Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.214.497
 
Sự thật trần truồng
Võ Công Liêm

TRANH VẼ: ‘Người và Chim / Man and Bird’ Khổ: 15” X 22”. Trên giấy cứng. Acrylics+House-paint. Vcl# 1552015.


                                                                                                 gởi: huỳnh hữu ủy

 

     Theo ngữ ngôn văn chương thường gọi là phơi mở hay bày tỏ huỵch toẹt những gì ẩn chứa bên trong và bên ngoài sự thật của nghệ thuật. Một sự thật trần truồng (naked truth) thể hiện đậm nét qua hội họa và thi ca. Nó là đặc chất dung thông vào nhau; hội họa mô tả qua chất liệu (matter/matière) của màu sắc để thành hình, thi ca mô tả qua con-chữ (the word) để thành thơ là đường nét sống thực để diễn tả toàn bộ trong một ý thức siêu thực; nó cuộn vào tế bào não bộ để phát sinh ra trí tuệ mà có; điều này như một xác quyết của mọi trường phái khác nhau; cái đó là tạng thể không thể phớt lờ trong cái nhìn say đắm của người nghệ sĩ –visceral and unflinching was in them gaze; ngay cả hình ảnh thiên nhiên đều hình tượng hóa để mô tả sự thật. Gần như tạo nên thích thú và thỏa mãn cho tác phẩm được đề ra.   

Quả thực; đấy là điều chúng ta tìm thấy tài năng của họa nhân Lucian Freud (1922-2011). Ông đã thực hiện những gì người ta đã thực hiện, nhưng; với Freud khác biệt rõ rệt từ hình thức tới nội dung, phản ảnh một cách trung hòa qua đường cọ của ông. Một lối diễn tả hòa hợp giữa màu sắc và hình dáng của con người cho thêm phần sống động; đó là sự cố không thể che giấu vẻ đẹp thiên nhiên nơi con người.

L. Freud đã thực hiện đường nét độc đáo đó từ lâu như một vóc dáng trước tác siêu đẳng một thời của người họa sĩ. Họa nhân là cháu nội của nhà phân tâm học Sigmund Freud (1856-1939). Ông sinh ra và lớn lên ở Bá Linh, Đức quốc vào năm 1922 và định cư cùng gia đình ở Luân Đôn, Anh quốc 1933. Freud chọn truyền thống ‘sống để làm’ cho sự nghiệp của cuộc đời. Nhưng lạ thay; Freud không thuộc một trường phái hay bài bản của trường lớp. Freud đứng ngoài mọi thị hiếu để đưa đam mê vào hội họa như một sáng tạo mới và khai sáng một hướng đi khác. Một trường phái thuộc xác thịt cách riêng. Freud có lần nói: ‘Tôi muốn thể hiện toàn bộ thể xác. Đầu tiên phải là tứ chi khác / I wanted the expression to be in the body. The head must be just another limb’; là cành nhánh trong cơ thể con người, nó bộc ra một sắc màu khá đặc biệt, những mảng dầu (oil) đông cứng và dày trên gương mặt là một chứng tỏ của khát vọng. Tế bào da mặt là một kết tụ đặc biệt của con người, là ‘tiếng nói / face talk’ của hỉ nộ ái ố, là những gì không thông thường như ta nhìn mà là một sáng tỏ qua chân dung mà họa sĩ muốn vẽ. Freud thừa hiểu điều đó và cho rằng đấy là lực thu hút vào trong hình hài, dáng điệu để bước vào con đường của hiện thực; từ đầu tới chân tay. Đối với Freud chủ đề lõa thể đã đập mạnh vào bộ phận hữu cơ (organic) của con người là hữu thể: nó ngủ hay dậy là tác động tự nhiên chớ không phải là tự động hóa; nó gây mê trong trạng thái ‘chìm’ và thức tĩnh trong trạng thái ‘bị động’; nghĩa là nó dung thông để hòa nhập vào cõi tục như nguồn năng lực của dục cảm (erotic). Người họa sĩ phải vượt qua hàng rào kẽm gai của nhân thế mới đạt tới chân tướng của hội họa. Một vài họa sĩ đời nay nhại theo lõa thể nhưng thứ lõa thể đó không phải là ‘hàng hiệu’ mà là thứ hàng nội hóa chỉ vẽ cho thành hình mà thôi. Xem tranh khỏa thân của Freud mới nhận ra hội họa tả thực còn hơn những thứ tả thực khác. Bởi; Freud không thể giả dối ở chính mình khi nhận diện sự thật. Một sự thật đúng nghĩa của nghệ thuật nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung. Cái khó của hội họa phải có con mắt để nhìn. Thi ca phải có cái tâm-như-nhất; cả hai điều hợp trong cùng một tri thức nhận biết tức hiểu được ý nghĩa của nghệ thuật hội họa và nghệ thuật văn chương. Đó là đỉnh cao trí tuệ. Bằng không chỉ là thứ mua vui không có gì giá trị nghệ thuật.

