Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.193
123.210.310
 
Lời trần tình ( phần 7)
Đỗ Nguyễn

Dịch thuật

 

OSCAR  WILDE

DE  PROFUNDIS

 

 

     Những tin tức kế tiếp sắp đến. Người ủy nhiệm của ông Bô cậu xuất hiện ở nhà giam cho tớ thấy một tuyên cáo về việc phá sản với cái giá thuế của phí tổn là bảy trăm bảng Anh. Tớ đã bị khai là khánh kiệt và được mời ra toà để so sánh. Tớ đã chắc chắn, và vẫn chắc thế - để trở lại chủ đề này - rằng những chi phí vụ kiện đáng lẽ phải được thanh toán bởi gia đình cậu. Cậu đã muốn họ thực hiện điều này. Và như thế là tên ủy nhiệm được giao phó cho trọng trách đó. Cậu hoàn toàn trách nhiệm. Và ngoài việc cậu thỏa thuận lấy danh nghĩa gia đình cậu, đáng lý ra cậu phải có cảm giác rằng, vì chính cậu đã làm hại tớ chuyện bị phá sản toàn bộ, ít ra cậu phải tách rời tớ ra khỏi sự sỉ nhục thêm vào sự phá sản bằng một món tiền lố bịch như thế, không bằng một nửa số tiền mà tớ chi cho cậu trong ba tháng hè ở Goring. Nhưng thôi không nói đến chuyện này làm gì nữa!

    Qua trung gian của tên chạy việc cho lão ủy nhiệm, tớ thật tâm nhìn nhận, tớ đã nhận thấy một tin nhắn của cậu về đề tài này, hay dù sao chăng nữa, do liên hệ với những điều kiện. Hôm hắn ta đến nhận đơn và sự khai báo của tớ, hắn nghiêng người trên mặt bàn - gã canh ngục có mặt ở đó - và sau khi nghiên cứu một tờ giấy moi ra từ túi áo, thấp giọng nói với tớ : « Hoàng tử Hoa Huệ nhớ đến ông ! »

    Tớ nhìn hắn ta, sững sờ. Hắn lập lại. Tớ không biết ý hắn muốn nói : « Ông ấy hiện đang ở ngoại quốc! » Hắn nói thêm, vẻ bí mật. Một ánh sáng loé lên trong đầu tớ, và tớ nhớ rằng, lần đầu tiên cũng như lần cuối cùng của cuộc đời tù ngục, tớ đã cười. Có trong tiếng cười này là tất cả sự khinh miệt của loài người. Hoàng tử Hoa Huệ ! Tớ hiểu - những biến cố tương lai chứng tỏ rằng tớ có lý - rằng chẳng có điều gì xảy ra có thể làm cho cậu hiểu được gì cả ! Mắt cậu vẫn thấy cậu là chàng hoàng tử đẹp trai của một hài kịch rởm, và không là một nhân vật buồn thảm của một bi kịch. Tất cả những gì đã xảy ra không là gì khác hơn một sợi lông chim được vẽ để trang hoàng cho chiếc mũ đội trên cái đầu trống rỗng, một đoá hoa để chuẩn bị cho chiếc áo choàng che giấu trái tim thù hận và chỉ có thù hận mới làm sống động nó, trong khi tình yêu, làm nó nguội lạnh. Hoàng tử Hoa Huệ ! Chẳng nghi ngờ gì về chuyện cậu muốn đàm thoại với tớ dưới một cái tên mượn tạm. Bản thân tớ, lúc này đây, không có tên nào cả. Trong căn nhà tù lớn mà tớ đã bị tống giam, tớ chẳng là gì khác hơn là con số và cái chữ của một căn phòng giam của dãy hành lang dài, một trong những con số không có đời sống, một trong ngàn sự hiện hữu không có mạch sống. Nhưng có trong câu chuyện thực tế một cách chắc chắn, là những cái tên thật sự thích hợp hơn cho cậu sẽ có thể cho phép tớ nhận ra cậu không chút khó khăn nào. Tớ không tưởng tượng cậu dưới những trang kim lấp lánh và đầy kim tuyến của một bộ đồ hoá trang chỉ xứng đáng cho một cách ăn mặc lố lăng khơi hài. À nếu mà tâm hồn cậu - như nó phải là hình ảnh của sự hoàn hảo - chết lịm vì nỗi buồn phiền, gục ngã dưới niềm ân hận, khiêm nhường hơn vì u sầu, thì không phải là bộ đồ hoá trang đó nó phải khoác lên để đi vào Ngôi Nhà Đau Khổ ! Những chuyện lớn của cuộc đời là những gì mà bản thân chúng thể hiện và vì lý do này, quá kỳ lạ mà cậu thấy, thường khó khăn để có thể trình bày. Nhưng những điều nhỏ của cuộc đời chính là những biểu tượng. Rồi từ chúng mà ta nhận được một cách dễ dàng hơn những bài học cay đắng. Hình như sự lựa chọn tình cờ của cậu về một cái tên mượn là biểu tượng và sẽ mãi là biểu tượng. Nó là biểu tượng !      

