Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.216.973
 
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương 3)
Phan Tấn Uẩn

 

            Emily hướng dẫn tôi đi trên hành lang  ngang qua dãy phòng họp và giới thiệu chức năng từng phòng. Focus Room , loại phòng tập trung nhỏ nhất dùng cho các cuộc trò chuyện qua điện thoại và video riêng tư hoặc vài cuộc họp kín. Huddle Room, loại phòng họp nhóm, cần cho tập thể họp mặt đủ lớn dùng cho  ba, bốn người trong các phiên thảo luận thân mật. Loại phòng nầy vừa mang lại mức độ cọng tác cao vừa mang không khí trò chuyện riêng tư. Small meeting room, là loại phòng họp khiến mọi thứ trong phòng trở nên thú vị, là nơi diễn ra các cuộc họp chuyên môn, giữa đồng nghiệp hoặc khách quen.Phòng họp cuối cùng cô ta giới thiệu là một Conference Room, loại phòng hội thảo lớn khiến ta nghĩ ngay đến đám đông khán giả có mặt trong phòng.

 

            Chúng tôi  trở lại phỏng Huddle room , nơi sẽ diễn ra buổi họp mặt ba người  :Thibault, Emily và tôi. Phòng gồm một bàn chữ nhật, ba ghế dựa và một màn hình lớn phía trước. Nhận hồ sơ và bảng tự thuật bổ sung của tôi ,một tuần sau Emily gọi điện bảo tôi đến dự buổi họp hôm nay. Tôi nghĩ , chắc phải là một cuộc phỏng vấn gì đây. Tiếp tôi với thái độ tự nhiên không vồ vập cũng không xa cách, Emily ra dấu tôi bước theo qua hành lang trước dãy phòng họp.

 

            Với phong thái cởi mỡ, Thibault cười và mở lời, nói rằng buổi gặp mặt nầy chỉ là buổi họp tổng kết, vì ông ta và Emily đã biết rõ tôi.Ông ta chỉ muốn tôi cho biết ý kiến về các vấn đề nghe ra rất lạ trong không khí thân mật như thế nầy. Trước hết, ông muốn tôi nhận xét tổng quát thế nào về con người Giao Thường. Thứ hai, tại sao Giao Thường  không có tên nhà văn nhà thơ nào trong Từ Điển Danh nhân văn học thế giới. Và thứ ba, cũng là câu hỏi cuối cùng, tôi có ý kiến gì về cuộc chiến ủy nhiệm đang xẩy ra ở Nam Thường…Emily nhìn tôi khuyến khích như một đồng minh…

 

            Tôi rất tự tin, nói rằng ba câu hỏi trên tôi đều trả lời đầy đủ trong ba cuốn sách đã xuất bản hiện đang lưu giữ trên kệ sách của thư viện New Hardy. Emily đứng dậy ra khỏi phòng họp, dường như cô ta đi lục tìm những cuốn sách tôi vừa nói.Còn lại tôi và Thibault, tôi nhắc đến trường thiên tiểu thuyết Bên Lề Cuộc Chiến của ông, ông hứa sẽ trao đổi ý kiến vào dịp khác. Điều làm tôi khó hiểu khi biết công việc của ông hiện nay tại New Hardy khác xa việc sáng tác một tác phẩm tiểu thuyết…

 

            Emily trở lại phòng Huddle Room, mang theo ba cuốn sách đưa cho Thibault. Ông ta đọc lần lượt ba tựa sách và đặt chồng sách trước mặt cùng với bộ hồ sơ về kế hoạch xây dựng và phát triển làng trung lập có tên Trung Châu.

            Emily lên tiếng, hỏi tôi muốn học khoa nào khi vào New Hardy.Đã có sẳn ý định, tôi hào hứng nói về lợi ích của nghề làm báo và muốn biết các bí quyết của nghề nầy, sau đó có ước muốn được làm nghiên cứu sinh sau đại học về một thể loại mới của ngành văn học.Tôi hào hứng kể lại mấy lần đến các văn phòng nhật báo lãnh nhuận bút gặp những ký giả và nghe họ kể công việc sống động hàng ngày, thích thú trò chuyện với họ.

