Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.151
123.225.349
 
Dòng sông tình qua bao mùa mưa nắng
Nguyễn Thanh Huyền

 

 

 

         Chỉ có "những trải nghiệm ăn nuốt những trải nghiệm, những trải nghiệm tồn tại trong lòng trải nghiệm" mới thấu cảm được hết ngọn nguồn, góc cạnh của sự vật hiện tượng. Bởi: đơn giản "giọt sương đẹp khi ta nhìn thấy nó long lanh nhưng nó còn vi diệu gấp bội phần khi ta chính là giọt sương trong đêm để hiểu rõ sự kết tinh, khai sinh quá trình vận hành tự nhiên và đầy trải nghiệm, điều dung dị hay huyền bí đều bắt nguồn từ những bình dị, chân thật, đời thường nhất”. Trong tập thơ “Miền lặng lẽ” của nhà thơ Vũ Bá Lễ dung dị và đẹp như vậy.

 

          Nhà thơ Vũ Bá Lễ là người hiểu rất rõ về cuộc sống thuần nông, cuộc sống và những hiện tượng diễn ra thường nhật, quanh năm suốt tháng, diễn biến khí hậu theo mùa. Trong “Bông hoa súng – góc ao” nhà thơ quan sát thả hồn mình vào nhịp sống sinh vật nơi “cầu ao noi”, “bên cây hoa súng”... để thấy cuộc sống của sinh vật nơi đây sinh động nhộn nhịp, có “con chuồn ngô”, “tổ rồng rồng”, “lùm tre trùm ngợp”, “ca dao mẹ ngọt”, “khoảng rời tuổi thơ”, “cồn cào nhớ xưa” Và đặc biệt trong "Tháng sáu: mẹ và ta" là một minh chứng tuyệt vời cho sự thấu hiểu. Hơn nữa, bài thơ còn chứa nỗi ám ảnh lớn với tác giả lan truyền những xót xa sang độc giả. Trong bài thơ, ngoài những hình ảnh sinh động "đong đếm" thời gian, những hình ảnh "vang bóng" của cái thời thuần nông dân dã "tháng sáu đồng cạn", "tháng sáu dầm dề"... thì tháng sáu riêng đối với nhà thơ là một biến cố lớn trong đời "Dật dờ bóng mẹ trên mồ/Khói hương vảng vất/con ngồ ngộ đau!" Thế mới hiểu "Có những thứ quen mà không bao giờ quen nổi, có những nỗi đau mà không bao giờ hết đau" để tháng sáu trong thơ Vũ Bá Lễ thê lương buồn và đầy ám ảnh, nhức nhối.

 

        “Miền lặng lẽ” có những bài thơ dùng thể thơ lục bát cũ, cách ngắt ngữ trong câu lại mới như những ruộng bậc thang miền sơn cước uyển chuyển nhịp nhàng và nhiều thanh nhạc được “trình diễn” trong bài "Khúc chiều... rơi", "Khoảng trời tuổi thơ"...

 

        Tập thơ “Miền lặng lẽ” như một hồi ký, ký thác gửi gắm tâm tư tình cảm và những trăn trở về quá khứ và hiện tại. Những mâu thẫn ở tư tưởng, những giằn vặt, xót xa trong sự tịnh tiến nghĩ suy. Ở đó, có cái nhìn nhức nhối “nơi trận mạc” có “Những đường đạn cầu vồng/ Rạch đêm bay lên/ Xé toạc không gian/ Liên thanh/ chớp lửa/ Pháo sáng trắng rõ từng màu lá”. Những “cung trầm” ăm ắp lặng lẽ trong “Nghĩa trang chạng vạng Hàng dương/ Bộn lòng tôi với yêu thương tròn đầy”. Và còn nữa, khoảng lặng của người hay nghĩ, “cả nghĩ” cộng với chất thi sĩ thẫm đẫm nên “khoảng lặng thêm “vời vợi buồn so” trong “Làng bây giờ” khi thấy “Cơn mưa mùa hạ/ Chẳng gọi được dàn đồng ca ễnh ương ếch nhái”

 

        Tập thơ với nỗi đau, "đau đời" và "buồn nhân, thế thái"... nỗi đau đó "gặm nhấm" tâm hồn nhà thơ trước hiện trạng "thiên bất biến, vạn bất biến" của đời sống xã hội mà nhà thơ có tâm hồn "thuần khứ" không muốn thế nhưng không thể can thiệp được, không thể "cứu" được. Thử hỏi "có nỗi đau nào hơn khi biết rằng: quá khứ viễn nhiên đẹp thánh thiện vậy, tâm hồn người trong sáng vậy sống vì đời, vì người vậy... nhưng đời sống xung quanh giờ đây đang bị gồng quay của quy luật sinh tồn, quy luật đào thải, nhiều thứ đang bị bào mòn, tẩy chay và biến mất từng ngày... để tiếng thở dài đầy nuối tiếc “chật níc” trong “Bê tông đông cứng hồn quê”. Nhà thơ tiếc cái thời “Như trong cổ tích ngàn xưa vọng về”. Mặc dù hiện đại có thể “giải tỏa” về nhu cầu vật chất nhưng chưa chắc đã “làm mát” tình người. Nhìn thấy rõ vậy mà không có cách nào cản, cứu...để cho chúng tồn tại đẹp nguyên. Đó là cái đau của nhân vật trữ tình,  của nhà thơ trong "Miền lặng lẽ".


