Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.219.789
 
Nối dõi
Lê Hứa Huyền Trân

 

            Hồi còn nhỏ tôi không biết ông bà nội mình là ai, trong trí nhớ mang máng của tôi chỉ là có đôi lần chúng tôi gặp mặt nhưng rồi chẳng đọng lại được gì, có chăng chỉ là những kỉ niệm rất xấu mà tôi chỉ muốn quên đi. Lớn lên một chút, khi biết được nhiều việc tôi lại cho rằng có lẽ nếu không có ông bà nội thì mẹ tôi sẽ không khổ, ba tôi sẽ không dằn vặt và cuộc sống gia đình tôi sẽ hạnh phúc hơn nhiều, ít ra sẽ có người thân họ hàng ở bên cạnh chứ không thân cô thế cô ở cái thành phố rộng lớn này, tự lực mưu sinh từ hai bàn tay trắng. Chung quy lại, đôi khi tôi lại nghĩ, nếu tôi sinh ra với một hình hài khác, thân phận khác, nếu tôi không phải là một đứa con gái thì có lẽ ba mẹ tôi năm ấy đã không bị đuổi ra khỏi nhà khi trên tay bế đứa trẻ sơ sinh và phố xá lên đèn vào chiều ba mươi Tết. Tất cả chỉ vì ba tôi là con trai một trong gia đình và tôi được sinh ra trong một gia đình nặng về truyền thống con cháu nối dõi, cần cháu đích tôn.

            Khi tôi còn bé, mỗi khi Tết về, khi bạn bè cùng lớp tôi tất tả khoe với nhau sẽ về quê ăn tết tôi cũng hay vòi vĩnh ba mẹ cho về quê. Ông bà ngoại tôi mất sớm, anh chị em lại phân tán khắp nơi tìm kế sinh nhai nên có về quê cũng như không thế là tôi vòi ba chở về nội dù chưa bao giờ gặp mặt. Tôi còn nhớ khi ấy ánh mắt ba tôi buồn lắm, khi đó tôi chỉ mới là một đứa trẻ bước vào tiểu học. Tôi nghe ba mẹ bàn với nhau:

  • Hay thôi cứ đi, đã mấy năm trôi qua có khi ông bà nghĩ khác…

Thế là Hăm bảy Tết năm ấy cả nhà tôi bắt xe đò về quê. Háo hức khi bước sang một thành phố

khác, háo hức khi lần đầu tiên được gặp ông bà và cả háo hức khi sẽ được kể cho lũ bạn nghe Tết này mình làm gì khiến tôi rạo rực. Nhưng đón tôi bởi người lần đầu tiên tôi gặp mặt lại chỉ là hai người đã lớn tuổi, gương mặt quắc thước, tráng kiện, căn nhà to lớn và sự hờ hững đến rợn người. Ngay khi ba tôi vừa bước vào nhà, người mà sau này tôi biết là ông tôi đã lấy cây gậy ông đang chống đuổi ra khỏi nhà:

  • Đi được từng ấy năm sao còn quay lại? Ai cho mày bước vào nhà?

Ba tôi che cho mẹ con tôi không bị ông quật nhẹ nhàng bảo lại:

  • Con tôi muốn về thăm ông bà dịp Tết này. Tết là dịp hiếm hoi cả gia đình sum vầy, mong ba quên chuyện xưa mà đoàn tụ,

Đáp lại, chỉ là câu nói lạnh lùng của ông và cả cái nhìn mà có lẽ suốt cả đời này tôi cũng không

thể nào quên được:

  • Tôi không có cháu !

Sự háo hức của tôi có lẽ không lớn bằng nỗi đau của ba nhưng đó là ấn tượng mà tôi không

bao giờ quên được. Ai đó chối bỏ sự tồn tại của mình có lẽ là nỗi đau lớn nhất. Ngày còn bé, mỗi khi tôi vòi vĩnh về thăm quê, ba tôi luôn chối từ, có lẽ ba biết sẽ có ngày tôi phải nghe những điều như vậy. Nhưng những khi Tết về, khi thành phố trở nên vắng vẻ hơn bởi ai cũng xa rời phố thị để về miền quê yên ấm thì chỉ có gia đình tôi còn neo đậu lại để đón Tết. Cảm giác phố phường vốn táp nập bỗng vắng teo thực sự cô đơn lắm, và ba tôi, người đàn ông to lớn ngồi một góc phòng, đốt điếu thuốc trầm ngâm nhìn ra cửa đầy đắn đo trở nên bỗng nhỏ bé trơ trọi. Sau này,t ôi mới biết, lúc ấy ba nhớ ông bà, ba cũng muốn về quê nhưng không thể. Khi tôi bé, ba còn để tôi thấy ba buồn, khi chuyện đó xảy ra, sau này mỗi khi mùa Tết về ba lại tự dặn mình mạnh mẽ và luôn cố gắng cười để tôi đón năm mới trong hạnh phúc và không nghĩ về cái đớn đau mùa Tết năm ấy cũng như cảm xúc của ba nữa. Khi tôi vào cấp ba, dì tôi có khi lại nhà mới kể tôi nghe, ba tôi vốn là con một trong gia đình, nhà ông bà tôi cũng rất giàu có, ba đi lính rồi gặp và thương má tôi, hai người nên vợ nên chồng. Nhưng má tôi sức khỏe yếu, sau một lần sinh không thể sinh nữa, tôi lại là con gái… Dì bảo ngày đó ba mẹ tôi khổ lắm, ông bắt ba bỏ vợ, ba nhất quyết không nghe thế là bị đuổi ra khỏi nhà…

