Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.218.606
 
Canh bạc cạnh giòng sông.
Dương Ðình Hùng

Chuông điện thoại reo đánh thức nàng dậy sớm :

- A lô, tôi Khánh Trang nghe.

Tiếng nói khá quen vang lên từ phía kia :

- Tôi là Thu Ba đây, Bonjour toi.

- Chào bà bác sĩ ! Chị có khỏe không ? Chị gọi em sáng sớm có chuyện   gì vậy ?

Tiếng nói nhát gừng bực bội trả lời :

- Tôi vẫn khỏe. Chúng tôi muốn biết là anh chị đã đóng tiền ở sân của coach Thomas cho hai cháu chơi chưa ?

- Đâu đó. Tụi em vẫn đóng tiền ở sân B chỗ thầy Edi. Tụi em mới qua làm gì có tiền đóng cho mấy cháu chơi ở sân thầy Thomas. Chuyện chơi Tennis của mấy cháu có gì đâu. Con em chơi đâu cũng được. Mình là thứ dân mà !

- Vậy thì anh chị nhớ dặn hai đứa con chị không được vào chơi Tennis với đứa con tôi nữa.

- Dạ tôi nhớ. Em xin lỗi anh chị, hôm nay em sẽ dạy hai cháu. Cám ơn bà bác sĩ Davis.

Sương mai còn đọng, long lanh trên hàng lá cây phong ngoài khung cửa sổ. Trang vuốt lại mái tóc dài rối bời, lấm tấm nhiều sợi bạc trắng khô xen kẽ. Mới có mấy năm, đời người trôi mau giữa tha phương lạnh buốt của vùng đất lạ này, tóc mình chuyển màu nhanh theo tuyết trắng. Nhớ buổi cơm tối qua, hai đứa con nhỏ kể chuyện con bác sĩ Davis Vũ học cùng lớp mời tụi nó qua sân chôưi Tennis chung cho vui, vì ông thầy dạy Tennis bị bệnh nên nghỉ dạy, do đó sân vắng người.

Đám nhỏ con mình vì hoàn cảnh nghèo nên mười đứa mới thuê một thầy dạy, ông Edi. Con bác sĩ Davis Vũ giàu hơn, hai người có một thầy dạy, một sân riêng. Chuyện tụi nhỏ chơi với nhau giờ ảnh hưởng đến người lớn rồi.

Nhớ lại, chuyện người lớn với nhau thuở còn thơ dại, xưa chồng mình và bác sĩ Davis cùng học chung một trường trung học dưới tỉnh, cùng một quê, thời đó anh còn tên Vũ Bé Ba. Rồi họ cùng lên thành phố học chung ra trường một khóa đại học Y. Bao nhiêu kỷ niệm thời non trẻ còn đó, những ngày tháng lơ ngơ xứ lạ, đời sống ám ảnh suốt vì chuyện này chuyện nọ, chưa kể đến ngày bận bịu chưa kịp nhớ thuở ấu thơ. Nàng nhớ mình đã ghé thăm ngôi nhà của anh Bé ba nhiều lần, ngôi nhà cổ có lợp mái ngói âm dương gần bến phà qua xứ dừa. Anh thứ Ba, khi sinh nhỏ con nên mẹ đặt tên là Bé. Thời gian qua mau, kỷ niệm cũ tan dần, cái nghiệt ngã hiện tại khố giải bày hết !

chung quy cũng tại nghèo.

Nàng dọn dẹp lại căn phòng cho ngăn nắp. Phòng vắng lặng. Tụi nhỏ đi học lúc cồn sương sớm. Đêm qua người chồng phải đi trực bệnh viện, anh còn một năm cuối của một đời nội trú trước khi ra trường. Xưa anh cũng là bác sĩ, giờ đây phải đi học lại, học cho đúng luật, cho kịp người ta. Cuối mùa hè này cầu mong trời phật giúp cho cha tụi nhỏ được ra trường, sẽ được mở phòng mạch chắc mẹ con mình bớt khổ.

Nhìn lại, gia đình mình như thế là may mắn lắm rồi. Ở đây mình có căn phòng nhỏ bằng căn hộ chung cư Thanh Đa, có hai phòng ngủ, một phòng ăn vừa ăn ở học hành của ba cha con. Thế là tạm đủ, chỉ có nhiều lo toan hơn, nhất là ngày cuối tháng, nào là tiền phòng, tiền học, tiền điện thoại, tiền bảo hiểm, tiền con chơi thể thao, tiền shopping... một chồng Bill cao phát khiếp...

