Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.209
123.205.548
 
Trịnh - Tình yêu và những khúc ca bất tử.
Đỗ Nhựt Thư

 

 

Trịnh sinh ngày 28/02/1939.

Anh vào Saigon học, đậu Tú tài ban C của giới nghệ sĩ.

            Năm 1957 ba mất ở Huế, Trịnh lên ngồi ở mộ mấy tháng liền nên ốm nặng, nằm liệt giường cả năm, nằm đọc sách rồi như sống lại từ kiếp trước với tình yêu âm nhạc. Anh từng thổ lộ: "Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy"

            Năm 1959 Trịnh vào SG, đến phòng trà nghe Thanh Thuý lúc ấy mới 16 hát và mê nàng, đêm đêm nhìn dáng nhỏ co ro đi về mà cảm xúc viết ca khúc Ướt mi nỗi tiếng để tặng ca sĩ cùng quê và nàng đã hát (nhưng hình như không đạt). Chàng và nàng đều đói rách, có lẽ vì thế mà nàng đành lòng lơ lãng.

            Buồn bã, Trijng về Huế. Ở quê nhà, Trịnh yêu Ngô Thị Bích Diễm, nhưng duyên ko thành, cha nàng ngăn cấm và đưa nàng vào SG trọ học. Nỗi nhớ thương là chất men để Trịnh sáng tác ca khúc Diễm xưa bất tử.   

            Năm 1964 Dao Ánh – em Diễm mới 15 đã mến rồi yêu chàng nhạc sĩ. Mối tình kéo dài 4 năm, Trịnh đã viết cho nàng đến 300 lá thư tình nồng nàn. Và những ca khúc: Mưa hồng – Còn tuổi nào cho em – Ru em từng ngón xuân nồng – Lời buồn thánh lần lượt ra đời và được người yêu nhạc tụng ca.

            Cuộc tình rồi sẽ tan, 20 năm sau Dao Ánh từ Mỹ về thăm Trịnh. Ca khúc Xin trả nợ người với ca từ sâu lắng như: “Hai mươi năm xin trả nợ dài, trả nợ một đời em đã phụ tôi” ra đời như một lời than vãn.

            1964 Trịnh gặp Khánh Ly tại Đà Lạt, họ còn hơn cả tình yêu đôi lứa thông thường. Và mối lương duyên này đã khiến báo giới tốn hao nhiều giấy mực, khiến người đương thời tò mò, háo hức. Cho đến thời điểm hiện tại, Khánh Ly vẫn là người hát nhạc Trịnh thành công nhất, chất giọng liêu trai, đầy tự sự và nặng ân tình của chị luôn khiến người nghe phải “nỗi da gà” mỗi khi các ca khúc do Trịnh Công Sơn sáng tác vang lên. Quá nhiều bể dâu xoay quanh Trịnh – Khánh. Tuy nhiên, Trịnh và Khánh Ly chỉ thực sự thuộc về nhau trong âm nhạc, giữa họ có sự đồng điệu đến lạ thường. Và chính vì sự đồng điệu không rõ là yêu hay bạn ấy mà có lần Khánh Ly đã níu áo Trịnh để hỏi: “Anh bảo rằng yêu tất cả mọi người, tại sao anh không một lần nói yêu em?”.

     Về Khánh Ly, Trịnh viết: “Một người bạn của định mệnh vĩnh viễn thương yêu nhau. Khánh Ly hát cho một thời vừa lãng mạn vừa đau thương trong chiến tranh, hay nhất”

    Hình như trên cho họ là hình và bóng của nhau.

    Trịnh viết tặng ca sĩ của mình ca khúc: Yêu dấu tan theo khi Khánh Ly lấy chồng với ca từ đầy trách móc.

            Đến năm 1983 anh định thành hôn cùng một thiếu phụ sống ở Pháp, cô về để thành hôn nhưng gặp sự cố đành chia tay.

            Lại năm 1990 Trịnh định làm hôn lễ với Vân Anh – Á hậu Tiền Phong 1990 kém ông 30 tuổi nhưng lại bất thành.

            Năm 1990 Hồng Nhung vào SG, may mắn gặp Trịnh khi mới vừa , trẻ trung, xinh đẹp nên danh phận trở thành bất tử. Năm sau cô đã đoạt giải nhất cuộc thi Đơn ca nhạc nhẹ toàn quốc lần thứ II và nỗi danh từ đó.