 

             Nhưng tôi cũng cho Thibault và Emily biết hầu hết ký giả Nam Thường  hành nghề tự phát, không xuất thân từ một trường lớp nào cả. Chẳng hạn mấy người quen của tôi nhập ngũ, gặp các chỉ huy cao cấp cần ký giả chiến trường, họ chỉ cần biết người nào là nhà văn, thế là đang ở đơn vị chiến đấu được lệnh chuyển qua làm ký giả chiến trường. Hoặc rất nhiều chủ báo đưa con em vào tòa báo , chỉ một vài tháng trở thành ký giả nhật báo, ban đầu đi săn tin xe cán chó dọc đường dần dần tự nâng cao tay nghề qua thực tế. Báo chí kiểu nầy đã chà đạp lên tính chính danh của nó.Không còn lấy đạo đức, liêm khiết, trung thực làm châm ngôn nghề báo.Nhưng tôi cũng lý giải tình trạng nầy cho Thibault biết, chẳng qua vì cái nghèo đeo bám làm hại đến cái khôn. Tôi cũng bày tỏ mong muốn sẽ ưu tiên xử dụng các thông tin khi hành nghề ký giả để sáng tác nếu cần. Hình như ông ta đã biết rõ sở thích của tôi.Ông đứng dậy mở cửa phòng ra ngoài, Emily tinh ý bảo tôi ngồi chờ. Một lúc sau, Thibault mang theo một chai rượu vang.Tôi không hiểu nỗi con người nầy. Đang bàn chuyện học khoa báo chí, ông lại hứng thú diễn thuyết về các loại rượu vang. Ông ta bảo,có hàng nghìn loại rượu theo đúng nghĩa đen, và trong khi xem xét các loại rượu khác nhau tại cửa hàng địa phương, ta có thể chọn một chai nào có nhãn hiệu đẹp mà không đến nổi phải bị hớ, tức là loại nào bán trong các cửa hàng uy tín cũng đều bảo đãm chất lượng theo giá cả. Một số người dành cả cuộc đời để nghiên cứu sự khác biệt giữa các loại rượu và tìm ra loại rượu lý tưởng để kết hợp với mọi loại thực phẩm và mọi tình huống. Ông ta cho biết ông quen Mattie Jackson Selecman, chủ sở hữu và người điều hành của Salt & Vine. Cô ta là người rất thích học về rượu vang.“Cô ấy giúp tôi chọn được loại rượu vang tuyệt vời như thế nầy”. Nói xong, ông giơ cao chai rượu và mở nút chai rót vào ba chiếc ly…

            Theo cách làm việc hàng ngày, Thibault dành thì giờ tìm hiểu kỹ nội dung buổi họp để hạn chế tối đa thời gian thảo luận…

            Buổi họp là một kinh nghiệm đầu đời rất quý đối với tôi. Tôi chỉ có thể tìm hiểu con người nầy qua các bài giảng của ông trong các lớp Quản Trị Kinh Doanh của Trường New Hardy. Một trong các bài nầy nói về  lãnh đạo chiến lược và mười nguyên tắc của văn hóa tổ chức , mà tôi nghĩ ông ta là một trong số đó …Tư liệu ghi dưới đây có lẽ thích hợp cho sinh viên quản trị kinh doanh hơn là người đọc thông thường…( Xem Phụ Lục 1)  

            Ông ta kết luận về văn hóa tổ chức : “ Mỗi người  cần sống theo văn hóa riêng của mình. Ở một mức độ nào đó, văn hóa có thể được so sánh với các lực lượng tự nhiên như gió và thủy triều.Được phú cho sức mạnh to lớn, văn hóa có thể lập kế hoạch và kìm hãm sự tiến bộ.Nó thực sự không thể được thuần hóa hoặc thay đổi cơ bản.Nhưng nếu ta tôn trọng nó và hiểu cách tận dụng nó, nếu ta làm việc với nó và khai thác sức mạnh tiềm ẩn của nó, văn hóa có thể trở thành nguồn năng lượng và hỗ trợ đắc lực.

