Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.210.963
 
Cuộc đời và sự lớn dần của trí tuệ
Võ Công Liêm

 

                  

 

  Sự đó nghe qua như bài bản (test) cũ kỹ, chả phải mới, bởi; con người và thời gian là một trải nghiệm rộng rãi, nó phát ra từ suy tư để hình thành cho một văn bản, điều đó quả như thông thường cho một thế hệ đã qua –it was quite a generation ago giữa cuộc đời đang sống; một thiết kế dàn dựng để trở thành văn. Nói ra có tính triết lý: giả như văn bản gởi đi, thì sự đó như biết trước rằng nó sẽ biến mất và chắc chắn trong tiến trình nó sẽ không để lại những gì chứng minh cho sự việc;‘test’ trở nên lời nhắn gởi. Nhưng thực ra đó là một chuẩn bị qua kinh nghiệm thâu tóm để thành văn bản. Điều này là một thực hành thông thường và phổ biến qua những gì gây ra từ trí tuệ: của khôn ngoan hay ngu xuẩn. Thực tế nó chỉ là bài bản không cần thiết. Nhưng; đứng về mặc khác thì nó là một diễn trình của cuộc đời và sự lớn dần của trí tuệ -the Life and Growth of the Mind- trong mỗi con người khi hành động. Cho nên chi cuộc đời là một biến động dữ dội, nhưng trong tiến trình của lớn dần có khi tưởng tượng mà trở nên kỳ quái và không thực, trong khi chúng ta đang trực diện trước một hoàn cảnh thử thách, bởi; trong thử thách là đe dọa đến tính mệnh con người. Người ta thành lập hàng rào phòng thủ cho một bệnh lý tâm thần và thể xác; dựng vào đó những gì có tính cách ‘huyền thoại’. Nhưng; nó hẳn là không thực? –But is it actually so unreal? Chúng ta không nghĩ vậy. Bởi; thực chất của sự kiên vốn đã xẫy ra, những gì đã cảnh báo là quan tâm trước một hiện tượng liên đới giữa người với người. Nó đã trở thành văn bản hiện thực, nếu thực sự có mặt ở đó, thế nhưng; người ta vẫn theo đuổi và tìm hiểu nguồn cơn tự sự do đâu mà có và đến từ đâu, người ta phớt lờ về điều này mà ngấm ngầm trong phương hướng khác giữa kinh tế và chính trị; đấy là sự lớn dần có qui mô bên ngoài của sự lý. Một dữ kiện lạ lùng về trí tuệ của con người, mà sự kiện hoàn toàn khác lạ một cách đột ngột thấy rõ (sharply) có từ thân thể con người mà ra. Dấu hiệu khác cho thấy rằng những gì ở đây là định vị một cách chính xác việc tăng trưởng trong sự ngay thẳng để phát triển bén nhạy, khéo léo và thanh cao. Trên thực tế những thể xác của con người đã bắt đầu đi tới suy giảm bởi thời gian –in fact; many persons’ bodies have begun to deteriorate by that time.

 

Dẫu là gì trong tình thế biến đổi bất thường hoặc đứng trước một viễn cảnh suy thoái mà ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác, nhưng không phải vì thế mà làm ‘cụt hứng’ trong tư thế phát triển; khoa học võ trang một thứ vũ khí mới để chinh phục, nhưng; nhớ cho điều này không có giới hạn để đưa tới một tổng số của sự lớn dần và phát triển; cái đó trí tuệ có thể chế ngự được –But there is no limit to the amount of growth and development; that the mind can sustain. Trí tuệ không thể ngưng phát tiết ở bất cứ tác nhân nào hay tuổi tác. –The mind does not stop growing at any particular age. Phát triển theo mức độ thời gian, chính vì thời gian đã đưa tới một tác động suy thoái / deterioration qua từng ngày tháng…

 

Trí tuệ có thể teo rút giống như cơ bắp; nếu nó không dùng tới hay vận động. Teo rút trí tuệ cơ bắp là hình phạt, là những gì chúng ta bỏ quên việc tôi luyện. Sự đó là chứng cứ của việc hao mòn trí tuệ là con bệnh cực kỳ ghê gớm –atrophy of the mind is a mortal disease. Cho nên chi ‘động não’ là một tác động thực hành cho cơ não (trí tuệ) được cân bằng, hấp thụ thứ ánh sáng mới đầy chất sáng tạo hơn.

