Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.210.554
 
Dọc đường văn nghệ (phần 71) Trịnh Công Truyền, người mê thơ, thích hát & rất giàu tình cảm
Trần Dzạ Lữ

 

 

Phải nói Trịnh Công Truyền là người cực mê thơ. Thích hát hò và rất giàu tình cảm.Điều này quý và hiếm ở đời bởi tôi cũng có một số người quen khi hàn vi thì anh anh, em em nhưng lúc gặp may mắn phất lên thì đổi giọng thay màu và cứ tưởng có tiền là mua được tất cả.Vâng, tiền có thể mua nhiều thứ, song không thể mua được nhân phẩm con người cũng như trái tim trung thực.Tôi cực thích một người như Truyền- đã từng cay cực,khốn đốn, nhờ ý chí mạnh mẽ mà vượt qua và đã thanh thản bay lên cõi hạnh phúc mà không hề chảnh choẹ.

Anh sinh ra và lớn lên ở Thăng Bình Quảng Nam. Thời học sinh lại học hành và gắn bó ở TP Tam Kỳ, Quảng Tín.Một thành phố nhỏ nhưng con người hiền hoà và nên thơ.Đây cũng có nhiều người làm trà nổi tiếng như Trà Mai Hạc lừng danh một thời.Có một nhà thơ nổi tiếng cũng gốc Tam Kỳ mà tôi biết và quý mến là HT.Thời gian này, Truyền đã làm thơ và đăng thơ trên tuần Báo Tuổi Hoa. Thiếu Nhi ( SG).Sớm tư duy và đọc thơ cũng như gặp gỡ các văn nghệ sĩ đàn anh ở đây để học hỏi và trải nghiệm vốn sống.Tại sao tôi gọi anh là người giàu tình cảm? Thường thì người yêu văn nghệ giàu tình cảm là thuộc tính rồi.Đặc biệt, anh không chỉ luôn yêu thương và chung thuỷ với vợ, cưng con, mà anh còn quan tâm đến anh em, bạn bè, sẳn sàng chia sẻ buồn, vui cũng như quan tâm, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ với khả năng của mình.

Sau 75, Trịnh Công Truyền về quê làm nông và sinh hoạt văn nghệ tại địa phương.

Năm 1983 anh rời quê nhà yêu dấu để vào Xuyên Mộc mưu sinh bằng nghề buôn bán.Vốn lanh lợi và uy tín anh đã mở được một cửa hàng điện máy nhỏ.Chú tâm cho con cái ăn học để thành tài và nên người bằng cái tâm của người cha thiện lương nhưng năng động.Ở đây, anh cũng thường giao du với anh em văn nghệ sĩ Xuyên Mộc.Và cũng không quên chuyện viết lách khi gửi bài cộng tác với các báo ,tạp chí ở TP HCM với nhiều bút hiệu khác nhau.

Năm 2019, con gái bảo lãnh sang định cư tại Hoa Kỳ, hiện sinh sống tại Thành phố Atlanta, Tiểu bang Georgia. .

Người xưa nói: “Con gái nhờ đức cha và con gái thường yêu quý cha” Điều này rất đúng với trường hợp của Truyền bởi vì khi con gái bảo lãnh sang Mỹ tới nay, vợ chồng anh thường đi đây đi đó.Và anh say sưa hát hò như câu thơ của XD:” Ta là con chim đến từ núi lạ/Ngứa cổ hát chơi”.Truyền thì hát thiệt đấy khi gửi gắm tâm tư mình qua các ca khúc của các nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Phạm Đình Chương,Vũ Thành An,Thanh Bình, Y Vũ…

Để làm gì? Để vui mỗi ngày và quên bớt nỗi nhớ quê hương trùng trùng xa cách…Truyền nói với tôi” Rất muồn quay về xứ sở thân yêu để thăm lại Thăng Bình, Tam Kỳ-nơi một thời để yêu và để nhớ” nhưng dịch bệnh tràn lan chưa thể thực hiện mong muốn được” Tôi rất đồng cảm với Truyền là trước nhất, hãy giữ gìn mạng sống cho mình và gia đình, thì lo gì chuyện gặp gỡ?

