Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.219.748
 
Dọc đường văn nghệ (Phần 63) Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần: thả nỗi nhớ, niềm thương vào sắc màu hội họa
Trần Dzạ Lữ

 

Là hoạ sĩ đi sau các anh :Đinh Cường, Thái Tuấn, ,Nguyên Khai,Lê Tài Điển , Rừng,Hạ Quốc Huy, …Nguyễn Đình Thuần cũng đã thắp ngọn lửa của mình lung linh vào miếu đền hội hoạ đương đại.Mỗi bức tranh của anh là một bài thơ vô ngôn nhưng hữu ngữ bật lên khung vải nền trắng, xanh, lam, tím nhạt dễ chịu nhưng bên trong là những dằn xé nội tâm không ít bằng nhiều năm tháng sáng tạo miệt mài.Khởi đi từ đất Thần Kinh vào SG rồi qua Mỹ, anh đã trưng bày nhiều bức tranh sơn dầu qua các cuộc triển lãm có công chúng thưởng ngoạn.Nó không yên bình mênh mông như tranh của Thái Tuấn, Đinh Cường. Chẳng bạo liệt phơi phóng như quái sĩ, hoạ sĩ Rừng.Chẳng mông lung cuốn hút như như Lê Tài Điển.Và càng không xa xôi cung kiếm ngang tàng như tranh Hạ Quốc Huy.Tranh Nguyễn Đình Thuần không thiếu lòng trắc ẩn và se sắt khi gửi nỗi nhớ niềm thương vào gam màu bằng trái tim xa xứ luôn hướng vọng về quê nhà.Và những dồn nén của của một tâm hồn phiêu du chờ lúc bùng nổ…

 

Biết Thuần từ năm 1973 song đến thập niên 90 mới gặp chàng ở số 81 Trần Quốc Thảo hay đầu đường Sương Nguyệt Ánh- nơi quán cà phê của vợ chồng nhà thơ Nguyễn Miên Thảo.Vẽ và rong chơi, đó là đam mê thường hằng của chàng.Không ai định đoán trước số phận-nhất là người nghệ sĩ bởi sau thời gian dài ở SG, Thuần đã qua tới Mỹ thật kỳ diệu.Anh tiếp tục vẽ tranh và rong chơi như đã từng, dù đời sống không “ xuôi chèo mát mái” như những người khác.Ở Thuần “tấm lòng” luôn bày biện trước anh em, bè bạn và xã hội một cách thân thiện, chân tình dù cho đôi khi người đời xử sự không tốt.Nhớ Thuần với” tấm lòng” ấy, nhất là thể hiện với anh chị em văn nghệ gốc Huế ở SG.Hằng năm, cứ gần Tết anh và Hồ Trọng Thuyên gửi ít tiền cà phê về để anh em bên đây ngồi nhâm nhi cà phê mà nhớ những sum vầy ngọt lịm xưa kia.Đấy chính là “của ít lòng nhiều” của chàng bên trời viễn xứ.Thử hỏi, mấy ai có lòng như thế?

Để thấu hiểu và thâm cảm hơn về người họa sĩ này tôi xin trích nhận định của Hoạ sĩ Rừng về Nguyễn Đình Thuần sau đây:

 

TRANH NGUYỄN ĐÌNH THUẦN : MỘT TÂM THỨC BỊ DẰN XÉ.

NHẬN ĐỊNH CỦA HOA RỪNG. TRIỂN LÃM THÁNG 6/2019, NHẬT BÁO NGƯỜI VIỆT.

 

Tranh Nguyễn Đình Thuần đem lại cho người xem một cảm giác bất an.

Như một bầu trời xanh vỡ vụn

Mây tan tác trôi dạt

Một mặt bể sóng cồn,dâng trào

Cái thế giới không bình yên ở tranh Nguyễn Đình Thuần bây giờ nói lên một tâm trạng u ẩn,bị dằn xé.

Người ta thấy những bố cục chông chênh,những mảng màu phân ly, rời rã,thể hiện một tâm thức bị dằn xé, nhức nhối gần như hoảng loạn, đớn đau…

Người nghệ sĩ đau khổ, chìm đắm trong sự bức bối, không lối thoát,có thể dẫn đến cái chết của bế tắc sáng tạo

Thế giới sáng tạo bị dồn nén.Nó muốn bùng vỡ nhưng sức ép chưa đủ mạnh.

