Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.191
123.213.529
 
Tình đời Lỗ hay Lãi và vết sẹo “ Lành Tính”trong bài thơ Về Đi Anh của tác giả Phương Lý
Nguyễn Thanh Huyền

 

 

VỀ ĐI ANH

 

 

Về đi anh đừng để em đợi mong
Cơm đã dọn, bữa chiều đây thơm phức 
Em tự nấu, món ngon mà anh thích 
Lòng rộn ràng, khúc khích tiếng cười vui.

Về đi anh, đêm thanh vắng ngậm ngùi 
Lòng bỗng tủi, thương mình phận góa 
Suốt canh thâu, đợi chờ sao giận quá 
Nỗi cô đơn, hóa đá trái tim côi

Có lẽ giờ này, say nắng bờ môi 
Nơi bến lạ, xa xôi miền ảo giác 
Niềm hạnh phúc, tuột tay vào kẻ khác 
Phút chạnh lòng, thương quá phận tôi ơi

Về đi anh, để nước mắt thôi rơi 
Đàn con nhỏ vui cười trong nắng mới 
Quay trở lại, những ngày vui phơi phới 
Bếp lửa hồng, đầm ấm của đôi ta.

Về đi anh, em hứa sẽ thứ tha 
Dù đau đớn, đến tận cùng tâm khảm 
Lòng độ lượng, tình yêu đem rải thảm
Đón anh về, mong sống lại tình ta

 

 

Chân lý của đạo phật "cho đi để nhận về, cho đi cũng là một cách nhận lại" còn bản chất của cuộc sống thực tế đôi khi “sỏi đá, trần trụi lắm” luôn đòi hỏi “có thực mới vực được đạo", “nhận về rồi mới cho đi". Sự khác biệt trái chiều giữa “lý đạo” với thực tiễn do khách quan, chủ quan trong hệ thống khai sáng của vùng tiếp nhận khi bản lương trỗi dậy lĩnh hội, ý thức, nhận thức của mỗi người và “đấng tối cao sinh tồn” ngự trị điều khiển. Hơn nữa, ý thức khi đã giác ngộ, “hiểu, nhận” của mỗi cá nhân nằm trong hiểu biết “tiền đề thuận chiều” của sức mạnh "vô lượng", giữa tâm tính, bản ngã, sân si và phúc phận an hưởng của chúng sanh, của mỗi cá thể tồn tại dưới lực hút định tâm và sức hút “quyến rũ ma mị” vạn vật hấp dẫn của cuộc sống... Trong “đạo phật” đề cao tâm tính, đề cao phần "hồn", phần "sắc thái tinh thần" của “cho và nhận”. Ở đời trần đề cao phần "xác", kết quả của “được mất”, tức khoản “lỗ, lãi” mà chủ thể nhìn thấy, sờ, nắm cảm nhận được không những bằng mắt mà còn bằng tay, bằng miệng..." sau khi chủ thể đã đầu tư thời gian, sức lực, đã "hao tâm, tổn sức" vào thực hiện xong một quá trình, một hợp đồng, một công việc...và bên cạnh đó những thứ “dây phần, ăn theo” khoản “lỗ, lãi” liệu có bị chảy máu cùng, có bị khuyết, lõm thành những “vết sẹo” trên ngực da hay “lẹm sâu” trong tiềm thức, thần thái – điều này có thể lắm chứ!?... Vậy hãy cùng Tôi đặt "bàn cân" để thấy TÌNH ĐỜI LỖ HAY LÃI VÀ VẾT SẸO “LÀNH TÍNH” trong bài thơ VỀ ĐI ANH của tác giả Phương Lý.

