Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.214.500
 
1911 Maurice Maeterlinck (Bỉ, 1862 – Pháp, 1949)
Lê Ký Thương

 

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)


(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

 

 

Tác phẩm đầu tay của Maurice Maeterlinck là tập thơ mỏng mang tên Những móng vuốt nóng bỏng - Serres chaudes (1889). Tập thơ này mang tâm trạng dằn vặt nhiều hơn là điều mà người ta mong đợi từ tính tình trầm tư, điềm đạm của ông. Cùng năm (1889) ông in một vở kịch kinh dị, Công chúa Maleine - La Princesse Maleine. Đây là một vở kịch u sầu, khủng khiếp và đơn điệu vì nhiều cảnh cứ tái diễn nhằm tạo một ấn tượng kéo dài, nhưng nội dung là một câu chuyện thần tiên đầy sức quyến rủ, được viết bằng một sức sống mãnh liệt mà người ta không nghi ngờ ở tác giả Những móng vuốt nóng bỏng. Dù sao đây cũng là một tác phẩm nghệ thuật quan trọng. Vở kịch Công chúa Malein được nhà văn Octave Mirbeau (1848-1917) hết lời ca ngợi trên tờ Le Figaro, và kể từ đó Maurice Maeterlinck bắt đầu nổi tiếng. Sau đó, Maeterlinck viết tiếp một loạt kịch bản. Hầu hết những kịch bản này cho chúng ta thấy những thời đại không thể xác định và những nơi chốn không thể tìm thấy trên bất kỳ tấm bản đồ địa lý nào. Cảnh trí thường là một tòa lâu đài tưởng tượng với những lối đi dưới lòng đất, một công viên với nhiều chỗ có bóng râm dễ thương hay một ngọn đèn biển ngoài khơi xa. Những cảnh tượng u uất này, luôn luôn chuyển dịch mờ ảo như chính ý tưởng trong nhiều tác phẩm sân khấu hoàn hảo nhất của ông. Maurice Maeterlinck là người theo trường phái tượng trưng và thuyết bất khả tri, nhưng không thể kết luận rằng ông là người duy vật. Với bản năng và trí tưởng tượng của nhà thơ, ông cảm thấy rằng con người không chỉ thuộc về thế giới hữu hình, và ông xác quyết rằng thi ca không làm thỏa mãn chúng ta nếu nó không làm cho chúng ta lĩnh hội  được nhiều điều hơn là sự phản ánh thực tế  bí ẩn và sâu thẳm mà đó là suối nguồn của hiện tượng. Chủ đề tư tưởng luôn chiếm lĩnh trong những tác phẩm của ông, đặc biệt những tác phẩm hay nhất, là cuộc đời cao cả, chân chính, tâm phúc và sâu thẳm của con người,  được biểu thị một cách chính xác trong những màn kịch thanh thoát nhất của ông, và xoáy sâu vào những lãnh vực vượt xa hơn ý nghĩ và lý lẽ lan man. Những màn kịch này Maeterlinck thường vượt trội hơn trong cách miêu tả bằng tài năng tưởng tượng hầu như bay bổng và tâm hồn mơ mộng của sức tưởng tượng nhưng với độ chính xác của một nghệ sĩ hoàn hảo. Cùng lúc sự biểu hiện được cách điệu hóa, tính đơn giản hóa của kỹ thuật được đẩy xa như có thể được mà không làm tổn hại đến nội dung của vở kịch.

 

Vở kịch gây ấn tượng nhất của Maeterlinck là vở Aglavaine và Sélysette (1896), một trong những viên ngọc thuần khiết nhất trong văn chương thế giới.

             

Với năng lực sáng tạo không bao giờ cạn kiệt, năm 1903 Maeterlinck soạn vở kịch kinh dị hấp dẫn Joyzelle. Nó cho chúng ta thấy tình yêu trải qua những thử thách cam go và những thời kỳ u ám là niềm hân hoan chiến thắng, thủy chung với chính bản chất của nó. Marie Magdeleine (1909) mô tả sự thay đổi trong tâm hồn của một người ăn năn tội lỗi và sự chiến thắng vượt qua mọi cám dỗ mà tất cả đều mạnh hơn khi nó chạm đến phần thanh cao nhất trong bản thân nàng một cách chính xác, hối thúc nàng cứu thoát Messiah bằng sự hy sinh của chính mình và của đời sống đạo đức mới mà chính anh ta đã tạo ra cho nàng, nói một cách khác, sự hy sinh hành động sống còn của Messiah. Cuối cùng chúng ta tán dương tác phẩm Con chim xanh -L’Oiseau bleu (1900) , một câu chuyện thần tiên thâm thúy, lấp lánh chất thơ thời thơ ấu, cho dù có nhiều suy nghĩ hoàn toàn thanh thoát ngô nghê. Lạy Chúa ! Con chim xanh hạnh phúc chỉ tồn tại bên kia bờ ranh giới của thế giới có thể bị diệt vong này, nhưng những người có trái tim trong trắng sẽ không bao giờ tìm kiếm nó vô ích, vì đời sống tình cảm và trí tưởng tượng của họ sẽ làm cho họ phong phú và làm cho họ trong sạch trong cuộc hành trình ngang qua những xứ sở cùa vùng đất mộng mơ.

 

Và vì thế, chúng ta trở lại nơi chốn khởi đầu, vùng đất mộng mơ. Có lẽ chúng ta sẽ không sai lầm nói rằng với Maurice Maeterlinck, mọi sự thực về thời gian và không gian, ngay khi nó không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng, luôn luôn mang tấm mạng của những giấc mơ. Dưới tấm mạng này sự thực của cuộc đời được che dấu, và một ngày nào đó khi tấm mạng được nâng lên, thì bản chất của sự vật sẽ được phát hiện./

 

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 807
Ngày đăng: 10.10.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Văn Khoa ngày ấy - Nhớ Thầy Bửu Cầm - Phan Văn Thạnh
1910 Paul Von Heyse (Đức, 1830 –1914) - Lê Ký Thương
1909 Selma Lagerlof (Thụy Điển, 1858 - 1940) - Lê Ký Thương
1908 Rudolf Eucken (Đức, 1846 - 1926) - Lê Ký Thương
1907 Rudyard Kipling (Anh, 1865 – 1936) - Lê Ký Thương
Minh Nguyễn: sống và viết - Trần Dzạ Lữ
NĂM 1906 Giosué Carducci (Ý, 1835-1907) - Lê Ký Thương
NĂM 1905 Henryk Sienkiewicz (Ba Lan, 1846 – 1916) - Lê Ký Thương
Phạm Đức Mạnh – Nhà báo, đời thơ ! (phần 1) - Hoàng Thị Bích Hà
NĂM 1904 2.José De Echegaray (Tây Ban Nha, 1832 - 1916) - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)