Khánh Trang xuống bếp làm phần cơm đem theo để ăn buổi trưa. Mọi người trong nhà đều làm vậy để tiện nơi xứ người. Nàng rờ dưới giường ngủ kiểm tra mấy trăm đô được quấn trong bao nylon, tiền được dán băng keo nằm dưới đáy chiếc giường ngủ. Thói quen của nàng và nhiều người khác nơi đây.

Tiền còn đó, mọi việc ổn thỏa. Bước khỏi phòng, Trang khóa cửa bằng ba ổ khóa tô đùng bằng hai nắm tay.

Trèo xuống ba từng lầu, đi tiếp hai con dốc trên lối đi đẫm ướt sương mai, loang lỗ chút nắng trên lá rơi Khánh Trang chùi đôi mắt còn đỏ, mím môi nhớ lại cú điện thoại sáng nay, con đường này đã trở nên quen thân, buộc chặt nàng phải đi mỗi sáng, mỗi ngày để đến nơi làm việc, kể cả ngày cuối tuần.

Nàng đứng trước cửa hàng tạp hóa, môi lạnh tím, bàn tay run rẫy bấm con số thân quen để mở cửa. Nàng chợt nhớ mình lãng đãng quên mang găng tay, khăn quàng cổ khi đi ra làm sáng nay, khóa chốt an toàn, lau quét, dọn dẹp, chuẩn bị mọi thứ từ trong ra ngoài trước khi mở cửa bán hàng.

Người chủ cửa hàng tạp hóa là bệnh nhân cũ của chồng nàng ngày xa xưa, cũng là đồng hương cạnh dòng sông Tiền. Ong ta thường giúp Khánh Trang có việc làm để nuôi chồng con ăn học. Một ngày lại bắt đầu chồng con ăn học. Một ngày lại bắt đầu với nhiều lo toan.

Bereboeuf là tên một trường trung học nổi tiếng trong thành phố này. Trường mang tên của một ông linh mục từng làm cố vấn cho thủ hiến Tiểu bang. Trường là một quá khứ thời trung học của thủ tướng Trudeau nước Canada, của ông thủ hiến Bourassa tiểu bang Quebec. Trường nổi tiếng nên con em người Việt đều muốn đến xin học. Tiếng ồn ào không dứt. Tiếng gọi nhau, tiếng bàn ghế đẩy qua lại. Sách vở bày tung tóe trước mặt mỗi em, trên mặt bàn riêng cho từng học sinh. Một phần tư lớp học là tóc đen. Đám con trai mùa hè ăn mặc lộn xộn, có đứa caộ trọc đầu, caô một nửa mái đứa, cô mặc áo thun ba lỗ, cố dứa mặc áo Pull ghi nhiều hàng chữ ý nghĩa lạ lùng.

Tự do tìm thấy trong lớp học vùng Mỹ, Canada, từ lớp Bảy chúng nó không cần mặc đồng phục.

Bọn chúng im lặng một chút khi nghe có tiếng vỗ tay của thầy Stephan chủ nhiệm lớp. Ong ta cao to, tóc vàng trán hói, mắt xanh lục, gốc gác Bắc âu dõng dạc nhìn lớp hộc :

- Hai chị em Anna Trân bag Leia Trân đứng dậy, tôi có việc cần căn dặn các em.

Hai cô bé sinh đôi trông giống hệt nhau, ốm gầy, tóc đen phủ trên vai, đôi mắt lo âu đứng dậy. Ong nhìn về phía Maria Vũ, cô bé cũng tóc đen hớt tém cao, ngồi cuối lớp, giọng nối lớn, dõng dạc :

- Hai em Anna và Leia Trân kể từ nay, giờ chơi thể thao không được vaồ sân tennis của maria để chôưi banh với bất cứ lý do gì. Cha em Maria là bác sĩ.

Anna run rẩy trả lời :

- Dạ, thưa vâng. Nhưng Maria mời con. Thưa thầy.

- Nhưng cha mẹ người ta không bằng lòng.

Lớp học rộ tiếng cười vang. Hai cô bé im lặng ngồi xuống, cau mặt nhìn ra cửa lớp. Đôi giòng lệ muốn trào ra khóe mắt.

