Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.093
123.232.022
 
Nhớ lại một thời với bạn bè nơi mái trường Lệ Thủy thân yêu – bài viết dành cho ngày nhà giáo Việt Nam – 20/11
Trần Khởi

 

 

     Năm 1960, tụi mình lên học Trường Cấp 2 Lệ Thủy ( nay gọi trường THCS Phong Thủy ) . Cả huyện duy chỉ có mỗi một trường cấp 2 này . Dạo ấy, phong trào " Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải " nổi lên như cồn . Các địa phương trên toàn quốc đều hội tụ về đây học tập rút kinh nghiệm . Rất nhiều các Văn nghệ sỹ có tiếng tăm cũng trở về miền đất hứa để tìm cảm hứng sáng tác, nhằm xây dựng phong trào .

    Nhà Hát Rối Kịch TW lại chọn Trường Cấp 2 Lệ Thủy làm nơi thí điểm xây dựng Đội Văn nghệ Kịch Múa Rối cho Huyện nhà . 

    Phần nhiều đội Văn nghệ múa Rối của trường đại bộ phận học sinh thôn Tuy Lộc, xã Lộc Thủy và Phong Thủy, có 2 lý do : Thứ nhất là gần trường, thứ hai là nơi mảnh đất này, đã sản sinh ra nhiều người đẹp tài hoa . Số Văn nghệ Lộc Thủy có:  Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Tý, Nguyễn Thị Mợng, Nguyễn Mỹ Hạnh.Trần Văn Vinh, Lê Hồng Thu . Trên Phong Thủy có Phạm Thị Yểng, Võ Thị Hoa, Trần Khởi, Nguyễn Ngọc Ạnh , Nguyễn Tư Pháp, Phạm Lập, Nguyễn Hợp .

 

     Người phụ trách là Nghệ Sỹ Quang Phát ( nhà hát Rối Kịch TW ) . Anh ấy vừa là nhà viết kịch bản, vừa đạo diễn vừa kiêm họa sỹ trang trí .

    Bọn mình được anh hướng dẫn học kịch bản : - " Gấu dữ và Nùng Phai "trong vở kich này Phạm Lập đóng vai Gấu Dữ và Võ Thị Hoa đóng vai Nùng Phai -  Kịch bản " Ruồi và Kiến " vở kịch này mình phải đóng Ruồi nhân vật chính, luôn hóng hách, kiêu ngạo, nên bị các chị Kiến cắn chết, khiêng xác về nhà . Mình như còn nhớ như in : - Chú Ruồi với đôi cánh to đùng đang phành phạch bay lượn trên không trung, vuốt râu cười ngạo nghễ hát rằng : 

   - ".... Ta đây chẳng kém loài ong/ không thua chim chóc/ Ta mình ngọc bay lượn khắp bầu trời/ Quê ta ở khắp nơi nơi/ Ta sống trên vua chúa/ Ta đây đứng trên muôn loài...." cười!...khà...khà..."

    Và cũng không quên hình ảnh các nàng Kiến với bộ râu dài, thân mình màu vàng, khoang đen, với tiếng hát trong trẽo, dễ thương dưới ánh sáng bình minh rực rỡ , họ đang cùng nhau cần mẫn tha mồi về tổ : 

    - "... Lấp ló rang Đông bên lũy tre xanh rờn/... do sức người làm nên muôn ngàn bông lúa chín .......la..la....la!.....".( Đàn Kiến do Mỹ Dạ, Phạm Yểng, Nguyễn Thị Tý, Võ Thị Hoa, Nguyễn Thị Mợng, Nguyễn Mỹ Hạnh, .... đóng ).

     Sau khi học thuộc kịch bản, bọn mình được anh Phát hướng dẫn làm con Rối, và đây là việc làm khó nhất để mọi người có thể trở thành những nghệ nhân . Anh Phát rất thích mình, vì mình còn biết vẽ, rất cần cho việc trang trí Rối .