Truyền nói: “Thơ em chưa là gì” một cách khiêm nhường nhưng tôi biết đó là tiếng lòng cất lên với trái tim chân thật cùng trí óc sáng suốt và không kém phần trữ tình phía sau.Giới thiệu một số thơ của Truyền với bạn đọc:

 

THƠ TRỊNH CÔNG TRUYỀN

 

TẠ LỖI QUÊ NHÀ

 

Ngày nào đó … cho tôi về vườn cũ

Săm soi tìm mấy luống cỏ, vồng hoa

Con dế gáy say sưa rồi lại ngủ

Cũng tội tình … nó vướng nghiệp đàn ca !

Có ai biết tôi sụt sùi đứng khóc ?

Đã lớn rồi mà như đứa trẻ thơ

Ngôi nhà nhỏ ngày nào treo phía dốc

Chỉ còn là một khoảng trống chơ vơ …

Chầm chậm nhé ! bước chân tôi khe khẽ

Sợ bầy chim thoáng động sẽ bay đi

Quen thuộc quá tiếng xôn xao đàn sẻ

Liếc nhìn tôi không biết nghĩ suy gì ?

Có ai biết tôi giật mình thảng thốt ?

Nghe xa xa ai đó gọi tên mình

Là giây phút tâm hồn tôi thấm ngọt …

Mối thâm tình thôn xóm lại hồi sinh !

Bởi nơi đó tôi vươn mình lớn dậy …

Mãi bon chen theo cuộc sống quên về

Xin tạ lỗi Quê nhà thân thương ấy …

Nước mắt nhoà … không biết tỉnh hay mê ?

( Lowell, Massachusetts .

February 05/2020 ) .

 

NHỚ VÀI NGƯỜI THƠ CŨ

 

Đêm se lạnh xa nhà nằm chợt nhớ …

Những người thơ và cả những trang thơ

Chút kỉ niệm cũng làm mình rạng rỡ

Lòng reo vui … sung sướng bất ngờ !

Tôi chưa biết nhà Thơ Hồ Ngạc Ngữ

Cũng chưa hề gặp được Nguyễn Tất Nhiên

Đã quen thuộc Thơ anh Trần Dzạ Lữ …

Trần Dạ Từ, Luân Hoán, Vũ Thư Hiên …

Đynh Trầm Ca … tưới hồn tôi tươi trẻ

Xuôi ghe Trần Hữu Nghiễm tới Cà Mau

Làm sao nhớ và làm sao tôi kể …

Những người Thơ loáng thoáng ở trong đầu !

Mùa ly loạn… nhiều nhà Thơ biệt xứ

Nhưng trang thơ vẫn hiển hiện quay về

Xin cám ơn những người Thơ xưa cũ …

Để một thời tôi trẻ cứ say mê !

( 01/9/2020 )

 

HỎI LÒNG

 

Có đi xa mới thấy nhớ Quê nhà

Chút ấm áp nhớ mùa về lạnh lẽo

Miền kí ức cứ theo mình lẽo đẽo …

Ước chi còn đứa trẻ bế trên tay !

Không chút gì khái niệm thế mà hay

Không kỉ niệm chất đầy trong tâm thức

Phút ngờ nghệch có khi là hạnh phúc

Lúc dại khờ cũng thấy đáng yêu sao !

Cuộc sống này như một cuộc đổi trao

Chỉ tích tắc mà đời mình bỗng lạ

Cũng chẳng hiểu vì sao, vì sao cả ?

Cứ như thuyền là chấp nhận ra khơi !

Chợt nghĩ mình như một nhánh rong trôi

Sao lại dạt bên trời xa lạ quá ?

Vốc mớ tuyết mùa đông chờ ngày hạ

Lại dùng dằng … với cả mớ yêu thương !

( New Hampshire , February 10/2020 ).

 

GỬI TÔI

 

Chập chờn như thực như mơ …

Loanh quanh giữa chốn bất ngờ trùng vây

Có chút ngọt lấp nồng cay

Như mây lơ đãng lấp ngày vào đêm

Trôi xuôi gặp những thác ghềnh

Mai sau lại dạt về thêm bến nào ?

( 27/7/2020 )

 

TRUYỀN TRỊNH ( Trịnh Công Truyền )

 

- Sinh 12-01-1957, Bình Hải, Thăng Bình, Quảng Nam .

