Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.148
123.226.156
 
Văn nghệ khai Xuân
Từ Sâm

 

“Tết đến xuân về”, nhưng năm nay tết đến mà xuân vẫn chưa về. Xuân còn nán lại chờ qua tiết “đại hàn” mới gõ cửa. Mồng 4 mới “lập xuân”, tức mùa xuân đến khi ba ngày tết đã qua.

Tiết “lập xuân”, trên dưới tờ lịch, âm dương cùng ngày, giờ “nhâm tý”, ngày “mậu tý”, năm “nhâm dần”, người đời cho là “tốt” trong câu truyền tụng “trai nhâm gái quý”.

 

Tết đến hối hả, trôi nhanh như câu chúc mừng năm mới, xuân về như hoa vườn nhà cùng ta ở lại.

 

“Văn nghệ khai xuân”, đúng hơn là đọc ‘báo xuân” vào ngày “lập xuân”. Tôi mở trang chữ “Văn nghệ Quảng Ninh” (Quảng Bình), tập san văn nghệ huyện nhà.

Ly rượu mừng cùng các bạn văn, người quen, người lạ nhưng hội tụ về vùng quê có bóng Đầu Mâu nghiêng về Hạc Hải.

 

Các văn nhân hội tụ đầu năm, dù chỉ gặp nhau trong trang sách, cùng quê ở huyện nhà. 

Hoàng Hữu Dực, Lê Ngọc Huân, Trương Vĩnh Hạnh, Nguyễn Viết Lợi, Lê Thị Tâm, Nguyễn Đại Duẩn, Thành Duy, Ngọc Gặp, Lê Thị Bình Minh, Hoàng Thu Thủy, Lê Thị Lan, Thanh Vân, Hoàng Trọng Đề, Nguyễn Văn Hoàng, Phạm Thế Bông, Đỗ Duy Văn, Nguyễn Đại Á, Trương Thị Cúc, Nguyễn Bình An, Nguyễn Văn Hiếu, Trương Văn Quê, Trương Vĩnh Chanh,  Lý Hoài Xuân, Thảo My, Nguyễn Viết Mạch, Đại Đại, Từ Sâm…

 

Trong các “bạn văn” nêu trên, làng Nguyệt có các tác giả gồm Nguyễn Đại Duẩn, Nguyễn Đại Á, Lý Hoài Xuân và Từ Sâm.

Theo tục lệ, một mâm 6 người là đủ, bữa nay “tiến lên” 10 thậm chí 12 người một mâm để  phù hợp với…“kinh tế thị trường”.

Vào tiệc xuân, tôi chọn mâm 6 như thuở cha ông, để giữ cách cốt cách truyền đời, giữ “nếp ăn” làng quê một thuở. Làng Nguyệt có 4, thiếu 2 người, tôi mời thêm một người làng Quảng Xá, cũng xã Tân Ninh với Làng Nguyệt là nhà thơ Nguyễn Bình An và một người nữa là người di trước, là nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian và biên tập “Văn nghệ Quảng Ninh”, anh Đỗ Duy Văn.

Nói về “người văn nghệ” trong mâm của mình khi ly đã cạn, hoa trên môi đã nở khi trải qua bao mùa dãn cách.

Thầy giáo Nguyễn Đại Á, thơ văn với thầy là nơi nghỉ chân, là nơi để nỗi buồn trú ngụ, nơi để niêm vui chảy tràn qua khóe cười trong đời cầm phấn.

“Trong ta còn đọng bao điều

Một câu hát cũ một chiều đầy vơi”

Và,

“Bồi hồi tĩnh lặng ngày xưa

Cây bàng còn đó em vừa đi xa”

 

Nguyễn Đại Duẩn là cựu chiến binh, là nhà giáo. Anh là thành viên trong ban tuyển chọn tập sách này. Anh làm thơ, viết văn là cây bút sung sức khi đã xa viên phấn bảng đen.

“Bụi phấn li ti nhẹ rơi trên bảng

Vẽ nên đồng làng cánh cò trắng bay bay”.

