Tranh thủ tuần lễ còn ở chơi Seattle,WA,tôi ghéthăm thư viện địa phươngLake Hills Library - King County.Kệ sách Việt khiêm nhường với non 200 đầu sách,chiều hôm đó gần như chỉ dành “độc quyền” cho riêng tôi – “ông khách đến từ Saigon,VN”,săm soi lục lạo tìm kiếm.Đúng là :“tha hương ngộ cố tri”! Không gỉ hạnh phúc hơn được gặp“đồng hương”nơi đất khách quê người.Xin đươc ghi ra đây những cái tên sách-tên ngườilặng lẽ,đã khiến lòng“Việt”trong tôi lúc bấy giờdấy lên niềm xao độngkhó tả:Nguyễn Du(Truyện Kiều),Ngô Tất Tố(Tắt Đèn),Vũ Trọng Phụng(Lấy nhau vì tình,Cạm bẫy người,Kỹ nghệ lấy Tây,Cơm thầy cơm cô),Khái Hưng(Nửa Chừng Xuân),Thạch Lam(Dưới Bóng Hoàng Lan),Lan Khai(Truyện Đường Rừng),Nguyễn Công Hoan(Tuyển tập),Vũ Bằng(Phù Dung ơi giã biệt !)…Những tác giả trong và ngoài nước (VN)xuất hiện sau 75:Mạc Can(Người nói tiếng bồ câu),Nguyễn Nhật Ánh(Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng),Phan Nhật Nam(Chuyện dọc đường),Nguyễn Tường Thiết(Nhất Linh cha tôi),Hồi ký Bà Tùng Long,Phạm Chí Dũng(Chính Luận 2013),Vũ Quốc Thúc(Thời đại của tôi – cuốn 1 - Nhìn lại 100 năm lịch sử),Ma Văn Kháng(Chim én liệng trời cao),Hữu Mai(Những ngày bão táp),Đỗ Phấn(Vắng mặt),Trang Hạ(Đàn bà 30),Song Thao(Phiếm 21),Nguyễn Lương Vỵ (Tuyển tập thơ Bốn mươi lăm năm 1969-2014),Lê Văn Nghĩa (Saigon dòng sông tuổi thơ),Hà Đình Nguyên (50 chuyện kỳ thú phương Nam),Thái Bá Lợi (Bán Đảo)…
Tôi chọn tác giảDu Từ Lê - một thi sĩ nổi tiếng trên văn đàn,để nhớ chút mùihương văn chương Saigonxưa trước 75.Và,cũng để xem ông viết gì trong Tập I “Sơ lược 40 năm Văn Học Nghệ Thuật Việt 1975-2015”.
Sách dày695 trang chữ, chỉ tiếc thiếu ảnh chân dung các tác giả,khiến toàn tập hơi bị chìm,nhạt .Bìa và trình bày Uyên Nguyên – HT Production xuất bản lần thứ nhất ở Hoa Kỳ 2015 - chia làm 7 Chương với các mảng:
- Âm Nhạc(Đăng Khánh,Đào Nguyên,Trọng Nghĩa Mộng Lan,Nguyễn Bích,Phạm Anh Dũng,Trần Duy Đức,Trần Quảng Nam,Trúc Hồ,Tuấn Anh,Việt Dzũng)
- Xuất Bản(Đỗ Ngọc Yến,Lê Đình Điểu,Lê Thiệp,Ngụy Vũ,Phạm Quốc Bảo,Vũ Quang Ninh)
- Điện Ảnh-Sân Khấu(Đinh Anh Dũng,Lê Đình Y Sa,Thắng Đào,Trần Anh Hùng )
- Hội Họa(Khánh Trường,Lê Tài Điển,Lê Thánh Thư,Lê Thiết Cương,Vũ Hối)
-Những tác giả nhập được vào dòng chính(Lan Cao,Nguyễn Mạnh Cường,Nguyễn Việt Hùng,Thuận(Paris)
- Thi Ca(Nguyễn Nguyễn Tuyết Lộc,Nguyễn Đông Nhật,Nguyễn Thanh Vân,Bùi Vĩnh Hưng,Cao Đông Khánh,Đa Mi,Đặng Hiền,Đỗ Hồng Ngọc,Hồ Minh Tâm,Hoàng Thượng Dung,Lê Nguyên Tình,Lê Phương Châu,Miên Di,Ngô Tịnh Yên,Ngọc Hoài Phương,Ngưng Thu,Nguyễn Anh Khoa,Nguyễn Hoàng Anh Thư,Nguyễn Lãm Thắng,Nguyễn Phương Thúy,Nguyễn Thị Khánh Minh,Nguyễn Vĩnh Tiến,Phạm Chu Sa,Phan Tấn Hải, Phương Uy,Trần Kiêm Thêm,Trần Mộng Tú,Trần Thi Ca,Xuyên Trà)
- Văn Xuôi(Cao Xuân Huy,Đặng Phú Phong,Đặng Thơ Thơ,Đào Hiếu,Đỗ Vẫn Trọn,Hà Minh Quang,Kha Thị Thường,Lê Đình Đại,Lê Lạc Giao,Nguyễn Tường Giang,Nguyễn Tường Thiết,Phạm Xuân Đài,Trần Hoàng Trúc,Trần Thu Miên,Trần Trung Đạo,Trần Yên Hòa).Tổng cộng 84 tác giả.