 

    Việc đầu tiên là tụi mình ra vùng hói Hà Cạn, Thôn Thượng Phong hụp lặn tìm cho được loại đất sét tốt đem về trộn với mạt cưa, nhào nặn vắt thành hình con Rối ( mặt người, mặt thú...). Chỉ nặn từ phần cổ trở lên . Sau khi phơi khô xong, lấy giấy báo dán lên phủ hình đó nhiều lớp . Lại phơi khô lần nữa cho thật khô cứng , lại xẻ hình để lấy khuôn  đất ra . Tiếp đến, dùng màu vẽ lên hình đó . Sau đó cắt may áo cho rối tùy theo hình dáng, kích thước , loại hình.... Tiếp theo đính vào tay chân rối những que săt nhỏ để điều khiển rối theo thái độ hành động của nhân vật trong kịch bản .

   Khi diễn người ta che phong màn lấp đầu diễn viên . Các điễn viên chỉ sử dụng bàn tay tài hoa của mình để điều khiển con rối theo ý của mình . Một bàn tay diễn viên cho vào đầu con Rối . Ngón trõ vào giữa đính đầu. Ngón cái và ngón giữa cho vào 2 tay của rối , kết hợp với bàn tay kia điều khiển que sắt để bàn tay rối uyển chuyển mềm mại, nhịp nhàng theo điệu bộ .

    Mình nhớ nhất đội múa " Trống Cơm ". Những nàng thỏ dễ thương, được cắt may bằng những chiếc khăn lông trắng tinh, với đôi tai dài. Mắt được kết bằng những chiếc cúc đen,  cổ đeo trống cơm, miệng mấp máy, được các diễn viên điều khiển ngúng ngẫy, nhịp nhàng, uyển chuyển theo nhịp hát:

    - " Tình bằng có cái trống cơm/ khen ai khéo vỗ ấy mấy bông nên bông ..."

 

       Hôm qua, vừa viết sắp xong chuyện này, mình thấy xốn xang, nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè, nên vội xuống nhà Nguyễn Thị Tý để thắp hương cho bạn Lê Hồng Thu ( chồng Tý ) và cũng nhằm hỏi thêm một số việc liên quan đến bài viết này . Mình đọc trước hương hồn Thu nhân dịp ngày Nhà Giáo Việt Nam -20/11.

  Sau khi nghe xong bài viết của mình, Tý bổ sung thêm tên một số bạn trong đội văn nghệ ngày ấy . Mình hỏi Tý :

    - Sao khi lên Cấp 3 không thấy mi hò hát với tau nữa?....

Như sực nhớ điều gì, Nàng nheo mắt lại rồi dằn giọng trách móc :

    - Do mi đó!.... tao sợ các thầy... rồi bỏ học mất một năm...

Mình đứng ngẩn tò te, ngớ ra , cười hỏi :

     - Cấy chuyện chi?... mà tau mần chi mi mà mi phải bỏ học ngộ rứa?....

Tý cười nói : 

   - Mi quyên rồi à?.....chuyện mi với con Dạ đóng cửa ngồi trong phòng, để thầy Phục tra khảo, dọa dẫm bảo tao bao che cho 2 đứa bay, định đưa ra hội đồng, nên tau sợ bỏ học luôn....

      Mình vỗ trán,đứng lặng một hồi ngẫm nghĩ rồi chợt vỡ òa ra :

    - À!.... nhớ... nhớ rồi!....các cụ ngày nớ hiểu nhầm!....

     - Mà tao đâu biết mi bỏ học vì chuyện đó!...tau tưởng hoàn cảnh gia đình mi......