Gió từ tâm bão cuốn xoáy, tích tụ chờ làm cơn bão lớn.Và tất cả những câu thúc, dằn xé đó là dấu hiệu của sự bùng vỡ sáng tạo trong tương lai.

Trời sẽ xanh trong

Sóng yên, bể lặng

Một vầng trăng xanh toả sáng trong không gian yên bình

Sự rách nát trở thành lành lặn

Ánh sáng soi vào bóng tối

Đó là lúc tâm thức của người sáng tạo viên mãn trong cõi lặng thinh.

Nguyễn Đình Thuần đạt đến Đạo

Tôi nghĩ và mong như thế

RỪNG 2017

Siêu thực( NĐT)

Nỗi Buồn Xanh(NĐT)

Trăng Hoàng Thành(NĐT)

 

TIỂU SỬ

 

Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần sinh năm 1948, tốt nghiệp Viện Mỹ Thuật Huế năm 1973 và triển lãm tranh cũng trong năm này tại Hội Việt Mỹ Đà Nẵng. Là thành viên của the East Hawaii Cultural Council, USA, ông đã từng có tranh triển lãm tại các tiểu bang ở Hoa Kỳ, ngoại quốc và Việt Nam.

Sau 8 năm vắng bóng trong sinh hoạt triển lãm hội hoạ, họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã trở lại với thế giới mỹ thuật với một cuộc triển lãm kéo dài trong 4 ngày từ 7/19/18 tới 7/22/18 tại phòng sinh hoạt nhật báo Việt Báo. Năm 2010, ông đã triển lãm chung với họa sĩ Đinh Cường ở Paris. Lần này, ông cho trưng bày một số ít tranh cũ, còn lại đa số là tranh mới với khoảng trên 20 bức vừa lớn vừa nhỏ. Để dễ dàng cho việc di chuyển và treo tranh, ông thu nhỏ hơn các kích cỡ của những bức hoạ mới.(trích)

***

.Trên đây tôi chỉ ghi lại chút tâm tình này khi nhớ chàng bên kia đại dương xa xăm.Mấy năm rồi, NĐT chưa có dịp về lại Huế và Sài Gòn.Đôi khi tìm về kỷ niệm, tôi lại lang thang qua đường Sương Nguyệt Ánh hay ghé 81 Trần Quốc Thảo để tưởng tượng nụ cười của chàng hoạ sĩ gốc Huế và lúc cụng ly nhau bằng bia hơi…rôm rả một thời…

 

( Xuyên Mộc 2021)

 

Hoạ sĩ Nguyễn Đình Thuần và tác phẩm


 

 

 

Trần Dzạ Lữ
Số lần đọc: 638
Ngày đăng: 15.11.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hiu hắt đời người - Ngữ Yên
Dọc đường văn nghệ (Phần 60) Ngô Đình Hải, nhà văn rất Sài Gòn - Trần Dzạ Lữ
Dầu Tiếng – ký ức miền thơ ấu - Phan Văn Thạnh
Dọc đường văn nghệ (Phần 61) Chàng Pilot gãy cánh đêm xưa… - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (Phần 62) Hoàng Thị Bích Hà, nhà bình luận văn học của xứ thần kinh - Trần Dzạ Lữ
Ba tôi - Nguyễn Đại Duẫn
Dọc đường văn nghệ (Phần 59) Huỳnh Minh Lệ, nhà thơ thâm trầm…xứ Phù Cát - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (Phần 56) Nguyễn Liên Châu, nhà thơ sinh ra để biên tập tác phẩm văn học - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (Phần 57) Âu Thị Phục An, cây viết nữ lạ thường - Trần Dzạ Lữ
Thu nay và thu xưa - Trần Dzạ Lữ
Cùng một tác giả
Hương cau quê nhà (truyện ngắn)
Cắt (thơ)
Thư Gửi Chị (tạp văn)
Liếc (thơ)
Nhớ (thơ)
Chờ O (thơ)
Khát (thơ)
Câm (thơ)
Nhớ Bạn (tạp văn)
Tát (thơ)
Cần (thơ)
Tím Nhớ (tạp văn)
Dắt (thơ)
Nhốt (thơ)
Chìa (thơ)
Trượt (thơ)
Trộn (thơ)
Bắt (thơ)
Xa cách (thơ)
Chặt (thơ)
Lấn (thơ)
Cách ly (thơ)
Quỳ (thơ)
Tôi (thơ)
(thơ)
Hoa cà (thơ)
(thơ)