            Kể từ bận ấy, tôi đâm ra ghét ông bà tôi. Khi tôi lên cấp hai, nghe tin ông bà ngày một già yếu, cứ tới mỗi bận tết ba lại chở tôi về thăm, hôm nào cũng bị đuôi ra khỏi nhà ngay sau khi đến nhưng ba vẫn tỏ ra rất vui.

  • Ba ở xa đã không phụng dưỡng ông bà được nên ba phải về nhờ xóm giềng chăm sóc. It ra Tết này ba đã có thể thấy ông bà vẫn còn khỏe là ba vui rồi.

Nhưng tôi không nghĩ được như vậy, Tết những năm sau tôi luôn chối từ về thăm, với tôi, tết

đúng là mùa đoàn tụ, nhưng cũng là những giây phút thiêng liêng để ghi nhớ mãi,và tôi không muốn năm ấy với tôi toàn kí ức buồn. Thậm chí, tôi còn nói với ba:

  • Con ghét ông bà!

Lúc ấy ba tôi đã sững người, nhưng ông chỉ im lặng. Cái im lặng của ông làm tôi hiểu, ông

không thể ngăn cản suy nghĩ của tôi vì ba không thể tìm ra dù chỉ một lí do để tôi có thể thương hai người ấy. Nhưng, tối đó, lần đâu tiên tôi thấy ba khóc, có lẽ ba bất lực trong việc gắn kết chúng tôi lại với nhau. Mẹ tôi đã nói chuyện với tôi đếm đó rất lâu, về nỗi đau của ba, nhưng rốt cuộc ba cũng chỉ là một người con… Những năm cấp ba, gia đình tôi lại đón Tết với nhau và ba không ép tôi về thăm ông bà nữa.

            Lên đại học, tôi xa ba mẹ đi học xa. Tôi giấu ba mẹ chuyện dọn tới trọ gần nhà ông bà, và cũng giấu ông bà thân phận thật của mình. Ông bà tôi vốn khó tính ít giao tiếp với người lạ, nhưng vì tuổi già sức yếu, có một cô sinh viên trẻ đến dọn sát bên, khi cần lại nhờ nên cũng dễ thân. So với lần đầu gặp từ non bảy tám năm trước, ông bà có phần yếu hơn, thi thoảng, khi đi học về tôi lại tạt sang nhà phụ bà nấu cơm, trong những phút yếu lòng bà hay kể:

  • Bà có một thằng con trai, có đứa cháu gái…

Nhưng rồi bà khựng lại như sợ ông nghe, tôi chợt hiểu bả cũng nhớ chúng tôi nhưng chắc ông

là người cương quyết nên bà không dám cãi. Ông hay đau lưng, những lúc học bài rảnh rỗi xong tôi hay ghé nhà với lí do nhà không có tivi nên qua coi tạm, ông bà vốn đã già, khu phố lại buồn tẻ, có trẻ trong nhà xôm tụ nên cũng hối tôi qua. Hôm nào tôi không qua là cứ ngóng, khi tôi qua tôi lại hay đấm lưng cho ông, bóp chân cho bà:

  • Vì con ở xa ông bà con nên khi nhìn thấy ông bà con thấy nhớ lắm, được chăm sóc ông bà như thế này, con cảm giác như đang chăm sóc ông bà con ấy.

Ông lúc này cũng đăm chiêu:

  • Ta cũng có một đứa cháu, chắc trạc tuổi con như giờ.
  • Vậy cháu ông đâu rồi?
  • Nó ở xa – Ông nói mà đôi mắt đỏ hoe – Ngày trước, ta suy nghĩ không kĩ, đuổi cả nhà con ta đi. Gio già rồi, thấy tất cả đều không còn quan trọng nữa, lại chẳng biết nó ở đâu. Thấy cháu như thế này, tự nhiên ta nhớ con ta, cháu ta quá. Con trai con gái vốn có gì quan trọng đâu, nó hiếu thuận với mình là đủ….

