Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.112
123.229.390
 
Giấc của mùa lá phong
Nguyễn Thị Kim Lan

 

(Viết cho M, T& )

1.
Thuỳ về đến cửa nhà o Bình, 4 giờ sáng một ngày hạ cuối tháng sáu. Trong hơi mát của đêm và sự ẩm ướt mềm dịu tỏa ra từ nước dưới mặt đá lát và phía trên, giàn ti gôn, lãn tiêu, hay vòm hoa giấy. Trong tiếng thở nhẹ của đất, của côn trùng từ các kẽ cỏ, cô gọi điện; chưa hết hồi chuông thứ nhất đã thấy tiếng chị, ai đấy. Dạ, em , vợ Hùng ạ, em Thuỳ ạ. À, chị biết rồi, mự chờ chị. Rồi chị mở cửa, tay mang vai xách hành lí của Thuỳ, đưa vào nhà. Lúi húi khoá cửa rồi kiếm chiếc gối trong tủ, đặt trên đi văng và bảo nàng nằm xuống, ngủ đi, kẻo mai Nam Đàn nóng lắm, không nằm yên được đâu, rồi cậu lại lo. Lúc chiều chị ở Nam Đàn, cậu dặn mai sớm Thuỳ về đó chị. Chị hỏi ai báo tin ông ốm mà mự biết. Chứ cậu thì thương con thương vợ không muốn vợ con khổ, ôm cả lấy cơ cực vào lòng, làm sao cậu báo. À, em không biết nữa, chắc cô ấy đoán hoặc do con bé con nó bảo. Nghe thế, Thuỳ hiểu lòng Hùng, người đàn ông đã cứng rắn từ chối để nàng về miền Trung thăm bố chồng ốm, rằng nóng khủng khiếp, rằng để khi khác, rằng muốn thì cứ đi chư chả mang ơn mắc cười nợ gì... Vậy mà lại kín đáo và công bình để chị gái Hùng/ chị chồng nàng biết về vợ và con gái mình như họ vốn thế, nhạy cảm và trắc ẩn. Cách xa Hùng, Thuỳ luôn bối rối và kiệt sức vì sự kiêu bạc của chổng, nhưng lại gần một quãng vân vi, nàng lại cảm thấy rõ rệt những vơi đẩy khắc khoải rối bời
của anh với tình duyên của anh với nàng và con. Anh yêu họ cần họ mà luôn xua đuổi họ. Vì sợ nắng gió miền Trung làm bỏng họ hay sợ lời hẹn thề hiệp sĩ của anh không trọn vẹn?
Dạ, là em đoán thôi. Tính Hùng em biết, ốm đau, vận hạn đến chết cũng chẳng hé răng. Làm gì nói để em phải cuống lên thu xếp rồi xoay xoả quay quắt. Em gọi điện, thứ năm, mà không đi làm, mà ở nhà ông bà. Là có chuyện rồi. Thuỳ vừa vỗ tay nhè nhẹ xuống gối, bảo chị chồng ngả lưng cho đỡ mệt, vừa khẽ giải thích. O Bình là chị gái của Hùng, con gái cưng của vị đại tá lừng danh của binh chủng Hải Quân, một thời xinh nhất trường thương nghiệp. Bao nhiêu sĩ quan của bố ngấp nghé, gọi lữ trưởng là bố, nhưng o chọn người con trai hậu duệ của một quan thượng thư lại bộ, anh làm ở
văn phòng tỉnh ủy. Yêu chiều, bao dung và chăm chút o và cả bố mẹ anh chị em o, trong đó có chồng Thuỳ. O ở với anh Lâm , o lây nét nhẫn nại mềm dịu của điệu hò bờ nam sông Lam. Nên mà o giống mẹ Thuỳ, giống phụ nữ Bắc ngày càng nhiều hơn. Thế nên lần đầu khi Thuỳ giấu chồng trong một lần cô đi công tác miền Trung, vào nhà chị, chị
và các con ôm Thuỳ vào lòng, nựng nịu như để cám ơn nàng đã gieo hạt xuống mảnh ruộng rẫy nhà binh Bắc Trung Bộ cỗi cằn, băn bó, duy ý
chí đến mệt mỏi, xót xa. Đàn bà nguyên thủy luôn muốn đời sống hằng thường, không muốn đền đài, bệ thở.
2.
Mẹ chồng Thuỳ ở nhà o Bình. Ngoài thành phố. Bà cụ tỉnh dậy và chửi mắng như mất ý thức ông cụ và những ai đó đã nửa đêm chọc đinh vào tai bà, hành hạ đề bà điếc lác, tàn tât. Thì ra bà cụ ấy lẫn rồi, lẫn một cách o mụ*. Ơn những vùng đất kiệt quái nhân linh, anh tài và lú lẫn, tuệ mẫn và tối mù luôn bập bềnh sang nhau, tuỳ theo cảm thấy là yếu nhân hay mạt nhân. Suy cho cùng, đều là đi chứng do sự vận động cực đoan, bỏ hết đi bản năng trinh khiết của sinh sống, thụ hưởng. Ơi đâu, các loài còn giữ bản năng sống và khát khao sung sướng thì ơi đó, sự phát triển còn thiện lành, tươi thắm. Bằng không, sẽ tự om mình vào lò thiêu, như người ta ốm chạch chấu bằng lửa trấu vậy. Thuỳ nghĩ thế khi xoá lưng bà cụ mẹ chồng đầy mặc cảm răng đen đang lên cơn điên vì tự cảm bị chà đạp, đè nén bởi ông chồng sĩ quan tuỳ tùng của vị đại tướng, ngực lấp lánh huy chương và mùi nước hoa của đàn bà thị thành văn hoá cao, chân váy xẻ cao.
Vậy là Hùng vừa lo cứu chữa bưng bê cụ ông bệnh trọng thể xác, vừa lo che chắn cụ bà tâm thần. Cả hai bệnh nhân sa cơ, oằn cả hai tay thư sinh của cậu con giai út mà vẫn không chịu coi mình đã hổ già đợi thay lốt, tiếng gầm không rung trời đất nữa nhưng nhức nhối kẻ trông coi đêm ngày.
Thuỳ hiểu vì sao Hùng bỏ nhà cửa vợ con và Hà Nội, về chốn rừng thẳm mùa cháy này. Không lập kì tích bằng khổ hạnh và hi sinh, đi ngược thì không phải nòi của thú Ngàn Hống, núi Hồng.
3. Cháu trai của Hùng là bộ đội của tỉnh đội, lấy xe cô Thuỳ về nhà ông bà cố. Quỳnh gọi Thuỳ là cô, dù Thuỳ cố ủa cưng mự. Bọn trẻ không dám áp đặt đại từ của quê choa lên vợ của cậu. Vừa là tôn trọng, vừa là mặc cảm. Khi gọi phở cho Thuỳ, anh trung tá ấy hơi ngại ngùng bảo: cô ăn tạm phở trong này, cháu không tìm được phở Bắc ở khu phố này. Cậu Hùng thì khác. Cậu tìm được hết các quán ăn Bắc. Cậu nhớ phở Hà Nội. Hôm cháu đến cơ quan cậu, thấy cậu đang gọi điện cho em Ban Mai. Cháu lạ lắm. Vì cậu có bao giờ nói chuyện điện thoại dài đâu. Về sau cậu kể, tại cậu nhớ tiếng phụ nữ ngoại đó. Trong này, mọi người nói quá nhanh, các nguyên âm biến dạng và trọng âm thì nặng. Cậu bảo cậu nhớ tiếng con gái cậu, thông thả, trong vo, như tiếng nước tràn trên bở cỏ. Cháu biết. Cậu theo ông cố ra ngoài đó từ lúc học lớp 4, cậu ở với gia đình cô 21 năm. Dòng máu Nghệ đã hoà vào dòng đời Hà thành. Ở ngoài đó, cậu như thấy mình là ưng bị nhốt trong lồng của con khiếu. Giờ về đây, cậu lại thấy mình như con vành khuyên lạc vào vương quạ. Bữa ăn, dù mẹ cháu chăm chút cậu lắm, bọn trẻ nhà cháu yêu ông trẻ, nhưng thỉnh thoảng ông trẻ cứ ngẩn ngơ. Cháu là đàn ông, cháu hiểu.


