Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.188
123.212.464
 
Yếu tính của thi ca tân hình thức
Võ Công Liêm

 ‘Thượng đế đã sinh ra rất nhiều nhà thơ nhưng lại rất ít thơ’ (Charles Bukowski).

 

   Trong mọi trưòng phái thi ca đều có cái chất riêng của nó; nói theo phạm trù hội họa gọi đó là ‘matière’, là thực chất, chất liệu để thành thơ; một sáng tạo khéo léo (creative/skill) và đó cũng được coi là bề mặt của thơ; có khi tiềm ẩn trong dạng hoang đường (mythic metaphor) khó hiểu nhưng tăng thêm phần linh động cho thơ. Trong thơ dù bất luận mọi thể loại hay trường phái nào đều đòi hỏi một dạng thức bí truyền với một tiết tấu lạ lùng từ con chữ đến cách hành văn thời mới ‘nên thơ’. Ở đây chúng ta không đặc nặng vấn đề làm thơ mà tìm thấy nơi thơ có những sắc tố khác biệt, bởi; thơ là như-nhiên, là cõi-phi nó có từ tâm thức siêu lý phát sinh qua ngữ ngôn để thành thi tứ của thơ. Một lối thơ đặc trưng mang nhiều sắc thái khác nhau, tuôn chảy không dứt hoặc có khi dừng lạị để tiếp nối theo dòng luân chuyển như cách đọc không ngừng ở cuối dòng. Đó là yếu tính của thi ca tân hình thức –The Elements of New formalist Poetry. Bởi; như thế này: thi ca là cuộc chơi / the poetry game hay cho đó là trò chơi thi ca hay ‘thả thơ’ mà xưa nay đã có lần trải nghiệm. Nếu bạn hỏi một nhà thơ: ‘có cái gì hay trong đó? Nhân gian có gì lạ hơn không?  Đó là câu hỏi mà nhiều người yêu thơ sẽ trả lời: ‘tôi! tôi chả mấy thích’ hoặc nhà thơ Tây phương W.H. Auden nói: ‘thi ca chẳng làm nên sự thể / poetry makes nothing happen’. Cái đó nó thuộc về tâm lý nội tại, một sự chối bỏ của cái gọi là ‘bất khả thi’; yếu tính đó chính là chân lý như nhiên, nó thuộc vũ trụ của tâm hồn được khám phá nhờ cái nhìn vào cõi ngoài mà bắt gặp cái nhìn của ngoại giới, cũng từ chỗ đó mà thơ lần vào con đường siêu hình một cách tự nhiên, hài hòa giữa những lúc mưa nắng bất thường và chính trong sự bất thường đó là hạt lệ của thi ca tân hình thức. Chính vì vậy mà ngôn ngữ thi ca tân hình thức là một hiện hữu ở chính mình, bởi; trong thâm cung của mỗi con chữ tôi chứng kiến sự sinh ra tôi /Au fond de chaque mot j’assiste à ma naissance; đó là một tiếp giáp tương quan của sáng tạo, của ngôn từ. Thi ca tân hình thức không cần đến sự vật ngoại giới mà cần sự vật nội giới làm hình ảnh tiếp thu để trở thành ngữ-thơ trong ngôn từ; đó là lối chơi dũng cảm , tuồng như nửa đùa nửa thật của trò chơi chữ /game of words /jeu de mots. Nhưng; trong cuộc chơi thơ là một khám phá không ngừng mà thi ca tân hình thức là một biểu hiện:biểu dương ngữ ngôn là đối tượng giữa bản thể và tha thể. Biểu dương hình ảnh là cái nhìn trừu tượng của tâm thức. Biểu dương tâm trạng là ý thức thức tỉnh trực tiếp của bơ vơ, của bi thảm, của phân ly, của dày xéo. Cho nên chi thi ca tân hình thức không còn là  ‘hình thức’ của cái vỏ bề ngoài mà hình thức chứa đựng một nội tâm bị phủ quyết; họ bung lên để tìm thấy mặt trời ở chính mình và ở chính người là một xác quyết đầy chất sáng tạo mới.