Như đã giải ở trên, con người và thời gian là một trải nghiệm nó phát ra từ suy tư để thành văn bản, dữ kiện đó trở nên thông thường; bài bản không còn là sáng tạo mà nó đi qua kinh nghiệm thiết kế để thành văn, một lối hành văn thông thường không mang tính đặc thù trong khi viết về văn chương. Và; đây  là hình phạt thê thảm –And; this is a terrible penalty; là một thứ bài bản, chả phải mới mà rút tiả để dàn dựng cho ra văn, một thứ văn chương gần như nhắn gởi hơn là lý giải, lấy chứng từ để chứng minh, sự đó làm hao mòn của trí tuệ -that atrophy of the mind- Bởi nó chỉ nói lên cuộc đời trong một hạn hẹp nào đó và sự lớn dần của trí tuệ gần như thói quen không thể là văn bản (text) chính thức. Thí dụ: văn nhân Trần Dụ Ân chuyên viết phóng sự hay ký sự thường mô tả những quan hệ bình thường của thi văn nhân là viết theo dạng ‘feuilleton’ của thời báo chí miền Nam giữa thập niên 1960; gần như tìm chuyện để viết thành văn qua từng loạt (serial) chớ chẳng phải là truyện /chuyện mà hóa ra ‘xe cán chó, chó cán xe’ là chuyện bình thường tợ như thông tin thời sự, nó chẳng đánh động như một dữ kiện mà là chuyện nghe qua rồi bỏ, bởi; giữa khách thể và chủ thể cùng một tâm trạng bi đát như nhau, nó không dính gì đến lịch sử của văn chương mà tuồng như chuyện đọc đêm khuya, hò ru con. Ký sự như thế mất tính nghệ thuật sáng tạo, vòng vo trong ao tù nước đọng. Tương tợ những trường hợp khác kéo dài cho tới ngày nay của những văn sĩ, thi sĩ quen tên thường xử dụng ‘bài bản’ phê bình thơ / văn trong lối diễn trình xưa cũ, rập khuôn của những tác giả thời tiền chiến và hậu tiền chiến; tất cả bài bản (test) trở thành văn nhắn gởi. Không tác động mà duy trì thứ văn, thơ cổ lỗ sĩ không đổi mới tư duy để tạo cái ‘matière’ vào đó!  

 