Thuỳ ngồi sau xe cháu, nó luôn hỏi túi có làm nặng vai cô không. Đưa cháu để ra đằng trước cho cô thoải mái. Y như cậu Hùng- Thuỳ thầm nghĩ. Luôn gánh lấy phần nặng. Vì xót người khác cũng phải chịu cái nặng như mình đã trải. Thủy ngắt lời để hỏi trung tá Quỳnh về loài cây ở đây người ta trồng hai bên đường. Lá xoăn, áng chừng là cứng, giữa mùa nắng cháy mà vẫn loang loáng. Quỳnh bảo là cây phong. Là cậu bày cho, chứ cháu thì cô hỏi súng đạn cháu biết, chứ cây cối cháu chịu. Cậu bảo cậu chịu ảnh hưởng của cô, luôn băn khoăn về thiên nhiên. Cậu bảo đó là cây phong . Cây này chịu được nóng. Mùa đông, khi mùa cây trút lá, ngay cả khi lá rụng, nó vẫn đẹp lạ thường.
4. Hai mượn cháu đi lên đê. Bên tay phải là dòng Lam. Đúng vào mùa gió Lào. Quỳnh bảo: cháu đưa cô đi lối cậu mách cháu. Sẽ được nhìn thấy dòng Lam khi mặt trời lên, sẽ biếc làm đúng như tên luôn. Nhất là khi có bầu trời xanh soi vào. Cậu bảo ốm trà xanh nước sông Lam mới đỡ uổng trà. Cô Thuỳ mà được uống trà xanh ốm nước sông Lam cô ấy sẽ thích lắm. Cháu hỏi cậu sao cậu không đem cô về. Cậu cười bảo: cô ấy yêu mọi thứ. Nhưng nhổ cô ấy khỏi mảnh đất quê hương làm sao được. Bọn ta quê choa, xa quê chịu được. Các cô ấy họ không chịu nổi. Họ sẽ chết mòn mà không bao giờ nỡ nhẫn tâm bỏ ta mà đi.
Hai cô cháu rẽ về làng. Qua ngã tư có các cây rơm, cây thị, thấy thợ xây đang rộn ràng bê gạch đảo vừa. Thấy Thuỳ ngờ ngác, họ xôn xao: o con cái nhà ai? Vợ Hùng à? Con dâu ông Võ Đồng à? Chà, vợ Hùng xinh như công chúa ấy. O có biết tụi tui xây gì không? Xây nhà để chú Hùng đưa cả ông cố bà cố hai con hổ nớ
về ở chung một chuồng cho chú ấy săn sóc ấy.
Thuỳ chợt nhớ lại giấc mơ hôm trước, cô đi kí một hợp đồng đi lao động ơn Đài Loan, tạm ứng lương
trước. Cô gửi số tiền ấy vào tài khoản o Bình. Dặn để Hùng làm nhà mới, tiện nghi hơn, chủ quyền hơn và
đón hai bố mẹ về và săn sóc. Trong mơ, cô nhìn thấy Hùng khóc. Những giọt nước mắt khô, ẩn vào khoé. Hèn gì cô luôn thấy ánh thép diệp lục trong cái nhìn của anh.