 

Những thi sĩ hiện đại cũng như những nhà thơ tân hình thức là không muốn mang sang hay tỏ bày cho cái việc ‘trình diễn’ thơ. Họ làm thơ trong một khả năng không giới hạn, ăn ngay nói thiệt, họ đi từ nồi niêu để thấy trong nồi niêu là đồng thau, là vàng son rút từ cái không vần điệu của thơ không vần (blank verse) để biến mình vào một thể thức mới hơn (new formalist); nó gần giống như truyện không có câu chuyện. Đúng ra chúng ta không đứng ở vị trí khách quan mà thẩm định tấm lòng chung thủy thi ca của thi sĩ mà đụng chạm về quan điểm của họ. Thi ca là cơ bản cho một cuộc chơi, là luật thường tình của ngón nghề ăn ngay nói thiệt được bày tỏ trong hai phương diện của : người viết người đọc đó là cách chơi. Nếu người đọc chưa đả thông trọn vẹn hay cà giựt thì cuộc chơi sẻ không thực hiện được –Poetry is essentially a game, with artificial rules and it take two: a writer and reader to play it. If the reader is reluctant, the game will not work. Quả vậy! trong thơ tân hình thức có thể giúp cho ta tạo ra tiếng nói con người để cùng nhau đi tới tiếng nói trí tuệ là một phản ảnh thực tế giữa người làm thơ và người đọc thơ. Thơ tân hình thức ‘luân phiên tụng niệm’ là kiểu cách người chơi thơ. Một lối canh tân mới của thi ca tân hình thức. Họ thao tác trong việc dựng thơ là đổi mới tư duy trong trường phái của tân hình thức.

 

Chúng ta cũng biết rằng thơ tân hình thức là một trào lưu văn chương có từ cuối tk. thứ hai mươi và đầu tk. thứ hai mươi mốt, một trường phái mới và bốc lửa. Trong đó đáng kể thi ca Mỹ châu, đặc biệt ở Hoa kỳ đã được thăng tiến như một sự trở về âm luật của thơ (metrical) và cước vận của thơ (rhymed verse). Tranh luận giữa hai trào lưu thi ca vẫn còn tiếp tục trong thời sự của văn chương, tuy nhiên; dạng thơ tân hình thức còn duy trì và tung hoành trên mạng báo nhiều hơn ở lúc này. Nhớ cho; năm 2006 thi ca tân hình thức đã trở nên ‘phủ sóng’ một cách vững chắc trong luật tắc của văn chương đương đại Mỹ. Ngược lại; người ta coi thơ tân hình thức gần như thứ tản văn, một thứ văn xuôi tầm thường (prosaic); vì thế mà đưa tới cái nhìn nhỏ nhặt và ấn vào đó một cách sâu đậm về mặt tình cảm của con người qua thi ca tân hình thức và nhìn nó như thứ không hợp thời trang. Cuối cùng đưa tới phê phán một cách thậm tệ; một lối thơ có cung cách trưởng giả pha chất phong kiến (bourgeois)… Thế nhưng; trào lưu thi ca tân hình thức lại được bộc phát một cách mãnh liệt kể từ 1960 đến 1978 như một trào lưu thi ca đương đại.

 

