sử liệu (văn, thơ, kịch); biết bao sự kiện bi thảm, biết bao thảm kịch đời xẩy ra từ  giới vương giả, cho tới đám bần cùng, kể cả những đảng viên hay không đảng viên thời Cọng sản Stalin, Chekhov lột tả hết chân tướng từng nhân vật, tháo gở toàn bộ phụ tùng hư hỏng của xã hội. Dù cho gom hết  vào nhau ở những chuỗi thời gian xuất hiện đúng cung cách  (chronological manner) đi nữa thì chỉ nói lên được phần nào cái chất tính dị thường và kín đáo, trầm lặng và đầy mặc cảm của con người Chekhov.

Những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời, Chekhov đắn đo suy nghĩ qua từng nhân vật trong kịch, ông muốn kịch phải sống thực qua từng vai trò, qua từng thời gian, biểu lộ trung thực chức năng sáng tác. Có lần Chekhov tâm sự với vợ ông; Olga Knipper rằng: ông muốn những nhân vật là anh hùng, có thể là khoa học gia, họ cũng là những người đau khổ từ cái chỗ không được đền đáp tình yêu hoặc bị phản bội bởi người đàn bà mà họ đang yêu…Đó là thảm kịch đời, một sân khấu bi thảm mà Chekhov phải hứng chịu.

Đấy là một sự tương phản giữa hình ảnh Chekhov với dự phóng của chính ông. Có hay không có ý thức đó chính là cá tính trung thực của Chekhov mà chúng ta có thể tìm thấy trong tác phẩm của ông. Như những nhân vật của ông, thường thấy có một khe hở giữa tình cảm mà ông đã tự nhận và cảm thấy như ông là một con người đầy kinh nghiệm. Dù trong suốt cuộc đời của Chekhov như nhận được những tiếng tốt cho cái việc tránh mặt, rút lui và cả sự lạnh lùng. Điều chắc chắn mà chúng ta tìm thấy qua hằng ngàn lá thư ông viết, viết luôn cả cuộc đời ông, tình yêu của ông không một ngại ngùng.  Chekhov là con người đa tình kể cả thiên nhiên, ông say mê yêu thích cảnh giới  được trải rộng trong phong cảnh của nước Nga, đặc biệt những cánh đồng hoang vu  và những vùng đất thoai thoải gần hồ Baikal ở Tây Bá Lợi Á. Những thể tài đó tiếp tục xuất hiện qua nhiều lần trong truyện của ông và luôn luôn gắn liền với thiên nhiên  và phong cảnh đó là nét đặc thù mà ông thường xử dụng trong thi văn. Cái gì làm dấu chấm cho Chekhov? What made Chekhov tick? Như chúng ta biết cái dấu chấm của Chekhov là nỗi buồn chán, luôn ám ảnh đời ông, tác phẩm của ông chất chứa một cái gì bén nhạy của tình cảm, quan sát và học hỏi về sự suy nhược của con người, mặc dầu được diễn tả một cách trọn vẹn bằng một ngôn ngữ chân tình và hài hòa. Nhưng những điều đó phải chăng là  phục vụ như một chức năng bắt nguồn từ sáng tạo mà ra hay tạo cảm hứng để thi vị hóa cuộc đời cho chính ông? Vậy thì điều gì đẩy đưa ông? Có biết bao cơ hội đến với ông, trong khi đó ông không chịu mang mặt nạ phòng chống khí độc của luật búa liềm; đó là nỗi u buồn mà chúng ta bắt gặp lời than thở nhiều lần trong tác phẩm của ông, Chekhov yếm thế thấy rõ, đưa ông vào thế giới mờ ảo, để rồi viết như tự thú, nhút nhát là bẩm tính của Chekhov cho nên về sau truyện ngắn của ông rơi vào cái dạng bí tỉ của con người đứng trước hoảng sợ (panic) đưa truyện vào cái gọi là truyện-không-có-câu-chuyện (non-story) nhưng vẫn giữ được mạch lạc của ngôn từ, chính cái bất ngờ để thành công là nguyên nhân phát sinh của nội tại; một triệu chứng sinh lý của Chekhov (?). Có thể đó là dự ước hay đó là một sự cố  của Chekhov làm nên tác phẩm. Chekhov yêu thiên nhiên, cho nên ông có những quan hệ chân tình với phong cảnh đất nước Nga; ông luôn ngợi ca cảnh trí thiên nhiên và con người được chan hòa vào thơ, truyện, kịch một cái gì thầm kín mà ông muốn gởi gắm: ‘Cảnh Trí  từ Cuộc Đời’ -Scenes from a Life- hay ‘Sân Khấu từ Cuộc Đời’ mà Chekhov đã đi qua. Đúng! Đây là một họa phẩm sơn dầu vĩ đại với những mảng mầu đầy đủ sắc thái nhân sinh; là một biện chứng (convincing) rõ ràng không những dành cho con người mà nói lên những cuộc hành trình hay những nơi định cư của Chekhov. Ông luôn luôn hoài niệm chốn cũ: quê nhà Taganrog, vùng bao la miền nam Nga, Mác-Cơ-Va (Moscow), Peterburg, Tây Bá Lợi Á (Siberia) và Yalta là cả hai bề mặt giữa người và vật (cảnh giới) được lồng vào và mở rộng trong những tác phẩm của ông. Chekhov thật sự là con người khó hiểu và hay lẫn tránh, ngay trong cuộc đời ông đang sống , ông mang nặng một tư duy riêng biệt, một cốt cách lạnh lùng và thầm kín. Nhưng phải nhìn cuộc đời của Chekhov xuyên qua một lăng kính khác ta mới thấy những nơi ông đã sống và ông đã yêu. Hẳn đã có những khác biệt. Thiên nhiên, phong cảnh là nguồn an ủi cho một con người trầm lắng, cái trầm lắng tuyệt vọng của một kẻ luôn khao khát tình yêu. Chekhov có tình yêu vợ con, nhưng tại sao Chekhov còn phải đi tìm tình yêu, dù tình yêu trong nhân vật? Nguyên nhân nào đưa tới lãnh cảm và lẫn tránh. Chắc chắn có một cái gì trong vực thẳm của Chekhov mà hơn thế kỷ qua, hằng đống sách nói về Chekhov mà vẫn chưa quật lên cái thâm cung bí sử của Chekhov. Muốn biết? Hãy đọc tác phẩm của ông; ít nhiều sẽ tìm thấy bên trong xác ướp đó…

