Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.222.597
 
Đến gần thượng đế của con người
Võ Công Liêm

 

   Trên nguyên tắc đây là một ý niệm hiểu biết hết sức đầy đủ của vấn đề; là những gì do từ nhận thức ở nơi chúng ta với sự hiện hữu của Thượng đế. Chúng ta phải coi đây là điều hệ trọng để đến gần Thượng đế của con người –Man’s approach to God là tùy vào sở năng tự nhiên thuộc trí tuệ của con người; đó là điều mà con người tìm đếnThượng đế giữa lúc này. Sự này tùy vào niềm tin. Chỉ có như vậy mới mong đưa chúng ta đến hình ảnh của chủ đề, một chủ đề hoàn toàn sống thực không còn ngại nghi là Thượng đế có thật hay cho đó là sự siêu nhiên để lôi cuốn vào niềm tin –the super-natural gift of faith.

 

Để hợp lý hóa; chúng ta dựa vào những gì thuộc quan điểm triết học để làm sáng tỏ vấn đề, với một vài ý niệm có từ những lý thuyết khác nhau; là một tổng thể để xác định hay không có Thượng đế giữa cõi đời này. Biết rằng chúng ta đang sống trong thế giới khoa học thực dụng là một phủ nhận sự có mặt của Thượng đế. Tuy nhiên; bên cạnh sự phát triễn của nền khoa học hiện đại, có thể cho chúng ta thấy được sự vĩ đại của vũ trụ, một vũ trụ ‘super-nature’ vừa sáng tạo vừa tạo thành là một khả năng vô biên buộc con người phải nhìn nhận hiện hữu của nó (existence of God). Triết học hay lý thuyết chỉ là phương tiện để lý giải thực hư chớ không phải là cứu cánh tuyệt đối để đạt mục đích. Hiện hữu của Thượng đế nằm trong nhận thức và hiểu biết nơi con người.Có thể đó là hình ảnh của sự thật,có thể đó là hình thái của siêu hình.

Vật lý học ngày nay đã minh định cụ thể và không thể vượt qua trí tuệ và văn hóa của chúng ta. Đó là một tiến trình và một thành quả lớn lao; tuyệt vời và xứng đáng ngợi ca. Vậy thì cái gì cho là xấu xa, hay cho đó là một thứ vật lý tạp nham và một thứ nguyên tử hóa (atomizing) đã có trong chúng ta, nhưng; phải biết và hiểu về điều này một cách minh chính, tức không còn hoài nghi giữa thực, giữa mộngảo là hình ảnh chưa thực lòng tin một cách thấu triệt. Đòi hỏi tin là nhận thức, là hiểu rõ về nó một cách tự nhiên, đó là sự thật về lãnh vực hiểu biết và là một hạn định về nó –but; to be aware of its very nature, its true field of knowledge and its limitation. Cho nên chi tánh hư tật xấu là cái gì cần có để trợ vào cho một thứ tâm lý và hiểu biết khác. Tánh hư tật xấu cần có là một sự đổi mới (tư duy) về những gì siêu hình –What is badly needed is a renewal of metaphysics. Xa đi những thứ trần ai là lột bỏ ở chính chúng ta cái thứ ‘hình nhi tượng học’, nó không sống thực mà trở nên mơ hồ, trừu tượng, không còn là đối tượng chủ thể giữa người và vũ trụ. Vũ trụ là hình tượng học, một sự sáng lập vô hình mà hữu hình. Đấy chính là nhận thức trước một hiện hữu tại thế; con người không thể chối bỏ sự hiện hữu của con người, dẫu dưới hình thức nào hoặc từ nguồn gốc nào từ phôi sinh đến hình thành, lấy đó để xác nhận thực hư, xác nhận giữa mộng và ảo là minh định đối tượng chủ thể, không còn nghi ngờ cho đó là thứ không kế tục hay tiếp nối giữa thế giới vật lý học và thế giới của siêu hình học. Không dẫn ở đây thời kỳ quá độ của chủ nghĩa khoa học, cho dù là hình ảnh hiện đại (the modern image) mà tạo ra phức tạp, nhiều thứ bí truyền và nhiều thứ nhiêu khê (fecund) trong một thỉnh cầu thực nghiệm –là thứ hình ảnh thuộc về siêu hình hoặc cho đó là ý tưởng thực thể để dựng nên có thực; rồi từ đó cho chúng ta cái điều không thể đánh giá được về hình nhi tượng học (symbolical) hoặc đây là chuyện lạ phi thường thuộc hiện tượng học (phenomenological) đưa tới sự nhầm lẫn giữa ‘hình tượng’ và ‘biểu tượng’ trong lúc chúng ta đặc vấn đề một cách rốt ráo.