Thấm thấu nghệ thuật nhất là nghệ thuật hội họa xưa nay trở nên thứ nghệ thuật chân truyền, nghĩa là lưu lại với đời những tác phẩm vô giá mà thế giới loài người thừa nhận nó như di sản đáng qúi không thể đem ra so sánh hay lý giải mà phải nhận nó như một giá trị tuyệt đối về mặt giá trị sáng tạo và kỹ thuật điêu luyện mà nghệ nhân đã dựng nên. Cho nên chi nghệ thuật hội họa là người có con mắt tinh tường để nhận thấy cái thâm sâu cùng cốc mà họa sĩ muốn nói đến; nó không thể dửng dưng để tác hợp vào trong tranh một cách ngẫu nhiên, tùy hứng mà cả suy tư trước vật thể và hình ảnh là đòi hỏi ở nơi ngón tay của họa nhân bắt chụp được cái của trời cho; cái đó là năng khiếu thiên bẩm như trường hợp của Freud. Bởi như thế này: trong khỏa thân của Freud đã xác định vị trí trong không gian duy nhất như chính họa sĩ mô tả cái trăn trở, cái quằn quại, cái bi thảm của những gì bị ức chế, kềm kẹp trong một xã hội băng hoại của nền văn minh từ Đông sang Tây đã không thừa nhận một cách ưu ái mà cho đó là ‘ô nhiễm’. Freud vẽ là Không-Hóa toàn triệt trong như nhiên, tận dụng mọi khả năng trí thức thuộc về cơ thể (onatomy) kể cả phần xác của con người (organism); tất cả dữ kiện đó là một tổng hợp của vũ trụ con người được hình thành dưới mắt Freud, một diễn tả rất chi li từ đường tơ kẽ tóc để người xem không còn nghi ngờ giữa thực và giả. Vượt thoát của Freud chính là ý thức thức tỉnh trước tình thế, một thứ ý thức đối lập giữa bản thể và nghệ thuật là ý thức mơ về để có một đường nét sáng tạo khác với những gì đã xẩy ra trước đây, chính là lúc Lucian Freud đối diện vào một liên hệ tương giao giữa họa nhân và người hôn phối, là điển hình cho sự thật để vẽ thành tranh (khỏa thân). Đứng trên lý luận phân tâm thì đó là tâm lý thuần trực giác đang thưởng thức vẻ đẹp của vợ mình bằng trực giác hình tướng. Hình tướng của hiện thể hoàn toàn chiếm hết tâm hồn khiến cho Freud quên hết ngoại giới xung quanh mà nhìn vào đối tượng tha thể như ‘vật ngã đồng nhất’ trong trạng thái xuất thần . Có thể Freud chịu ảnh hưởng của nghệ thuật nguyên sơ, khơi dậy từ những hình ảnh khoái cảm tiền kiếp hướng về cõi đã mất?

