Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.203
123.205.429
 
Bàn về đi du lịch ngày Tết
Hoàng Xuân Hoạ

 

Những năm gần đây, nhiều gia đình có thú vui mới là chọn ba ngày Tết đóng cửa đi chơi xa, du lịch xa. Người vào thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc để “ăn Tết” trong... Ri - Sọt (Risert), khách sạn cho sang chảnh, làm người nhiều tuổi chúng tôi rất ngạc nhiên, rất lạ với những thú vui vượt ra ngoài phong tục ba ngày Tết xưa nay. Bời vì từ xưa đến giờ chúng tôi chưa thấy như vậy trong những ngày năm hết Tết đến? Thường là, đi làm ăn xa đâu đâu năm hết Tết đến ai cũng trở về để sum vầy, đoàn tụ gia đình dù là Tết to hay nhỏ, giàu hay nghèo.

Việt Nam chúng ta đang hội nhập vào thế giới về nhiều mặt:  Kinh tế, khoa học - kỹ thuật, quân sự và văn hoá... Vì ở đâu có con người thì ở đó có văn hóa. Mỗi nước, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng của mình; đôi khi, đôi quốc gia cũng có sự chung đụng về văn hóa – văn hóa Tết. Như Tết  Nguyên đán của  Việt Nam, Tết Bunpimay của Lào (Thái Lan gọi là Songkran – Té nước), Tết Tây (Tết Dương lịch) của Âu - Mỹ.

Việt Nam có Tết Nguyên đán, chung cùng Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cô và Bhutan (trước kia, gồm cả Nhật Bản)...  Tết Bunpimay diễn ở các nước: Lào, Campuchia, Thái Lan và Miến Điện... vv... Riêng Tết Nguyên đán của Việt Nam có điểm đặc biệt. Diễn ra từ chiều ngày 30 tháng Chạp (năm đủ), hoặc 29 (năm thiếu), được gọi là Tất niên. Tết mang ý nghĩa tâm linh trong từng nhà, vì thế nên hầu hết các gia đình Việt Nam có gia giáo truyền thống đều coi Tất niên và ba ngày Tết là thiêng liêng. Trước hết để nhớ về tổ tiên, ông bà và cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình thành người. Mâm cỗ cúng Tất niên được con cháu dâng cúng chiều 30 Tết, thắp lên ba nén hương để mời tổ tiên, ông bà, bố mẹ về ăn Tết cùng con cháu cho thấy đó là một gia đình ấm áp, hạnh phúc và cứ thế duy trì hương khói trên ban thờ cho đến hôm hóa vàng. Phút Giao thừa thì có mâm cúng các vị thời thần (Thần thời gian, còn gọi là Hành khiển), đón Hành khiển cai quản năm mới, tiễn Hành khiển hết nhiệm kỳ năm cũ về trời nghỉ ngơi hoặc làm việc khác. Sáng mùng 1 lại sắm mâm cúng, gọi là mâm cúng tổ tiên mùng 1 đầu năm. Nhiều gia đình có truyền thống đều coi mâm cúng sáng mùng 1 là quan trọng, đó là tấm lòng thành kính với tổ tiên. Ý nghĩa vậy thì sao chúng ta không làm theo để GIỮ LỬA truyền thống do ông bà để lại? Chúng ta vui chơi qúa chớn đến độ ba ngày Tết, bỏ ban thờ hương lạnh, tro tàn đi ngắm cảnh này nọ, nơi này nơi kia cho sướng mắt, uống, ăn đặc sản này nọ kia khác cho sướng miệng? Giả dụ, cha ông chúng ta có linh hồn thật, ba ngày Tết về thật. Khi về nhà thấy con cháu khoá trái cửa đi chơi thì các cụ sẽ tủi thân biết chừng nào, thất vọng đến thế nào về con cháu mình? Sao không để sau ba ngày Tết, từ mùng mười tháng giêng cho đến hết tháng ba, trên đất nước ta từ Bắc chí Nam có đến gần bốn nghìn lễ hội to nhỏ khác nhau cho chúng ta vui chơi… du lịch thỏa thích.

 

Trớ trêu thay, khi có ý kiến đề xuất thăm dò dư luận XH bỏ Tết Ta để ăn theo Tết Tây thì rất nhiều ý kiến phản bác. Phản bác vậy nhưng nhiều nhà, nhiều người ba ngày Tết vẫn bỏ hương lạnh khói tàn để du lịch đó đây chụp ảnh ghi hình tự sướng!

 

Về nguồn gốc Tết Nguyên đán của Việt Nam

Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta thì từ thời họ Hồng Bàng dựng nước, nước ta đã ăn Tết Nguyên Đán. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh dày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai của đời Hùng Vương thứ 6. Từ đó, có thể thấy rằng nước ta đã sớm hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt – với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa, gạo và những sản vật nông nghiệp khác. Gạo – sản vật chính nuôi sống con người, trong đó có gạo nếp thơm ngon nhất nên được chọn làm thành các thứ xôi giấc, xôi đậu và các thứ bánh dành cho việc cúng lễ thần thánh, tổ tiên trong ngày đầu năm mới.

 

Sẽ có những người phản bác ý kiến này của tôi. Vâng, xin các bạn cứ phản bác và làm theo ý của mình cho đúng mốt “thời thượng”!?

             

                                                                                                                  

 Mùng 2/2/2022

 

 

Hoàng Xuân Hoạ
Số lần đọc: 563
Ngày đăng: 09.02.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bỏ tết để…văn minh. - Thiếu Khanh
Chọn tuổi xông nhà – vài lưu ý cần biết - Đặng Xuân Xuyến
Bản tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu thực - Võ Công Liêm
“Hồn mộng” Nguyễn Du trong thơ chữ Hán - Nguyễn Anh Tuấn
Tại sao “Mẹ tròn con vuông?” - Thiếu Khanh
Hồn Việt đó, trong từng con chữ Elena Pucillo - Đỗ Trường
Về câu chúc mừng cô dâu chú rể “Sắt cầm hảo hợp” - La Thụy
Vài dòng lan man về từ ghi trên thiệp cưới - La Thụy
Tiếng Hồ Cầm gieo cảm xúc vào thơ tôi - La Thụy
Đọc lại“Nhà Văn Hiện Đại” của Vũ Ngọc Phan(1904-1987) - Phan Văn Thạnh