Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.191
123.213.980
 
NĂM 1902 – Theodor Mommsen (Đức,1817 - 1903)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển

 

 

 

Một thư mục những tác phẩm đã xuất bản của Mommsen do Zangemeister biên soạn nhân dịp sinh nhật thứ 70 của ông (1887), gồm 920 đề mục. Một trong những công trình quan trọng nhất của Mommsen là bộ Corpus Inscriptionum Latinarum (1867 - 1959), đây là công trình đồ sộ của một “Vị thần Hercule”, mặc dù có sự trợ giúp của nhiều cộng tác viên uyên bác.

 

Mommsen không chỉ đóng góp 15 tập trong bộ sách khổng lồ này mà còn đảm trách vị trí chủ biên toàn bộ tác phẩm. Đây chính là thành tựu vĩnh cửu của ông. Là con chim đầu đàn trong lãnh vực nghiên cứu, Mommsen đã nghiên cứu nguồn gốc và sự ra đời Luật La Mã, văn bia, tiền đúc, biên niên sử La Mã, và lịch sử tổng quát La Mã. Ngay cả một nhà phê bình có thành kiến cũng thừa nhận rằng ông có đủ thẩm quyền nói về văn bia Lapygian, một đoạn văn Appius Caecus và nền nông nghiệp ở Carthage. Những người trí thức đều biết ông qua tác phẩm Lịch sử La Mã  - Romische  Geschichte) (1854-55, 1885), và đặc biệt cùng với tác phẩm đồ sộ này Viện Hàn lâm Thụy Điển tặng giải thưởng Nobel Văn chương cho ông.

 

Bộ Lịch sử La Mã của ông, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ông nổi tiếng nhờ sự uyên bác và tỉ mỉ cũng như văn phong sinh động và hùng hồn. Mommsen đã kết hợp sự tinh thông tài liệu của ông với óc phán đoán sắc bén, phương pháp chuẩn xác, sinh lực trẻ trung và cách trình bày đầy nghệ thuật. Ông biết cách đãi cát tìm vàng, và thật khó để phân định, dù người ta càng tán dương và càng thán phục, vì kiến thức bao la và đầu óc tổ chức siêu việt hay vì khả năng sáng tạo của ông và khả năng biến những sự kiện được điều tra thành một bức tranh sống động. Trực giác và khả năng sáng tạo của ông làm cầu nối giữa nhà sử học và nhà thơ.  Mommsen cảm thấy mối quan hệ này khi trong tập V bộ Lịch sử La Mã, ông nói rằng trí tưởng tượng không chỉ là mẹ của thi ca mà còn là mẹ của lịch sử. Thật vậy, giữa hai lãnh vực này có điểm tương đồng rất lớn.

 

Nhiều nhà phê bình đã phản đối Mommsen, cho rằng đôi khi ông bị tài năng cuốn theo những phán đoán chủ quan nông nổi, đặc biệt trong những lời bình phẩm thường thiếu thiện chí liên quan đến những nghĩa quân cuối cùng chết cho tự do và những địch thủ của Caesar, và liên quan đến những vấn đề giữa các đảng phái trong suốt thời kỳ khắc nghiệt này. Nói một cách khác, phải nhấn mạnh rằng Mommsen không bao giờ ca ngợi quyền lực tàn bạo. Khi đánh giá C. Gracchus, nhà cách mạng gây nhiều cảm hứng cho ông, lúc thì khen, lúc lại chê, ông cho rằng mỗi nhà nước sẽ sụp đổ như lâu đài trên cát trừ khi kẻ thống trị và tầng lớp bị trị có cùng một mối ràng buộc đặt trên nền tảng đạo lý chung. Đối với ông dân giàu là cốt lõi của một quốc gia. Ông nghiêm khắc chê trách hệ thống nô lệ đáng nguyền rủa của đế quốc La Mã.

 

Qua những khắc họa trên, nhà sử học Treitschke đã tuyên bố rằng bộ Lịch sử La  là một tác phẩm lịch sử chính xác nhất của thế kỷ 19 và rằng, Hannibal và Caesar của Mommsen đã đốt lên ngọn lửa nhiệt tình trong lòng mỗi thanh niên, mỗi người lính trẻ.

 

Tuy là bộ sách nghiên cứu, nhưng tác phẩm không mất vẻ tươi mát. Nó là một tượng đài, mặc dù không sở hữu vẻ đẹp mềm mại của cẩm thạch, nhưng vĩnh cửu như đồng. Bàn tay của học giả có thể nhìn thấy khắp nơi trong tác phẩm, nhưng chính nó cũng là bàn tay của một nhà thơ. Và, thực vậy, Mommsen đã làm thơ hồi còn trẻ. Tập thơ Ca khúc của ba người bạn - Liederbuch dreier Freunde (1843) là bằng chứng của việc ông trở thành kẻ tôi tớ của thần Thi ca.

 

Khoa học và nghệ thuật luôn luôn chứng tỏ khả năng gìn giữ tâm hồn tươi trẻ ở những người đang hoạt động trong lãnh vực này, Mommsen vừa là học giả, vừa là nghệ sĩ, nên ở tuổi 85 ông vẫn trẻ trung trong tác phẩm của mình.

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 1059
Ngày đăng: 02.06.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
NĂM 1901: Sully Prudhomme (Pháp,1839 - 1907) - Lê Ký Thương
Họa sĩ, nghệ nhân Thân Văn Huy tài hoa tâm huyết - Trang Thùy
Nguyên Cẩn, nhìn qua lăng kính. - Trương Văn Dân
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi với Nhã Nhạc cung đình Triều Nguyễn - Võ Quê
Nhà báo kỳ cựu Phan Quang - Minh Tứ
Nhà văn Larry C Heinemann “Người kể chuyện Việt Nam” - Võ Quê
Rimbeaud (II) Tác giả và tác phẩm - Võ Công Liêm
Nsnd.TS Bạch Tuyết – Cải lương chi bảo - Nguyễn Thanh
Nguyễn Tấn Hải – Gã nhà quê trên cánh đồng chữ nghĩa - Mai Bá Ấn
Nhà thơ Lê Anh Xuân - Dáng đứng Việt Nam - Nguyễn Thanh
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)