Thơ tân hình thức không có chi là trưởng giả hay coi thường các thể thơ khác hay đặc mình trong vị trí cố hữu của người chơi thơ, trái lại; nó đã đánh thức trong ta cho một trả lời củng cố về nhịp điệu của vần thơ, dù cho ngắt dòng hay vắt dòng hay lập lại là thể thức dụng văn của thi ca tân hình thức. Nhưng; nếu nhìn một cách độ lượng thi ca tân hình thức còn có chức năng khác bằng một kết hợp đặc biệt của những gì thuộc âm nhạc, một thi ngữ có vần điệu. Thí dụ: Nhạc của Trịnh Công Sơn hầu hết xử dụng nhạc từ theo dạng tân hình thức, bỏ lửng, vắt dòng đưa tới những nhạc từ rất lạ đời; nếu như nghe kỹ thì điệu nhạc nghe mới hơn và tạo nét đặc thù cho nhạc mà ngay cả thơ là ở chỗ đó. Bình thơ và nhạc không thể dẫn chứng  hay ‘phanh phui’ để nói cái hay mà phải nhận biết yếu tính của thơ, nhất là thơ tân hình thức nó có một sự hổn hợp đặc biệt của những gì thuộc âm nhạc và phẩm lượng của ngữ ngôn –It is a special combination of musical and linguistic qualities. Chúng ta bỏ mất nhịp điệu (rhythm) trong thơ chẳng khác nào ta bỏ mất thanh điệu (nhạc) hay giọng điệu (thơ) khi bàn về thơ và âm nhạc. Người ta thường phổ thơ để thành nhạc ít khi nghe phổ thơ THT để thành nhạc, ngoại trừ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay Ngô Thụy Miên, họ đã trình diễn con chữ trong nhạc có ‘điệu’ của tân hình thức. Nghe lạ tai và mới lạ trong suy tư. Thơ hay nhạc là những khoảnh khắc thức tỉnh của đời sống con người. Ngôn ngữ là phương tiện cho thơ chớ thơ không phải là phương tiện của ngữ ngôn. Nhạc thơ cũng thế và chỉ có một không hai là thi nhạc sĩ Bob Dylan (Mỹ) mà thôi. Dylan hát như đọc thơ là điều hiếm có ở cõi đời này.

Những nhà thơ tân hình thức mở rộng và chấp nhận mọi khuynh hướng từ quá khứ tới hiện đại, phá vỡ những biên giới giữa nhiều bộ môn nghệ thuật khác nhau, giữa hội họa, âm nhạc và văn chương, giữa hình thức nghệ thuật nầy với bât cứ hình thức nghệ thuật nào khác. Tân hình thức còn chấp nhận mọi khám phá của những phong trào tiên phong khác, từ thế hệ Beat, trường phái New York đến những thi pháp của Olsm, Creeley theo quan điểm ‘nothing is true everything is permitted’(Trong Tân Hình Thức của Khế Iêm –Văn Mới 2000). Nói chung thơ là một hổn hợp bởi ba nghệ thuật: âm nhạc, truyện kể và hội họa qua màu sắc của con chữ. Trong thơ tân hình thức ta bắt gặp thường xuyên ngữ điệu như thế. Thi ca Tân hình thức là một áp đặt con chữ để đi tới thích ứng của thơ, đi tới một điều kiện hiện hữu trong những gì mà chúng ta tìm thấy ở chính chúng ta, nó giúp cho chúng ta diễn đạt của đọc thơ qua trạng thái của tâm thức –it helps us articulate our states of mind. Trần Dần có một bài thơ và nhiều bài thơ khác diễn cảm bằng một thứ tình cảm éo le, chan chứa. Đọc xem để thấy thơ tiền chiến và hậu tiền chiến đã dẫm chân lên môi trường của tân hình thức:

 

‘Bước lặng

Tôi về cõi lặng?

một trời

tôi vẫn lạc quan đen

tôi bước lặng bên tôi

không một ai – mà vẫn bước

đều

cho đến lúc say nâu

tôi rẽ vào phố lặng

(Trong bài thơ tựa đề Nhân Sinh của Trần Dần NXB Đà Nẵng 2007)

Một bài thơ khác của Trần Dần qua cách thức vắt dòng nhưng vẫn liên kết trong ngữ điệu của thơ tân hình thức:

tôi khóc thu không – nhưng thu

không không khóc

cũng không cười?

không trống?

chỉ là lằng lặng thu không’

(Trong bài Uẩn khúc Ga cuối)

 