Đó là nhận thức thế nào là vấn đề xử sự (matter behaves), nhưng; không thể chỉ thị hay truyền đạt chúng ta những gì thuộc triết học hoặc bản thể học là vấn đề gì đây (what matter is). Thực ra; cả hai vấn đề đòi hỏi một nhận thức thấu triệt là chủ thể vấn đề được đặc ra giữa có và không có thượng đế là vấn đề chủ lực của niềm tin. Thượng đế không buộc ‘chúng sinh’ phải tin theo mà để con người tự tin theo là bản thể như-nhiên, là chủ hữu. Giờ đây; thời cơ cho ta những gì có thể hóa giải được giữa khoa học và hiểu biết vì những thứ đó là khát vọng tâm trí con người –The opportunity is now given for that reconciliation between science and wisdom for which the human mind thirsts. Từ cái chỗ đặc vấn đề và xử lý hoàn cảnh là động lực ý thức có nơi con người chớ không phải là động lực ‘ban phép’ có nơi Thượng đế. Cái sự lý này là dấu hiệu chìm đắm để muốn tìm thấy một lần nữa cảm thức của Hiện hữu / the sense of Being . Sở dĩ đi tìm cái lý chính đáng trong triết học là chúng ta đi tìm một sự sáng tỏ của hiện hữu, vì; lý do này nọ hay vì  bản thể học lôi cuốn hay trong mọi lý do khác nhau. Sự thực chủ nghĩa hiện sinh là nêu ra lý do –True existentialism is the work of reason; chớ chẳng phải là lý thuyết hóa giải cho hiện hữu và thực chất của nó. (trong L’Être et l’Essence by Étienne Gilson) Bởi; như thế này: nó là thứ trực giác của hiện hữu của một thứ trí năng vô hình –it is the intuition of being (abstractive intellection). Lý lẽ này được coi như tư tưởng của Plato hoặc của Spinoza là sự cớ thuộc trí năng của con người đi vào trong lãnh điạ của siêu hình và có thể xem nó là trí năng thuộc siêu hình học (metaphysical intelligence). Nói chung mọi lý thuyết có từ Plato, Aristotle đến Thomas Aquinas, Descartes và Leibniz. Là những gì mà các triết gia đã cống hiến những chứng cứ cụ thể hoặc đã biện minh về sự hiện hữu của Thượng đế. Thực ra bên trong của trực giác là của hiện hữu hoặc những gì minh bạch cho một giá trị hiện hữu, cái đó được coi là một hiện hữu nguyên trạng  (absolute existence) hoặc một Hiện hữu chẳng có chi cả (Being-without-nothingness) là một tổng thể vượt quá khả năng của con người để đối diện trước một hiện hữu của Thượng đế.Việc này không còn mới mẻ gì để tìm đến Thượng đế, nó đến trong nhận thức hiểu biết của những gì bình dị, đơn sơ, một sự thức tỉnh hồn nhiên và một năng lực giải thoát là chức năng của những gì đến từ cõi ngoài của vô tận. Thuở xa xưa khoa-học-triết đã chứa những thứ vô lý, thứ khoa học hình ảnh hơn là tìm thấy, hình ảnh đó nôm na là hình tượng thuộc biệt hiệu bản thể học (pseudo-ontological) chớ chẳng đem lại một hiệu năng nào hơn giữa nhận thức hiểu biết về thế giới tâm sinh lý để đi tới nhận thức hiểu biết về Thượng đế. Cảm thức về Hiện hữu là nguyên tắc trong những gì thuộc vũ trụ tư tưởng của họ là đưa vào đó một khí hậu cảm nhận thích nghi và ngày nay tri giác tự nhiện là một hiện hữu tại thế, có thể lấy từ ý niệm hóa và hợp lý hóa khoa học thực chứng để xác nhận sự kiện giữa hữu thức và vô thức mà không lạc mất một năng lực có từ bên trong của tri giác, bởi; cơ bản của nhận thức chính là tri giác của hiện hữu dành cho một hiện hữu tại thế mà lâu nay ra công tìm kiếm để xác nhận cho một sự thật như-nhiên. Bởi; con người luôn luôn hoài nghi, hoài nghi ngay cả bản thể của mình đang sống; hình ảnh Thượng đế trở nên ‘khách quan’ dưới mắt của con người. Hiện diện của Thượng đế như chứng tỏ cho một hiện hữu sống thực và chỉ đến trong một thỉnh cầu của đòi hỏi. Cho nên chi muốn đạt tới niềm tin là do con người tìm đến Thượng đế, tuyệt đối Thượng đế không tìm tới con người trong khi con người còn nghi vấn giữa hữu thể và tha thể. Hoài nghi tất không có niềm tin. Cốt tủy của tôn giáo là rao giảng niềm tin là chứng giám cho sự thật, sự thật hiện hữu của tại thế. Đến với Thượng đế là cái lý do của con người trong cái gọi là nguồn sinh lực của nó, là một lý lẽ tự nhiên –Human reason’s approach to god in its primordial vitality is a natural reasoning., gần giống như tri giác hoặc là sinh lực không thể chống lại được là trí năng phản chiếu một thứ tri giác hiện hữu. Bởi như thế này: Hiện-hữu-với-không-có-gì (Being-with-nothingness) là làm cho trí tuệ gắn bó vào cái cần thiết của cái gọi là Hiện-hữu-không-có-chi-cả (Being-without-nothingness), bởi; hai dữ kiện là một năng lực chiếu sáng của tri giác là cầm giữ trí tuệ và cũng là nghĩa vụ để nhận thấy sự hiện hữu về nó.