 

Xã hội xưa "trọng nam, khinh nữ", quan trường không bóng hồng nhan đã ăn mòn vào tư tưởng, huynh hướng tồn tại trong đời sống cộng đồng người. Người phụ nữ thờ "tam tong, tứ đức” và dĩ nhiên cần và rất mong giỏi “nữ công gia chánh”. Khái niệm "phu tử tòng tử", sướng khổ nhờ chồng, sống chết thờ chồng, theo chồng như “gông cùm, xiềng xích trói buộc tâm tài, khí lực của người phụ nữ. Làm người phụ nữ, người vợ trong gia đình: lúc như “công chúa cấm cung”, lúc lại như “lật đật tăng động”, ngẩn ngơ... mà nói quá - lúc như “ma đói” lập lờ, ẩn hiện. Họ quanh quẩn xó nhà cơm nước, "nâng khăn sửa túi", may vá, chăm sóc con cái, nhà cửa rồi đợi chồng đi làm về. Người chồng có vai trò "trụ cột", thế đứng quan trọng nhất, họ sản sinh, tạo ra vật chất nuôi sống gia đình nên họ được "tôn sùng, vọng trọng" nhất. Ca dao xưa có câu:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào giếng ngọc, hạt ra ruộng cày

“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”... “Thân em” được ví, được tự tôn ở “lụa đào, mưa sa, giếng giữa đàng”, toàn những quý hiếm chỉ có người tinh ý, sâu sắc biết trân trọng mới nhận ra. Quý, hiếm là vậy nhưng không phải “những quý hiếm” đều được nhận ra và được tôn trọng nâng niu mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào nhận biết, đối xử của chủ thể sở hữu... Ca dao là vậy, còn ngoài cuộc sống có nhiều phần khác. Khác do thực tế, khác do sự đẩy đưa của số phận, của tâm tính đổi thay, biến chất, hay sa ngã... vì thế, đa phần người vợ trong gia đình được ví như cây dây leo thân mềm hay cây Tầm Gửi (Loranthaceae) chỉ biết sống, tồn tại, dựa vào sự “phồn sinh, nhựa sống, lực sống” của cây thân cứng cạnh bên hay sống bán ký sinh vào “cây chủ”, các loại cây khác bằng cách bám chặt vào vỏ thân cây để hút chất dinh dưỡng từ cây chủ nhằm sinh trưởng, tồn tại. Người vợ, người phụ nữ như kẻ “ăn nhờ, ở đậu”... chính vì vậy họ phụ thuộc vào người đàn ông mà họ gửi gắm, ký thác tâm hồn và thể xác họ cho người chồng. Người chồng chẳng khác gì đấng quyền năng tối cao có quyền sinh, quyền sát, nói ra lửa, hét ra mưa trong tổ ấm, mái nhà chung của họ... Trong bài thơ "Về đi anh" của tác giả Phương Lý, người phụ nữ, người vợ trong đó như một bản sao, một song sinh đóng khít với người phụ nữ xưa.

“Về đi anh đừng để em đợi mong
Cơm đã dọn, bữa chiều đây thơm phức 
Em tự nấu, món ngon mà anh thích 
Lòng rộn ràng, khúc khích tiếng cười vui.

Về đi anh, đêm thanh vắng ngậm ngùi 
Lòng bỗng tủi, thương mình phận góa 
Suốt canh thâu, đợi chờ sao giận quá 
Nỗi cô đơn, hóa đá trái tim côi”

Người vợ đợi cơm chồng từ chiều cho đến đêm "thanh vắng". Bao tâm huyết, thương yêu, bao tâm lý, chiều chuộng, bao "mĩ miều vo tròn" người vợ “tự tay” gửi vào bữa cơm chiều để được đoàn viên với chồng trong bữa cơm đầm ấm, ấm cúng thơm nồng, “thơm phức”, mong trong tiếng cười vui vẻ, lòng hân hoan rộn ràng mừng vui chia sẻ những trải nghiệm, vui buồn, những lo ngại thắc mắc, băn khoăn trong công việc để cùng nhau có kế hoạch khắc phục, hay hoan hỉ chung vui với những thành công, những dự kiến đạt được... cũng có thể chỉ cần nhìn thấy nhau khỏe mạnh, lành lặn “vuông tròn” thế là vui, là an tâm, là hạnh phúc... Phải, hạnh phúc của người phụ nữ, người vợ trong bài thơ này đơn giản lắm " bữa cơm chiều được đoàn viên" được cười nói trong mắt nhau... ấy thế, ước mong này không thực hiện được bởi họ “đóng khít” thế "bị động". Họ muốn điều tốt đẹp đó, nhưng điều tốt đẹp đó có được thực hiện, có "chín mùi" hay không lại phụ thuộc hoàn toàn vào phía chủ động quyền năng là người chồng kia của họ.