      

       Chuyện thế này : -Mình và Mỹ Dạ rũ nhau vào lớp học để học đối thoại kịch bản múa Rối " Ruồi và Kiến ". Hôm đó nắng nóng, lại gió Nam ồ réo từng đợt như có bão. Các dãy nhà, các cửa sổ của lớp run lên bần bật. Mắc dầu mình đã nhiều lần mở cửa và lấy đá chèn lại, nhưng cơn gió quái ác, đưa bàn tay hộ pháp đóng ập cửa lại . Thế là có đứa nào xấu bụng, lên báo với thầy Phục . Thầy vọt xuống lớp , giật tung cửa ra, thấy hai đứa mình còn say sưa cầm trên tay  kịch bản " Ruồi và Kiến " . Mặt hằm hằm, chẳng nói gì, thày quay ra ngoài hiên, thấy Nguyễn Thị Tý đang say sưa tỷ mẫn khâu áo cho rối. Ông ta nghi ngờ Tý gác cho 2 đứa mình làm chuyện bậy bạ . Vậy là ông ấy triệu Tý và Dạ lên tra khảo, vặn vẹo, dọa dẫm đủ điều :

   - Nếu các em không khai ra... tôi sẽ đưa việc này ra hội đồng.... 

  Hai đứa mặt xanh như đít nhái. Mặc dầu cả 2 nàng đều nói thật :

     - Thưa thầy !...tụi em không có chi hết!.... chỉ ngồi học kịch bản....và gió quá to, đóng cửa lại không được.... chứ bọn em không làm chuyện chi xấu cả.....

      À !.....ra thế!....nên nàng Tý quá sợ bỏ tập văn nghệ và bỏ học một năm bây giờ mới biết.... tội chưa tề!.....

 

      Sắp đến ngày công diễn, thì lại xảy ra thêm một sự cố hý hữu này nữa làm người đẹp Lâm Thị Mỹ Dạ cũng đột ngột bỏ tập văn nghệ và bỏ luôn lớp học, làm các thầy, đặc biệt anh Phát ( đạo diễn kịch và múa Rối TW ) đứng ngồi không yên. Các thầy phải chạy lên chạy xuống để động viên an ủi 2 nàng nhiều lần .

Chuyện thế này nhé: 

       Trong lớp có thằng Ạnh vừa xinh trai, trắng trẽo, vừa học giỏi và văn nghệ giỏi . Hắn ta rất thích Dạ, ngồi phía sau, cứ vuốt mái tóc dài của người đẹp rồi đọc luôn mồm câu thơ :

     - " Tóc dài như suối như mây/để cho anh cứ ngất ngây nỗi niềm..." 

    Ban đầu Dạ cũng tủm tỉm cười, nhưng quá nhiều lần lặp đi lặp lại làm nàng bưc bội .   Mỗi lần hắn ta vuốt tóc nàng ở phía sau, thì Dạ cáu gắt và dật tóc về phía trước . Tự ái, một hôm hắn thủ đâu một cái kéo to đùng, từ phía đằng, sau hắn xẻo luôn nữa mái tóc đẹp của Nàng . Vậy là Mỹ Dạ khóc bù lu bà loa về mách với mẹ và bỏ học một thời gian. Thằng Ạnh bị mẹ Dạ kêu nhà, bố nó nỗi tam đóa lên cho một trận đòn nhừ tử .

     Đội Văn nghệ được 2 hoa khôi - 2 gương mặt văn nghệ xuất sắc - 2 nhân vật chính trong đội hình múa rối đột ngột bỏ đội , làm anh em, cùng các thầy cô giáo hững hụt , buồn, nhớ....

    Thế rồi, các thầy cô giáo , anh chị em trong đội văn nghệ đi lên đi về vận động , động viên nhiều lần, nên đêm công diễn lại đước có mặt 2 nàng . Các thầy cô giáo anh chị em trong đội thở phào nhẹ nhỏm.    Nhớ không quên, lúc đó, người đẹp Lâm Thị Mỹ Dạ phải trùm một cái khăn lên đầu để che tóc . Sau đợt công diễn ấy, cũng chẳng thấy bóng dáng của người đẹp Nguyễn Thị Tý đâu nữa .

