Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.179
123.221.655
 
Trò chuyện với thiên thần và một phút tự do
Huỳnh Ngọc Nga

Hu

 

Tôi tạm khóa cửa nhà hơn hai tuần, hai tuần có thể gọi đùa là “an cư kiết hạ” như các bậc tu hành tự đóng cửa trong mùa mưa không đi khất thực để khỏi dẫm lên những sinh vật bé nhỏ bên đường và cũng nhân đó tu tập nhiều hơn.

Tôi của hai tuần trong mùa hè châu Âu chưa dứt cơn đại dịch CoVid-19 vẫn bận rộn như bao ngày thường. Vợ chồng già hưởng lương hưu, con cái đã an bề có gì đâu mà lu bu tất bật. Chăm sóc cháu ngoại là niềm vui, là hạnh phúc giúp vợ chồng con gái vài buổi trong tuần là chuyện tự nguyện, dẫu cực chút đỉnh cũng đâu phải là điều để thở than.

Ấy vậy mà tôi lại nghe có cái gì đó không ổn chẳng biết từ đâu tới, nghe mình bị gò bó bởi những buộc ràng bởi thế sự chung quanh. Kỳ thật, khí hậu thay đổi bất thường, băng tan, núi lỡ, sông cạn, đất rung rinh là chuyện chung của thế giới mà, ăn thua gì đến tôi. Chiến tranh nóng, lạnh khắp nơi khi sáng, khi chiều là chuyện chính trị của mấy ông lãnh đạo các quốc gia, tôi băn khoăn lo lắng có ích gì đâu. Thực phẩm dơ, sạch do lòng tham không đáy của con người tạo thành để kiếm chác thêm trên sức khoẻ, mạng sống của con người tôi chúi mũi vào cũng chẳng thay đổi gì được. Tham ô, nhủng loạn, bè phái gia tăng như virus mùa đại dịch làm trì trệ cuộc sống tôi có ngàn mắt, ngàn tay cũng không thấy hết và không chặt dứt được những tệ đoan đó. Ấy, tôi đang nhắc đến một đại họa gần nhất của thế giới rồi, chuyện đại dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 đến giờ vẫn chưa yên, con tiểu tiểu siêu siêu vi khuẩn mang tên Coronna Vũ Hán rồi lại đổi khai sanh thành Covid-19 nầy coi vậy mà kinh khủng thật, nước to, nước nhỏ, nước giàu, nước nghèo gì nó cũng chẳng để yên, ai cũng sợ nó, tôi tài cán gì mà bung xung bàn đến tên nó đây.

Nói chung chung, hai tuần lể trốn bạn bè Facebook tôi chẳng thấy tâm trí thảnh thơi như mình tưởng, cái đầu cứ quay đều như con thoi những chuyện bên đời, ông xã tôi than” vợ chẳng nghĩ đến chồng mà lại nghĩ chi những chuyện vòng vòng thế gian”. Tôi cười, chống chế viện dẫn đâu phải chỉ có mình tôi mà có nhiều người khác còn bận tâm nhiều, lo lắng xa hơn tôi nữa kìa. Rồi tôi đem tên đôi bạn văn cũng là bà con trong nhà ra  làm mẫu cho xã nhà tôi nghe, Trương văn Dân và Elena Pucillo đó, đôi danh tài nầy Ý-Việt gì cũng biết tiếng nghe tên, không phải vì những quyển sách đầy tình người của họ mà vì sự mẫu mực trong cách sống của cả hai khiến tên tuổi họ gần gủi cùng mọi người chung quanh và độc già Ý Việt hai bên.

Tôi nợ Dân niềm vui viết lách, không có Dân tôi sẽ mãi là bà bếp chỉ biết làm nội trợ ở xó nhà. Nợ thêm cậu em nầy tiếng tu oa chào đời hai năm trước của đứa con tinh thần tôi mang nặng gần hai mươi năm mà không chịu thập hoạt hoài thai, phải chờ có sự giúp đỡ của Dân tôi mới đuơc  toại ý hài lòng. Hơn mười năm rồi, vợ chồng Dân chọn VN làm nơi vui hưởng tuổi hoàng hôn cũng là thời gian đôi lứa nầy ra sức đóng góp cho văn hoá nước nhà bao tác phẩm đáng tự hào. Giữa thời buổi khó khăn, người đời lo cơm áo hơn tìm sách đọc, thì sách của Dân lại được tái xuất bản, quyển Bàn Tay Nhỏ Dưới Mưa là một minh chứng về sự yêu mến của người đọc dành cho Dân.