Chekhov là một thiên tài nổi bậc trong mọi sắc diện, một tinh thần hăng say hoạt động và cầu tiến, một người ham học, nhưng ông sanh không nhầm thời, một hoạt cảnh lầm than từ thuở thiếu thời cho tới khi lìa đời là cả một dấu hiệu bi thương cho Chekhov. Ông là đứa trẻ đau khổ; mà về sau ông đã thổ lộ như con người bất hạnh và nhận lãnh những bất công từ trong gia đình cho tới xã hội. Anton Chekhov đã có lần nói: “Tôi không có tuổi thơ”-In my childhood, there was no childhood- Đó là chứng cớ đưa Chekhov đến con đường trầm thống và từ đó ít khi thấy Chekov nở nụ cười trên môi có chăng là nụ cười héo hắt mà thôi. Vậy cớ sự gì đến trong đời Chekhov như thế? Có hai nguyên nhân tác hại trong đời Chekhov. Đó là trạng huống tâm lý. Tâm lý nội tại và tâm lý ngoại tại.

Nội tại: Chekhov sanh trong một gia đình thuộc thành phần nông nô (serf) nằm trong một xã hội áp bức và đè nén, Cha ông là thương doanh bán dạo, thời gian ngắn vở nợ và dời đến Mác-Cơ-Va, riêng mình ông ở lại quê nhà (Taganrog). Chekhov vừa học vừa làm và thay đổi cuộc sống nhiều lần, ông nghiến răng chiu đựng cảnh cùng cực. Mẹ của Chekhov là một người đàn bà đáng thương, xuất thân từ trẻ mồ côi, con gái của một người bán vải. Cha mẹ ông làm ăn vất vả để nuôi bảy người con, Chekhov là con thứ ba. Ông phải sống bửa đói, bửa no, ngoài ra ông cũng bị đời đối xử tệ bạc, bất công, nhưng nhờ đức tính cương nghị của cha mà thúc đẩy ông học đến cùng. Gia cảnh ông rơi vào lầm than từ khi sụp đổ cơ nghiệp, anh em phân tán cũng chính hoàn cảnh đó đã gây ít nhiều trầm cảm trong việc học cũng như việc yêu đương đời ông.

Ngoại tại: Ông đương đầu những nghịch cảnh giữa học đường và gia đình , ông phải cán nán việc nhà trong lúc khó khăn, ở Mác-Cơ-Va ông học y khoa (1879) ông đấu tranh mọi tình huống khác nhau, quan hệ một số bạn bè để có cơ hội tiến thân, ông nhận viết báo, làm báo nhưng bên cạnh đó ông còn gặp những trở ngại khác giữa người và người, ông cố gắng vượt qua mọi trở ngại để đạt mục đích, để đáp lại lòng mong muốn của đấng sinh thành. Chekhov tốt nghiệp y khoa (1884) Ông tiếp cận đám dân nghèo , những nỗi khổ của dân là nỗi khổ mà gia đình ông đã đi qua, Chekhov dành thì giờ để viết báo, nói lên một xã hội tha hóa, đày ải người dân, từ đó ông đặc nặng cảm nghĩ về đất nước và con người. Tố cáo chế độ Nga hoàng và rồi ông tỏ ra thái độ phản kháng chế độ và chính những cuộc phiêu lưu báo chí cũng như viết lách của ông gây được tiếng vang , chính tiếng vang đó mà dưới chế độ Cọng Sản Stalin ‘dòm ngó’ đến ông.