    Sáu tuần lễ, tớ nhận được lần thứ ba tin tức của cậu, từ phòng y tế nơi mà tớ nằm liệt giường, bệnh ghê gớm, tớ đã xin xỏ người cai ngục được nhận từ cậu một lời nhắn đặc biệt. Họ đọc cho tớ một bức thư mà cậu đã gửi và trong đó cậu viết đề nghị in một bài báo « về trường hợp của M. Oscar Wilde » trong tờ Mercure de France, một « tạp chí », cậu thêm, vì một lý do vô lý nào đó, « tương đương với tờ Fortenightly Review » tiếng Anh, và cậu mong muốn được tớ cho phép để in một lựa chọn và những trích dẫn từ … những thư từ nào đã? Những thư tớ viết cho cậu từ nhà giam Holloway, những lá thư đáng lẽ với cậu phải là những gì thiêng liêng và bí mật nhất thế giới ! Đấy lại là những thư mà cậu muốn in ra để gợi tò mò về sự suy đồi đã chán ngấy, để thỏa mãn lòng tham của những kẻ theo dõi hàng ngày truyện phim, chỗ mai phục của những phóng sự, để cho phép những con sư tử của khu Latin ngỡ ngàng và diễn thuyết với cường điệu. Nếu không gì trong trái tim cậu vùng lên chống lại một điều phạm thượng hạ đẳng đến thế, cậu đáng lẽ có thể nhớ lại bài thơ của kẻ sống với biết bao u buồn và khinh bạc được bán ở London, đấu giá, những lá thư của John Keats, cuối cùng cậu sẽ hiểu được ý nghĩa thực sự của những lời thơ của tớ :

       … Tôi tin họ không yêu thích gì nghệ thuật,

           Những kẻ đập vỡ pha lê của trái tim người thi sĩ,

           Để cho mắt tối đen toả chiếu ánh sáng giả tạo .

     Vậy bài báo của cậu vạch ra được gì? Rằng tớ có nhiều gắn bó với cậu. Bọn trai trẻ ở Paris hoàn toàn biết rõ. Tất cả đều đọc báo và hầu hết đều cộng tác. Rằng tớ là một thiên tài? Người Pháp đã hiểu điều đó cũng như chất lượng đặc sắc về thiên tài của tớ? Họ hiểu hơn cậu rất nhiều, hơn nhiều những gì mà người ta trông cậy vào cậu. Rằng thiên tài kèm theo một tính trụy lạc trong đam mê và khát vọng? Rất đáng phục! Nhưng chủ đề này trở về với Lombroso hơn là với cậu. Ngoài ra, ta cũng thường gặp những hiện tượng tình cảm về vấn đề giữa những người không có thiên tài. Rằng, trong cuộc chiến thù địch giữa cậu và cha cậu, tớ đã vừa là vũ khí vừa là tấm khiêng cho cả hai? Tốt hơn nữa, rằng trong trận đuổi bắt khả ố kình chống tớ, đã kéo dài ra khi trận chiến chấm dứt, ông Bô cậu sẽ chẳng bao giờ mon men đến được chân tớ nếu chân tớ không ở trong lưới của cậu? Tuyệt đối đúng! Nhưng Henry Bauer, người ta nói với tớ, đã diễn tả một cách hoàn hảo! Hơn nữa, để chứng thực quan điểm của anh ấy, nếu cậu có ý, đừng nên in thư từ của tớ, và không trong trường hợp nào những thư mà tớ viết từ nhà giam Holloway! 