Đấy là những gì đã ghi nhận được về sự sống hiện hữu của con người (human beings) và nó sẽ có thể là điều chính đáng khác biệt giữa trí năng khôn ngoan của con người (homo sapiens) và những loài động vật khác; cho dẫu đó là một thứ siêu vi (virus) đi chăng. Vậy thì những gì xẫy ra là khám phá mới của nhân loại, khám phá từ thể chất đến tinh thần, từ tập thể đến cộng đồng là ý thức tình nhân loại, là đối tác giữa khoan dung và hài hòa; dấu hiệu của sự lớn dần phát sinh từ ý thức của trí tuệ. Mỗi khi con người cần có bên nhau, không còn biên giới thời gian và không gian, không một đối tượng nào là cố hữu; sự lý này không là tâm trạng để vượt ra khỏi giai đọan trong sự phát triễn mở mang này. Nhưng đó là dấu hiệu tiên phong lớn lao hơn bao giờ, là tiến trình  mang lại sự lớn dần của cuộc đời, lớn dần của trí tuệ. Cái đó gọi là hiện tượng dung thông giữa thần và xác; con người là một hiện hữu sống thực, xung quanh chúng ta trong cuộc sống hằng ngày là nguồn năng lực trợ vào nhau và coi đó là kỳ diệu, những ấn tượng đậm nét đó là trí tuệ của chúng ta làm nên hay không làm nên, nó dựa trên cơ sở nhận thức hiểu biết, dựa trên trình độ để thành thơ /văn là những gì phản ảnh trung thực. Giả như không hiểu lý thuyết về Nietzsche, quan điểm của Hermann Hesse thì không cần phải dẫn chứng một cách hàm hồ; vô hình chung lộ hẳn cái không thực của trí tuệ, đó là mấu chốt đưa tới ‘atrophy’ một cách trầm trọng và nguy hại đến sinh mệnh văn chương cho hôm nay và mai sau. Bất luận viết gì phải là thực chứng. Dẫu là ký sự đi chăng nó có một tác động đả thông hơn là tán dương một cách vu vơ. Nói cho ngay sự đó có một ít hoặc không có hiệu năng –Eventually; they have little or no effect. Từ đó suy ra cuộc đời và sự lớn dần của trí tuệ là đi theo nhịp bước của tiến trình trau dồi và thực hành để cho cơ bắp toàn thể (corpse) phát tiết một trí tuệ trong sáng và lưu lại một giá trị lâu dài giữa cách viết và đọc, nó không hao tổn tinh thần và thể xác, ngược lại tồn lưu nhân thế. Hai lãnh vực này là vai trò chính để thành hình cho một trí tuệ sáng suốt và độc lập trong tư duy hành văn.Có nghĩa rằng độc lập trong tự phát (spontaneous) có thể là hành vi đưa tới sáng tạo hơn những gì nhai lại hay rập khuôn, thời tất không cho đó là phát huy của cuộc đời đang sống và sự trưởng thành của trí tuệ, bởi; ước lệ chính là rào cản con đường đi tới phát triển, dù phát triển trong hạn hẹp cố hữu là đưa văn chương vào con đường bế tắt mà cuộc đời là biến đổi theo thời gian; văn chương song hành cùng nhịp thở là dấu vết của đổi mới tư duy. Có thể có một vài động lực của cấu tạo văn bản -Some dynamics of textuality- là điều kiện của từng con chữ trong văn bản  hoàn toàn khác biệt từ khi phát thành lời (văn hay thơ). Viết thành lời là độc lập và đầy đủ ngữ cảnh của mạch văn trong những gì nói thành lời đến cùng trong một hiện hữu. Chữ nằm trong thế tự nhiên của nó, viết thành chữ là một phần của sự thật –the words in its natural, written word is a part of a real. Còn thốt (utterance) là một tỏ bày sống thực (không pha chế hay phiạ). Chữ luôn luôn bổ nghĩa cho một tổng thể tình trạng mà lại có nhiều nghĩa hơn cả lời nói (verbal). Chữ nghĩa không bao giờ xuất hiện đơn độc mà nằm trong ngữ cảnh giản đơn của những con chữ (words). Từ chỗ đó được đánh giá cao về mặt vật lý và tâm lý của dòng tư tưởng phát tiết từ trí tuệ bằng sự phân tích rút từ nhận định của não thức mà trong cơ (muscle) của não chính là cơ quan đầu não phát sinh ra trí tuệ. Thành ra cuộc đời song hành với sự lớn dần của thời gian mới cấu thành một trí tuệ độc đáo trong tư thế vững chãi.Là văn chương mới ngày nay.

 

-Khoảng cách -Độ chính xác -Lựa chọn cách viết -Văn phong chỉnh đốn: Là cấu trúc cách viết có ý thức –Writing restructures consciousness trong một khoảng cách (distance) mà cách viết có tính chất khai phá, mở mang một thể loại mới chính xác hơn (precision) trong lối diễn đạt hóa cách viết (grapholecy verbalization) để cho văn phong được chỉnh đốn (magnavocabularies) bằng cách di chuyển nó đi tới một nghĩa cử phong phú, nhưng; chao đảo, lộn xộn là sự thường có trong ngữ cảnh của mỗi khi thốt thành lời hoặc viết thành văn (như văn thi sĩ LTTV và nữ văn sĩ Mỹ Anais Nin) đã huỵch toẹt, phá rào , phơi mở cho thể loại văn chương dâm ô, tục tĩu không còn thấy ở đó một sự chọn lựa cách viết mà trong lối diễn đạt hóa cách viết, có thể hợp nhãn người yêu dục và không hợp nhãn người yêu đạo đức (giả) nó nằm trong ngoặc kép riêng tư; thế nhưng nó tỏ ra ở đó cái khoe khoang, bộc bạch chung của trí tuệ khôn ngoan, khéo léo, như lối kể chuyện hoặc vắn tắt như trong tục ngữ -can be impressive in their magniloquence and communal wisdom, as in formal narrative or brief, as in proverbs- của chính tác giả. Hẳn nhiên sự khôn ngoan trí tuệ phải là cái gì với một tổng số và sự tương quan dễ đổ gãy ở phạm vi xã hội –Yet wisdom has to do with a total and relatively infrangible social contex. Chuyện kể là vận dụng ngữ ngôn và tư tưởng không ghi chép cho một phân tích chính xác, gần như tự phát để thành văn, nhưng đây không phải là điều thông thường hay dễ dàng diễn đạt, nó có ‘chất xám’ đặc biệt nằm cuối của não bộ; cho nên chi cái sự bộc phát (spontaniousness) nó trở thành văn/thơ một cách tài tình và độc đáo; tục mà thanh. Dĩ nhiên; tất cả ngữ ngôn và tư duy là có mức độ phẩm trật của việc phân tích từ con chữ cho tới văn phong; cả hai nó cuộn vào nhau nên văn là ở chỗ đó. Viết hay kể nó đòi hỏi cái độ giao tiếp trong ngữ cảnh như đã dẫn. Nhưng nhớ cho viết từ con chữ để thành lời là một dẫn độ sắc bén và tế nhị của cá tính, là tạo ở chính mình một cái gì trong sáng: không yểu điệu thục nữ, không dương (facial expression), không cường điệu, không một nghe ngóng tin ai mà phải thấy trước, biết trước của ngữ thuật, tất cả có thể bao trùm cả ý nghĩa, chứng từ có thể có cho từng đối tượng trong mọi tình huống khác nhau. Cho nên chi viết ký sự không phải là phóng sự mà cô đọng một văn phong thoát tục giữa khách thể và chủ thể mới trở nên linh động và tích trữ ở đó một tâm hồn khách quan hơn chủ quan. Vì vậy ký-sự phải tách ra khỏi khách thể và chủ thể thì ký mới linh động và thoát tục bằng không như tự khoe mình giữa chủ thể và khách thể cùng một ‘trời lận đận’. Cốt tủy của viết là sáng tạo và độc lập là đưa văn chương tới đỉnh cao. Ký không gây chú ý lớn như truyện ngắn, truyện dài, tùy bút hay tản văn, ký chỉ giữ vai trò ‘kể chuyện’ ghi lại hoài niệm cũ mới (chronicle memory).Thoạt kỳ thủy tác nhân được kể đến trong ký dần dà chìm sâu vào quá khứ mà chỉ thấy tác giả ký-sự ở đó mà thôi. Buồn tệ!