Qua hai nguyên nhân gần và xa trong đời của Chekhov cho chúng ta thấy được những chặng đường gian nguy của đời ông, bên cạnh tình nhà và tình nước, ông phải trực diện với hoàn cảnh, chính những điểm đó gây cho ông một tâm trạng u uất, một nỗi trầm thống mà ông phải cưu mang như một hệ lụy kể cả những hệ lụy tình cảm trước và sau khi thành hôn. Chekhov chôn kín trong lòng những hoài niệm qua những khúc quanh cuộc đời, đó là con đường đi tới tuyệt vọng; bởi ông chứng kiến những gì đã thấm nhuần, ông vịn vào thơ văn cũng như sáng tác kịch để gởi gắm nỗi lòng, ông yêu nước, yêu người; cảnh quang đó thâm nhập vào hồn ông. Chekhov con người giàu tình cảm và nhạy cảm, đi đến đâu ông đem lòng yêu thương; ông yêu thương núi đồi, cây cỏ, yêu những cánh đồng hoang (steppe), yêu những vùng băng giá, thương nhớ vợ con mỗi khi cô độc , những lúc bàng hoàng như thế nhà thơ không thể ngoảnh mặt với một tâm hồn lãng mạn kín đáo của tình yêu, ông che giấu mọi đều, Chekhov chỉ bộc lộ trong thi văn và những vở kịch mà ông đã viết lên , mỗi hoàn cảnh hay mỗi cảnh giới có ít nhiều nội tâm ông ở trong đó. Giờ đây chúng ta thấy được cõi lặng của Chekhov, một cõi lặng vô biên, một ngôn ngữ đìu hui, quạnh vắng, chính những uất khí trong lòng mà biến thể hồn và xác Anton Chekhov. Ông che giấu, trốn tránh tất cả, lãnh cảm tất cả để du hồn vào cảnh giới, bởi ngoại cảnh cuộc đời là kịch, Ông  mượn cảnh trí của những nơi đi qua làm bản cáo trạng thời cuộc, dù rằng tiếng nói của ban sơ là câm nín. Con người chả để tâm đến cõi lặng đó. L’homme à vrai dire n’accorde à ce silence aucune attention! Do đó Chekhov sống với ngôn ngữ như tiếng nói lặng câm trong thơ, truyện và kịch. Một trào lưu thoái hóa để đi tới sự rạn nứt của bọn qúy tộc Nga, mở màn cho một cuộc cách mạng. Quân chủ, dân chủ hay cách mạng chỉ là danh xưng, nhưng rồi cũng gieo vào xã hội Nga những tham quyền cố vị khác chẳng có gì là mới cả. Chekhov đã nói trong vở « Vườn Đào » (The Cherry Orchard/ Vishnjovyj sad 1904) là những gì thâm trầm của Chekhov ; ấy là điều mà người mong muốn bình đẳng xã hội, bình đẳng con người, dù một bày tỏ thầm kín. Bản chất của Chekhov là thế. Ông đối diện hai mặt thực : tình yêu và tình người. Tất cả dữ kiện trong cuộc đời làm cho Chekhov đau xót và sống mãi với âm thầm, che giấu, lãnh cảm, sợ hãi tất cả phát sinh từ xã hội mà ra. Kể cả tình yêu luôn luôn nẩy mầm trong im lặng và hố thẳm qua con người của Anton Chekhov. Đời chỉ biết Chekhov trầm lặng, ít nói bởi ông đã nói quá nhiều trong những tác phẩm của ông. Có lẽ ; đến giờ nầy người ta vẫn chưa tìm hiểu hết cái thâm cung bí sử của Chekhov. Ông đã ngủ vùi dưới huyệt mộ.Vì đời là thảm kịch  ! 