Thời kỳ hậu một chín bảy lăm là con đường ngược chiều giữa tiền chiến và thế hệ tiếp nối, phủ nhận toàn bộ lối thơ xưa cũ, ước lệ của lục bát, thơ 7, 8 chữ hoặc thơ xuôi, thơ không vần ngay cả ca dao dùng ngữ điệu thông thường, bởi; những thể thơ như thế dựa vào ngữ điệu hay vần điệu để thành lời thơ, ngược lại thơ tân hình thức dựa vào thể âm luật (metrical) với kỹ thuật vắt dòng (enjambment); vắt dòng bất cứ nơi nào trong câu thơ và đôi khi tiếp tục như thế cho tới cuối dòng… Thế nhưng có những luật tắc tương tợ lẫn nhau: ‘Tân hình thức và Tự do gần giống nhau, gần với cách nói thông thường, còn tạo được nhịp điệu…’ (Khế Iêm. Trong tập Tân Hình Thức. 2000 USA). Nói vậy Chầu văn hay Hầu văn, hò Giã gạo, Đồng bóng là nhạc cổ điển Huế cũng đã xử dụng nhịp điệu của hình thức tân hình thức mà vẫn lôi cuốn người nghe qua những câu hò vấn đáp suông sã và nhịp nhàng mà giờ đây đã phục sinh. Nếu xếp những thứ đó để trở thành văn xuôi thời nó trở nên văn kể chuyện hoặc cho đó là thơ không vần có phần nhẹ nhàng hơn cả văn xuôi một cách trung thực bởi không bận tới yếu tố thị giác.

Hậu 75 phát sinh những dòng thơ mới hơn cả thơ mới, nó mang mang chất tân hình thức; bởi nó không ngừng lại theo ước lệ của thơ; vì thế mà làm cho thơ không thoát theo trí tưởng mà làm mất ‘duyên thơ’:

 

‘Mưa bay lất phất gió căm căm

Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm

Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc

Co ro đứng coi tù qua thôn

 

vác bó cuốc bước loạng choạng

về trong xây xẩm buổi tàn đông

lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa

ảm đạm lòng ta chiều cuối năm’

(Thanh Tâm Tuyền. Trại Vĩnh Phú Đông 1976)

 

Có những câu thơ xen lẫn nhau là một sự kết hợp  giữa 5 chữ (ngũ ngôn) sáu, bảy chữ (lục, thất ngôn) là luật tắc của Trung Hoa mà chúng ta thường bắt gặp trong thơ dân gian của Việt Nam như trong Ca Huế của thơ Tứ Đại Cảnh, Nam Ai, Nam Bằng…) Với âm sắc đó với chất thơ lắp đặc (poetry installation) phản phất chất thơ trình diễn (the poetry art-performance) hơn cả thơ có vần điệu. Đọc bài thơ này:

 

‘Đêm đã nhuốm màu lên làn da em

Lên đôi mắt vòng vòng một quầng đêm

 

Đêm đã nhuốm màu lên đôi bàn tay em

Để em không thể nhìn thấy anh

Bằng xúc giác

 

Đêm đã nhuốm màu lên lưỡi của em

Để em không thể nhìn thấy anh

Bằng vị giác

 

Dêm đã tràn vào từng sợi thủy tinh của chiếc đèn vàng

Và khe khẻ hát

Để em không thể nhìn thấy anh

Bằng thính giác’

(Đêm và Anh của Ly Hoàng Ly Hà Nội 2006).

 