Qua khung cửa kính lớp học, xa xa thấy được nóc giáo đường ST. Joseph, tên của ông Cha xưa cũng bị tật nguyền, nhờ Đức mẹ hiện ra ban phép lành, ông ta dùng phép lành bệnh cho nhiều người. Ong chết được phong làm Thánh. Không hiểu Chúa trên cao có hiển hiện thấu hiểu nỗi buồn tủi của hai đứa. Anna chỉ giáo đường :

- Sau giờ học chị sẽ lên cầu nguyện Chúa trên đó.

- Mẹ biết được sẽ la chị, Leia đáp.

Anna nhắm mắt trầm tư. Cô bé thích lên nơi cao đó nghe gió hú, nghe được lời Chúa dạy bảo, cô ta muốn nhìn thấy đại Montréal nằm trên đỉnh đoồi bên kia, cô ta mơ một ngày vào đại học. Cô bé thích nhìn thành phố dưới chân đồi, nhìn thấy vận động trườong Olympic xa xa, thấy giòng sông xanh St. Laurent. Sông xanh lớn chảy qua phố thị, sông nối liền Ngũ đại hồ với Đại tây dương phía đông, nhìn rõ những chiếc cầu bắc qua sông kia là cầu Champlain tên con người sáng lập ra thành phố này, cầu Jacque Cartier, rồi cầu Hòa Hợp (pont de la Concorde). Đặc biệt cuối cầu Hòa Hợp, chính phủ đang xây dựng một sòng đánh bài thật lớn, để dân buồn chán có chỗ chơi bài để bớt buồn, bớt chán, có thể có nhiều hy vọng lớn lao !

hai chị em kéo mẹ vào một góc vắng của tiệm tạp hóa nơi Khánh Trang đàn làm việc. Cô bé thút thít khóc kể lể chuyện hôm nay xảy ra ở trường. Nàng vỗ về con, rồi chỉ quán phở lớn đối diện bên kia đường :

- Mẹ dẫn hai con đi ăn phở. Hôm nay mẹ lãnh lương.

Hai đứa bé lắc đầu. Anna nhìn quán phở, ánh mắt buồn :

- Hôm nay vắng cha. Phở mắc tiền lắm, hết tiền lương của mẹ mất !

Nàng gật đầu. Quán phở lớn nhất thành phố này giờ nào cũng đông người ăn. Họ đến ăn để nói chuyện làm ăn. Thời  gian này ai ai cũng bận việc. Lô chạy lui để mua nhà, mua bất động sản. Giá nhà tăng từng giờ từng phút. Họ tìm mọi cách có tiền để mua nhà, vay bạn bè, vay ngân hàng. Chắc chắn nhà sẽ cao lên nữa trong vài năm tới khi Hồng Koong được trao trả, sẽ lắm người tới định cư xứ này.

An phở để làm ăn. An phở cuối tuần, nơi mọi người có dịp khoe áo khoe quần, khoe cái khăn quàng cổ mắc tiền, khoe xe hơi xịn mới mua, khoe cái giàn karaokê hiện đại những kỳ nghỉ mùa đông mới trở về những resort vùng Trung Mỹ. Dịp phô trương luôn sự giàu sang hoặc khoe luôn câu chuyện riêng tư gì mình biết ! không thì trong đời không có dịp để khoe.

Trang nhìn con mình thầm nhủ "Tội nghiệp côn tôi, xứ sở nhiều đứa bé tóc đen, nhiều u uẩn dấu kín ! Miền đất sao có nhiều giai cấp không chịu chơi với nhau, vì tiền, vì chỗ ở khác nhau, vì là người tới trước, dù họ cùng màu tóc, màu mắt màu da, cùng tiếng nói, cùng có nhiều quá khứ đau thương".

Anna hỏi mẹ :

- Bác sĩ Davis Vũ với ba mẹ là bạn thân nhau thôừi trung học, cùng học chung nhau lớp trường Nguyễn Đình Chiểu, cùng hộc Y môt trường  một khoa, phải không mẹ ?

Nàng gật đầu, thầm nghĩ :

"Vì họ tới trước vào thời đại thịnh vượng đã có sự nghiệp vững, tiền bạc dư thừa, mình đến sau nhiều rủi ro cay đắng".

