Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.160
123.203.322
 
Lấn chiếm vĩnh hằng trong thơ Yves Bonnefoy
Triệu Từ Truyền

    Bên cạnh thơ Đường Trung Quốc có thơ thời Phục Hưng của Pháp gần gũi với đọc giả Việt Nam. Thơ của các nước khác được giới thiệu chưa đủ thấm đẫm tâm hồn Việt Nam. Đối với thơ cuối thế kỷ 19 và 20 của Pháp chỉ số ít những người làm thơ, và quan tâm đến thơ mới tiếp cận. Dù trong bối cảnh lịch sử nào, người thích mới và lạ không nhiều, người hiểu đúng mới và lạ càng hiếm hoi. Riêng với thơ, từ xưa đến nay người bắt chước viết theo phong cách của nước bạn thường chỉ cố làm giống hình thức. Họ tưởng làm thơ như đóng xe ô tô, cứ đóng thùng xe cho giống là yên tâm (vì máy xe sẽ nhập). Thơ không phải là sản xuất vật thể. Hình thức dùng Tân hay cổ là chuyện nhỏ.

 

Ngay từ giữa thế kỷ 19, Nguyễn Văn Siêu đã viết:"… Cái tô sức ở bên ngoài (hình thức) thì bên trong tàn tạ; cái vun đắp bên trong (nội dung), thì bên ngoài tốt tươi. Đó gọi là cái lớn (bên trong) thì đủ sức bao dung cái nhỏ, mà cái nhỏ không đủ sức nâng đỡ cái lớn". Nhu vậy học ở người khác trước hết nên suy ngẫm cái lớn, cái bên trong. Cao Bá Quát từng phàn nàn thơ sáo rỗng:"Có thể nghìn bài chứa đầy bể khổ, hầu hết đã cạn khô ruột, ham được khoe (văn vẻ) nhiều, không quan hệ gì đến tính tình cả"… Tô Đông Pha bàn về cách viết có nói: Không học là hơn: ai hiểu được ý ấy, thì có thể cùng nói chuyện về việc làm thơ được".

 

Vậy dịch thơ cuả ngôn ngữ khác có nên chăng ? Nhà thơ Pháp Yves Bonnefoy trả lời rất xác đáng:”Việc dịch thơ nhận ra và làm nổi bật tính thống nhất cuả THÂN PHẬN CON NGƯỜI “.Dịch không chỉ là mô phỏng bề mặt cuả lời chữ . Phương Đông và Phương Tây bao giờ đều chỉ một thông điệp về thơ.

   

Thân phận con người trong thơ Yves Bonnefoy đã hiện thể đến mức nào mà nhà thơ Pháp này được giới thiệu là ứng viên cuả giải thưởng văn học Nobel ? Yves Bonnefoy sinh năm 1923 tại Tours,Pháp, đã học toán và triết học. Ông đã đi xuyên qua các trường phái và trào lưu văn học thế kỷ 20 của Pháp (tượng trưng,dada,siêu thực,hiện sinh,cấu trúc,hậu hiện đại…)để còn lại phong cách độc đáo của mình.Kiểu tư duy Yves Bonnefoy:

Người lái đò/bằng cây sào ưu tư/đụng vào vai anh/trong bóng đêm che phủ/anh vô vọng dò tìm/tận đáy sông sâu.

 

Con người sống là dò tìm ,không chỉ trượt dài trên lối mòn,dù đó là tiến trình của xã hội hoặc con đường thi ca. Ấy là thân phận cô đơn của lữ khách chân chính.

 

Trong bài nghệ thuật thi ca(art de la poésie):…trái tim hữu thế/có quỉ dữ trong mạch máu/vừa trốn chạy vừa kêu la/có trong miệng tiếng noí buồn đẫm máu/được lau sạch rồi nói tiếp.

 

Yves Bonnefoy bị cho là viết khó hiểu,với phần đông đọc giả động não ước lệ và lười biếng nghĩ suy.Nếu ai biết san sẽ kí ức,mở cửa tâm linh sẽ gặp lời đồng-điệu nêu trên.