Rồi ông khóc rưng rức làm bà cũng khóc theo. Tôi chợt nhận ra dòng máu chảy trong tôi đang

có sự xáo trộn mãnh liệt, tự nhiên tôi lại thấy thông cảm cho ông bà vì nền móng cổ hủ tồn tại trong người nhưng rồi những phút cuối đời cũng không thể thắng nổi tình thân. Nhất là khi người ta càng già đi người ta càng dễ cảm thấy cô đơn, chỉ muốn có thể ở mãi bên con cháu, nhát là khi mỗi độ xuân về, người người đoàn tụ.

            Tôi nắm tay ông bà hít một hơi thật sâu kể tất cả sự thật cho ông bà nghe, ông bà đi hết bất ngờ này tới bất ngờ khác, ông có hơi khựng người như chưa chấp nhận được nhưng dường như ông sợ chỉ một phút giây sai lầm sẽ hối hận nên vội ôm chầm lấy tôi, còn bà cứ túc tắc:

  • Thảo nào bà cứ thấy thân quen lắm…

Những ngày cận Tết này bắt đầu trởi trở lạnh thêm, nhưng câu chuyện của gia đình tôi, sự

ấm áp tất cả giờ chỉ mới bắt đầu. Cho tới giờ tôi vẫn không biết cách thức lúc ấy tôi làm có sai không nhưng tôi chỉ biết, có những thứ trước khi quá muộn màng thì hãy nên gìn giữ, nhất là tình thân. Và nếu có quay lại , chắc tôi vẫn sẽ làm như vậy.

            Mùa Tết sum vầy. Cuối cùng cũng đã về.

 

 

 

 

Lê Hứa Huyền Trân
Số lần đọc: 1026
Ngày đăng: 05.01.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tất Nguyệt Ô - Đỗ Nhựt Thư
“Ông còn có con” - Lê Hứa Huyền Trân
Đứa con - Lê Hứa Huyền Trân
Dòng đời - Tiểu Lục Thần Phong
Về nhà trước Giáng Sinh - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Đọc “Cõng mẹ” của Nguyễn Văn Song - Đặng Xuân Xuyến
Mùa Giáng sinh năm ấy - Quang Nguyễn
Các cửa hiệu đã đóng kín - Nguyễn Thị Kim Lan
Thương tặng ông tôi - Lê Hứa Huyền Trân
Ngày chị ấy ra đi - Lê Hứa Huyền Trân
Cùng một tác giả
Ngày em lấy chồng (truyện ngắn)
Vì em là em của chị (truyện ngắn)
Mùa hoa dã quỳ (truyện ngắn)
Và Anh là mẹ! (truyện ngắn)
Người rao bán tự do (truyện ngắn)
Hương thu (truyện ngắn)
Hạnh phúc trở về (truyện ngắn)
Bát đậu hủ (truyện ngắn)
Để Ông đón (truyện ngắn)
Ngoại tình (truyện ngắn)
Ống phốc (truyện ngắn)
Mùa cưới (truyện ngắn)
Lừa (truyện ngắn)
Cô ấy và em (truyện ngắn)
Người chở gạch (truyện ngắn)
Sự khởi đầu (truyện ngắn)
Học trò của thầy (truyện ngắn)
"Tôi là vợ mình mà" (truyện ngắn)
Cố chấp (truyện ngắn)
Đóa hoa về khuya (truyện ngắn)
Đứa em sinh đôi (truyện ngắn)
Chị ơi, đừng khóc! (truyện ngắn)
Trốn chạy (truyện ngắn)
Cánh tay đã mất (truyện ngắn)
Một con giáp (truyện ngắn)
Làm thầy người ta (truyện ngắn)
Kì tích (truyện ngắn)
Kẻ mơ (truyện ngắn)
Ngày chị ấy ra đi (truyện ngắn)
Thương tặng ông tôi (truyện ngắn)
Đứa con (truyện ngắn)
“Ông còn có con” (truyện ngắn)
Nối dõi (truyện ngắn)
Tuổi 25 (tạp văn)
Nhớ một mái hiên (truyện ngắn)
Định kiến (truyện ngắn)
Kế hoạch kinh doanh (truyện ngắn)
Trả giá (truyện ngắn)
Gái lỡ thì (truyện ngắn)
Cứ để đó Ba nuôi (truyện ngắn)
Cứ để đó Ba nuôi (truyện ngắn)
Gương một chiều (truyện ngắn)
Ý thức (tạp văn)