Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.187
123.214.389
 
Ý thức
Lê Hứa Huyền Trân

 

 

Má nó bắt cái đẩu tre ngồi trên thềm phe phẩy cái nón để cái nắng trưa vơi lấm tấm trên gương mặt nhíu mày nhìn ra phía nó. Nó đang ngồi bên ngoài vườn, nhìn thấy bóng má nhỏ thó lia lịa húp gọn bát cơm và nói dõng dạc:

  • Cho con bát nữa má ơi!

Rồi nó từ trong căn chòi nhỏ mà ba má nó dựng sẵn ngoài vườn từ khi nó ở Sài Gòn về tự cách li

Tại nhà từ từ tiến lại “vùng đánh dấu”, để cái bát cơm đó rồi chạy biến lại căn chòi. Má nó cũng từ thềm bới thêm bát cơm khác ra đổ vào cái bát nó vừa ăn, cho thêm ít canh và dăm con cá. Nó nhìn cảnh đó cứ phì cười:

  • Trông má con mình cứ như đang hoạt động bí mật ấy má, người này tiến người kia lùi âm thầm, đồng điệu.

Má nó quay người chạy nhanh vào:

  • Cha bố mày, xong rồi đấy. Ăn cho nhanh rồi tự rửa bát dưới gốc mít nha. Đồ mày ăn rồi thì không rửa chung với nhà, đề phòng dịch bệnh.

Khi dịch bệnh gia tăng ở Sài Gòn, theo chỉ thị thì bắt đầu người ta đưa bớt người về các tỉnh, ba

má nó cũng lo nên nghe tin trường nó cho nghỉ thì cũng lập tức gọi nó về. Nó về cùng giấy xét nghiệm âm tính và theo hướng dẫn của chính quyền về các biện pháp cách li, ba nó quyết định dựng hẳn một cái chòi nhỏ cho nó ở ngoài vườn. Nó là cái chuồng heo cũ nên cũng khá thoáng đãng, đã được ba nó dọn rửa sạch sẽ, thêm nữa vườn đầy cây trái nên trông mát lành giữa mùa nắng này. Nó có hẳn bộ chén đĩa riêng, tự ăn tự dọn, đồ ăn thì trong nhà nấu đến giờ cơm thì gọi với ra cho nó mang tô đến chỗ được đánh dấu để đó, trong nhà mang cơm và đồ ăn ra đổ vào rồi lại gọi ra lấy, sao cho giãn cách ở mức an toàn nhất. Hồi mới về nó buồn lắm, chưa kịp lại ôm ba má nó thì đã được đẩy tuốt ra tận vườn, chỉ kịp tắm bên cái hồ nước nhỏ ba nó dẫn nước vào để nó vệ sinh rồi ngồi đó buồn so. Nhưng rồi, nó nhận ra độ nguy hiểm và lây lan của dịch bệnh, bản thân nó cũng là người ý thức nên nó tự lấy những tháng ngày tự cách li này vừa bảo vệ gia đình làm niềm vui.

            Nhiều bận nó thức giữa đêm vì tiếng muỗi vo ve khó ngủ, nó thấy thềm nhà nó còn sáng đèn, ba nó đang phì phèo điếu thuốc thấy đèn ở khu chuồng cũ bật sáng gọi nói với to:

  • Mày sao mà thức đấy? Nóng hả con? Hay muỗi hả?

Mắt nó rưng rưng. Từ ngày nó về chưa bao giờ ba  má nó ngon giấc, vừa lo mong nó không

Vướng dịch, vừa cứ thương vừa đi xa về không được vào nhà phải ngủ ngoài vườn mà cứ ngồi canh mãi. Có những đêm nó khó ngủ, nhưng chỉ cần nhìn về phía nhà, thấy ánh đỏ lập lòe của điếu thuốc ba châm, đột nhiên thấy có người đang thức cùng với nó, nó chìm vào ánh sáng ru ngủ ấy lúc nào không hay.

            Sang tuần thứ hai thì dần nó cũng quen. Những sáng rảnh rỗi thì nó thay ba nó chăm sóc khu vườn, tưới nước, hái trái để dành, hễ thấy có người là lại chạy biến vào khu vườn. Má nó đi ngang qua chọc:

  • Chắc tao phải sắm cái loa, chứ cứ người trong nhà người ngoài vườn rướn giọng nói to mệt quá.

