Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.191
123.212.948
 
1920 Knut Hamsun (Na-uy, 1859 – 1952)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

Mặc dầu trong thời đại chúng ta, có nhiều quan điểm đang thịnh hành muốn tìm kiếm một nền văn học vượt qua bản sao trung thực của thực tế, nhưng vẫn phải đón nhận tác phẩm Sự phát triển của đất - Markens Grode (1917) của Knut Hamsun. Tác phẩm này tiêu biểu cho một cuộc sống mà nó thiết lập cơ sở của sự sống, và cho sự phát triển những xã hội ở bất cứ nơi nào mà con người đang sống và xây dựng. Những mô tả này không bị bóp méo bởi bất cứ ký ức nào của một quá khứ lâu dài, có nền văn minh cao. Nó tạo hiệu quả trực tiếp vì gợi lên sự đấu tranh khắc nghiệt mà tất cả những con người tích cực trong buổi ban đầu phải chịu đựng (trong những điều kiện ngoại giới khác nhau, dĩ nhiên) chống lại một thiên nhiên khó khuất phục. Thật khó diễn đạt về một tương phản nổi bật hơn với những tác phẩm thường được gọi là “kinh điển”.

 

Tuy nhiên, tác phẩm này xứng đáng được gọi là kinh điển, nhưng trong một ý nghĩa thâm sâu hơn thì tên gọi này dùng để diễn tả một điều gì khác và nhiều hơn là lời ca tụng mơ hồ. Kinh điển, tài sản văn hóa mà chúng ta được thừa hưởng từ thời xa xưa, nó ít mang ý nghĩa mô phỏng thời quá khứ đã hoàn thành hơn là ý ngĩa có được trực tiếp từ cuộc sống, và được mô tả dưới hình thức có giá trị lâu dài, ngay cả trong những thời đại tương lai. Sự tầm thường, ngay bản thân nó không có gì quan trọng, trong khái niệm này không thể hiểu theo nghĩa khác hơn là chính thức hiểu theo nghĩa nhất thời hay khiếm khuyết. Nhưng ngoài cái đó ra, bất cứ điều gì được quí trọng trong đời sống con người, mặc dù nó có vẻ bình thường, có thể được đặt trong cùng phạm trù như khác thường và lỗi lạc, với ý nghĩa và hình thức có giá trị bằng nhau, khi mà lần đầu tiên nó hiện ra trong trạng thái chính xác của nó. Trong ý nghĩa này chẳng có sự cường điệu nào để xác nhận rằng qua tác phẩm Sự Phát triển của đất, Hamsun đã trao cho thời đại chúng ta một tác phẩm kinh điển, nó có thể đọ sức với những tác phẩm xuất sắc nhất mà chúng ta đã có. Chỉ riêng về khía cạnh này, những thế hệ tương lai khó mà hiểu được nó, bởi vì cuộc đời luôn luôn mới và bất tận nên nó luôn luôn được biểu thị trong những hình thái mới được sáng tạo bởi những tài năng mới.

 

Tác phẩm của Humsun là một bản anh hùng ca lao động, mà tác giả đã cho chúng ta thấy những đường nét vĩ đại. Nó không phải là vấn đề lao động bình thường, mạnh ai lo thân người đó, mà là vấn về lao động cực nhọc tập trung, dưới hình thức thuần túy nhất nó định hướng phát triển con người một cách toàn diện, nó xoa dịu và mang tinh thần chia xẻ với nhau, nó bảo vệ và làm tăng lợi tức của họ bằng sự phát triển thường xuyên và liên tục. Lao động của người tiên phong và người nông dân đầu tiên với muôn vàn khó khăn, dưới ngòi bút của một nhà thơ, theo đó đảm nhiệm vai trò đấu tranh quả cảm mà không khuất phục điều gì, bằng đức tính hy sinh cao cả cho xứ sở và bạn bè cùng hội cùng thuyền với họ. Cũng giống như nhà thơ nông dân Hesiod (*) mô tả những người lao động trên đồng ruộng, Hamsun đã làm nổi bật hình ảnh người lao động lý tưởng cống hiến cả cuộc đời và sức lực của mình để khai khẩn đất đai và chiến thắng những trở ngại mà con người và sức mạnh của thiên nhiên cản phá. Nếu Hamsun đã bỏ lại sau lưng tất cả những ký ức nặng nề của nền văn minh, bằng tác phẩm của mình, ông đã góp phần cho việc hiểu biết chính xác về nền văn hóa mới, mà thời đại chúng ta mong đợi, phát sinh do sự phát triển của lao động vật chất như một tiếp diễn của nền văn minh cổ.

 

Những dự tính này nọ của con người, thay vì suy giảm lại tăng cường cảm giác cho người đọc nhờ nội dung kinh điển của câu chuyện. Chúng xua tan nỗi e sợ mà người đọc cảm thấy ánh sáng của lý tưởng phải trả giá bằng sự thật, chúng bảo đảm tính chân thật ý đồ của tác giả, sự chính xác của những hình ảnh và nhân vật. Tính nhân đạo thông thường của chúng dành cho mọi người. Bằng chứng là những người có tâm tính, ngôn ngữ và phong tục khác nhau đều đón nhận tác phẩm này. Hơn nữa, qua lối hành văn hóm hỉnh, tác giả đã đề cập đến cả những điều buồn bả nhất mà ông đã trải qua, ông đã chứng tỏ lòng trắc ẩn của mình đối với số mệnh và bản chất con người. Nhưng trong truyện, ông luôn luôn giữ phong thái thâm trầm của một nghệ sĩ hoàn thiện nhất. Văn phong của ông không cầu kỳ hoa mỹ. Ông diễn tả thực tế sự việc chính xác và trong sáng.  Người đọc có thể tìm gặp trong tác phẩm này màu sắc phong phú tiếng mẹ đẻ của tác giả...

 

(*) Hesiod: nhà thơ Hy lạp, sinh ở Ascra (miền Trung tâm Cổ Hy lạp) khoảng giữa thế kỷ VIII trước Tây lịch.

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 716
Ngày đăng: 20.12.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lời trần tình ( phần 3 ) - Đỗ Nguyễn
Dọc đường văn nghệ (Phần 64) Lưu xông pha (Hoài diễm từ): tâm trạng cùng cực cô đơn - Trần Dzạ Lữ
Lời trần tình (phần 2) - Đỗ Nguyễn
1919 Carl Spitteler (Thụy Sĩ, 1845 – 1924) - Lê Ký Thương
Lời trần tình - Đỗ Nguyễn
Người thi sĩ Việt đầu bạc trắng trên nước Nga - Nguyễn Anh Tuấn
"Đoàn Đình Thạch" Người đi, tiếng hát còn vọng lại. - Trương Văn Dân
1913 Rabindranath Tagore (Ấn Độ, 1861 – 1941) - Lê Ký Thương
Nhà văn Ngô Thảo, sống và viết hết mình vì đồng đội - Minh Tứ
1912 Gerhart Hauptmann (Đức, 1862 – 1946) - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)