Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.143
123.227.141
 
Lại ‘dzui’ Xuân.
Đỗ Nhựt Thư

 

 

 

             Mấy khứa lão như say đà, cuối tháng chạp vương xuân tình, mấy lão lại tụ bạ, lại tiếp chuyện đối tiếu lâm – cho dzui mà, lâu nay cứ nghiêm nghiêm o ép bản năng làm suy yếu đời sống tình dục, vợ sinh coi thường, ảnh hưởng đến hạnh phúc, lại bị chì chiết chỉ biết nói chữ chứ cuộc đời nghèo khó và không vui.

 

            Lại Trần khơi mào: - Ta tiếp nhé, tui mới biết đây nay đọc trình quý ông:

- Thảo Am Nguyễn Khoa Vi người Huế có bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chơi chữ toàn phụ âm ch mang tên: "Trách người đa tình" như sau: ‘Chạy chửa chay chân chẳng chịu chừa, chín chiều chua chát chán chê chưa, cha chài chú chóp chơi chung chạ, chẳng chính chuyên chi chớ chực chờ’. Ông nào biết nói đi.

- Ông chơi khó chúng tôi vừa vừa chứ, ông nghiên cứu cả tuần ni. Lê nhăn mặt: - Ông nói tiếp đi.

- Nghe là nhà thơ Tú Mỡ đối lại như sau: ‘Mênh mông muôn mẫu một màu mưa, mỏi mắt miên man mãi mịt mờ, mộng mị mỏi mòn mai một một, mỹ miều may mắn mấy mà mơ.’  Hà … hà…, tui nhất nhá, đến ông Nguyễn.

    Nguyễn làm như khó khăn lắm, rặn từng chữ: - Cả tuần tui ngâm cứu hết cả kinh thư mới tìm được vài câu thú vị nay xin hầu quý ông: một vế xuất không rõ tác giả như sau:   ‘Ước gì anh hoá thành bèo

        Em hoá thành nước anh trèo lên em.”

đó mấy ông đối đi?

     Mất một tuần rượu, Đậu vân vi: - Tui mới nghĩ ra tàm tạm vầy:

               Mong sao em biến thành mây

      Anh biến thành gió em xoài dưới anh.  

Được chứ? Hí …. Xong phiên, ông khác tiếp đi.

    Nguyễn thủng thẳng: - Câu đối của ông tàm tạm, đừng chảnh. Đây, tui tìm được câu ni cũng không rõ của ai, xin đọc hầu quý vị:

            ‘Yêu em từ độ méo trời

      Khi nào méo đất mới rời em ra’

Kinh không? Giỏi thì đối đi?

    Cả bọn ngậm tăm, thua. Tiêu cười hì hì: - Thua, quái và thông minh quá, méo trời, méo đất. Tui xin kể bài này nha: bà Cao Ngọc Anh, con gái đại thần Cao Xuân Dục, đâu khoảng đầu thập niên 1910 chồng mất sớm, lắm anh đồ vo ve làm thơ tán tỉnh nhưng bà đều im lặng. Nhân ngày giỗ cha chồng, bà mời tất đến nhà uống rượu. Tàn cuộc bà thưa: “Xứ ta có cầu Hàm Rồng là thắng cảnh, nay tôi làm bài thơ này xướng cho quý ông nghe và mời quý ông toàn người thơ hay chữ tốt cho bài hoạ để học hỏi”. Rồi bà đọc:  

Hàm Rồng nô nức tiếng đồn om,

Rải rác nhà tranh ở mấy chòm,

Hỏi đá chờ ai ngồi nhấp nhổm?

Thương cầu vì nước đứng lom khom,

Sóng như chào khách chờn vờn nhảy,

Nguyệt cũng yêu ta lấp ló dòm,

Cửa động rêu phong mờ nét chữ,

Ai người mến cảnh chút trông nom…

    Quý ông tịt, lặng lẽ rút lui và từ đó cạch mặt, hà … hà …

- Uổng một đời giai nhân. Trần cảm thán: - Bà sống theo gương ‘tiết hạnh khả phong’ của thời khuôn phép ấy đó mà. Rồi ngân nga:

                  ‘Lẳng lơ chết cũng ra ma

       Chính chuyên chết cũng khiêng ra ngoài đồng’

     Đậu nỗi nóng: - Ông không nên tán dương chuyện ấy. Gái có chồng phải chính chuyên, lẳng lơ thì loạn và mang tội với con, muốn hưởng lạc thì phải biết cách, không hợp thì ly dị mà tìm người khác cho thoả một đời. Có ai cấm đâu?

 

            Cả bọn trầm ngâm không biết là buồn hay vui. Thời này văn hoá đang giao thoa, đạo đức không được dạy bảo phù hợp nên cuộc sống khá bát nháo. Y rền rĩ: - Thôi, ta dừng ở đây đi. Già rồi, nói nhiều về bản năng sinh tồn thiên định, niềm hoan lạc ma mị dẫn lối về hạnh phúc đích thực của động vật làm cho thiên hạ chửi mấy lão già mất nết thì chết. Giải tán! Giải tán! 

 

   Mạnh xuân – Kỷ Hợi 2019

 

Đỗ Nhựt Thư
Số lần đọc: 1208
Ngày đăng: 25.01.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hương vạn thọ - Lê Ký Thương
Nhà mình - Nguyễn Thanh Huyền
Tản mạn chiều Thu - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Dấu ấn từ một dòng sông - Lê Ký Thương
Chùm tản thơ về Hà Nội của Lê Hưng Tiến - Lê Hưng Tiến
Giếng chùa và lũ trẻ con làng hạ - Trang Thùy
Mẹ là mùa Xuân đẹp nhất - Huyền Văn
Nhớ lại một thời với bạn bè nơi mái trường Lệ Thủy thân yêu – bài viết dành cho ngày nhà giáo Việt Nam – 20/11 - Trần Khởi
Như đường mía lau - Lê Ký Thương
Mưa Lâm Thủy (*) - Ngô Mậu Tình