Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.219.596
 
NĂM 1906 Giosué Carducci (Ý, 1835-1907)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

Để đánh giá chính xác sự phát triễn tài năng và trí tuệ của Giosuè Carducci, điều quan trọng là chúng ta nên biết đến cha ông, bác sĩ Michele Carducci, một thành viên của Hội Carboneria (một đoàn thể chính trị bí mật hoạt động vì nước Ý thống nhất) và là nhà hoạt động trong nhiều phong trào chính trị cho một nước Ý tự do. Và chúng ta cũng nên biết đến mẹ ông là một phụ nữ thông minh và hào phóng. Ông Michele hành nghề bác sĩ ở Castagneto, nhờ vậy chàng thi sĩ trẻ tuổi đã trải qua thời thơ ấu ở Tuscan Maremma.

 

Năm 1849, Carducci theo gia đình đến Florence. Tại đây, lần đầu tiên ông được đọc thơ của Leopardi, Schiller và Byron và chẳng bao lâu, ông bắt đầu làm những bài thơ sonnet (thể thơ 14 câu) châm biếm. Sau đó, ông theo học trường Cao đẳng Scuola (Scuola Normale Superore) ở Pisa, tại đây, năng lực sáng tạo của ông bộc lộ dần. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành giáo viên dạy tu từ ở San Miniato. Vì những biểu hiện ý tưởng cấp tiến ông bị nhà cầm quyền đương thời loại bỏ việc ứng cử một vị trí ở trường tiểu học Arezzo. Tuy nhiên, sau đó, ông dạy tiếng Hy Lạp  tại một trường trung học ở Pistoia. Cuối cùng ông giữ một chân ở Trường đại học Bologna và chính nơi này ông đã thành công trong sự nghiệp dạy học của mình.

 

Nói tóm lại, có nhiều hoàn cảnh thường tình ảnh hưởng đến đời sống của ông.  Nhiều cuộc đấu tranh trong nghề nghiệp. Chẳng hạn ông bị đình chỉ dạy ở Bologna trong một thời gian và trong nhiều trường hợp ông dính líu đến những cuộc bút chiến nảy lửa  với nhiều tác giả Ý. Ông chịu đựng nhiều bi kịch cá nhân to tát, như chuyện tự tử của người anh trai Dante là nỗi đau khủng khiếp nhất. Nhưng cuộc sống gia đình và tình yêu dành cho vợ con đã cho ông niềm an ủi lớn lao nhất. Chính trong thời gian này, sự nghiệp thi ca của ông nở rộ. Mặc dù ông là tác giả của những bài phê bình văn học và lịch sử xuất sắc, nhưng chính thi ca đã  đưa ông đến đỉnh vinh quang của sự nghiệp văn chương.

 

Tập thơ Juvenilia (1863), như tên gọi, là  những bài thơ thời trai trẻ của ông sáng tác trong thập niên 50 (của thế kỷ 19). Tập thơ gồm hai phần. Một phần có ngữ điệu và bố cục cổ điển, phần kia mang âm điệu yêu nước sâu xa đi đôi với lòng căm thù sâu sắc Nhà thờ Công giáo và uy quyền của Giáo hoàng - những trở ngại  kiên cố nhất đối với một nước Ý thống nhất. Tuyển tập thơ Nhẹ nhàng và Nặng nhọc - Levia Gravia (1868) gồm những bài thơ của những năm 60. Một nỗi buồn không tên phảng phất trong nhiều bài của tập thơ. Cuộc chinh phục thành Rome bị trì hoãn lâu dài khiến cho Carducci càng thêm đau khổ, nhưng cũng có quá nhiều điều khác nữa xảy ra trong đời sống chính trị đương thời mà ông hết sức hối tiếc. Carducci đã mong đợi nhiều từ những tình huống chính trị sẽ đến hơn là đang có. Vì vậy, chúng ta có thể gặp một vài bài thơ toàn mỹ trong tuyển tập này. Carducci quen thuộc với nền thi ca thế kỷ 14 nên có nhiều bài mang hơi hướm của thời đại này, chẳng hạn như trong bài Những nhà thơ của Đảng Trắng - Poeti di Parte Bianca và trong bài thơ về lời tuyên bố của Vương quốc Ý.