    Cậu sẽ nói, để trả lời những câu hỏi của tớ rằng một trong những lá thư được viết từ Holloway, chính tớ đã tự hỏi cậu nếu có thể được trong một mức độ nào đó hãy biện hộ giùm tớ một chút với một phần nhỏ nào với quần chúng. Tớ chắc chắn đã làm. Cậu hãy nhớ giùm thế nào và tại sao tớ ở đây lúc này. Cậu tin rằng tớ ra khỏi đây nhờ những liên hệ với những nhân chứng hiện tại của vụ kiện? Thật sự hay giả dụ chăng nữa, sự liên hệ của tớ với những người loại này chẳng lợi lộc gì cho chính phủ cũng như xã hội. Họ chẳng biết gì về tớ và cũng chẳng ưu tư làm gì. Tớ ở đây vì đã có ý định tống giam bố cậu và dự định này thất bại. Luật sư của tớ rút lui không biện hộ nữa. Ông Bô cậu đã đảo lộn hoàn toàn những vai trò, đẩy được tớ vào tù và hiện tớ đang trú ngụ ở đây. Do đó người ta chê trách tớ. Do đó người ta khinh bỉ tớ. Do đó tớ phải chịu khổ từng ngày, từng giờ, từng phút cái cảnh tù đày này. Do đó những đơn của tớ xin được giảm án, trả tự do sớm đã bị bãi bỏ.

    Cậu là người duy nhất, không dính dáng trong một tính cách nào về khinh miệt, sự nguy hiểm hay phiền trách, có thể cho một khía cạnh khác về sự việc, đưa nó ra dưới ánh sáng mặt trời, giải thích cho đến những điểm nào của tình cảnh thật sự. Hẳn nhiên, tớ không dựa lý do - và tớ đã không hề muốn - thấy cậu tuyên bố như thế nào và trong mục đích nào cậu đã tìm sự giúp đỡ của tớ lúc cậu bị phiền toái ở Oxford, cũng như không thế nào và trong mục đích nào, nếu có mục đích, để có thể nói rằng cậu đã không rời tớ trong gần ba năm. Không gì cần được thuật lại sự đúng đắn mà tớ quan sát nơi đây không ngừng những ý định cắt đứt một tình bạn bi thảm như vậy đối với một nghệ sĩ cũng như một người ở đẳng cấp của tớ. Đáng lẽ tớ không muốn nhìn thấy cậu diễn tả những cảnh trí mà cậu có thói quen làm với một sự đều đặn gần như đơn điệu, cũng như sự làm tái sinh bộ điện tín đáng quý của cậu với cách hài hòa của tính lãng mạn và tiền bạc, và cũng chẳng muốn kể lại, những đoạn hung hãn và tàn nhẫn của thư cậu viết. Nhưng tớ nghĩ thật tốt cho cậu cũng  như cho tớ, chống đối lại cách phiên dịch của ông Bô cậu về tình bạn của chúng ta, cách phiên dịch thô bỉ không kém phần độc địa và cũng như vô lý trong những khẳng định của ông ấy về phần cậu cũng như làm mất danh dự cho tớ. Cách phiên dịch này đã đi vào lịch sử một cách lạc quan. Nó được kể đến, làm người ta tin, được truyền bá. Ngài thuyết giáo đã dùng nó làm đề tài đạo đức cho mệnh đề. Và tớ, kẻ bị gọi ra trước toàn thế giới, đã chấp nhận sự tuyên án của con khỉ và một thằng hề cho một con người. Tớ đã nói trong thư này, không hề cay đắng, tớ nhìn nhận, cái số phận oái oăm của ông Bô cậu còn làm anh hùng của một quyển sách gửi cho trường học của ngày Chủ Nhật, chỗ của cậu sẽ là gần đứa trẻ Samuel và của tớ là giữa Gilles de Rais và Hầu tước Sade. Không ngờ gì rằng cứ thế là tốt hơn hết. Tớ chẳng có ý muốn than vãn làm gì đâu. Một trong những số bài học mà ta học được trong tù là mọi điều như nó thể hiện và sẽ thể hiện như thế ! Tớ cũng chẳng nghi ngờ gì về người bệnh hủi ở thời trung đại và tác giả của Justine xác nhận bạn đồng hành tốt nhất là Sandfort và Merton.