 

Trong thi ca,trái tim chính là hữu thể(L’être),sự tồn tại nền tảng,song khi bơm máu đi trong các đường gân,thớ thịt phải điên cuồng,bạo liệt như loài quỉ-Đó là một trực cảm vô thường,chuyển hoá giữa lành và dữ,giữa đẹp và xấu,giữa nhân tính và thú tính…tục ngữ Việt Namcó ý tưởng tương đương:”một lời nói một đọi máu”.Câu thơ là tiếng nói được cân lường với máu.

 

Trong bài gửi giọng hát KATHELEEN FERRJER(À la voix de Katheleen Ferrjer),Yves Bonnefoy, đã chứng nghiệm được những thành tựu của vật lý hạ nguyên tử,các hạt dao động của tiếng hát trôi giữa hai bờ:

 

  Dường như em hiểu hết hai bờ/tột bậc sướng vui và khổ đau cùng cực/Ngoài kia giữa những cây sậy xám trong ánh sáng/dường nhưem lấn chiếm vĩnh hằng”.

Dù là nhỏ bé như một cây sậy,những người tài hoa vẫn lấn chiếm được vĩnh hằng.Có thể trích thơ của Yves Bonnefoy mãi,vì đến nay đã có hàng chục tác phẩm đã xuất bản.Trong giới hạn bài viết này,Yves Bonnefoy là một gợi ý vềvài việc dính dáng đến thi ca.

 

Suy đến cùng những chữ của Cao Bá Quát và Nguyễn Văn Siêu ở phần đầu bài viết giúp người làm thơ soi rọi lại chính mình.Nếu ở thế kỉ 21,mà chỉ làm thơ như ở thế kỉ 13,15 hay 17 thì không nên làm,vì thời đại nào cũng có đỉnh cao thi ca của nó,bắt chước y như cũ không thể hay hơn được,dẫn đến ước lệ nhàm chán. Đồng thời,bắt chước làm mới theo kiểu hình thức nào đó,giống như ghép nhiều sợi chỉ dọc với nhau,không có sợi chỉ ngang của tâm tư,tình cảm,không thể dệt được tấm lụa thơ óng ả.Hơn nữa,ai chỉ làm thơ vì cái gì ở bên ngoài nội tâm thì không thể có sang tạo. Đúng như Rainer-Maria Ricke từng khuyên nhũ:”tìm lý do bắt buộc ông phải viết,tìm xem nó có cắm rễ vào những nơi sâu kín của tâm hồn ông không;hãy thú nhận với mình xem ông có chết khi bị cấm viết hay không?”.Những nhân tài thi ca đều trả lời dứt khoát được câu hỏi triệt để này,trong đó có Yves Bonnefoy

 

  Và đôi mắt hắn nhắm/với tấm thân trần truồng/miệng lại đòi muối mặn/không cần lời chữ suông.

 

   Bút pháp của mỗi dân tộc,mỗi nhà thơ là dấu vân tay của họ.Vì vậy đừng nên mù quáng bắt chước phong cách mà chỉ nên san sẻ thân phận con người trong thi ca nhân loại./.

 

6/2003

 

Triệu Từ Truyền
Số lần đọc: 3631
Ngày đăng: 11.12.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những cây bút trẻ Tp Hồ Chí Minh mươi lăm năm trở lại đây. - Trần Thanh Giao
30 Năm sáng tác văn học Tp Hồ Chí Minh - Trần Thanh Giao
Kỷ niệm 240 năm sinh đại thi hào dân tộc Nguyễn Du :Giả thiết về cái chết của tác giả Truyện Kiều - Trần Ngọc Vượng
Nhân Ngày Hội Thơ Việt Nam( Rằm tháng Giêng năm Giáp Thân) : ĐỐI THOẠI VÀ CHUẨN MỰC THI CA - Võ Tấn Cường
Những thông tin chính thức của chính tác giả về Bài thơ Kỷ vật cho em của Linh Phương - Linh Phương
Ba tác phẩm vừa được tái bản của NHÀ VĂN TRIỆU XUÂN - Ngô Thanh Hương
Sự lệch chuẩn của ngôn ngữ thi ca - Võ Tấn Cường
Cách nói - Nguyễn Hữu Hiệp
Cách diễn đạt, sự chạm khắc và phong cách viết - Trúc Thông
Đền thờ quốc mẫu âu cơ - Phạm Anh Hoan