Trong Lời nói đầu, tác giả đã cho biết không nhằm có ý định làm công việc “Tổng Kết” hay “Tổng Quan” một giai đoạn VHNT – mà chủ yếu “chỉ là người thu thập,ghi nhận một số những tác giả hiện diện trong sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật không phân biệt hải ngoại hay trong nước”- (tr 9).
Tôi chọn một vài đề mục tác giả đọc chấm phá,để biết chút gì về sự khởi đầu cho một sức sống văn hóa Việt hải ngoại.
- Sinh hoạt băng nhạc thời kỳ đầu : Trong tình cảnh thất thổ,lạc lõng nơi xứ người,âm nhạc là điểm tựa tinh thần mạnh mẽ và,duy nhất của những kẻ thình lình trở thành kẻ mất gốc.Tình cờ một số người mang theo những băng nhạc cassette,sang lại cho nhau nghe,làm “vốn liếng”những ngày trong trại tạm trú.Hai trung tâm băng nhạc đầu tiên ra đời : Bốn Phương của ông Lâm và Dạ Lan của nhạc sĩ Anh Bằng – Dạ Lan sau đó tách ra làm hai : Trung tâm Dạ Lan do Trần Thăng (cháu Anh Bằng) và Trung tâm Asia (nhạc sĩ Trúc Hồ có cổ phần trong đó) điều hành.Đây là những người“khai sơn phá thạch” - viên gạch lót đường mở đầu cho sinh hoạt văn nghệ hải ngoại.(tr 17,18)
- Lãnh vực xuất bản : Ai là người đầu tiên xuất bản sách hải ngoại ?Người “hăm hở xắn tay áo” bước vào lãnh vực xuất bản giai đoạn sơ khai,là ông Đỗ Ngọc Tùng – nhà Đại Nam,TP Glendale,miền Nam Cali;ông Danh – Xuân Thu,TP Houston,Texas;ông Lê Bá Kông – nhà Ziêng Hồng,Houston . (tr 109)
Về truyền thông báo chí : Ông Đỗ Ngọc Yến (1941-2006) là người đặt nền móng cho sinh hoạt báo chí Việt ở Hoa Kỳ - sáng lập ra và cũng là chủ nhiệm đầu tiên của nhật báo Người Việt vào cuối năm 1978 (ban đầu là tuần báo tới 1985 thì trở thành nhật báo).Ông cũng là một trong những người sáng lập khu Little Saigon tại Quận Cam – Orange county,California. (tr 117)
Ông kể lại việc nhạc sĩ Đăng Khánh làm cuộc thử nghiệm ghép tháp thơ của cùng một tác giả (ghép bài “Mùa thu và,thơ mới ở đường Backer,Costa Mesa,cũ” và “Ta đã đợi em từ hạt bụi”của DTL – phổ nhạc văn xuôi dựa theo tiểu thuyết “Tôi với người chung một trái tim”(DTL).- gọi đó là “Những hôn phối tốt đẹp giữa thi ca,văn xuôi và,nhạc Đăng Khánh”.(tr 24,25)
Nói về “Nguyên Bích,những đời nhạc đi ra từ khoảng cách đủ xa”.Ông bày tỏ “Tôi không biết cái mặt thứ hai của ấn tượng hai mặt,là “ngập ngừng không nên” ở tôi về Nguyên Bích,đã tan biến khi nào !Tôi chỉ nhớ mỗi gặp thêmNguyên Bích,tác giả ca khúc “Sao vội nhạt phai”,tôi một cảm thấy gần gũi,tin cậy anh hơn.Như sự phó thác hay,tin cậy mặc nhiên của một tình bạn cho ta êm đềm và,nhiều an tâm” – (tr 42)
Với nhạc sĩ Trần Quảng Nam,ông bày tỏ “Mỗi tác phẩm như một con người luôn có cho nó lộ trình sống,chết riêng.Nói cách khác,tự thân,nó có định mệnh của riêng nó.Và,tác giả dù muốn cũng chẳng thể can dự …Và,tôi tin ,có dễ chẳng nhạc sĩ nào không thầm mong,một lần định mệnh gõ cửa sáng tác của họ,như đã xẩy đến với “Mười năm tình cũ” của Trần Quảng Nam vậy !?!(tr70,71)
-Ông gửi lời “xin lỗi” – nợ một lời cám ơn nhà thơ Đỗ Nghê - Bs Đỗ Hồng Ngọc,trong Tin Sách số 38 tháng 8.1965,có bài Điểm sách về tập thơ Du Tử Lê (tập thơ đầu tay do chính tác giả tự xuất bản 1965 – khổ 15x21,70 tr),đã giới thiệu : Thơ Du Tử Lê “giản dị mà không thiếu truyền cảm vì đã nói lên ý nghĩ thực không cầu kỳ,không ngạo nghễ kiêu sa.Bên cạnh một DTL đầy hoang mang,khắc khoải,thao thức đó còn có một DTL mềm yếu,đam mê,lãng mạn”.