       Thơ là thứ đẹp nhất, thứ "nước cất" cốt cách nhân phẩm nhà thơ. Tập thơ "Miền lặng lẽ" là một minh chứng cho nhận định đúng đắn đó.

 

       Ngoài những bài thơ về tình yêu quê hương, đồng đội, yêu phong cảnh thiên nhiên vi diệu thì nhiều bài thơ hắt lên sức của một tâm hồn trẻ lãng mạn “Ngoài kia ong bướm kết đôi/ Đồng quê vạn vật sinh sôi mùa màng” trong bài “Nghe ta”. Hay “Lọc cạn gió/Lục tung ngày/ Cồn lên cơn khát/cơn say/tiếng câm” trong bài “Cõi người thêm tiếng đàn này”. “Trái tim gặp nhau/ Ánh mặt trời sinh nở/ Mặt trăng dát vàng làm nền cho những cặp tình nhân/ và rất nhiều bông hoa khoe sắc bồng bềnh” trong bài “Trái tim run”. “Này em,/ ta xé nát đêm/Trộn ngày vào việc không tên ơ hờ/ Nào ai đợi/ta lại chờ”. “Mai sau cho đến mai sau/ Thiên đường/địa ngục/bên nhau dốc đời” trong “Nén thân vào chốn cửa chùa”... tất cả hòa ca dệt lên bức tranh nhiều gam màu tối sáng, hoạt cảnh sinh động và lòng người cũng rất cồn cào... bởi thế tập thơ “không hề” đơn giản “lặng lẽ” như vốn như tiêu đề tập thơ, mà tập thơ như dòng sông ăp ắp đầy cái tình, trên mặt phẳng lặng, trong lòng cồn cào siết chảy...Tôi và độc giả mong dòng mát của sông đó “tưới” lên nhiều tâm hồn đồng điệu khác để có cùng suy nghĩ và nâng cao tình yêu quê hương, con người, yêu thiên nhiên, nét đẹp tự nhiên, cùng chung tay gia sức bảo vệ, tôn tạo những giá trị vật thể, phi vật thể của cha ông để biết và hiểu “Có những giai đoạn con người cùng thiên nhiên đẹp, êm dịu, ấm áp là vậy”

 

 

 

    ... Vâng “Có nghị lực, biết kiên trì nỗ lực hướng tới những điều tốt đẹp thì những thử thách, chướng ngại vật như một chất xúc tác, một đòn kích khiêu khích có lợi cho những khát khao được thành công đến đích nhanh gọn hơn” để “Miền lặng lẽ” sẽ mãi như “dòng sông tình đầy ắp qua bao mùa mưa nắng” đẹp không chỉ trong tiềm thức mong mỏi của nhà thơ, của bao người đồng cảm: " dưới vòm rợp tĩnh hoang - say!/ rưng rưng một phiến chuốc đầy hàn huyên/ hương quê nguyên vị trinh nguyên/ khát tôi uống cạn riệu thiên nhiên làng" trong bài "Dăng mắc trưa hè" ...Tôi và độc giả luôn yêu, trân trọng “Miền lặng lẽ” của nhà thơ Vũ Bá Lễ và cùng nhà thơ hy vọng, mong chờ, hướng tới bao điều tốt đẹp ở tương lai của thế hệ hậu úy sẽ có những cách trân trọng tôn vinh những vẻ đẹp, những giá trị tinh thần, tâm hồn người.

 

 

 

    Hà Nội 23.8.2020

                                                                                  

 

 

 

 

Nguyễn Thanh Huyền
Số lần đọc: 986
Ngày đăng: 26.08.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lại nói về nhân vật THÚY KIỀU - Phan Văn Thạnh
Trương Đăng Dung và cảm thức triết luận trong sáng tạo thi ca* - Trần Hoài Anh
Nguyễn Linh Khiếu với Phồn Sinh: ''ta một mình ở lại để dòng sông trôi đi'' - Mai Liên Giang
Đọc bài “Daddy” của Sylvia Plath - Đỗ Quý Dân
Giấc mơ thặng dư - Nguyễn Thanh Huyền
Dịch bệnh Covid 19 và tiểu thuyết:Trò chuyện với thiên thần - Trần Kim Đức
Thơ tình Mai Văn Hoan - Hoàng Thị Bích Hà
Chúng ta không cần phải đẹp lắm- một bài thơ hay - Hoàng Thị Thu Thủy
Như một bài tập làm văn – Thơ Trần Vấn Lệ - Đặng Xuân Xuyến
Vài khoảng đời trong «Kinh thành cổ tích» - Nguyễn Anh Tuấn