 

Trong bài thơ ta thấy: người chồng không về, đã phụ lòng, phụ công sức của người vợ. Để người vợ ngổn ngang với bao suy nghĩ, liên tưởng của ngậm ngùi, tủi thân, thương mình. Từ sự xót xa cho thân phận, từ cái tình và tấm lòng không được bù đắp. Người phụ nữ ngỡ mình như "phận góa" của "trái tim côi" . Trái tim côi đó cũng "hóa đá" trong "nỗi cô đơn" của việc đợi trờ mòn mỏi "suốt canh thâu”. Có thể trước đó: người chồng thường xuyên về trễ hoặc không về góp mặt trong bữa cơm chiều thường lệ để "hố đen" trong suy tưởng của người phụ nữ đạt đến cực điểm.Tôi rất khâm phục tác giả ở cách miêu tả diễn biến tâm trạng người phụ nữ trong bài thơ. Diễn biến tâm trạng, tâm lý, những thổn thức hờn giận, đoán suy của người phụ nữ trong “Về đi anh” đai diện và rất giống đa phần người phụ nữ tần tảo, yêu chồng, thương con, thật thà, chất phác và hiền lành ở ngoài cuộc sống xưa và nay và ta cũng thấy những suy nghĩ của phụ nữ luôn là đề tài “sâu, rộng” khó phỏng đoán và am hiểu tường tận bởi vậy “người đời” truyền miệng dỉ tai nhau bảo "suy nghĩ của người phụ nữ tình sâu như bản luận văn bậc hàm tiến sĩ ngôn luận".

... “Có lẽ giờ này, say nắng bờ môi 
Nơi bến lạ, xa xôi miền ảo giác 
Niềm hạnh phúc, tuột tay vào kẻ khác 
Phút chạnh lòng, thương quá phận tôi ơi”