Đấy là những gì mà nhà thơ khéo xử lý (tact) để cho dòng thơ trở nên nhịp nhàng cân đối, câu này liên kết câu kia dẫu có vắt dòng hay ngắt dòng vẫn duy trì đường nét phá thể của hình thức mới. Nhận thức được điều này thời đó là tính đa dạng của thi ca –acknowledges the diversity of poetry. Khéo xử con chữ cũng như vận thơ thì đạt tới cái đích của thơ, phải thấu đáo cho thơ có ‘hồn’ nhiên  thì thơ mới có trọng lượng. Đó là chỉ tiêu làm thơ. Tân hình thức đòi hỏi xử thế con chữ trong mọi cách hành văn thơ là việc cần chú ý cho thơ tân hình thức, nếu không biết vận dụng ngữ ngôn thi ca một cách trong suốt thì thơ tân hình thức bị nghẽn một cách vô lý, vô vị so ra không đúng đường lối thơ vô nghĩa (nonsense-poetry) mà tuột hậu giữa con đường cái quan của tân hình thức. Nói ra nghe dễ cho việc làm thơ, nhưng; không phải dễ như một số đông đã làm thơ. Họ chú trọng làm thơ theo khuynh hướng của thị hiếu; thấy dễ ‘chơi’ cho nên chơi thử mà thành thiệt. Làm thơ trở thành thói quen như hút thuốc lá hoặc có khi phỏng theo hay cốp-pi (imitation) để cho ra thơ rồi từ đó biến mình thành thi sĩ. Thơ tân hình thức là một vận dụng trí tuệ, vận chuyển con chữ để kết dòng là sở đắc của người làn thơ theo thể thức mới. Nói đúng ra; ai làm thơ cũng được cả, nó hao hao với nhau có gì khác mà phân tích, chẳng qua bày vẻ cho thêm chuyện và dựa vào đó để bình thơ chớ không tìm thấy yếu tính của thi ca. Cho nên chi hằng triệu bài văn bình giải thơ, từ xưa đến nay tợ như hò mái nhì, đả đớt như mem cơm. Văn và thơ song hành kiểu đó thì có khác chi ‘mùa thu lá bay’. Cứ đem ba cái chuyện đời xưa ra bình giải thì hóa ra nó trở về cái ‘nonsense’ mà không thấy mình đang rơi vào hố thẳm của văn chương. Hãy sáng tạo là yêu cầu mật thiết cho người làm thơ; sở dĩ như thế vì tương quan sáng tạo là tương quan của ngôn từ. Cái sâu thẳm của thơ tân hình thức là con chữ gần như tiếp giáp với cuộc đời, lời thơ phát ra với một tâm như nhiên, một tiếp cận giữa người và thơ. Henri Bosco nói: ‘J’ai mes allumettes: les mots’ Đó là định đề cố hữu của người làm thơ; nói chung, với thơ tân hình thức lấy ngôn từ để soi sáng nội tâm mỗi khi nhận ra vũ trụ ngoại giới là thấy mình hiện hữu với tâm trạng của mình. Cái sự đó nó nằm trong bối cảnh của tân hình thức. Thơ của tân hình thức là đi vào trong kịch tính (drama) và trong sự diễn giải (narration) là vai trò chủ thể đối diện với tha thể trong một liên trình tiếp diễn của trạng huống tâm lý hay cảnh quang vật lý. Như vậy chúng ta đã đạt tới yếu tính  trong thi ca bằng một cố gắng làm nên thơ. Sự đó là nồng cốt miêu tả của thi tứ, sự đó nó đến với chúng ta như nhận lấy sự cảm thấy và thói tính của thi nhân –It is of the essence of poetic description that it come to us charged with the poet’s feelings and attitudes. Nhưng; đôi khi trong thơ lại ẩn tàng (implicit) đôi khi lại bộc bạch (explicit) bằng lời thơ tự thuật hay tự phê về mình. Sở trường của thơ tân hình thức là vắt dòng hay chuộng vần điệu, nhưng; lại sở đoản trong trong phong cách trình diễn, bởi vấn đề của của chất giọng (tone) hay nhịp điệu (rhythm) và ẩn dụ (metaphor). Chú ý vào bốn câu thơ mở đầu trong tập Tân Hình Thức của tác giả Khế Iêm. Thái độ hoặc cảm xúc gì đã truyền đạt qua lời thơ và làm thế nào để nhận ra sự vận chuyển đó. Bài thơ được chia ra 5 đoản khúc. Dẫn ở đây 3 đoản khúc:

 

Khi tôi ngồi uống cà phê ngoài lề

đường và kể lại câu chuyện đã được

kể lại từ nhiều đời mà đời nào

cũng giống đời nào, mà lời nào cũng

 

giống lời nào, về người đàn bà và

đàn con nheo nhóc (nơi góc phố được

gọi là chỗ chết, nơi góc phố được

gọi là chỗ sống), kẻ những đường kẻ

 

bằng than đen, gãy góc, xấu xí như

cái bóng trong tấm hình cũ, như dĩ

nhiên hôm nay ngày mai ngày mốt, như

thế thôi thì thế thôi, biết đâu chừng

 