Nó biết má đang cố đùa với nó để nó đỡ cảm thấy cuộc sống bí bách, cũng mong thời gian trôi

qua nhanh để nó có thể thật sự sum vầy. Nhiều khi đọc mấy tin trên báo đài, có những người F0 lại trốn cách li ra ngoài vì những lí do không đâu hoặc bản thân biết mình trong diện cách li còn đi chơi, đi coi đá banh này kia dẫn đến hàng loạt người lây nhiễm chéo, nó cảm thấy rất giận và càng phải dặn mình tự ý thức hơn để không chỉ bảo vệ gia đình mà còn bảo vệ xã hội.

            Thời gian cách li mau chóng trôi qua, nó được xét nghiệm lại lần nữa theo quy định để chắc chắn an toàn trước khi tiếp xúc với người nhà. Nó òa vào vòng tay của ba má nó mà cứ rưng rưng, nó khóc mà ba nó cũng khóc, đúng là không đâu an tâm hơn khi được trở về nhà và trong vòng tay gia đình nó. Cũng chỉ mong dịch bệnh mau tan, nó có lại lên phố học thì ba má cũng đỡ lo. Nhìn ráng chiều đang đổ dần nơi bụi tre đầu làng, mong ai cũng ý thức như nó và dịch bệnh sẽ từ từ được đẩy lùi, để mỗi gia đình đều có thể được đúng nghĩa sum vầy bên nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lê Hứa Huyền Trân
Số lần đọc: 592
Ngày đăng: 18.08.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về Huế ăn hàng - Trang Thùy
Nhạc Trịnh với vấn đề cái chết - Nguyễn Hoàn
Họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận lang bạt, hào hoa đã ra đi - Võ Quê
Tôi không phải người Sài Gòn... - Phan Trang Hy
Từ cánh đồng quê - NP Phan
Ngọn gió phương Nam - Trần Hạ Vi
Lặng lẽ người già… - Phạm Nga
Bồ đề trường học - Phan Anh
Sài Gòn ơi! Tôi hứa… - Hoàng Thị Bích Hà
Lông vàng cổ trắng - Nguyễn Linh Khiếu
Cùng một tác giả
Ngày em lấy chồng (truyện ngắn)
Vì em là em của chị (truyện ngắn)
Mùa hoa dã quỳ (truyện ngắn)
Và Anh là mẹ! (truyện ngắn)
Người rao bán tự do (truyện ngắn)
Hương thu (truyện ngắn)
Hạnh phúc trở về (truyện ngắn)
Bát đậu hủ (truyện ngắn)
Để Ông đón (truyện ngắn)
Ngoại tình (truyện ngắn)
Ống phốc (truyện ngắn)
Mùa cưới (truyện ngắn)
Lừa (truyện ngắn)
Cô ấy và em (truyện ngắn)
Người chở gạch (truyện ngắn)
Sự khởi đầu (truyện ngắn)
Học trò của thầy (truyện ngắn)
"Tôi là vợ mình mà" (truyện ngắn)
Cố chấp (truyện ngắn)
Đóa hoa về khuya (truyện ngắn)
Đứa em sinh đôi (truyện ngắn)
Chị ơi, đừng khóc! (truyện ngắn)
Trốn chạy (truyện ngắn)
Cánh tay đã mất (truyện ngắn)
Một con giáp (truyện ngắn)
Làm thầy người ta (truyện ngắn)
Kì tích (truyện ngắn)
Kẻ mơ (truyện ngắn)
Ngày chị ấy ra đi (truyện ngắn)
Thương tặng ông tôi (truyện ngắn)
Đứa con (truyện ngắn)
“Ông còn có con” (truyện ngắn)
Nối dõi (truyện ngắn)
Tuổi 25 (tạp văn)
Nhớ một mái hiên (truyện ngắn)
Định kiến (truyện ngắn)
Kế hoạch kinh doanh (truyện ngắn)
Trả giá (truyện ngắn)
Gái lỡ thì (truyện ngắn)
Cứ để đó Ba nuôi (truyện ngắn)
Cứ để đó Ba nuôi (truyện ngắn)
Gương một chiều (truyện ngắn)
Ý thức (tạp văn)