Người vợ, người phụ nữ trong bài thơ đã suy nghĩ, tưởng tượng hay "giác quan thứ sáu" linh tính, linh cảm có được. Chính sự nhạy cảm tinh ý của người phụ nữ đã mường tượng được "viễn cảnh" phía sau của hành động trễ giờ, không về ăn cơm chiều của người chồng, người được "thậm xưng" là "anh" trong bài thơ. Một người chồng mẫu mực hay "giả mẫu mực đường hoàng" thì bằng cách này hay cách khác cũng có những "tín hiệu" để khẳng định mình "trễ giờ, không về" ăn cơm đều có những lý do nhất định để người đợi, "hậu phương" kia "an tâm", " thỏa mãn hay không thỏa mãn, gượng gạo hay chấp nhận – thì “dù sao” cũng đã có câu trả lời. Nhưng trong bài thơ người chồng "ẩn núp" trong "anh" lại "tẳng lờ, mất dấu, mất hút" sự "biến mất, lặn tăm" của anh làm cho người phụ nữ, người vợ "cồn cào, sốt ruột, nóng ruột" bất an mà nghĩ rằng: Anh đang "say nắng" ở nơi " bến lạ... “Anh” đang "phù phiếm giăng hoa" ở miền "xa xôi", để cho niềm hạnh phúc thơm nở "người khác" được hưởng mà "nhẽ ra" duy nhất là em được "sở hữu". " Phút chạnh lòng" thương cho phận mình, thương cho "duyên phận" nghiệt ngã trớ trêu, cợt đùa vào lòng tin, vào cái tình chung thủy, vào sự hy sinh son sắc mỏi mong không được đáp đền, trái lại còn bị lãng quên, phản bội, xót xa như bị sát muối vào vết thương lòng, đắng ngắt như ăn phải "mật", “đau hơn bị đánh”... vết thương "rỉ máu" nội tạng... chỉ có chính “ta”, chính người phụ nữ mới hiểu rằng vết thương bị “phản bội từ kẻ ngoại tình” đó rất khó chữa, và có chữa được vẫn tồn tại một "vết sẹo lồi lõm" ăn sâu vào tâm tưởng, nhận thức để một ngày nào đó "đẹp trời" hay "trái gió, giở giời" vết thương đó lại ngứa và nhức, lại "bung chỉ, chảy máu", bào mòn tâm tình của người vợ, người phụ nữ bị phản bội. Xửa xưa “trai năm thê, bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, người chồng còn "được tiếng" phong lưu, đào hoa. Thời kỳ đổi mới, tân tiến khoa học và tư duy: đàn ông ngoại tình không hiếm nhưng có xu thế "kín đáo" và "tinh vi, kín kẽ" thường ít lộ liễu, mà có bị "hở" thiên hạ biết thì họ vẫn "nhăn răng" coi nhẹ, hay "phủi phui" để "chuyện to trở thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành chuyện không có gì"... ngược lại người vợ, người phụ nữ xưa và nay khi biết chồng mình ngoại tình, có "bồ", có "vợ bé" ở ngoài thì đều chọn những phương án "an phận", "mắt nhắm mắt mở" quay đi, “sống chung với lũ” hay "cầu xin, van nài" người chồng quay lại với gia đình. Người phụ nữ trong "Về đi anh" của tác giả Phương Lý cũng không ngoại lệ, cũng tha thiết, mong mỏi mang tính hàm ơn, cầu xin để người chồng quay lại:

“Về đi anh, để nước mắt thôi rơi 
Đàn con nhỏ vui cười trong nắng mới 
Quay trở lại, những ngày vui phơi phới 
Bếp lửa hồng, đầm ấm của đôi ta.

Về đi anh, em hứa sẽ thứ tha 
Dù đau đớn, đến tận cùng tâm khảm 
Lòng độ lượng, tình yêu đem rải thảm
Đón anh về, mong sống lại tình ta”

... Trong bài thơ “Bánh trôi nước” nhà thơ Hồ Xuân Hương có viết về thân phận của người phụ nữ giỏi giang, xinh đẹp là thế nhưng dù có “vào tay” “kẻ nặn” tốt xấu, phàm phu hay quân tử thì người phụ nữ đó vẫn son sắc, thủy chung.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

... " Về đi anh” của tác giả Phương Lý một lần nữa phản quang lại hình ảnh của người phụ nữ xưa: an phận, hy sinh, son sắc, thủy chung, chung thủy, yêu chồng, thương con.. “Về đi anh, để nước mắt thôi rơi, để đàn con nhỏ vui cười, để bếp nóng hồng, để đôi ta lại đầm ấm". "Về đi anh" lòng độ lượng, tình yêu đem rải thảm, em hứa thứ tha để sống lại tình ca...”