 

 (ca.ab.yyc  29/4-2012)

*  Tên thật: Anton Pavlovitsh Tshekhov (1860-1904)Sanh ở tỉnh:Taganog thuôc Thành phố St. Peterbourg Nga.

  Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị; thơ, truyện ngắn, truyện vừa và kịch.Chekhov là nhà văn xuất sắc cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán và là người canh tân sân khấu Nga ở thế kỷ XIX. Ông còn là người viết truyện không có câu chuyện.

 

SÁCH ĐỌC:

-  The Cherry Orchard by Anton Chekhov . Trans by Laurence Senelick. W.W. Norton &Company. USA 2010.

-  Celebrity Chekhov by Ben Greenman. Harper Perennial. New York. USA 2010.

 GHI THÊM:  Văn chương Anton Chekhov đã đến Việtnam vào những năm 1954-56 qua những tác phẩm được chuyển ngữ một cách tài tình của nhà văn Nguyễn Tuân :-‘Chiếc Mề Đay’ và ‘Cái Chết của Một Viên Chức’. Nguyễn Tuân mượn linh hồn Chekhov thay mình để phảng kháng chế độ thời ấy. Sau thời kỳ CCRĐ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2053
Ngày đăng: 30.04.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
EDGAR ALLAN POE với văn học thế giới và văn học Việt Nam - Hoàng Kim Oanh
Khuất Nguyên trong trái tim Nguyễn Du. Bài III : Bạn đồng tâm xưa nay được mấy người ? - Nguyễn Anh Tuấn
Con người hiện hữu tồn lưu - Võ Công Liêm
Hiện hữu tồn lưu đặc chất ưu tiên - Võ Công Liêm
Phố quê trong thành phố - Vinh Anh
Lưu Quang Vũ, càng thương yêu càng không vừa ý - Nguyễn Đức Tùng
Điêu khắc Mỹ - Võ Công Liêm
Đạo mẫu và tín ngưỡng Thờ Tam Phú, Tứ Phủ qua trật tự các giá hầu - Đặng Xuân Xuyến
Ý niệm mới về ngã mạn - Võ Công Liêm
Trương Văn Dân – Nếu không từ một áng mây trôi… - Hoàng Kim Oanh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)