Đề cập đến nhà văn Đào Hiếu khi đọc bản thảo “Khói trắng thiên đường”,ông có một vài cảm nhận: “Với vốn sống phong phú,nếu không nói là ngoại khổ,óc nhận xét tinh tế,kinh nghiệm “trận-địa-chiến”,tiểu thuyết của Đào Hiếu,tôi nghĩ là một trong rất ít nhà văn hàng đầu ở lãnh vực hiện-thực-xã-hội.Hư cấu nếu có trong truyện của ông,chỉ tựa “làm duyên” cùng chữ nghĩa chỉn chu mà thôi.”(tr 557)
Luồn trong những bài viết,tôi bắt gặpquan niệm về thi ca của DTL.Ông cho rằng: “Làm thơ là một lao động (tinh thần)vất vả.Một thao tác trí tuệ ngặt nghèo.Thường khi bất lực.Đuối sức…- là cuộc chạy đua Việt dã không đích đến,không bạn đồng hành .Vì sao?Vì căn bản,thi ca là ngọn chênh vênh,nhọn,sắc nhất của định mệnh bất toàn…Thi ca là cõi trú đầu tiên và,cuối cùng của những tâm hồn bất an.Những sinh phần liu điu cần sự cân bằng sinh-thái-tinh-thần.
…Nhà thơ trước nhất,là thợ đào huyệt chữ nghĩa.Huyệt hình ảnh.Huyệt chân dung những mảnh đời đã mất.Hay những phần đời (lẽ ra)phải là,như vậy.
Những hầm hố đào được;những mộ huyệt đủ sâu,cuối cùng,nhà thơ chỉ còn đủ sức thả mình rớt xuống.Y hoàn tất cuộc đua việt-dã-trí-tuệ(một mình).Y hoàn tất trận đánh sinh-tử(dài lâu)với địch thủ trên cơ:định mệnh.Y san bằng mọi bất toàn.Y cân bằng sinh-thái-thân-tâm.Nhưng,đau đớn thay,đó cũng là lúc,y hiểu,tận cùng vẫn là : Thất bại (Theo một cách nào khác) -(tr321,322)
Soi rọi lại thơ Du Tử Lê trước 75.ta thấy rất rõ thi sĩ đã vận dụng hết sức mình để tìm những từ mới, thay đổi vị trí tính từ,động từ,trạng từ trong câu thơ. Ông cũng dùng dấu chấm,dấu slash để làm mới cách diễn đạt.Thơ ông không ngớt những thi ảnh lạ,những ngôn từ đầy sức sống :“tóc thề nẻo gió”, “mắt xa nghìn núi lạ”, “ngực hai mươi hai mốt”, “một hồn đầy môi người”, “mắt lá me”, “môi đưa bão gió”, “nhớ cơn mơ lẻ”, “đêm bưng mặt”, “máu rất buồn”…
-Tôi đã buồn hơn chiếc bóng tôi
Mai kia tôi sẽ bỏ xa đời
Tuổi,tên,thôi cũng đi về đất
Riêng ở nơi này vẫn tháng Hai …
(Khúc Tháng Hai - DTL)
-Chào định mệnh- Gõ cửa/tôi/cuối kiếp
Trái tim người : lưu lượng biển,bao dung
Người nhón gót: gửi điều chưa nói hết
Lên vai tôi.Mùi tóc mẹ ân cần
-Chào Quán Tuế(riêng tôi) - Rừng chánh niệm
Cây từ bi từng ngọn.Lá trăm năm
Người nhón gót: cúi nhìn nhân thế,gió
Thấy tôi không ?Tội nghiệp một linh hồn?
(Người Nhón Gót : Thả vầng trăng thứ nhất - DTL)
ThơDTL phản ánh cái tôi hoang mang vô định của phận người trong cuộc chiến :“Như con chim bói cá/ tôi lặn sâu trong bùn/ hoài công tìm ý nghĩa/ của cảnh tình hôm nay” (Khúc thụy du).
Ông đau đáu hoài vọng cố hương .Thơ ông từ đó càng thêm day dứt vì nỗi sầu xa xứ ,đời lưu vong tận tuyệt !
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi sao trở lại quê nhà
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì sá gì thêm một xác cong queo
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)
Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.
12-77
Khép lại bài viết thì cũng vừa lúc tôi đọc được tin buồn trên mạng : Thi sĩ Du Tử Lê tên thật Lê Cự Phách,SN 1942,Hà Nam,đã qua đời 8h6 tối thứ hai7/10/2019 tại tư gia Garden Grove,Orange county,hưởng thọ 77t.
Chân thành chia buồn cùng gia đình chị Phan Hạnh Tuyền(đồng nghiệp chung Tổ Văn THPT Thạnh Mỹ Tây-Gia Định Tp HCM 75 – 77) .Cầu nguyện hương linh Anh sớm siêu thoát nơi miền cực lạc.
(Seattle – Saigon,8/10/2019)