 

... Phải, ta giả sử người chồng có “quay về” cùng các thành viên trong gia đình sum vầy với những bữa cơm hoan hỉ vui cười, coi như việc “ngoài luồng, ngoại tình, đã say nắng bên bến lạ” kia là việc “đã qua, đã rồi” và “đã quên” để cái tình đối đáp giữa các thành viên trong gia đình sẽ nhìn nhận, trân trọng, tôn trọng nhau hơn, sâu đậm hơn, và những thứ “vẫn còn” sẽ ngọt ngào hơn hay “lãi hơn”, “chất lượng” hơn chăng?! Và đây có thể “hoán ví” TÌNH ĐỜI ĐÃ LÃI sau “biến cố” đường đời. Cũng thử đặt vấn đề vào điều giả sử “ Người chồng “tuột dốc và không về”, những bữa cơm sẽ nguội lạnh buồn tủi của người vợ tăng tiến... và dĩ nhiên ở một ngưỡng nào đó, một thời điểm nhất định nào đó lòng thủy chung son sắc, đức hy sinh “sớm muộn” cũng sẽ lụi tàn chăng?!, bao nhiêu công vun đắp, chăm sóc, gây dựng trong “cơ số” thời gian bị lãng quên bội bạc. Và cảnh gia đình lục đục, li tán là điều khó tránh khỏi, một “KHOẢN LỖ” trông thấy của quá khứ tận tụy vun đắp, yêu thương... Ngược lại, “chùng dây neo” cho “con thuyền phỏng đoán căng buồm” khi nghĩ, gán ép “ Người chồng quay lại với gia đình, lại tạo ra một “KHOẢN LỖ” với tâm tình, tinh thần của người phụ nữ, người vợ bởi “ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái chẳng hay ghen chồng” trong khi đó người chồng đã có “một vết sẹo” tình đời mà người vợ dù muốn hay không thì quá khứ không thể lẵng quên như một “bút toán xóa” trong thủ thuật kế toán định khoản được... ấy thế là ta đặt những “giả sử” trong môi trường suy tưởng mà thôi – còn trong bài thơ “Về đi anh” của tác giả Phương Lý lại có cách lý giải và trả lời rất riêng, rất tình... “ Toàn bộ bài thơ là lời mong mỏi, bao yêu thương dồn vào ba chữ “về đi anh” và “hàng loạt” những yêu thương đong đầy của “về đi anh”, nào là “em đợi mong”, “những ngày vui phơi phới”, “em hứa sẽ thứ tha”, “đón anh về”, “sống lại tình ca”... Thế mới bảo “phụ nữ thật khó hiểu biết bao, nhưng cũng đáng yêu vô cùng”. Người phụ nữ trong “Về đi anh” của tác giả Phương Lý phải nói thật “cao thượng”, thật bao dung, độ lượng và rất yêu chồng, thương con. Cái “gia tài” lớn nhất của người phụ nữ đó là “người chồng” là những người con được đầm ấm, đoàn viên cùng mình trong bữa cơm chiều cũng là trong sớm tối có nhau... và ta đã hiểu rằng cái “gia tài” cuối cùng mà người phụ nữ đó mong mỏi khi vun đắp níu kéo người chồng về với gia đình mình đó là “gia tài hanh phúc”. “Hạnh phúc” đôi khi nhìn thấy rõ ràng lắm, nhưng không phải trên tiến trình kiếm tìm hạnh phúc mà ai cũng nghĩ rằng việc mình làm là đang gây dựng hạnh phúc cho mình và cho những người xung quanh mình yêu thương. Người phụ nữ, người vợ trong “ Về đi anh” của Phương Lý đã có con mắt tiên đoán, và yêu thương “vô lượng” hoàn hảo và khôn khéo nhất... Và cũng chính vì sự khôn khéo nhất, đức hy sinh thương yêu đã bó hẹp sự ích kỷ cá nhân để yêu thương người chồng khi có tấm lòng bao dung rộng lượng nhất “sẽ thứ tha” cho chồng để “mong sống lại tình ca”, thì “vết sẹo, vết nhơ” ngoại tình khi “ say nắng, bến lạ” của người chồng kia, người vợ không muốn nhớ, không nhớ... Đến đây ta đã hiểu rất rõ và tự trả lời câu hỏi “TÌNH ĐỜI LỖ HAY LÃI” trong “Về đi anh” của tác giả Phương Lý. Còn riêng Tôi, Tôi xin trả lời các bạn rằng trong bài thơ “Về đi anh” của tác giả Phương Lý “ Người phụ nữ đã có một VẾT SẸO LÀNH TÍNH trong suy tưởng, suy nghĩ, vết sẹo tinh thần, vết sẹo tình yêu của mình dành cho người chồng. Hơn nữa người phụ nữ còn cao thượng chữa lành vết sẹo tình ở người chồng phụ bạc”