(Hai khúc  sau lập lại của hai khúc đầu)

(Tân Hình Thức Và Câu Chuyện Kể của Khế Iêm)

 

Sang bằng bài thơ thì đó là chuyện kể, chuyện kể bằng thơ. Thơ tân hình thức giản dị như cơm với cá như mạ với con. Chúng ta đọc để ‘nghe’ chớ chẳng phải bình luận, Vì; nó là thơ tân hình thức. Là tinh thể của tâm hồn theo thể thức mới; nó phản chiếu vào đó những nghi vấn cuộc đời để thành thơ. Nó đang cần một sự giải thoát. Nói chung nó là thứ thuộc ngữ ngôn siêu hình (metaphorical language). Gần như trong thi ca tân hình thức chứa đựng một thứ siêu hình, trừu tượng và một thứ ngữ ngôn chăm biến hay ‘chọc quê’, bởi; ngôn từ của tân hình thức có thể giúp cho chúng ta nắm được mối tương quan của người làm thơ và người đọc thơ, cái đó là mạch nối giữa những gì lạ lẫm hoặc giúp cho ta làm nên một đối xử giữa có và không của thơ. ẩn tàng và mai mỉa là cơ bản cặp đôi của ngữ ngôn thi tứ -Methaphor and irony are the twin bases of poetical language. Tuy nhiên; vẫn nhìn nhận việc xử dụng ngữ ngôn như thế là nhấn mạnh vào hình ảnh (image emphasizes) một sự bộc phát tự nhiên của tình thương yêu, thứ đến là hài hòa một cách điềm nhiên để cho thơ thoát tục. Yếu tính thi ca tân hình thức là chú trọng tới âm luật của câu thơ với tất cả vần điệu là hiệu năng trong thi ca. Trong Anh ngữ cái sự chuyển thành thơ có nghĩa rằng đó là vấn đề to tát của chất giọng (accents) và ngắt câu (pauses). Ngắt câu là chấm dứt bằng một ngữ pháp thông thường cái đó gọi là diễn đọc và viết thành thơ và như thể tạo ra ký hiệu cho ngữ ngôn. Đọc tập thơ ‘Có Những Ngày’ của nhà thơ tân hình thức Hồ Đăng Thanh Ngọc để thấy những gì thuộc nhịp điệu (rhythmical) mà tác giả xử dụng trong cùng một khuôn khổ của thơ, nó không đi ngoài những gì của tân hình thức, một điều gì rất thường nhưng chất chứa cái vô hạn trong đó đúng vị trí của thơ tân hình thức, một tỏ rõ chung tình giữa người và vật. Đọc để thấy, nghe và suy ngẫm suốt trong hơn 70 bài thơ đóng tập (NXB Thuận Hóa. Huế 2019) là một phản ảnh cụ thể của thơ tân hình thức:

 

Có một hoàng hôn như chiêm

Bao như ai đó đốt câu thơ cũ

thả vào cánh cò như ai

đó kêu lên có con chim gãy chân

 

lạc vào rừng ngón mưa như

ai đó kêu lên bắt lấy giấc mơ

bỏ vào chai rượu như ai

đó kêu lên bắt lấy hoàng hôn thả

 

vào bóng đêm như ai đó

kêu lên bắt lấy con chim chơi trò

trốn tìm như ai đó kêu

lên về nhà bắt khói kẻo khói bay

 

mất chỉ còn một dấu hỏi

như ai đó kêu lên hãy bắt lấy

khói kẻo khói bay mất sẽ

chỉ còn một dấu lạnh có một hoàng

 

hôn như thế có ai kêu

lên

(Một Hoàng Hôn)

 