- Maria kể con nghe ba mẹ nó mới mua một tòa building cuối đường St. Catherine hai triệu đôla.

Nàng tủm tỉm cười giải thích :

- Con thử nhắm nhìn con đường ST. Catherine đó, chạy ngang, chia cắt thành phố này. Đầu con đường lắm người nói tiếng Anh nhiều người giàu có ở, cuối con đường lắm người nói tiếng Pháp có lắm người nghèo. Các con ráng học để sau này có tiền, có sự nghiệp, để ở được đầu con đường. Khi giàu người không khinh khi nữa.

Bỗng đâu cơn gió lạnh ùa vào quán. Quán nhỏ như cái sân tennis, quái lạ người khi chơi banh, họ chạy hoài không hết sân Tennis, như đời người rong ruỗi biết đâu là bến bờ. Chỉ có mấy năm sau đó, hàng trăm chuyện lạ xảy ra trên vùng đất này. Tất cả dự đoán gần như sai lạc. Giá nhà không lên cao mà lại xuống thấp. Xuống thấp lạ lùng, thêm đó kinh tế trì trệ. Những người Hồng Kông vẫn cố thủ trên quê hương dù ngày trao trả của chính phủ Anh quốc sắp đến.

Một canh bạc lớn đã lật tẩy ! Nhiều người giàu có bỗng dưng nghèo, nợ nần hết chỗ nói vì cái lão Ngân Hàng qủy quyệt. Nhiều người nghèo an phận thì vững chắc hơn.

Canh bạc ảnh hưởng trên cái thành phố lớn từ Canada, Mỹ đến mấy thành phố lớn xứ Uc châu xa xôi miền Nam biển Thái Bình Dương.

Chuyện lạ khác là chuyện ly dị, ly dị xảy ra bình thường ở xứ này. Bà chủ tiệm phở bên kia đường, người đẹp nổi tiếng, giàu sang khôn ngoan. Ngày ngày trong quán bà ta nghe thiên hạ kể chuyện bỏ nhau, xa nhau cái tâm bà cũng muốn động rồi. Một canh bạc đoỏ, thêm nhiều cặp xa nhau. Chuyện ông bà triệu phú chuyên sửa xe, làm mới xe Body shop, bà chủ quán phở, vợ chồng bác sĩ Bé ba, Thu Ba... Họ kháo chuyện với nhau, mình sống xứ Tây thì phải giống Tây... là chuyện bỏ nhau, rời nhau cho đúng Mode.

Người đàn bà thời đại mới, muốn tìm cho mình một kiểu thời trang mới, một ông chồng mới, có thêm một tự do mới, đâu còn khép kín co ro như ngày xưa cô ấy, khi họ còn sống trong nước, đạo đức cũ làm bỏ tay, bỏ chân. Chuyện vợ chồng Khánh Trang không ly dị mới là chuyện lạ. Họ sống với nhau gần hai chục năm mới là khiếp !

Sau chuyện chơi Tennis  của con mình, Khánh Trang xin vào làm trong một hàng may người Do Thái, có nhiều tiền hơn. Nét đẹp dịu hiền thêm cái cần cù, thông minh được chủ tín nhiệm giao phó những trách nhiệm lớn. Dù trong cái đông lạnh chết người, năm đầu tiên Trang dậy sớm, đi bộ ra ga xe lửa đến nơi làm... máu mũi, máu răng muốn ứa ra ngoài tuyết lạnh băng. Mọi thứ qua đi, năm sau, Trang bắt đầu lái được xe, lái chiếc xe Vell lớn tới nhà may, đi giao nhận hàng may, đồ ủi, đồ sửa lại... trong đêm khuya khi mọi người yên giấc ngủ.

Chị trở thành người trợ lý của chủ nhân, rồi chủ một phần cơ ngơi may mặc đó. Khánh Trang quen biết nhiều công nhân cùng xứ sẵn sàng làm công may với giá tiền vừa phải. Người chủ lấy được nhiều hợp đồng may lớn, còn chị thì ngoại giao với nhiều người cùng khổ, thuê mướn họ làm việc chung với mình trong cái lưu lạc đắng cay của đời. Trang trở thành người có tiền, giàu có chưa kể ông chồng cũng ra trường mở phòng mạch. Đúng là thời cơ của nàng đã đến.