Như đã nói ở trên Freud dựa vào châm ngôn tục truyền ‘sống để làm/life’s work’ là một kết hợp tư tưởng giữa con người và cuộc đời. Cuộc đời có ý nghĩa là theo đuổi để được giải phóng ra khỏi những gì bức xúc tồn tại, là theo đuổi cho nghệ thuật –The pursuit of liberty and the pursuit of art. Cái nhìn của Freud là cái nhìn tương quan với Jackson Pollock (1912-1956) tương quan ở chỗ là thấy được họa (painting) như một sự bộc phát đầy năng tính, bởi; họ đứng trước bóng tối của màu sắc để vén lên đó một sự thật nguyên thủy mà bấy lâu nay con người định kiến và vị nể; tránh nó như thuốc độc. Freud phủ nhận mọi hình tướng không thực của cuộc đời mà tìm thấy trong sáng tạo là một sự hóa thân của nghệ thuật –Art is a metaphor of the creation. Đúng! sự thật là cần thiết, thật sự có lợi ích ấy là đạo /way là con đường hiện hữu tối thượng; đấy là thái độ của người cầm cọ, nghĩa là thấy người thấy ta trăm trận trăm thắng. Không phải đây là quan niệm chủ quan của người họa sĩ mà là một kích động thực thể giữa ngoại giới và nội giới; tức kiểm soát một cách trung hòa (media) của màu sắc và cả chính mình. Cái bắt mắt nơi tranh của Freud không phải ở vóc dáng cũng chẳng phải trần truồng hay cái tên gọi mà chính cái đẹp của Freud nằm trong đường cọ, tợ như bút pháp nó uyển chuyển và bay bướm lạ thường. Đó là sự thực hội họa. Một sự thật phơi mở của nghệ thuật dù là huỵch toẹt cái xấu xí dị hợm, nhưng; trong đó vẫn trọn ý thẩm mỹ về con người một cách đầy đủ. Lucian Freud không phải là thứ đạo đức giả.

                    

 

Freud dựng tranh trong một cấu trúc hợp nhứt (unifying structure) đã nhồi nắn một chất liệu để vẽ lên tranh ở chính nó là một thực hiện tự nhiên không gò bó, chải chuốt mà vẫn sống động hơn thực, cái sự chấm phá, bôi bết rất thô thiểm khó coi nhưng đầy nhuệ tính. Lối vẽ đó gọi là biểu tượng hiện thực (expressionistic realist) và đã đạt tới niềm tin chung một cách chính xác của trường phái Lãng mạn (Romanticism). Vai trò chính yếu của Freud là tái phục hồi để chống lại chủ nghĩa cổ điển mới (neoclassicism) mà nhấn mạnh vào hình ảnh và xúc cảm. Đấy là bước ngoặt tạo hình để vẽ lên một bề mặt trong sáng và gợi cảm một cách vững chắc, điều này Freud thường nâng cao sắc diện đặc biệt vào đó, trong một tinh thần bao hàm những gì thương tổn và khắc khoải. Vậy thì sự gì đi vào trong tác phẩm của Freud suốt một hành trình dài dâng hiến cho nghệ thuật hội họa? Ông chẳng dâng hiến gì ngoài dâng hiến cho nghệ thuật; mặc dù thời điểm đó ông đã hứng chịu những lời lẽ thị phi kể cả đám văn nghệ sĩ. Người ta chưa hiểu hết tâm thức của người nghệ sĩ khi sáng tác: là họ bỏ vào đó những gì bi thương và khắc khoải trong cuộc đời, để rồi ông phải sống trong trạng thái căng thẳng. Dữ kiện của cuộc đời là một đấu tranh dai dẳng đưa tới một tâm thức rối loạn, tàn phá một bản năng tự tại, Freud muốn thoát khỏi cuộc đời để tìm cho mình một con đường tự do hội hoạ, nghĩa là không còn khuấy động từ bên ngoài (xã hội) và bên trong (gia đình). Đó là nhược điểm mà ông phải đương đầu để hoàn thành trọn vẹn về thân thể con người. Freud biết hoài bão đó khó để đạt tới, bởi; chung quanh ông là những yêu cầu, đòi hỏi là những gì mà con người mong muốn: mọi con người cần những thứ hài lòng, đó là một hiện hữu đã được chú ý tới –a very human need was fulfilled, that; of being noticed. Vậy thì tại sao Freud tọa vào chỗ đó để nghe những lời tha oán luôn cả vị hôn thê của mình? Freud tọa vào để tìm thấy chất lượng của con người từ ngoài vào trong, là phản ảnh đích thực từ nội quan của con người. Điều này như một thức tỉnh đánh động vào những năm trước khi chết Freud đã chiếm thời gian qúa dài (2400 giờ) để hoàn tất họa phẩm lõa thể vào năm 2007. Là chứng cớ đích thực để thực hiện hoài bão về thân thể trong đó cả xác lẫn hồn. Biết cho rằng; đây là điều hết sức chuyên tâm để đi tới tầm xa của hình tượng mà Freud nỗ lực thực hiện cho bằng được, một nỗ lực chứng minh những gì gọi là thực chất tương đương (equally substantial) dù đó là bóng tối đen đặc, là cảm thức tinh nguyên mỗi khi đụng tới.Tuy nhiên; qua giảo nghiệm sinh học để nhận ra trong Freud một sự hiểu biết rộng lớn về cơ thể học mà ông đã trau dồi kỹ lưỡng trước khi dựng thành tranh (painting) đặc biệt là tranh chân dung. Tranh của Freud thường cho ta một sự choáng ngợp, một sự khó chịu là thứ kinh nghiệm đối đầu khi đứng trước tranh của Freud, nhưng; nhìn lâu ở đó có một cái gì gần gũi thân thiện. Chính trong vóc dáng trầm lắng của Freud mỗi khi ngồi thường cúi xuống như muốn che giấu điều gì; cảm thức đó chính là sự sợ hãi của con người đang đứng trước đổi thay từ mọi phiá, biến Freud trở nên thụ động trước hoàn cảnh cũng có thể từ phía gia đình ông (?). Chân tướng thực sự của con người đối với Freud vẫn còn trong vòng khám phá…