- Trước 1975 Học tập & sinh sống tại Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Tín .

- Thuở Học Trò làm Thơ đăng trên Bán Nguyệt San Tuổi Hoa ( Linh mục Chân Tín ) và Tuần báo Thiếu Nhi ( Nguyễn Hùng Trương- Nhật Tiến )

- Sau năm 1975, về quê làm nông, tham gia hoạt động Văn nghệ tại địa phương.

- Năm 1983 vào Huyện Xuyên Mộc sinh sống, mưu sinh bằng công việc buôn bán.

- Trong những năm 1985- 2019 :

Làm Thơ và cộng tác với các báo, Tạp chí, Tuần báo giải trí, Văn nghệ … ở Sài Gòn . ( Với nhiều bút hiệu )

Đã xuất bản 3 tập Thơ :

- “ Thuở làm Thơ yêu em “ ( Nxb VH-VN ) 2014

- “ Thơ … thẩn “ Tập I ( Nxb VH-VN ) 2012 .

- ( Thơ- Tiểu phẩm vui )( Bút hiệu ĐỒ TÌM )

- “ Mỹ nhân ơi “ ( Nxb VH-VN ) 2012 .

( Thơ- Tiểu phẩm vui , ĐỒ TÌM ) .

Sở thích : Ca hát, viết Thơ và Tiểu phẩm vui !

Năm 2019, con gái bảo lãnh sang định cư tại Hoa Kỳ, hiện sinh sống tại Thành phố Atlanta, Tiểu bang Georgia.

***

Lời kết: Cứ mãi mê thi ca, thích hát như vậy nghe em trai Trịnh Công Truyền, vì Puskin đã từng nói:” Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”.Và em, cứ lảnh lót giữa trời xanh đi, bởi có khi” tiếng hát át tiếng bom” cũng có thể tiếng hát xua đuổi được virus ra khỏi cuộc sống của mình để còn lại bình yên.Một mai rồi trời sẽ sáng, xanh trong và tình người thắp nến quanh ta …Tôi vẫn tin như thế!

 

( Xuyên Mộc 5.12.2021)

Hình ảnh nhà thơ Trịnh Công Truyền

 

 

Trần Dzạ Lữ
Số lần đọc: 545
Ngày đăng: 22.01.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dọc đường văn nghệ (Phần 72), Bích Mai Phan : giọng thơ lạ mà rất Huế - Trần Dzạ Lữ
Mùa Xuân trên đỉnh Hòn Chè - Trần Khởi
Dọc đường văn nghệ (Phần 69) Đạo diễn Trần Ngọc Phong (Phong Trần): Người của nghệ thuật thứ bảy - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ( Phần 70) Lê Hoàng Tuấn Kiệt, chàng tuổi trẻ nơi cùng trời cuối đất - Trần Dzạ Lữ
Ký ức Trường Sơn Tây - Nguyễn Đại Duẫn
Ký sự bên dòng sông - Thiên Di
Một thoáng khánh thượng - Phan Anh
Dọc đường văn nghệ (Phần 68) Thiên Di, người tình thủy chung của nhà thơ nữ này chính là tình yêu thiên nhiên & cuộc sống - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (Phần 67) Vũ Ngọc Giao (Ngọc Giao): viết & viết, đó là cách trả lời hay nhất của một nhà văn - Trần Dzạ Lữ
Ký sự miền Đông Bắc (3) - Ban Mai
Cùng một tác giả
Hương cau quê nhà (truyện ngắn)
Cắt (thơ)
Thư Gửi Chị (tạp văn)
Liếc (thơ)
Nhớ (thơ)
Chờ O (thơ)
Khát (thơ)
Câm (thơ)
Nhớ Bạn (tạp văn)
Tát (thơ)
Cần (thơ)
Tím Nhớ (tạp văn)
Dắt (thơ)
Nhốt (thơ)
Chìa (thơ)
Trượt (thơ)
Trộn (thơ)
Bắt (thơ)
Xa cách (thơ)
Chặt (thơ)
Lấn (thơ)
Cách ly (thơ)
Quỳ (thơ)
Tôi (thơ)
(thơ)
Hoa cà (thơ)
(thơ)