 

Nhà thơ Lý Hoài Xuân, anh họ Nguyễn Đại, họ bên ngoại của Từ Sâm. Anh  học trên một lớp, giỏi văn khi học còn phổ thông. Bài thơ “Nhật Lệ trăng huyền thoại” được nhạc sỹ Hoàng Sông Hương phổ nhạc trở nên thân thuộc.

“Bập bềnh ru ngọn sóng
Điệu hát tình lênh đênh
Nhật Lệ trăng huyền thoại
Sóng vỗ! Trào tim anh…

Nhật Lệ trăng huyền thoại
Mắt ướt buồn chiêm bao

Nhật Lệ trăng huyền thoại
Em hát vầng trăng chao”

Về thơ, tôi thích nhất bài “Của rơi” của anh, bài thơ có tính triết lý về cuộc sống, về hạnh phúc.

“Anh như của rơi
Nằm bên vệ cỏ
Em thương nhặt về

Bởi vì sợ mất
Em đã buộc anh
Bằng nhiều sợi chặt
Bởi vì sợ trói
Anh tuột khỏi em

Lại nằm trên cỏ...”

Nâng ly chúc mừng bạn học, nhà thơ Nguyễn Bình An, cựu tổng biên tập tạp chí “Nhật Lệ”, nguyên chủ tịch hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình. Anh ở làng Quảng Xá, cách làng Nguyệt quãng đường.

Lời hẹn gặp nhau trong mùa covy như “Lỡ hội”  trong bài thơ của anh

“Một lần để lỡ nhân duyên

Lánh xa câu hát dấu thuyền buông neo”

Tôi nâng ly chúc mừng nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Duy Văn, từ nhà anh nhìn ra sông Nhật Lệ, bên kia là “lũy Trường Sa” trong hệ thống “Lũy Thấy” tức thầy giáo Đào Duy Từ thời Nguyễn. Anh trải lòng mình “tự tình” với xuân

“Thao thức bao đêm nói với xuân

Mùa xuân ta nhớ- nhớ bao lần

Thương đêm hò hẹn tìình bằng hữu

Nhớ buổi giao hoan nghĩa cố nhân”

Rượu sâm banh nổ báo xuân về chạm ngõ các nhà thơ.

Tôi nhận tập san vừa có tiền “lì xì” nhuân bút, cái phong bao chứa đựng ân tình từ quê hương ấm cúng món quà xuân.     

Chúc mừng năm mới, chúc mừng tập san “Văn nghệ Quảng Ninh”.

 

 

 

 

Từ Sâm
Số lần đọc: 812
Ngày đăng: 02.02.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Thơm xứ thần kinh” gửi gió thanh tao - Võ Quê
Thơm tho biết mấy, ngọt lành… - Võ Quê
“Thương quê những nỗi niềm” - Võ Quê
Gặp gỡ trên đường dài mộng mị - Trần Trung Sáng
Tập truyện Bên Đời của Trần Thế Phong - Hoài Niệm Quê Hương. - Trần Yên Hòa
Biên khảo 'Marie Curie, một đời hy sinh cho khoa học' của Nguyễn Thế Tài - Thy An
Hành trình tìm…A của Bùi Minh Vũ - Ngô Thị Minh
Ơi có nhiều mây tím và thơ - Võ Quê
Tác giả trẻ Vĩnh Thông với chuyên khảo “Đình và làng Bình Thủy” - Thành Luận
Chuyện buồn vui thêm – bớt giữa đời thường - Võ Quê
Cùng một tác giả
Luyến (thơ)
Làng (thơ)
Khuyết (thơ)
Ảo (thơ)
Nợ em (thơ)
Tôi (thơ)
Sắn (thơ)
Ghép (thơ)
Chị (thơ)
(thơ)
Thằng Tít-rằn (truyện ngắn)
Gánh (thơ)
Nụ hôn trầm tích (truyện ngắn)
Cổ phần đêm 30 (truyện ngắn)
Gửi trái tim (tiểu luận)
Văn nghệ khai Xuân (điểm sách)
Mùi của bếp (tạp văn)
Mùi của bếp (phê bình)