Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)
(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)
Viện Hàm lâm Thụy Điển tặng giải thưởng Nobel Văn chương cho triết gia Rudolf Eucken vì “công nhận công lao tìm kiếm sự thực một cách nghiêm túc, khả năng tư duy sâu sắc, có cái nhìn bao quát trong nhiều lãnh vực và cách trình bày vấn đề sôi nổi, có sức thu hút mà ông đã chứng minh và phát triễn triết lý duy tâm của cuộc sống trong nhiều tác phẩm”.
Giáo sư Eucken đã in nhiều bài viết sâu sắc trong nhiều lãnh vực triết học. Với tư cách là nhà văn, ông đã cho ra đời nhiều quyển sách quan trọng về vấn đề triết học giúp chúng ta hiểu được toàn bộ tư tưởng của ông. Hơn thế nữa, công chúng rộng rãi đã đón nhận những quan điểm sáng suốt và có tính thuyết phục mà ông trình bày để cố gắng giải quyết những vấn đề cấp bách nhất của nền văn minh đương đại.
Ông xem lịch sử có một ảnh hưởng quyết định đến triết lý của ông, và những nghiên cứu về triết học và lịch sử đã đưa ông đến những vấn đề mà ông quan tâm giải quyết. Từ nhỏ, cuộc sống thực tế của con người và xã hội có ý nghĩa đối với ông nhiều hơn là những khái niệm trừu tượng của sự phân tích tư tưởng đơn thuần.
Ngay từ thời trẻ, Eucken đã làm quen với mọi trường phái triết học ở Đức, nhưng lãnh vực chính của ông là nghiên cứu lịch sử và phê bình về sự nảy sinh và phát triển dòng tư tưởng chính thống liên quan đến sự tiến hóa và đổi thay nền văn hóa chung.
Ông hiểu biết sâu sắc về lịch sử, và những cố gắng đầy ý nghĩa gắn liền với tư tưởng riêng ông về những tác động mạnh mẽ của cuộc sống đối với chứng cứ của lịch sử, đã đặt ông lên trên những quan điểm thiển cận mà chúng muốn cường điệu và hiểu sai ý nghĩa nội tại của lịch sử. Những quan điểm này, phải trả bằng giá của lòng yêu sự thực khách quan, đã quá phổ biến trong lịch sử của thế kỷ này.
Xa hơn nữa, Eucken nhìn thấy mối đe dọa nền văn minh trong bức tranh biếm họa của chủ nghĩa lịch sử, một phần nó định kéo tất cả mục tiêu vững chắc và mục đích cao cả hơn vào vòng xoáy của một học thuyết tương đối được hiểu sai, một phần cổ vũ những cố gắng thường xuyên để hạn chế và làm tê liệt ý chí con người, bằng cách làm cho nhân loại với những phát triễn và thành tựu ăn khớp vào một chủ nghĩa được coi là tự nhiên và quan hệ nhân quả theo thuyết định mệnh.
Nhưng tương phản với Nietzsche, chẳng hạn như ông không tin vào quyền năng của một cá nhân quá tự phụ để duy trì ý chí của chính mình, mặc dù có quyền định đoạt bổn phận đối với những qui luật đạo đức bất di bất dịch. Theo quan điểm của Eucken, không phải là cá nhân hay siêu nhân hiện hữu trong sự chia cắt, mà là nhân cách vững mạnh được hình thành trong ý thức của sự hài hòa thanh thoát với những sức mạnh trí thức về vũ trụ, vì vậy con người không phụ thuộc quá sâu, nên nhân cách này được đánh thức để giải phóng chúng ta ra khỏi sự cưỡng bức nông cạn của tạo hóa và sức ép không thể không thoát được một cách hoàn toàn của một chuỗi nguyên nhân và hiệu quả thuộc về lịch sử.
Eucken không loại bỏ thuyết siêu hình nhằm diễn tả những sự kiện dễ ảnh hưởng đến chúng ta trong lãnh vực vô tận của chân lý và đời sống. Nhưng ông cũng không xây dựng một hệ thống vĩnh viễn mà chính ông cũng không muốn. Triết học của ông, mà ông gọi là triết lý hành động, chủ yếu điều khiển những ảnh hưởng của sự tiến hóa loài người và vì vậy nó năng động hơn là tĩnh tại.
Chúng ta có thể xem ông là một triết gia văn hóa (Kulturphilosoph), một người đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn và nhu cầu trong thời đại chúng ta./