Freud là người giàu trí tưởng và phân tích (có lẽ chịu ảnh hưởng của ông nội Sigmund Freud). Vốn dĩ đã in sâu trong tiềm thức của Lucian Freud là không thu giấu, không bao che (nakedness), muốn lột trần  để không còn thấy thực và ảo. Đấy là lý do tuyệt đối để phơi mở toàn thân của con người. Chủ đề về hai hệ phái nam/nữ đã đem lại những khi không mấy cảm tình hoặc coi đây là thúc đẩy từ ức chế, kiềm hãm. Freud nhìn vào tranh lõa thể là sản phẩm tương đương thuộc điêu khắc của họa phái; tự nó đã trở nên quan trọng đối với Freud. Tác phẩm của ông được đánh giá cao đối với mỹ thuật hiện đại và đã được phân tích, so sánh như những danh họa trước đây với một thành quả to lớn; Freud lột tả toàn phần về cơ thể con người để đi tới một sự thật chân chính giữa hồn và xác, giữa ảo và thực; đấy là triết lý nhân sinh trong hội họa. Freud quan niệm hội họa là tiếng nói không lời nhưng lại có âm vang trong màu sắc. Bởi; nó được xác định vị trí cố hữu nằm trong không gian duy nhất để nhận thức thế nào là hữu thức và vô thức trong thế giới của con người. Khi đứng trước họa phẩm của Freud chúng ta không còn thấy ở đó cái gì là ảo tưởng, là suy đồi, là tục lụy; nó tách ra khỏi một chủ thể hiện hữu và ngay cả khách thể cũng không có trong tranh của Freud. Vì rằng; nó đã tách ra khỏi dòng sống như nhiên, đó là phương tiện thoát ly cuộc đời đang sống để về với cái thực chân như của hội họa, không còn qui ước, khuôn phép, phiến diện hay bó buộc mà tạo vào đó một môi trường sống thực của ‘tòa thiên nhiên’... Đó là tiềm tàng trong tâm hồn người nghệ sĩ, là động lực thúc đẩy từ ý thức, từ nhận biết để sáng tạo nghệ thuật. Một thứ nghệ thuất bất biến, bất di, bất dịch mà thứ nghệ thuật để đời, cái mà người ta không làm nên được. Từ đó về sau Freud được xem là một trong những họa nhân đương đại ở tk. thứ hai mốt. Hiếm mà tìm thấy một chất liệu độc đáo như thế. Tranh của Freud đôi khi thấy trên bề mặt của nó một sự ngỡ ngàng của một thứ chất lỏng nhầy nhậy. Một chuyển dịch biến thể của hình thể không có trong vóc dáng, tợ như rèm thưa không có đường may. Đó là kết quả khác thường trong hình ảnh trầm lắng đọng nơi tranh.