    Nhưng vào thời điểm mà tớ viết cho cậu, tớ có cảm nhận rằng, trong quyền lợi của cả hai chúng ta, là sẽ tốt, thích hợp và đúng nếu không chấp nhận cách phiên dịch mà ông Bô cậu đã làm cho có giá trị bởi trung gian của luật sư ông ấy cho sự tạo dựng một thế giới vô văn hoá. Và đó là tại sao tớ đã hỏi cậu nên suy nghĩ và viết một vài điều gần với sự thật, điều mà ít ra tốt hơn cho cậu là viết trong những báo Pháp về cuộc sống của cậu và hôn nhân của cha mẹ cậu. Nghĩa lý gì với  bất cứ người Pháp nào nếu cha mẹ cậu có hay không một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc? Điều mà họ chú ý là muốn biết thế nào một nghệ sĩ ở tầng lớp tớ, bởi trường học và hoạt động của tớ đã áp dụng một ảnh hưởng đậm nét trên khuynh hướng tư duy Pháp, đã làm một sự nghiệp như vậy lại có thể dính dấp vào vụ kiện này. Nếu cậu  muốn làm, cho bài viết của cậu, in những thư từ, vô số kể, tớ sợ rằng, trong những thư mà tớ nói với cậu về chuyện phá sản mà cậu gây nên, từ sự điên cuồng đến hành động rồ dại, tai hại cho tớ cũng như cho cậu, và cho những điều đó mà cậu buông thả, và từ mong muốn của tớ hay đúng hơn là từ sự cương quyết của tớ để chấm dứt một tình bạn bi thảm như thế với tớ cũng như trước mọi người, tớ sẽ hiểu, dù là tớ đã không cho phép cậu in ra những thư từ đó. Vào lúc muốn lấy tớ làm sự mâu thuẫn tang chứng, luật sư của bố cậu trình ra trước toà một lá thư tớ đã viết cho cậu vào tháng 3 năm 1893 và trong đó tớ tuyên bố là « thay vì chịu đựng những cảnh tượng khả ố làm cho cậu thích thú, tớ thà bằng lòng làm sự mua chuộc cho những tên thầy xướng ca ở London », thật buồn cho tớ để thấy cái dạng tình bằng hữu này của tớ cho cậu lại được phơi bày một cách bất ngờ như thế trước quần chúng!

 

      Người ta sẽ không muốn thấu hiểu một chủ đề chẳng lợi lộc gì cho họ. Điều mà họ muốn biết là tại sao một nghệ sĩ ở một đẳng cấp như tớ, người mà từ trường học cho đến những hoạt động tớ có, đã thực hiện được một ảnh hưởng đáng kể đến khuynh hướng tư duy của người Pháp, đã có thể, một khi đã có một sự nghiệp như thế, lại dính dấp vào một vụ án như vậy. Nếu cậu tự đề xuất ra, cho bài báo của cậu, để đăng những lá thư, vô số kể, tớ sợ rằng trong những thư đó tớ có viết về sự phá sản mà cậu mang đến cho đời tớ, sự rồ dại cho đến những cơn giận điên cuồng mà cậu đã chẳng kềm hãm nổi, tai hại cho cậu cũng như cho tớ, hoặc đúng hơn về sự cương quyết của tớ để chấm dứt tình bạn khốc hại bằng mọi cách đối với tớ. Tớ sẽ hiểu được, dù là tớ đã không cho phép cậu in ấn gì nhưng lá thư đó. Lúc mà muốn có những bằng chứng quả tang ngược lại cho tớ, luật sư của bố cậu  đã đọc trước toà án một bức thư mà tớ viết cho cậu vào tháng ba năm 1893 và trong đó tớ tuyên bố rằng, « tớ tự nguyện thà làm món hàng chuộc cho lũ thầy xướng ca của London còn hơn là tiếp tục chịu đựng những cảnh tượng khả ố mà cậu lấy đó làm sung sướng », thật là buồn cho tớ thấy tình bạn tụi mình phơi bày một cách bất ngờ trước mắt quần chúng. Nhưng cậu mới chậm hiểu làm sao, khá thiếu nhạy cảm, khá tối dạ trước những gì hiếm hoi, tinh xảo và đẹp đẽ, để đề nghị tớ in những lá thư mà trong đó và bởi chúng, tớ đã cố gắng gìn giữ cho tinh thần và tâm hồn được sống cho tình yêu để nó có thể ngự trị trong mình qua tháng năm dài tủi nhục, với tớ điều đó đã và còn là một nguồn đau đớn rất sâu đậm và niềm tuyệt vọng xót xa nhất. Tại sao cậu lại hành động như thế ? Tớ chỉ ngại rằng quá biết! Nếu sự thù ghét làm cậu mù quáng, lòng kiêu ngạo đã khâu chặt mí mắt cậu bằng một sợi chỉ chắc hơn là kim loại. Khả năng tưởng tượng « cho phép ta hiểu được người khác trong quan hệ thực tế cũng như lý tưởng », tính ích kỷ của cậu đã  làm băng hoại khả năng đó, và vì không được dùng đến nữa, nó không còn được xác nhận. Giống hệt như con người của tớ, trí tưởng tượng của cậu ở trong ngục tù. Lòng kiêu ngạo đã chắn ngang những khung cửa sổ và sự thù hận chính là tên cai ngục.