 

    Ngày đó, máy bay giặc Mỹ bắt đầu đánh phá ác liệt, nhưng đêm diễn dưới ngọn đèn măng song tù mù, có du kích canh giữ, mà khán giả đến xem chật cứng cả sân trường 

 

     Khi tụi mình được lên học Cấp 3 Lệ Thủy khóa 64 - 67 lại có cơ duyên cùng hoạt động Văn nghệ với nhau . Dạo đó phong trào văn nghệ của trường sôi nỗi hơn bao giờ hết. Bởi trường được bổ sung nhiều thầy cô giáo từ Bắc vào. Có những thầy giáo rất tài hoa , giỏi về giảng dạy và văn hóa văn nghê. Như thầy Hoàng Thái, thầy Nguyễn Bảo Hoàn, thầy Nguyễn Vĩnh Xuyên, thầy Nguyễn Tấn Ngữ , đặc biệt thầy giáo, nhà thơ Lương Duy Cán ( Hà Nhật ), thầy giáo, nhạc sỹ Nguyễn Dược, thầy Phan Ngọc Thu ( thầy vừa đi vào chốn vĩnh hằng )...... 

    Phong trào Văn thể của trường, đội Văn nghệ của trường được các thầy nâng cánh bay cao bay xa . Những vỡ kịch lớn của các giả có tên tuổi trong và ngoài nước được các thầy tung ra dàn dựng hết sức công phu, tỷ mẫn như vỡ - " Chiếc va li khủng khiếp " của Xuân Giao, mà Lâm thị Mỹ Dạ được chọn làm vai phóng viên Mỹ , Trần Khởi với vai chính lính gác, Lê Hồng Thu đóng vai thiếu tá VNCH, còn Trần Văn Vinh đống Cố Vấn Mỹ:

 - "...Tất cả nằm xuống!....trong vali có mìn!...." 

 Và vở Kịch - " Trắng và Đen ". Đây là Vở kịch Nói, chỉ có hai nhân vật. Đôi bạn thân khác màu da.  Nội dung tố cáo sự phân biệt chủng tộc , mà mình được chọn thủ vai cậu bé người da đen ( bôi đen toàn thân ), còn Mỹ Hạnh đóng cô gái người da trắng . Hai vỡ kịch được công diễn đã gây tiếng vang lớn trước sự hâm mộ của các thầy cô giáo và nhân dân Huyện nhà . Có đêm diễn dưới ánh trăng tù mù nhưng người xem như binh như hội .....

 

       Sau hơn 10 năm xếp bút nghiên lên đường đánh giặc cứu nước và bạn bè cũng mỗi đứa mỗi nơi , đến năm 1979 mình lại được trở về dạy học nơi mái trường cấp 3 Lệ Thủy thân yêu này . Dạo ấy, mình cũng say văn chương hò hát như điếu đổ. Ngày ngày cùng thầy Hoàng Minh Trung cứ mò mẫm vào các lớp sắm soi xem có em nào có giong hát hay,  người đẹp đẽ , thân hình cao ráo, da dẽ trắng trẻo, có khuôn mặt đẹp thì xách về đội Văn nghệ của trường , chọn rùi loại loại rùi tuyển cứ thế cuối cùng cũng được một đội hình Văn nghệ khá ưa ý , nhiều em tỏ ra có tài năng, tài hoa cá biệt .

       Như vậy diễn viên đã có rồi, còn tác phẩm , ca khúc , biên đạo dàn dựng lấy đâu ra mà Hội thi ngày 20/11 của Sở GDDT và Hát mừng Xuân do Sở TTVH Tỉnh Quảng Bình tổ chức đang đến gần, mặc dù lúc này cơn lũ đang hoành hành tàn phá quê hương, mảnh đất và người dân chưa lấy lại sức , hàng trăm hécta hoa màu và ruộng lúa đang thì ngậm hột bị mất trăng ( Ngày đó Lệ Thủy còn cấy hai vụ ) . Người dân quằn quại xót xa nhưng cố gồng mình đứng dậy làm lại mùa màng, làm nên no ấm .

