Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị. Nó được sử dụng để khẳng định lao động thặng dư của công nhân bị các nhà tư bản lấy đi, là nền tảng cho sự tích lũy tư bản. Ở “Biên bản thặng dư” của Phùng Hiệu người đọc cất lọc, thấm rằng “có những thứ mất đi chưa chắc đã được bù lỗ, những thứ hao hụt chưa chắc đã rỗng ruột và không ai đánh thuế được giấc mơ” để “Biên bản thặng dư” mãi “thặng dư” cả trong lúc “ngủ vẫn giật mình thon thót” và giấc mơ cho “kết quả” của những thứ đã tiêu tan, hao hụt để “dấy” lên những khát khao thặng dư tốt đẹp cho con người, cuộc sống “dễ thở”, tươi mới, sáng lạng, huy hoàng hơn. Đây là một trong những giá trị nhân đạo, nhân văn và có tính chất “liêu chai” kì diệu từ hiện thực khách quan đến siêu hiện thực của tưởng tượng, liên tưởng và kỳ vọng, bởi “đôi khi giấc mơ hay ác mộng chỉ nhằm phản ánh phần cảm xúc, suy nghĩ, ký ức sâu thẳm, hoặc tình trạng nan giải của “vấn đề”, của con người mà thôi”. "Giấc mơ" trong "Biên bản thặng dư" là những phần đẹp nhất của ước nguyện mong muốn và cả những đoạn "toát mồ hôi" ở đời sống bon chen đôi phần nghiệt ngã. “Hạnh phúc là đấu tranh”, “hạnh phúc” trong “Biên bản thặng dư” “đấu tranh” trong cả giấc mơ. Trong “Sa thải cơn mơ” nhà thơ viết:
“Đến một ngày em nhận ra em
Thì Giấc mơ đã tan về chốn cũ
Chiếc Iphone thưa thớt khách làng...
Một đêm vắng trên màn hình ế ẩm
Gọi em về - sa thải một cơn mơ.”
“Biên bản thặng dư” ngôn ngữ thơ không "mạ kim tuyến, bọc kim cương" lóng lánh choáng ngợp, bắt mắt ngay phút đầu đọc mà nhà thơ sử dụng từ ngữ bình dị, bình dị nhưng cốt cách giá trị như hoa Quỳnh nở đêm, như mưa phùn thấm sâu, thứ đồng thau vững chãi lâu ngày... Phùng Hiệu không tập trung vào "kỹ nghệ" ngôn từ mà chắt lọc "thêm, nêm" cho ngữ nghĩa sâu hơn, nhân văn, phẩm đạo hơn. Chân lý Đạo phật và thuyết giao "cho đi" được ngầm sử dụng xuyên suốt tập thơ.
“Biên bản thặng dư” với những bài thơ viết về những con người lao động vất vả, những công việc bình thường, biên độ thời gian kéo dài mà giá trị thặng dư, phí trả, lương thưởng, công giá cho họ là những đồng lương bèo bọt "khô mồ hôi là ráo tiền" nhưng vì miếng cơm manh áo thường nhật, vì sự sống "leo lắt" qua ngày kiếp người họ luôn gồng mình nỗ lực, cần mẫn lầm lũi, an phận tiến bước... bởi họ cũng là những mắt xính, những phận đời trong nguồng quay, trong muôn ngàn thân phận người của "mẹ phận số". Trong Quét rác” nhà thơ viết “Chị quét mòn phố xá về đêm
...Chị quét cả đời như rác mãi phát sinh
...Đến cuối cuộc đời người ta quét chị ra
Vì ngỡ rác trong khu nhà ổ chuột”
Và Chị Công nhân cao su, Chị thợ may. Hay trong bài “Cuộc mưu sinh” là một bức tranh hiện thưc ám ảnh “cuộc đấu tranh sinh tồn truyền kiếp” từ đời trước khổ “lây” sang đời sau. Huyết thống, từ thế hệ này sang thế hệ khác vật lộn với miếng cơm, manh áo.