Như vậy việc này nó đến trong một tiến trình hết sức tự nhiên, trong một tri giác lóe sáng ban sơ có từ những hệ trọng chắc chắn để có một hệ trọng khác được sống còn (linh hồn và thể xác tái sinh) một cách chắc chắn hơn –Thus it naturally procceds; in a primary intuitives flash, from imperative certainly to imperative certainty (!). Là những gì có từ trong tư tưởng Descartes cho tới Kierkegăard và được coi là tư duy hiện đại có từ thời đó cho tới thời nay; nó bao hàm một tổng thể về ý niệm thuộc tri giác là một đòi hỏi ở nhận thức để nhìn thấy sự hiện hữu tuyệt đối (Thượng đế) đối với con người. Cho nên chi cái gì thuộc sở hữu chủ là của /of /de cái đó là một xác định cụ thể giữa không là ‘cái quyền’ của con người tìm đến Thượng đế; phạm vi đó chưa hẳn phải hoàn toàn để chối bỏ hay khước từ về sự siêu hình và nếu cho là đã được thanh tẩy (cleaned) của những gì không có lý tính, không thể dung thông (irrationalism). Nếu tư duy đó khăng khăng cho rằng Thượng đế chỉ là hình ảnh của tôn thờ hoặc dưới một lăng kính khách quan khác, nghĩa là chưa hẳn tin có thực trong hiện hữu; Thượng đế nằm dưới dạng thức siêu hình hơn là thực thể sống động. Vị chi đến với Thượng đế của con người trong một tri giác trong bóng không vướng đục; ánh sáng vi-diệu-tính-không sẽ mở đường cho một nhận biết mới hơn. Nhận thức hiểu biết là điều hết sức đặc biệt tự nhiên có từ nhận biết thấu đáo của con người. Tức nhận thức, hiểu biết của con người về Thượng đế (man’s knowledge of God). Nó xác định một cách minh bạch hơn bất cứ những gì thuộc lý lẽ khác hoặc những gì phát triễn của khoa học là hợp lý (logical) vốn dĩ đã chứng minh.

 

Mỗi khi chú ý hay để tâm tới kinh nghiệm luân lý, chúng ta sẽ có thể nhận ra rằng luân lý đạo đức là cần thiết đối với đời và đạo , nó luôn song hành trong một tri giác cố hữu để hình thành thế nào tín ngưỡng của tôn giáo; mà trong đó có Thượng đế; như vậy là ý thức đến một thứ luân lý tồn lưu cho một hiện thể tại thế và hướng tới cái sự tốt lành cho một việc làm có lợi ích của sự tốt đó –the good for the sake of the good, là đi thẳng tới cuộc đời của chúng ta và đây là cách thức nhận biết về Thượng đế, là sinh khí sống động của cuộc đời. Kinh nghiệm luân lý nằm trong con người là một cân nhắc, đắng đo về đấng tôn thờ tức Thượng đế. Người đã chọn lựa một sự chân thật tốt bonum honestum dành cho con người; đó là chặn cuối đời của Thượng đế với một sự sáng tạo khéo léo đầy mỹ thuật mà trong những thứ đó đều đem lại cái gì tốt đẹp –tri giác giữ vững giá trị về trí năng là hành vi, tác động của tồn lưu nhân thế. Ở đây cái sự đạt tới là đạt tới cái sự tồn lưu, tồn lại, tồn thể là tâm khí vững vàng không buông thả mà nhảy vào trong một hiện hữu sống thực –the plunge into real existence. Nhưng nhớ cho cái điểm này: cái đặc quyền bất khả phân của tri giác là của hiện hữu, là cái khuấy động đi tới trong ý thức (conscious) và nhận thức (conceptually) là một diễn cảm bày tỏ, một nhận thức không thể lý giải về những gì hiện hữu của Thượng đế. Cuối cùng đặc Thượng đế trong dạng siêu hình với hình tượng để tôn thờ. Đó là những gì cùng thời cho một khám phá mới về những gì cơ bản hào phóng và phong phú của hiện hữu tồn lưu nhân thế.