 

Chỉ trong tập thơ Những bài thơ mới có vần - Rime nuove (1877) và trong ba tập Tụng ca Người man rợ  - Odi barbare (1877- 89) mới thể hiện đầy đủ vẻ đẹp văn phong và chất trữ tình thuần thục của Carducci. Ở đây, chúng ta  không còn thấy một nhà thơ có thái độ khinh thị, chiến đấu với thanh gươm và ngọn lửa nhiệt tình dưới biệt danh Enotrio Romano nữa. Thay vào đó, tính cách của nhà thơ hình như thay đổi hoàn toàn, chúng ta được nghe những giai điệu êm ái hơn, dịu dàng hơn. Bài thơ mở đầu Về bài thơ có vần - Alla Rima  chẳng khác nào một bản nhạc cực hay, một bài thánh ca đúng nghĩa. Phần cuối bài thơ biểu thị tính cách của Carducci một cách tuyệt vời... Rõ ràng Carducci hiểu được khí chất của ông, cái khí chất mà ông so sánh nó với biển Tyrrhenian (một phần của Địa Trung hải, thuộc Ý). Nhưng sự lo lắng của ông không liên tục, và những âm điệu hân hoan thật sự vang lên trong bài thơ quyến rũ Thơ đồng quê tháng Năm - Idillo de Maggio. Buổi sáng – Mattinata - cũng là một bài thơ dễ thương khiến chúng ta nhớ đến những bài thơ mang tên Mùa Xuân Hy Lạp của Hugo. Sự lớn lao của nhà thơ bộc lộ đầy đủ hơn trong tác phẩm Tụng ca Những người man rợ, tập đầu xuất hiện năm 1877, tập hai năm 1882 và tập ba năm 1889. Tuy nhiên, có vài lời bào chữa cho những phê phán về hình thức tác phẩm.

 

Mặc dù Carducci thông qua nhịp điệu thơ cổ, nhưng ông đã chuyển hóa chúng một cách trọn vẹn đến nỗi người đọc quen với thể thơ này sẽ không hề nghe những âm điệu cổ điển. Nhiều sự tương phản rõ ràng được tìm thấy trong một bản chất đầy thi vị và mạnh mẽ như bản chất của Carducci. Nhà thơ đã nhận được lòng ngưỡng mộ cũng như sự chê bai từ nhiều phía. Nhưng chắc chắn Carducci là một trong những thiên tài uy thế nhất của nền văn chương thế giới. Và sự chê bai như thế, cũng từ những ngươi đồng hương của ông, không được miễn trừ ngay cả những nhà thơ vĩ đại nhất. Làm người ai mà chẳng có nhược điểm./

 

 

 

 

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 657
Ngày đăng: 26.07.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
NĂM 1905 Henryk Sienkiewicz (Ba Lan, 1846 – 1916) - Lê Ký Thương
Phạm Đức Mạnh – Nhà báo, đời thơ ! (phần 1) - Hoàng Thị Bích Hà
NĂM 1904 2.José De Echegaray (Tây Ban Nha, 1832 - 1916) - Lê Ký Thương
NĂM 1904 1.Frédéric Mistral (Pháp, 1830 - 1914) - Lê Ký Thương
NĂM 1903 – Biornstjerne Bjornson (Na-uy, 1832 - 1910) - Lê Ký Thương
NĂM 1902 – Theodor Mommsen (Đức,1817 - 1903) - Lê Ký Thương
NĂM 1901: Sully Prudhomme (Pháp,1839 - 1907) - Lê Ký Thương
Họa sĩ, nghệ nhân Thân Văn Huy tài hoa tâm huyết - Trang Thùy
Nguyên Cẩn, nhìn qua lăng kính. - Trương Văn Dân
Nghệ nhân Lữ Hữu Thi với Nhã Nhạc cung đình Triều Nguyễn - Võ Quê
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)