"Biên bản thặng dư" là một thế giới của "từ trường yêu" đậm đặc, nhân văn hơn hẳn chữ yêu thuần túy nam nữ, "sóng trường yêu" lan toả bằng tình yêu giữa con người với con người, tình yêu cuộc sống và yêu nghề, yêu đời dù trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã, cần lao đến đâu thì trái tim họ luôn sẵn có bông hoa thơm ngát, thảo thơm, bền bỉ, cần mẫn chắt chiu dư vị "từ giọt sương mai tinh sương, ...." để bình minh đến là một chu kỳ tiếp nối ý nghĩa.
Thơ trong “Biên bản thặng dư” kết tinh từ tấm lòng ấm nóng yêu người, thương người. Bút lực tập trung nhất quán với phạm trù hướng tới văn học, văn đời cuộc sống.
Một kế toán kiêm mô phỏng bày biện hay một nhà báo viết thơ thì rất khoa học. Nghệ thuật sắp xếp không còn là “ánh trăng lừa dối”, không phải là “ánh trăng ảo diệu” được đính gắn những “kỹ xảo” hỗ trợ mà trên hiện thực khách quan nhà thơ biết vẽ lên những bức tranh với hoạt cảnh sinh động, tự nhiên mang màu sắc “hiển nhiên, viễn nhiên” và cái gì là “bản năng”, là tự nhiên bao giờ cũng rất đẹp. Thơ Phùng Hiệu đẹp từ "thực đến lạ" là vậy
Khác hẳn với những bài thơ tình mang dấu ấn Phùng Hiệu phồn thực hiện sinh, lúc ngọt ngào lãng mạn lóng lánh bùa mê, lúc mơn tình dụ ẩn... Thì ở "Biên bản thặng dư" như một "phá cách", một "xi nhan" đổi hướng nhưng mục đích không đổi cho vẻ đẹp thi ca. Thơ Phùng Hiệu luôn trú trọng ích dụng tinh thần cũng như mong muốn cho cuộc sống, nhân vật trữ tình từ cuộc sống bước vào thi ca, từ thi ca ngời đẹp toả lan ra đời thường, con người trong thơ Phùng Hiệu đẹp trong lao động, đẹp bởi sáng tạo, đẹp trong nhân cách... trong “Ngôn ngữ lên ngôi” nhà thơ viết:
“chợt một ngày tôi nhận ra tôi
Từng lang thang dưới bầu trời chữ nghĩa
Tôi nghe được tiếng hát của mưa
Tiếng cười của nắng
Tiếng nói của cỏ cây
Tiếng rên của mây
Tiếng buồn của đất...
Tiếng núi đồi hoa cỏ yêu nhau!
Tôi nghĩ thế giới này có thể sẽ mất đi
Nhưng còn lại những vần thơ nhân cách”
Phải. Cuộc sống đương đại “choáng” trong “mê lộ” thông tin “nhan nhản” những chuyện “phiếm” mà chẳng phiếm, chẳng đùa, những chuyện động trời "ngợp trong tình, tiền, tù, tội, rùng rợn, chuyện giết người giấu xác, quan công lý ấu dâm, người mẫu lộ hàng" và những "cuộc chiến" ở thời bình "giữa nóng và lạnh, giữa đồng tiền và lương tâm"...những thứ "hót" đó sau một thời gian sẽ "nguội lạnh" bị quên lãng không có giá trị để nhắc nhớ... cái đọng lại, sâu thẳm và tồn tại với thời gian, không gian đó là tình người, đạo đức. Thơ Phùng Hiệu nói chung và trong “Biên bản thặng dư” giá trị nhân phẩm giống như thứ “vàng mười” đạo đức sáng đẹp bền lâu không “hòa tan” trong mê lộ đó... Chúc và tin yêu “có một nhà thơ mãi dạt dào yêu thương dùng văn phong riêng, tình yêu đồng loại “tải, thấm, lan, truyền trong từng câu chữ, trong lời thơ và cả cuộc sống hiện sinh để: “Nhấp phím
những con chữ nhảy múa trên cánh đồng ngôn ngữ
cho cảm xúc tuôn, cho lãng mạn trào
ta mới biết cuộc đời còn có tình yêu và câu thơ sót lại.” trong “Nhấp phím”... thơ và con người Phùng Hiệu là vậy và “Biên bản thặng dư” là “Giấc mơ thặng dư” đã luôn là những thấm thía cho giấc mơ và hiện thực đời trần chăng?!
Hà Nội 2.8.2020,