Giàu nhanh trong thời gian ngắn phải kể thêm sòng bài lớn bên kia sông ngay chân cầu Hòa. Sòng bài luôn rực sáng ánh đèn đêm ngày cuốn hút đám người thiêu thân. Một canh bạc nhà đất vừa khép biết baô nhiêu ngươòi khốn khổ. Một canh bạc mới lại được mở ra đặc biệt cuốn hút người Á châu.

Không hiểu máu mê cờ bạc, đen đỏ, ăn thua có sẵn trong máu, trong nhiễm sắc thể người tóc đen, người Á châu đã bao lâu ? Trên 50% người chơi bạc sát phạt là tóc đen trong hầu hết các sòng bạc thế giới.

Những ngày cuối tuần, Khánh Trang vẫn thường tới sòng bài bên chân cầu Hòa Hợp trong chiếc xe Jaguar mắc tiền. Nàng có thẻ Gold card, là người có địa vị, ung dung bước vào thang máy bọc toàn kính trong để lên cao đánh bài. Khi nàng xuất hiện luôn có những con người xa lạ, khuôn mặt khá quen vây kín quanh. Nhiều câu hỏi thăm, nịnh hót, tâng bốc dồn dập bên tai nàng : "Hôm nay chị đẹp quá ! Chị nghỉ hè ở đâu mới về ? Chiếc nhẫn chị đang mang có lẽ mua ở Birk ? Ao chị chắc làm bằng kông thỏ tuyết ?...". Nàng mỉm cười nhìn chung quanh, rồi nhìn xuống đôi bàn chân mình mang đôi giày da cũ màu trắng không ai buồn hỏi. Đôi giày kỷ niệm, người Mẹ bên nước gởi qua, thấm thoát đã hơn bốn năm. Bốn năm giày dán kín trên đôi chân nhỏ. Có lúc giìay muốn bung chỉ, nàng hà tiện khâu lại, không muốn mua một đôi khác mới hơn. Nàng vẫn thích đôi giày đó, cái lập dị mang theo đôi chân luôn trong những buổi dạ tiệc, buổi tham dự đám cưới. Nàng thích mang vào sòng bài ở đây.

Sòng bài là một tòa nhà làm bằng kính hình dạng con ốc dên, cầu thang đặt chính giữa trung tâm cho phép quan sát được mọi phía. Nàng thích thong thả bước xuống cầu thang ngắm nhìn người quan chơi bên dưới. Sòng bài nào cũng cố giai cấp. Người đánh lớn được chơi trên lầu cao, có phòng riêng, phục vụ kiểu VIP. Ai ít phải chơi lầu dưới.

Hầu như sòng bài nào cũng có nhiều ông bà cụ sáu bảy mươi tuổi ngồi suốt ngày đêm kéo máy. Trông họ như mất ngủ nhiều đêm, mắt đỏ ngầu, môi thâm đen vì thuoốc lá. Những bàn tay họ dính đen không phải vì đất mà do lớp chỉ của những đồng rơtông bỏ vào máy bám vào lớp da tay buồn chán. Họ cười khoái chí vỗ tay to khí được trúng, khi đồng tiền kêu leng keng rơi xuống. Nhiều người la lớn : "Chúng tao, chúng tao..." họ thường nhìn kẻ khác với đôi mắt khinh khỉnh, nói to tiếng : "chúng bây, chúng bây là...".

Am nhạc du dương hòa lẫn khối thuốc bít bùng. Ở đây nghe được nhiều ngôn ngữ khác nhau, có tiếng thề không nguôi.

Nàng thích nhìn những khuôn mặt quá quen thuộc trong thành phố này, những con người chỉ vài năm trước đây khá giả, nổi tiếng có máu mặt, giờ ngồi đánh bài cỏn con, một rơtông, một hai, năm, mười hai mươi xu mong thắng lớn. Một vòng người đặc biệt lăng xăng chung quanh, họ có nghề đặc biệt sẵn sàng cho vay, nổi tiếng khi đòi nợ. Nàng thích lắng tai nghe hót bên tai "Sao chị đẹp quá vậy ! Nàng mỉm cười gật đầu, bước tới chiếc ghế cao, uống ly whsky, ngậm điếu thuốc nhìn xuống chiếc giày trắng cũ đong đưa.