Hậu 75 với một thế hệ đã qua; hai muơi lăm năm trên đất người đã sản sinh những người Mỹ gốc Việt làm thơ Việt ngữ là thời điểm bùng dậy của trào lưu thi ca tân hình thức, hình thức này đã ảnh hưởng không ít vào tâm hồn của người xa xứ. Quả vậy; dòng thơ tân hình thức đến đúng lúc hơn bao giờ, bởi; trong thâm tâm người làm thơ, thời ấy; như có một sự khước từ bởi bức tử như vết sẹo khó phai mờ; đó là một sự trải qua lắm chông gai. Người làm thơ lúc này không lấy qui ước để làm thơ là vì khó để phát huy tư tưởng, nó gò ép, gượng gạo, thập thò như đứng trong vòng thép gai. Cho nên họ phá rào để nói những gì từ lòng họ một cách thỏa thê qua con chữ, phản ảnh trực tiếp những đoái hoài mong đợi để vượt thoát, để gặp gỡ tự do và từ đó họ phóng mình vào một hình thức mới hơn như ngôn ngữ thoát tục, là một sự vượt thoát vô hạn hữu không bị chận lại (unrestrict), phủ nhận để đón nhận là hai môi trường của tâm trạng muốn bung lên bằng văn từ hay thi tứ cho một sự phản kháng, phản kháng qua tâm thức. Tâm thức ở đây là đối tượng chủ thể được qui về trong cái nhìn tương quan sự vật, một cái nhìn so sánh sự vật: cái gì của quá khứ và cái gì của hiện tại để làm sáng tỏ vũ tụ tâm hồn là hòa nhập vào cái vũ trụ mơ về bằng mọi nỗ lực khác nhau…Lấy thi ca để xoa dịu, lấy thi ca để phàn kháng đó chính là đối tượng biểu dương, nhờ đó mà thấy được tâm trạng của mình. Đó là lý luận trên cương vị giải bày tâm trạng để nhập cuộc qua lời thơ, tiếng nhạc, họ hòa nhập như một ‘hòa âm điền dã’ đúng tiêu chuẩn của trường phái thi ca đương đại. Thơ tân hình thức là ‘à la mode’ hợp thời trang thời thượng giữa lúc này.

Cuối cùng những dòng thơ là tự nó đánh dấu của một chấm câu đúng chỗ -The end of a line of verse is itself a mark of punctuation, cái chấm câu đúng chỗ ta gọi là chấm hết (end-stopped) thơ tân hình thức không chấm hết mà nó được tiếp tục trong những gì thuộc ngữ pháp mà được coi như dòng thơ tuôn chảy (line run-on) hoặc cùng lắm là không ngắt câu hay vắt dòng (enjambed) mà thêm vào đó những gì khác lạ hơn.Thi nhân thường dùng thơ không vần hay thơ tự do là vì; nó có tính chất độc lập ở cái chỗ ngắt câu (enjambment) để cho con chữ của họ thêm trọng lượng trong thi ca. Chúng ta tìm thấy những gì trong đó. Qua tập thơ ‘Ngôn Ngữ Xanh’ NXB Văn Học Press. USA 2019 của thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh. Với nữ sĩ họ Nguyễn đã dựng thơ tân hình thức trước thời điểm Hoa Kỳ liệt kê tân hình thức là thi ca đương đại. Ý thức đó đã đến từ trong tâm hồn của người biệt xứ, chớ chẳng phải đến bây giờ mới là đương đại. Nói chung giữa kỷ nguyên của thập niên chín mươi đã hình thành thơ tân hình thức ở Việtnam nhưng chẳng mấy quan tâm vì ‘bộ dáng’ khác lạ của nó cho nên chi phong trào tiên khởi tân hình thức không mấy chú ý. Thế nhưng; trường phái tân hình thức ở nước ta nhập cuộc trước thời điểm bùng dậy khắp toàn cầu. Bởi; một điều rất tự hào là người Việt chuộng thi ca như mạch sống. Đọc lại những bài thơ tân hình thức trước đây như một chứng tích của hình thức thi ca mới.

 

1.