Nhưng đây là điều không thể cho đó là nguyên nhân cao cả của hiện hữu tồn lưu, điều đó sẽ không mấy thỏa mãn cái loại chứng cao cả hiện hữu mà nó nằm trong nghi vấn của vấn đề. Chỉ đến trong nhận thức hiểu biết của con người mà thôi; cảm thức của hiện hữu là không những chỉ biết về hiện hữu của Thượng đế mà trong đó bao gồm tất cả những gì mà con người nghĩ tới do từ tri giác để nhận biết., một sự nhận biết được coi là điều có thực tự nhiên (natural truths) và một năng lực tự nhiên (natural forces) là một kết hợp đầy đủ có từ trí tuệ con người (human mind). Con người biết rằng: Thượng đế tự ép mình để sống có tình yêu, đồng thời tự ép mình trong cuộc sống và tự ép mình trong hiện hữu tồn lưu. Dữ kiện để tạo niềm tin giữa con người và Thượng đế có thể có tương quan qua tình bằng hữu, cùng chung hưởng khổ đau và sống chung nhau trong một thế giới đại đồng và chia sẻ cùng nhau là tương ái giữa buồn vui hay hạnh phúc bên nhau là cảm thức giữa Thượng đế và trí năng sáng tạo của Người –common bliss between God and His intelligent creatures. Đấy là sự thật chân chính, là những gì bao hàm của siêu nhiên (supernatural), của những gì được ban ơn và lòng độ lượng có từ Thượng đế và Con người trong cùng một niềm tin ./.

 

 (ca.ab.yyc . cuối 11/ đầu 12 / 2020)

 

ĐỌC THÊM: ‘Thượng đế đã chết’ của võcôngliêm. Hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c đã ghi.

TRANH VẼ: ‘M.M dựa đồ họa của Andy Warhol’ Khổ: 15” X  26” Trên giấy bià cứng. Acrylics+mixed+ house-paint. Vcl#22112020.

*Andy Warhol (1928-1987) Sanh ở Pittsburgh (PA/USA) Chết ở New York (NY/USA). Gốc Tiệp Khắc (Czech). Nghệ sĩ chuyên vẽ minh họa trên ảnh và hình ảnh quảng cáo. Kỹ thuật về đồ thị (serigraph technique) Để lại nhiều tác phẩm Pop Art. Tranh và đồ họa hiện có ở Viện bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại. Đã triển lãm nhiều nơi trên thế giới. Được xếp là danh họa của tk.thứ Hai mươi.(Art of 20th Century by Taschen)

                                                                                                            

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 1338
Ngày đăng: 11.12.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Dẫu xa muôn trùng … ” - Phan Văn Thạnh
Bài 14:”Biên bản thặng dư” – Đau đáu những phận người - Hoàng Thị Bích Hà
GS Nguyễn Đăng Mạnh - kẻ sĩ, một nhân cách trí thức - Phan Văn Thạnh
Huỳnh Phan Anh và hành-trình văn chương mới - Nguyễn Vy Khanh
Nhà văn Nhật Tiến thời hải-ngoại - Nguyễn Vy Khanh
Sắc tố của hư cấu - Võ Công Liêm
Đọc sách:”Trò chuyện với thiên thần” - Trần Văn Chánh
“Hát trên quê hương tôi” Giai điệu đẹp và thơ - Võ Quê
Nghìn năm mai cốt chẳng mai danh - Nguyễn Anh Tuấn
Chữ Quốc Ngữ dưới mắt một nhà cai trị Pháp cuối thế kỷ XIX - Thiếu Khanh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)