       Đây rùi ! Đây chính đây là tứ  của điệu Vũ mà mình cần tìm! Từ cảm xúc này, để mình  dàn dựng biên đạo nên Điệu Vũ kịch " Cây Lúa Lệ Ninh " đã đươc dàn diễn viên tài hoa của trường biễu diễn hết sức thành công và đem lại một kết quả mỹ mãn - Giải nhất trong hội diễn (cả Tập thể và người sáng tác )

       " Cây lúa Lệ Ninh " - Một điệu múa dài hơi - Gồm 4 chương được dàn dựng kết nối thành một chỉnh thể hết sức bài bản, công phu,  Nó phản ảnh hiện thực đời sống đầy gian nan vất vã của con người xứ Lệ trong mùa bão lũ-  đồng thời phản ảnh tinh thần đấu tranh dũng cảm kiên cương dành dật lại sự sống của con xứ Lệ trước thiên nhiên hung dữ và ca ngợi tinh thần đoàn kết lòng yêu thương đùm boc lẫn nhau  trong cơn hoan nạn .

      Đây là điệu Vũ Kịch không lời, nói đúng hơn là Kịch Câm, chỉ có nhạc nền phụ họa .

     - Chương 1: Những chị lúa xinh đẹp yêu kiêu với những bộ trang phục màu xanh đầu đội mũ có những lá lúa đang múa hát, lúc xếp thẳng hàng, lúc xen kẽ, lúc tụm năm tụm ba tươi vui múa uyễn chuyễn trữ tình dưới ánh nắng mặt trời rực rỡ đẹp tươi .

     - Chương 2 : Thần Mưa Gió xuất hiện- Thần bận bộ đồ đen , khuôn mặt được trang điểm đến dễ sợ, với những điệu vũ hô gió gọi mưa sấm chớp , những cây lúa quằn quại vật vã, thoi thóp, ngụp lặn trươc bão lũ .

     - Chương 3- Đây là chương khó nhất cuôc đấu tranh sinh tồn của con người và cây lúa Lệ Thủy  với những điệu vũ đơn đẹp. Của Người nông dân của các nàng lúa và thần Mưa Bão . Người nông dân bận bộ đồ nâu , đầu chích khăn, họ rất hiền lành giản dị nhưng rất kiên cường gan góc, với những vũ điệu lộn nhào đẹp chuẩn mềm mại mà cứng rắn, Họ dành dật nhau, đánh nhau, lúc kẻ này hơn lúc người khá thua và ngược lại .

       - Chương 4 - Niềm vui chiến thằng - Các nàng lúa Lệ Ninh xinh đẹp cùng vui múa hát với người nông dân và ông mặt trời và thần Mưa bão đang quỳ lạy trươc phẩm chất cao quý của con người xứ Lệ

      + Trong điệu vũ này , trong đội hình diễn viên này mình nhớ  và đặt niềm tin hy vong nhất là em Hoàng Thanh Sơn cây đàn ghi ta tay trái, một vũ công diễn xuất rất tuyệt vời với vai Thần Mưa Thần Gió ( Hoàng Thanh Sơn là cháu của nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ, mẹ của Sơn và mẹ của Dạ là hai chị em ) . Hiện nay Hoàng Thanh Sơn là PGĐ Học viện Âm nhạc Huế .