            Cách tốt nhất để bắt đầu sống theo văn hóa của bản thân, là tự đặt ra một loạt câu hỏi. Cảm xúc nào quan trọng nhất quyết định những gì ta làm? Thay đổi hành vi nào quan trọng nhất trong việc đáp ứng các yêu cầu cho hoạt động của ta ? Ai là nhà lãnh đạo không chính thức đích thực ta có thể hợp tác ? …

 

            Sống với văn hóa,tôi mong muốn một sự tiến hóa, chứ không phải một cuộc cách mạng. Một trong những thách thức khi làm việc với văn hóa là tôi biết nó thay đổi dần dần - thường quá chậm đối với các nhà lãnh đạo phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh đang phát triển nhanh. Nếu ta tiếp cận văn hóa với sự tôn trọng và thông minh, ta có thể sử dụng nó để tăng tốc động lực cạnh tranh của mình. Không có thời điểm nào tốt hơn hiện tại để bắt đầu…”

*

*      *

            Thibault là bộ não của New Hardy do sáng kiến thành lập ngôi làng trung lập, ngoài việc đề xuất học bổng New Hardy. Những sinh viên quốc tế bỏ công sức tiền của qua Nam Thường để nghiên cứu cuộc chiến Giao Thường, điều quan tâm nhất là muốn gặp mặt những người đang trực tiếp tham gia chiến cuộc ở cả hai phía. New Hardy phải ở thế trung lập.Ý tưởng nầy Thibault lấy cảm hứng từ thể chế trung lập của Thụy Sĩ và Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.

 

            Ông ta đã bàn với viện trưởng Ricard chọn mô hình cho làng trung lập. Nếu xây dựng theo làng truyền thống Giao Thường. thì đó là một cơ sở của xã hội. Làng là biểu tượng tiêu biểu của nền sản xuất nông nghiệp Châu Á. Làng Giao Thường  thường có: cổng làng, "lũy tre" , "đình làng"  nơi thờ "thành hoàng" , giếng chung, "đồng lúa" , "chùa" và nhà ở của tất cả các gia đình trong làng. Tất cả những người ở làng quê thường có quan hệ huyết thống.Họ là những người nông dân trồng lúa và có cùng nghề thủ công truyền thống.Làng xã Giao Thường có một vai trò quan trọng trong xã hội - "Phép vua lệ làng".Viện trưởng Ricard cho rằng kiểu làng nầy không thích hợp cho nghiên cứu sinh quốc tế hội họp thảo luận.

            Cuối cùng họ chọn mô hình Communes of France. Công xã là một cấp phân khu hành chánh của Cộng hòa Pháp. Công xã của Pháp tương tự như các thị trấn dân sự và các thành phố tự trị hợp nhất ở Hoa Kỳ và Canada, Gemeinden ở Đức, comuni ở Ý hoặc đô thị ở Tây Ban Nha. Nó là đơn vị hành chánh cấp 4, có quy mô và diện tích rất khác nhau, từ những thành phố rộng lớn với hàng triệu dân, đến những xóm nhỏ chỉ có một số ít dân cư.

            Ví dụ, Castelmoron-d'Albret là một xã thuộc vùng Gironde ở Nouvelle-Aquitaine ở miền tây nam nước Pháp.Nó đáng chú ý vì là công xã nhỏ nhất ở Pháp, với diện tích chỉ 3,54 ha (8,75 mẫu Anh), gần bằng diện tích của Place Charles de Gaulle ở Paris. Để so sánh, xã lớn nhất ở thủ đô nước Pháp là Arles, với diện tích 759 km2 (293 sq mi).

            Để biến ý tưởng thành hiện thực,Thibault tham khảo chương trình cải cách điền địa của chính phủ Nam Thường, thương lượng mua được một thung lũng vùng Tây Nam rộng 5 hecta và thuê luật sư liên hệ với chính quyền để hợp pháp hóa làng trung lập,một ngôi làng có từ 500 đến 2.500 cư dân.