 

Khi dịch Covid-19 mới bắt đầu, Elena đang ở Ý để thăm gia đình và nhân tiện giới thiệu cùng thân hữu quyển Một Phút Tự Do bản tiếng Ý (Un istante di libertà, xuất bản năm 2019, tác phẩm mới của nàng.) Trong khi đó Dân đã về VN trước và chờ vợ. Nhưng dịch cúm hoành hành khá mạnh tại Ý khiến sự giao thông giữa Ý và các nước bị gián đoạn, Ý dường như trong tình trạng “bế quan tỏa cảng”, nội bất xuất, ngoại bất nhập và Elena không biết làm sao để về VN theo dự tính, đành ở lại Ý một mình để hát bài “Anh ở trời đông, em ở trời tây”. Đây là lúc tình yêu được đóng triện son bằng sự kiên nhẫn bứt phá mọi trở ngại tìm vé chuyên bay qua mọi ngỏ trắc tréo để cuối cùng họ đã gặp lại nhau, chứng tỏ cho người đời biết tình yêu vẫn còn ngự trị giữa thế giiớ kim tiền vật chất đầy máy móc robot, điện tử.

Chuyện tình của Dân Elena ai cũng biết, tôi kể lại không phải để đóng thêm dấu son cho mối tình đầy màu hồng của “đôi trẻ” mà để làm chiếc cầu nói về hai đứa con tinh thần của họ vừa chào đời đã bị cách ly cha mẹ vì Covid-19, con tu oa ở quê cha Việt Nam nhưng phụ mẫu còn vướng chân nơi đất mẹ tận trời Ý xa xăm. Và các bạn có biết tại sao tôi phải dài dòng để làm cái máy rè lặp lại những điều về họ mà nhiều người đã viết tường tận hơn tôi không? Vì hai cái tên TRÒ CHUYỆN VỚI THIÊN THẦN (Trương văn Dân) và MỘT PHÚT TỰ DO (Elena Pucillo) có cái gì đó dường như gần gũi với những trăn trở của tôi trong hai tuần “an cư kiết hạ”. Sách mới xuất bản, chưa đến Ý, nhưng báo chí quê nhà đã có lời bình mà tôi đọc được qua mạng truyền thông vi tính, tôi đọc lời bình trên báo mà mưòng tượng như cả hai đang viết hộ cho tôi, cho những người cùng nhìn thấy sự bất lực của mình trong một thế giới ngày một thêm xa, dường như không có mình trong đó nữa.

 

                                 

 

MỘT PHÚT TỰ DO như báo Thanh Niên nhận định thì tác phẩm gồm nhiều chuyện nhỏ, “như những lát cắt thân phận, cuộc sống con người trong mối quan hệ ràng buôc gia đình – xã hội qua cái nhìn đầy cảm thông, thấu hiểu, tinh tế, nhân văn, như “liều thuốc” an lành xoa dịu đau đớn, bất hạnh. Tác phẩm gây ấn tượng về một tâm hồn Việt, chất văn hóa Viêt trong cô dâu Ý dung dị, hòa ái.

Nhưng TRÒ CHUYỆN VỚI THIÊN THẦN thì nhà báo lại cho đó là một cuốn sách mang tính triết, tính mổ xẻ khoa học. Chuyện lấy bối cảnh thoại ngữ giữa bậc sanh thành cùng đứa con còn trong bụng mẹ với những khoắc khoải về một cuộc sống thời đại mới và lo lắng không biết dòng định mệnh nào sẽ chờ đợi con trẻ khi chào đời, lúc lớn lên. Một chuổi lý lịch dài của lịch sử VN, những gian truân thời chinh chiến không còn,, được thay thế bằng sự phức tạp và đa dạng của một xã hội băng hoại, thế hệ trẻ thờ ơ cùng văn hóa làm khô cạn tâm linh, đưa dần đến sự hấp hối dãy chết của con người và của cả hành tinh nầy. (Báo TN trích lời bình của nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu).

Dân cho bạn bè đọc trước  một trích đoạn nói về Vàng trong TCVTT, như vầy đây:

“…Vàng lên? Vàng xuống?

Nỗi ám ảnh lớn nhất của con người hiện nay là biến tất cả tài nguyên của trái đất và mọi thứ hàng hóa thành tiền rồi đem cất vào ngân hàng.