- Và diễn viên  hết sức quan trọng quyết đinh cho sự thành công là em Lâm Thị Quý ( Quý Lâm ) một Vũ công tài hoa bẩm sinh , đóng vai cây lúa Lệ Ninh - Người trực diện chiến đấu và chiến thắng Thần Mưa Bão qua những điệu vũ đơn tài nghệ tinh xảo. Lâm Thị Quý cũng bà con với Lâm thị Mỹ Da , cũng ở một ngõ vời Hoàng Thanh Sơn. Hiện nay Lâm Thị Quý đang làm cho Hãng ARIMTO và thường hoạt động văn hóa văn nghệ tại TP Sài Gòn.

      - Nhớ không nhầm em Hoàng Nguyệt Ánh ( cũng anh em với Hoàng Thanh Sơn và Lâm Thị Quý và bà con rất gân với Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ )  - một ca sỹ có giọng hát vàng, đóng vai Người nông dân khá vững vàng.  sáng tạo và uyển chuyển trong các điệu vũ ,đã làm bật nỗi những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của người nông dân xứ Lệ .

 

       - Thầy trò say Văn nghệ vô ý để vợ lên lớp : 

      Mình nhớ chẳng có sai: - Dạo đó, mình mằn mò tập, dàn dựng  cho các em điệu vũ " Trên quê hương quan họ ". Luyện tập xem ra cũng đã nhuần nhuyễn, nhưng quần áo trang phục của gái quan họ thì lấy đâu ra....?

      Được tin mình vừa mượn của phòng TTVH Huyện về mấy bộ quần áo dài đẹp đang để ở nhà, các em trong đội văn nghệ lại ào xuống ngay, miễn sao chọn được một bộ đẹp, vừa vặn mà vô tình quên cả ứng xử... Sục sạo tìm tòi một hồi , rồi các em tự nhiên vọt thẳng vô buồng riêng của thầy cô, xổ áo quần ra tứ tung , hét hò, cười nói, tranh dành nhau om sòm cả lên . Có em còn tự nhiên thay áo quần ướm thử và vô tình nhãy ào ra phía cửa, xô đẫy, nhãy qua cả bà xã của mình làm bà ta suýt ngả, ( khi bà ta đang loay hoay quét dọn ở đó ) .

     Tối về, mình bị vợ lên lớp ngay : - " Làm thầy không nghiêm túc, nên học trò mới vậy !....Học trò chi quá trời luôn!... Nó nhảy qua cả người tui ...".

Mình giật thột, đứng lặng rồi cắm môi cười và hạ giọng : - Bọn nó cũng giống con cái mình cả . Chúng nó xem mình như bố mẹ nó, nên mới làm vậy ! ... chúng nó hồn nhiên, vô tư chẳng biết ý tứ chi mô.... cả đời chừ thấy bộ áo quần dài xanh xanh , đỏ đỏ là sướng típ mắt, có còn chộ ai nữa mô... 

     

    Thời gian chẳng còn bao xa, nhìn lên tóc đã điểm bạc, nhưng vào những dịp này, ngày này, mình lại bồi hồi nhớ đến các thầy cô, bao bạn bè cùng các em, nhớ trường nhớ lớp đến quay quắt....  

Nhớ một thời cùng Họ say sưa hò hát nơi mái trường cấp Lệ Thủy thân yêu này......

 

              Lệ Thủy mùa Đông 2019

 

 

Trần Khởi
Số lần đọc: 1154
Ngày đăng: 20.11.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Như đường mía lau - Lê Ký Thương
Mưa Lâm Thủy (*) - Ngô Mậu Tình
Người già... - Phạm Nga
Xôn xao quán Hàu - Nguyễn Đại Duẫn
Bữa rượu buồn tháng 4 - Phạm Nga
Buồn vui cuộc đời - Phạm Thanh Chương
Cùng đi chung một đoạn đường - Phạm Thanh Chương
Ngựa - những cung buồn trong ca khúc Trịnh Công Sơn - Vũ Dy
Đà lạt & Tôi - Phan Văn Thạnh
Tản mạn về con đường đẹp nhất, sang nhất Sài Gòn xưa - Phạm Nga