 

Tôi đã mở cửa ban mai. Bằng nụ cười

Tôi đã đóng cửa ban mai. Bằng tiếng khóc

Thì đâu là nơi. Của ánh sáng. Của bóng tối

Ngoài tôi

 

2.

 

Tôi che ánh nắng

Để tìm một bóng mát

Qua khe hở của tấm màn

Sót một đường sáng mong manh

Đường chỉ trắng. Long lanh hơn cái ánh sáng nó che

Cũng tựa như vậy. Khi tôi ngồi trong bong tối

 

3.

 

Đừng bật thêm đèn nữa

Ngày đã sáng lắm rồi

(Xin lỗi) hay vì con mắt tôi

Đã quen rồi bóng tối …

 

(Sáng. Tối) Thơ NTKM 2002.

 

Hầu hết những bài thơ tân hình thức của nữ thi sĩ Nguyễn đã thực hiện là dựng trong một khung cảnh của đổi mới tư duy, thiết kế và cấu trúc đúng đường lối chủ trương của tân hình thức, bởi; rõ nét nhất ở chỗ gieo vần là yếu tính quan trọng trong thi ca âm nhạc –Rhyme is an important element in musical poetry (như đã dẫn ở trên). Nhưng; ít đi những gì kịch tính trong thi ca. Trong thơ của Nguyễn tạo được âm thanh một thứ âm thanh ‘nguyên chất /purely’ có thẩm mỹ cách (aesthetical) coi như là phong thái của thơ tân hình thức, cái đó gọi là điệp vận và âm vọng (alliteration and assonance). Nói rộng ra cho trọn ý: Điệp vận là lập lại cái đã có cùng chữ, cùng nghĩa. Âm vọng là lập lại cái ‘âm thanh’ nguyên âm trong cùng một nghĩa hoặc phụ trợ vào dòng thơ. Đấy là yếu tính của thi ca tân hình thức.

 

Tóm lại bất cứ thể loại nào phải thực hiện đúng với tâm hồn thơ.Thơ đòi hỏi một sự độc lập, và sáng tạo không câu nệ cưỡng ép cung cầu. Thi ca là một cảm thức nhạy bén từ trí tuệ không vì một lý do nào mà phải ‘gò lưng’ hay ‘rặn đẻ’ để thành thơ. Thi ca phản ảnh lòng chân và hồn nhiên là việc tự nhiên cấu thành. Ai cũng là thi sĩ nhưng có ba hạng thi sĩ. Thi sĩ có ‘tầm cở’ và thi sĩ ‘ba phải’ thời nhất thiết không thể liệt kê là thi sĩ của thi ca ; ngay cả hàng hiệu chưa hẳn phải là hàng thiệt huống là thơ ./.

 

 (ca.ab.yyc. cuối tháng 8/2020)

 

TRANH VẼ: ‘Chân dung TTKM / TTKM’s Portrait’ Khổ 15” X 22”. Trên giấy cứng. Acrylic+Mixed+ House-paint. Vcl# 1062013

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1229
Ngày đăng: 05.09.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
NNND Thanh Hương “Giọng ca đồng điệu tài danh đã ra đi” - Võ Quê
Nhân sinh thất thập : “cổ lai hi” hay “nhi tòng tâm bất du củ” ? - Phan Văn Thạnh
Tấc lòng son của một người tha hương mang tội phản quốc cho đến chết - Nguyễn Anh Tuấn
Ngôi chùa thiêng lưu giữ “Văn chiêu hồn” của Nguyễn Du - Nguyễn Anh Tuấn
Từ tro tàn bóng chữ bay lên - Trương Văn Dân
Đọc lại hồi ký Nguyễn Huy Tưởng, nghĩ về bài học cho văn nghệ hôm nay - Cảnh Thụy
Huy Tưởng, lục bát - Nguyễn Đức Tùng
Đi tìm Dịch giả Trần Dần - Nguyễn Anh Tuấn
Sài-Gòn, Ngày Trở Lại - Nguyễn Vy Khanh
Đôi dòng tản mạn về “Trò chuyện với thiên thần” của nhà văn Trương Văn Dân - Nguyên Cẩn
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)