 

Bài thơ sử dụng thể thơ tám chữ trên câu, mỗi đoạn bốn câu với giọng thơ giản dị, dụ ý thơ nồng nàn chân thành và ăm ắp thương yêu.

 

Bài thơ đã “lạm dụng” cách lặp từ rất nhiều lần (từ “Về đi anh”). Tuy vậy cách lặp từ này là một sự chủ định khôn khéo cho chủ ý sắp đặt của cách mời gọi mong ngóng, đồng thời là cái kết thúc “có hậu” của dụ ý. Chính sự “lạm dụng” này làm người đọc cũng mong mỏi cùng với người phụ nữ, nhân vật trữ tình trong tác phẩm.

 

“Về đi anh” “chào đời” ở thời kỳ hiện đại tân tiến nhưng trong cuộc sống hiện đại vẫn tồn tại ở tiểu số bộ phận mà nếp sống, văn hóa vẫn còn có những huynh hướng xa xưa. Tuy vậy cách xử lý tình huống lại rất tình.

 

Bài thơ đưa ta đến một câu chuyện tình yêu mà cái kết thật nhân văn, tình người.

Bài thơ mang thông điệp tới độc giả “yêu thương không bao giờ thừa” và “không nhất thiết phải nhận về mới có cho đi” mà “cho đi để nhận về” là một cách “tinh tế, cao đạo” của “nhận về rồi cho đi” bởi khi “cho đi” tức ta đã đang “nhận về”...

 

... “Về đi anh” mang “phong thư” tình yêu tới mọi người. “mọi trao đổi luôn có khoản “lỗ, lãi” nhất định và có những vết sẹo hằn dấu thời gian... trong tình yêu cũng vậy, những khoản lỗ lãi và vết sẹo “lành tính” hay “ác tính” đấy đều do cách hiểu, sự nhìn nhận yêu hay hận thù đem lại mà thôi”. Còn riêng Tôi, Tôi yêu và đã bình bài thơ này cũng bởi những ý nghĩa nhân văn và cũng rất đời thường đáng trân trọng của bài thơ mang lại...

 

                                                                                                           

 

 

Nguyễn Thanh Huyền
Số lần đọc: 1433
Ngày đăng: 15.06.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về truyện ngắn của Lê Mai - Đặng Xuân Xuyến
Thầy phong thủy Bùi Đồng và những comment bình thơ - Đặng Xuân Xuyến
Bình thơ: Vẫn mãi là em - Hoàng Thị Bích Hà
Đông Trình – Người đi “giữa thực và mơ” - Trần Hoài Anh
TÌNH “ép phẩy” bung nở từ LỜI TẠM BIỆT mang tên Ở LẠI trong bài thơ LỜI TẠM BIỆT NƯỚC NGA của tác giả Thanh Mai Trần - Nguyễn Thanh Huyền
Nhớ Huy Cận, người quê viết thơ quê - Yến Nhi
Đi như là ở lại : ngược dòng ký ức cùng nhà văn Lê Vũ Trường Giang - Hoàng Thị Thu Thủy
Nét duyên thầm trong “Lục bát tôi” của nhà thơ Đặng Nguyệt Anh - Hoàng Thị Thu Thủy
Người Mẹ trong thơ Vũ Trọng Quang - Nguyễn Thị Tịnh Thy
Thơ Trần Dzạ Lữ: thơ viết cho vợ khi ở bãi biển Vũng Tàu - Hoàng Thị Bích Hà