    Tất cả những điều đó đã xảy ra vào tháng mười một năm kia. Một giòng sông lớn xuôi chảy giữa cậu và một ngày cũng như xa. Cậu có thể thấy qua đó một cánh đồng cằn cỗi một cách khó khăn. Nhưng với tớ, tớ sẽ không nói gần như mọi chuyện đã không xảy đến hôm qua mà ngay hôm nay. Nỗi đau khổ là một khoảng thời gian rất dài. Ta không thể chia nó thành từng mùa. Ta chỉ có thể thu lại những nhịp chân và ghi lại những lần chúng trở về. Với ta, thời gian bản thân nó không đi qua. Nó xoay vòng. Nó như vây bọc quanh một trung tâm duy nhất thật đau đớn. Sự bất động tê liệt của một cuộc đời mà từng chi tiết nhỏ được điều chỉnh theo một chương trình không đổi, như việc ta ăn uống, bước đi, ngủ và cầu nguyện, hay ít ra quỳ gối để cầu nguyện, theo luật lệ sắt thép không lay chuyển, tính cách bất động đến tận từng chi tiết vụn vặt làm mỗi ngày sống thật ghê rợn giống y như ngày đã qua. Ta chẳng biết gì nữa về đời sống ngoài kia. Về thời gian của mùa gieo hay mùa gặt, về những người thợ gặt khom mình trên những cành lúa hay những người hái nho đi qua những vườn nho, những vườn lá cỏ đọng tuyết, những cánh hoa rơi hay từng cành cây trĩu nặng quả chín. Ta không biết gì cả. Ta chẳng thể biết được gì. Với ta, chỉ có mỗi một mùa, mùa của đau đớn. Mặt trời và vầng trăng nào như đã rất tuyệt vời mà ta không còn nữa. Ngoài kia, ngày có thể óng vàng hay xanh biếc, nhưng ánh sáng lọc qua làn kính đục mờ của khung cửa sổ chắn song sắt, dưới đó ta ngồi, lặng câm và sầu khổ. Mãi là hoàng hôn của ngục tù, như mãi là hoàng hôn trong tim ta. Và trong lãnh vực tư tưởng, cũng không kém thời gian, sự hoạt động không còn hiện hữu. Điều mà con người cậu đã quên từ lâu, hoặc cậu có thể quên một cách dễ dàng, đang đến với tớ lúc này và sẽ còn đến với tớ ngày mai. Hãy nhớ lấy điều đó! Cậu sẽ hiểu được một chút lý do tại sao tớ viết và tại sao lại viết cách này …

( còn tiếp )

 

 

 

 

Đỗ Nguyễn
Số lần đọc: 630
Ngày đăng: 29.01.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
1922 Jacinto Benavente (Tây Ban Nha, 1866 – 1954) - Lê Ký Thương
Lời trần tình (phần 6) - Đỗ Nguyễn
Tác phẩm "Suối Nguồn Tâm Thức" Một Đời Thơ của nhà thơ Thái Tú Hạp - Trần Yên Hòa
Lời trần tình ( phần 5 ) - Đỗ Nguyễn
Anatole France (Pháp, 1844 – 1924) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần 4 ) - Đỗ Nguyễn
1920 Knut Hamsun (Na-uy, 1859 – 1952) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần 3 ) - Đỗ Nguyễn
Dọc đường văn nghệ (Phần 64) Lưu xông pha (Hoài diễm từ): tâm trạng cùng cực cô đơn - Trần Dzạ Lữ
Lời trần tình (phần 2) - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Ngọn gió nào… (truyện ngắn)
Tả ngạn (truyện ngắn)
Cây rừng vô cảm (truyện ngắn)
Chân mây xa vời (truyện ngắn)
Triền dốc lãng quên (truyện ngắn)
Chiều phai Dã Quỳ (truyện ngắn)