                                      

 

Trong tranh của Freud đã để lại cái không ‘đẹp mắt’, ông phết lên đó một sắc màu bạc nhợt, những góc cạnh đổ gãy là lối vẽ đặc thù mà ông muốn dựng vào đó một thể cách nhất quán, nghĩa là trước sao sau vậy là phản ảnh vào cái bên trong (inner) của từng nhân vật; nhất là bày tỏ cho một tình yêu sau cơn mê.                  Nhìn chung Freud đã vẽ những gì là vẽ ở chính mình, ở vợ mình như một tự thú cuộc đời tốt hay xấu, thực hay giả; điều ấy có thể làm cho người xem thêm dị nghị ở chính họ, bởi; sự thật của thể xác mà chúng ta đã che đậy, là vì; nó xấu xí, dị hợm nhưng đó là cái đẹp tự nhiên, ‘đẹp trọn vẹn’, bởi; nó là qui ước, là khoái cảm, là tình yêu mà con người không thể chối bỏ. Freud đã có lần nói: ‘lột nó ra rồi mới thấy /open up it and see it’. Đó là điều mà Freud muốn nói đến, một tâm sinh lý đích thực về vấn đề của con người. Freud có đào tạo, có trường lớp hẳn hoi, có học hỏi, nghiêng cứu, nhưng; Freud tách ra khỏi mỹ thuật, mà tìm thấy mỹ thuật cách riêng; đó là con đường tự do dành cho hội họa. Dĩ nhiên Freud con người -khuấy động để đau khổ nhưng thành công rực rỡ / troubling and brilliant- là ở chính ông ta ./.

 

 (ca.ab.yyc. cuối 11/2019)

 

*Hình trong bài rút từ sưu tập của vcl.

SÁCH ĐỌC: Art of the 20th Century by Taschen (London UK. Munich Germany) 2000.

 

*Freud Lucian (1922-2011)

-1938-1939:Tùng học ở Central Schơol of Art and Crafts in London.

-1939-1942: Studied at the East Anglian School of Painting and Drawing in Dedham.

-1942-1943: Part-time studies at Goldsmith’s College in London.

From 1946 to 1993: Triển lãm  lần đầu ở Luân Đôn, Pháp, Hy Lạp, Venice Ý, New York và nhiều nước khác trong ‘touring exhibitions’.

Tranh cuối cùng (chưa hoàn tất còn trên giá gỗ) 2011.Oil. 63” ¼ X 54”1.4. ‘Chân dung của Chó săn /Portrait of the Hound.

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1833
Ngày đăng: 06.12.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nghệ thuật của Viết và Đọc - Võ Công Liêm
Sắp xếp lại ý thức viết - Võ Công Liêm
“Cha và con lính trận” Tài sản lớn nhất của tác giả - Nguyễn Tiến Nên
Nghệ thuật của tâm trí - Võ Công Liêm
Chỉ là đợt thử mắt bên phải (Tham luận tại Hội thảo “Văn học hải ngoại: thành tựu và tiềm năng” - California, 27/1/2007) - Đỗ Quyên
Đọc “Lục bát chiều” Võ Miên Trường - Nguyên Bình BRVT
Du Tử Lê và Tôi - Võ Công Liêm
Ngày tôi đưa tang mình. - Trương Văn Dân
Chiến tranh – nỗi ám ảnh đáng sợ của loài người - Nguyễn Tiến Nên
Ninh Giang Thu Cúc - Một nữ lưu xứ Huế với truyện Kiều - Hoàng Thị Bích Hà
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)