 

            Quy trình thiết kế cộng đồng ở làng Trung Châu được giao cho kiến trúc sư Geoffrey .Việc ra đời một ngôi làng không gì khác ngoài nỗ lực của tập thể.Sau việc mua đất và thông báo đón tiếp các gia đình, quá trình thiết kế làng là một giai đoạn phát triển quan trọng có sự tham gia của cả cộng đồng. Thibault thuê Geoffrey khảo sát vẽ ranh giới , phân vùng để bảo vệ các giá trị của làng Trung Châu. Lời Geoffrey : “Mặc dù đây không phải là kiến trúc điển hình, nhưng chắc chắn đây là điều chúng tôi yêu thích nhất ” khi trả lời phỏng vấn. Geoffrey người cao to, có bộ râu đỏ giới thiệu bản vẽ công trình thiết kế nhà cửa, hệ thống nước và quy hoạch làng Trung Châu. Những ngày đầu thành lập New Hardy, Geoffrey đã đến thung lũng Tây Nam của Nam Thường để thử nghiệm một giải pháp mới cho một câu hỏi mà chúng ta luôn tự hỏi. Ông trưng bày mô hình của một biệt thự cá nhân ông ưa thích và đặt câu hỏi : biệt thự của chúng tôi có thể nằm trong làng Trung Châu không ? Và nếu có thể, biệt thự nầy đóng vai trò gì trong làng xã ? Thibault chen vào câu hỏi của Geoffrey, và đưa ra ý kiến chỉ đạo .“ Chúng tôi muốn đối xử bình đẳng với các gia đình trong làng , không phải là người chỉ biết  thụ hưởng. Đó là lý do tại sao chúng tôi gọi dân làng là “đối tác” trong sự phát triển của chính họ. Quan hệ đối tác tạo ra quyền sở hữu, phát triển khả năng lãnh đạo và nâng cao phẩm giá. Chúng tôi đặt  niềm tin này vào tất cả những gì chúng tôi làm: dân làng được phân chia đất làm nhà, bộ phận y tế và quản lý cộng đồng do dân làng tình nguyện, đó là hình thức tự quản. Mọi quyết định quan trọng trong cộng đồng đều cần có sự tham gia của tất cả.Nhưng chúng tôi nhận ra, quan hệ đối tác toàn diện hiện chưa đến đúng lúc trong quá trình hình thành một ngôi làng mới: thiết kế ban đầu. Trong lịch sử, dân làng không có nhiều ý kiến đóng góp vào việc thiết kế một cộng đồng mà họ sẽ tự tay xây dựng, nuôi dạy con cái và trưởng thành.Chúng tôi biết điều này cần phải thay đổi. Dân làng cần trở thành đối tác ngay từ ngày đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi đã yêu cầu kiến trúc sư  Geoffrey từ The Global Studio, đưa ra một giải pháp mà chúng tôi có thể sử dụng để thiết kế làng Trung Châu.”

 

            Thibault chỉ phát họa tổng quát, vì chúng ta vẫn chưa biết các thành phần gọi là “dân làng “ ở đây gồm những người nào. Làng trung lập phải thiết kế phù hợp với nhu cầu của các nghiên cứu sinh quốc tế trong Đại Học New Hardy.Ý kiến của họ mới có giá trị thực tiển. Điều nầy Thibault chưa nói hết vào lúc nầy…

 (Còn tiếp)

 

 

Một kiểu Huddle Room

 

 

 

 

 

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 654
Ngày đăng: 03.11.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương 2) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương 1) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương mở đầu) - Phan Tấn Uẩn
Kỳ 3/7 (Tập truyện ngắn: Không phải lần đầu: Áo bà ba) - Huyền Văn
Kỳ 2/7 (Tập truyện ngắn: Không phải lần đầu) - Huyền Văn
Kỳ 1/7 (Tập truyện ngắn: Không phải lần đầu) - Huyền Văn
Vòng tay hư ảo (Phần cuối) - Đỗ Nguyễn
Vòng tay hư ảo (Phần 7) - Đỗ Nguyễn
Vòng tay hư ảo (Phần 6) - Đỗ Nguyễn
Vòng tay hư ảo (phần 5) - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)