 

Vừa chào lại lời hỏi han của mọi người, Thuỳ vừa hình dung thấy những mùa xa sau, cô đáp xe về ngôi làng bên bờ sông Lam, nấu bữa cơm gạo gẫy và canh rau tập tàng, cúng ông bà cố. Ốm một bình trà xanh , ngồi ở thềm nghe gió Lào, nghe Hùng kể nửa năm trăng núi Hồng; đợi anh mắc màn, cắm quạt nước, tắt đèn cho cô ngủ, rồi tiếng chân anh lên lầu, xa dần, xa mấy chục năm, cô chìm vào giấc ngủ. Trong giấc, cô thấy anh dẫn cô và con gái đi đọc những lời cây phong xanh mướt suốt mùa gió Lào, vừa đi, tiếng anh cười với con, lẫn vào tiếng lá khẽ răn dở trong nắng và gió sông Lam, nghe như hai cha con họ thuở ha dạy con xướng âm trong ngôi nhà bên bờ sông Hồng.

Tính bất toàn với những pháp phòng của nó, Thuỳ nghĩ trong giấc ngủ,có thể lại là những diễn biến mở, hối thúc những kiếm tìm, Hàn gắn và sinh mới.

25.6.2020

 

Nguyễn Thị Kim Lan
Số lần đọc: 1160
Ngày đăng: 12.07.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Soái hồ - Nguyễn Thỵ
Ma còn biết yêu - Nguyễn Thanh Huyền
Cố chấp - Lê Hứa Huyền Trân
Những cơn giông mùa hạ - Nguyễn Thị Kim Lan
"Tôi là vợ mình mà" - Lê Hứa Huyền Trân
Bạn thời lính - Vinh Anh
Thằng hoang - Nguyễn Đại Duẫn
Kẻ ăn mày - Võ Công Liêm
Thuốc “Hay” mùa đại dịch - Phan Tấn Thiện
Thiên đường đỏ thẫm - Nguyễn Thỵ
Cùng một tác giả
Trở lại (truyện ngắn)
Midi&Tidi (truyện ngắn)
Kiếp trước (truyện ngắn)
Tí ta tí tách (truyện ngắn)
Đỉnh trời gió bấc (truyện ngắn)
Thầm lặng (truyện ngắn)
Nhẹ rơi bồ công anh (truyện ngắn)
Mây Cô Ban (truyện ngắn)
Sau mù sương (truyện ngắn)
Dưới hàng gió bách (truyện ngắn)
Thoảng gió tháng Tư (truyện ngắn)
Hồ đào lá vát (truyện ngắn)
Chênh vênh (truyện ngắn)
Đêm tìm em (truyện ngắn)
Phóng xạ (truyện ngắn)