Con hãy xem trường hợp của Vàng. Vàng hiện hữu trong thiên nhiên và được thiên nhiên cất giữ. Nhưng con người thích sở hữu và khai thác vàng, một trong những hoạt động có tính cách phá hoại nhất đối với môi trường. Để làm ra một ounce vàng, người ta phải đãi từ 250 tấn đất đá. Các mỏ khai thác toàn cầu đều sử dụng thủy ngân, góp một phần ba vào bức tranh ô nhiễm thủy ngân trên thế giới. Việc đào vàng còn đòi hỏi một lượng lớn hoá chất natri xyanua rất độc hại và để tách ramột kilogram vnàg người ta phải dùng đến 5.000 lít acqua regia, một hỗn hợp của acit nitric và axit clohydric…

Lấy được vàng rồi, con người sẽ làm gì?

Xây những căn hầm bêtông chắc chắn trong ngân hàng để cất giữ nó! ”

Chỉ đọc một đoạn nhỏ đó thôi, tôi đã nghe tâm đắc cùng bạn mình, những bức bối về đồng loại “Người” của tôi lại lao xao nổi dậy. Tôi lầm bầm “những căn hầm bêtông đó cất giữ vàng và giữ luôn trái tim của con người nên bên ngoài những căn hầm bêtông đó cuộc sống dường như trở nên vô cảm”

Tôi chưa cầm trên tay hai quyển sách trên, chỉ đọc lời bình mà nghe lòng dịu xuống như có tri âm, tri kỷ sẻ chia những ray rức riêng trong lòng tôi. Thiên Thần của Dân trong tác phẩm là một thai nhi còn trong bụng mẹ. Gọi là thiên thần vì thai nhi đó chưa nhuốm bụi trần, còn tinh khiết như một thiên thần với tính bản thiện của con người. Còn Tự Do của Elena là những nhẹ nhàng bay bổng trong vài khoảnh khắc của cuộc sống lắm nhiêu khê ràng buộc, giản đơn không cầu kỳ, không đòi hỏi.

            Cả Dân và Elena cùng tôi vừa có tình gia đình thân thuộc vừa có cả những tương tác tâm đồng, tôi ngồi đây giữa đêm khuya về sáng, viết những giòng nầy trong lúc tâm hồn chợt thấy thanh an, xin gửi đến hai ngươi bạn thân tình lời cám ơn đã giúp tôi hiểu thế nào là hai chữ Tự Do và làm sao để tâm hồn mình an vững giữa bao biến chuyển của những cuộc đổi dời. Mong làm sao Tự Do và Thiên Thần hiện diện khắp mọi nhà, mọi nơi để người người cùng được chia sẻ sẻ ý tình của đôi văn tài nầy.

Chúc Dân và Elena dù ở góc trời nào cũng mãi bên nhau để tiếp tục cống hiến cho đời những tác phẩm chứng tỏ cái Tâm và cái Tài của hai em. Và nói thêm riêng giữa chi em mình, chị từ hơn mười mấy năm nay trên đường chữ nghĩa chị đã có một thiên thần luôn giúp chị những khi chị cần, thiên thần đó tên gọi TRƯƠNG văn DÂN.

 

                                              

Torino, ITALIA – 16.07,2020

 

 Nguồn : https://www.facebook.com/ngocnga.huynh.79462/posts/183464249945274?__cft__[0]=AZUXVBN_B6S4PZA38tt_acz8W683gdVWJLYQOh25UgfQdBxJ9h3sB8PuOTqcbd8Y565WjtTbAK8bNwyQQ_udAPwNg62RgKJq_-De7NYuNrJKbvkLNBOxiCM-xhs4ziRzqxM&__tn__=%2CO%2CP-R

 

 

Huỳnh Ngọc Nga
Số lần đọc: 861
Ngày đăng: 16.11.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vài cảm nhận về 2 bài thơ tình của cậu học trò lớp 12 - Đặng Xuân Xuyến
Cảm nhận khi đọc truyện ngắn “Cô Sướng cưới vợ” - Vũ Thị Hương Mai
Thơ là phúng dụ, phúng dụ là thơ - Đỗ Quyên
Sắc thu làng quê Việt trong thơ Nguyễn Khuyến - Trần Thanh Xem
Phạm Ngọc Thái với bài thơ tượng trưng điển hình - Trần Đức
“Trò chuyện với thiên thần” - Mai Thanh Tân
Gập ghềnh khúc đau và nỗi ưu tư trần thế trong thơ Trương Tuyết Mai* - Trần Hoài Anh
Nói về thơ hay của ngàn năm văn hiến Thăng Long - Phạm Ngọc Thái
Thơ chọn Đặng Nguyệt Anh - Hoàng Thị Thu Thủy
Giáng Vân, những đóa sen của nàng rừng rực đỏ - Nguyễn Đức Tùng