    . Nhạc sĩ họ Trịnh gần như quên mất khoảng cách tuổi tác, ông say đắm sáng tác, say đắm tìm nguồn sống trong những bản nhạc tình. Và những ca khúc Bống Bồng ơi, Thuở bống là người ra đời như một lẽ tất yếu.

    Về Hồng Nhung, Trịnh viết: “Một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai. Hồng Nhung làm mới lại những ca khúc của tôi. Có người thích có người không thích. Tuy nhiên, tôi thích vì đó là cách biểu diễn mới, phù hợp với cái tiết tấu của thời hiện đại, một sự lãng mạn mới. Nó giúp mình có được một chỗ ngồi trong hiện tại chứ không phải là kẻ nhắc suông từ quá khứ”.

 

Những câu chuyện tình của Trịnh Công Sơn, nếu kể sẽ không biết khi nào mới hết. Vì cuộc đời nghệ sĩ nghêu ngao giữa đất trời, anh đã yêu quá nhiều cô gái. Trịnh chưa bao giờ chán tình, anh cứ yêu mà không nề hà đó là đơn phương hay song phương. Đó không phải thứ cảm giác bồng bột, nhất thời mà đúng hơn là sự trải nghiệm, thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ. Với Trịnh đã yêu là yêu mãi, dù bị phụ tình vẫn không thể ngừng yêu.

     Ngoài những bóng hồng chính thức nêu trên còn là: khi thì với Hoàng Anh, lúc là Michiko, lần khác lại là Trần Thị Nh. H rồi cả Ph.Th. - em ruột ca sĩ Hà Thanh… Với mối tình nào anh cũng rút hết ruột hết gan, để rồi đau đớn, để rồi tổn thương và co mình lại vào vỏ ốc.

     Sau khi thoát được tâm trạng nặng nề từ cuộc tình trước, Trịnh lại lao vào cuộc tình sau. Cứ thế, trọn một kiếp người, anh đã yêu và trân trọng những bóng hồng xinh đẹp. Và nhiều người trong số họ, khi anh qua đời còn xin gia đình cho được để tang.

    Mà rằng nếu những mối tình ấy đều đơm hoa kết trái thì liệu cuộc đời này còn có những tuyệt phẩm âm nhạc như Một cõi đi về, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Diễm xưa, Biển nhớ, Tuổi đá buồn chăng? Và nhờ thế mà sức viết siêu việt chăng? Ông viết đến hơn 600 ca khúc về nhiều thể loại: phản chiến, tình yêu, thân phận con người, …

1/4/2001 ông đã rời cõi tạm để lại bao tiếc thương cho 2/3 dân Việt, tên tuổi lẫy lừng của ông, các khúc ca diễm tuyệt sẽ sống mãi với thời gian.

Đã 20 năm, lúc này đây chúng tôi và rất nhiều người đang thương tiếc và xin kính tạ ông, người nghệ sĩ lãng mạn lớn nhất dân tộc, nhờ ông mà bao người giữ được chất Người.

Nguyện cầu cho ông vãng sanh cực lạc.

 

       01/04/2021

 

 

 

Đỗ Nhựt Thư
Số lần đọc: 1021
Ngày đăng: 07.04.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhạc sĩ Lê Uyên Phương – tình khúc cho đời - Đỗ Nguyễn
"Tháng sáu trời mưa ", một bà hai ông: thơ vào nhạc ... ... - Lê Anh Thu
Vài nét về hai khuôn mặt nổi bậtcủa nhạc Việt đương đại:Lê Cát Trọng Lý và Vũ Cát Tường - Bùi Đức Hào
Bài hát “Bàn tay nhỏ dưới mưa” - Nguyễn Phú Yên
Những hình thức biểu diễn ca nhạc - Tuấn Giang
Nguồn gốc âm nhạc Mông (Hmômgz) - Tuấn Giang
Nhạc tình Boléro trở lại - Phan Văn Thạnh
Nhạc sĩ Xuân Hồng – Trẻ mãi một giai điệu màu xuân - Nguyễn Thanh
Từ lâu đã có Boléro bụi đời, hát rong... - Phạm Nga
Bài ca cứu nước - Nguyễn Thanh