Chuyện đánh bài có người hăng máu đánh một cây vài chục ngàn đô sau một đêm nhiều ngôi nhà bay mất. Nhiều đau thương đến, không kịp trả nợ nần, rồi thanh toán nhau, thù ghét nhau, giết nhau.

Nàng dễ dàng tìm thấy bác sĩ Davis Bé ba bên cạnh bàn   đánh bài Black jack (xì lát). Anh ta tới đây mỗi ngày kể từ ngày ly dị, kể từ ngày thua lớn ở trường đua ngựa.

Xứ này kể cũng lạ, những người vợ khi đứng trước Tòa thường thao thao bất tuyệt kể công lao đóng góp nuôi chồng ăn học, nuôi con khôn lớn làm việc khổ sở... cộng thêm sự hỗ trợ tối đa của ông lụat sư. Kết quả tòa phán quyết bác sĩ bé Ba ngôi nhà thuộc quyền vợ, chưa kể phụ cấp thêm vài ngàn đô mỗi tháng. Giờ đây vợ ngoan lấy người khác rồi, nhà người khác tới ở, con gái lớn đi đâu chẳng biết. Khổ nỗi đa số mọi chuyện xa nhau thường do người phụ nữ đề xướng !

Nàng bước lại gần bàn đánh bài có bác sĩ Bé Ba ngồi, anh giờ để mái tốc dài bờm xờm rồi tung phủ lên chiếc kính cận dày cộm.

Người cầm Cái đang mười bốn điểm, đang chuẩn bị bốc thêm một con bài khác. Mọi người im lặng cầu mong cái bù, mong cái bắt con tây, con mười. Khi cái bắt bài, mọi người vây quanh thét lớn "picture, picture..." riêng Bé Ba la to nhất "Monkey, monkey...". hai bàn tay đưa cao lên trời, nhưng tiếng la bị tắt nghẹn.... vì người làm Cái bắt được con bảy. Đôi tay lại rơi xuống thất vọng, những bước chân rời nhẹ xa bán thêm tiếng than trời, nguyền rủa, còn anh Bé Ba ta gục đầu vò mái tóc dài. Con bài số bảy của người cái làm mọi người bay bổng lên trời.

Ngày năm mới, giá lạnh nhiệt độ âm 20 độ, lạnh bám trên da người, ngấm sâu vào tim. Cảnh sát tìm thấy chiếc xe Toyota của Bé Ba vất bỏ lại bên chiếc cầu Jacques cartier bắc qua sông lớn chạy vào trung tâm thành phố Mảnteal. Một người khách da đen đã thấy một bóng người lao mình xuống dòng sông. Cái lạnh chết người của nước giờ này mới khiếp, thêm độ cao chóng mặt của cầu nên ít ai hòng sống sót.

Chiếc cầu mang tên Jacques Cartier để ghi nhớ con người thám hiểm vĩ đại đã tìm ra vùng đất canada. Chiếc cầu cồn có một tên khác, được gọi là cầu Tham Nhũng, vì xây dựng một số người tham nhũng ăn hết tiền của dân. Cầu không bắc thẳng qua sông cố tình xây cong queo qua lại nối vô mấy cù lao nổi giữa sông để được chính phủ bồi thường nhiều tiền. Có chỗ cầu xây thật caô, có đoạn bị tham nhũng hết tiền cầu lại bị xây tụt xuống. Mỗi năm có chục người chết vì tai nạn tông xe, vì cầu cong quẹo, dốc cao dốc thấp nhất là khi trời đông, tuyết tan, băng lạnh. Dù sao chiếc cầu vẫn là nơi tốt nhất dành cho vài người mỗi năm gieo mình xuống sông khi bị thua sau một canh bạc đời.

Dương Ðình Hùng
Số lần đọc: 2745
Ngày đăng: 09.12.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Làm nghề giang hồ mà chẳng "giang hồ" - Trần Đổ Liêm
Cội nguồn - Dương Ðình Hùng
Quê hương ở đâu? - Thu Nguyệt
Bạn nhậu cũ - Nguyễn Ngọc Tư
Nhớ tím - Phạm Minh Châu
VIỆT NAM trong tim - Dương Ðình Hùng
Quán nhớ - Nguyễn Ngọc Tư
Sành điệu hay đua đòi - Tâm Việt
Hiên trước nhà một bà già tốt bụng - Nguyễn Ngọc Tư
Lưu lạc một vần thơ - Dương Ðình Hùng