 

Dĩ nhiên; mỗi lần bắt đầu đặc bút xuống viết là cảm thấy có một sự gì ngay thẳng, đúng đắng và phân giải sự lý một cách chính xác là đem lại bên trong một sự tự nhiên để cảm thông sâu đậm trong lời văn như lời phát biểu hiện thực. Dù cho tư tưởng của Plato đòi hỏi con chữ phải rõ ràng trong thể thức đối đáp; mới là đúng nghĩa đưa tới hiệu năng của viết lách trong sự tiến trình của trí năng (neotic), bởi; nói, viết hay thốt là trong ý thức để hành văn; ngay cả Socrates và Plato họ đã thừa hưởng một tổng thể hóa của chữ nghĩa: không cần lý giải, phân tích, thuyết minh qua một thể thức đối đáp mà tự nó đã giải thích để thành văn trong tác phẩm của văn chương trí tuệ -the works of a literate mind- như đã có.

Thế giới của trí năng (trí tuệ) đã mở cửa bằng một sự tái tục chính xác là một sự bày tỏ thấy được và một thông tin hết sức tương xứng đúng nghĩa của lời nói được miêu tả (verbal description), là những gì thuộc tâm lý có thực. Hiệu năng không những chỉ khoa học mà hiệu năng ngay trong văn chương đã có ./.

 

 (ca.ab.yyc. 1/5/2020)

 

TRANH VẼ: Người đội nón đen / Man with black hat.. Khổ 15” X 191/2” Trên giấy cứng. Acrylics+India-ink+House pain vcl# 1942018

 

                                                                 

  

  

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1407
Ngày đăng: 11.05.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tìm nơi trú ngụ văn chương - Phạm Xuân Nguyên
Từ sinh lý đến tâm lý - Võ Công Liêm
Quán Thủy Thần như là mỹ học của ngôn từ - Đặng Văn Sinh
Giáo dục tính nhân văn qua chương trình, sách giáo khoa Quốc văn Trung học Đệ nhị cấp ở miền Nam trước 1975 - Trần Hoài Anh
Đại dịch - Võ Công Liêm
Văn chương là gì - Võ Công Liêm
Vàng xưa đầy dấu chân - Nguyễn Đức Tùng
Cảm thức lịch sử trong Việt Nam diễn nghĩa của Cao Văn Liên - Trần Hoài Anh
Cao Bá Quát ” Ngạo vì thất chí hay ngạo vì phẫn nộ” - Võ Công Liêm
Giải thoát và sáng tạo - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)