Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.211.497
 
NĂM 1924 Wladyslav Reymont (Balan, 1867 – 1925)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)


(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

            

Những người nông dân (Chlopi - 1904 - 09) là tác phẩm của trí tưởng tượng viết bằng tiếng Ba Lan, khởi đầu từ một cuốn tiểu thuyết theo trường phái tự nhiên, đặc biệt về hình thức mà thể loại đó tiếp nhận là từ nhà văn Zola của Pháp. Reymond đã thừa nhận rằng ý tưởng về tác phẩm của ông được gợi lên nhờ quyển tiểu thuyết La Terre của Emile Zola, không phải do lòng ngưỡng mộ của ông đối với cuốn sách mà do sự phẫn nộ và đối kháng kích động. Trong cuốn sách đó, ông nhận ra tính cách của tầng lớp xã hội mà ông lớn lên và yêu mến với tất cả tâm hồn, được nuôi dưỡng bằng những hồi ức tuổi thơ, được mô tả theo qui ước, bị bóp méo và thô lỗ. Ông từng có nhiều kinh nghiệm phong phú về tầng lớp này, ngay trong lòng nó, và với một sự hiểu biết đầy đủ về nó chứ không phải như Zola, chỉ đơn thuần thông qua những bài báo điều tra vội vàng cho phù hợp với một chủ đề được định trước và những kết quả sắp sẵn. Ông muốn mô tả tầng lớp này một cách trung thực, không vì một lý do gì mà làm sai lệch nó. Nhưng Zola lại có một ảnh hưởng quyết định đến tác phẩm theo một kiểu cách hoàn toàn khác và tích cực hơn. Tác phẩm Những người nông dân mà chúng ta biết dưới hình thức cuối cùng của nó, khó có thể hiểu được nếu không có những bài học mà Reymont rút ra được từ tác phẩm của Zola như một tổng thể - sự mô tả tinh tế về môi trường, tính chân thực không nhân nhượng của nó, và những hoạt động hài hòa với thiên nhiên bên ngoài và đời sống con người. Mặc dù, Những người nông dân, có khuynh hướng là một tiểu thuyết theo chủ nghĩa tự nhiên nhiều hơn về mặt phương pháp, nhưng lại là thiên anh hùng ca về mặt tầm vóc.

 

Tác phẩm đạt được thành quả của nó chính là từ thực tế mà tất cả yếu tố xung đột và tình trạng náo động dần dần được giải quyết trước mắt chúng ta, giống như nhiều cơn sóng chống lại một con sóng; những vòng tròn không bao giờ trải dài tới tận chân trời bình lặng tiếp giáp với thi ca; tình trạng náo động không đặt câu hỏi và không còn gởi lời than van vượt qua giới hạn đó. Thế giới mà chúng ta có trước mặt chúng ta là một thế giới hữu hạn và những nền tảng của nó không thể lay chuyển; nhưng nó không phải là thế giới của sự cưỡng bách và giam hãm. Nó rộng lớn đủ cho con người có thể biểu lộ chính mình bằng hành động theo thước đo năng lực của họ. Đó chính là sự hài hòa của một vẻ đẹp nên thơ. Bất kể niềm hạnh phúc nào được ghi nhận, điều khổ đau nhất không thể chữa lành - sự khác biệt giữa thực tế đã qui định  và những đòi hỏi lý tưởng - là không được tìm thấy ở đó, hoặc ít nhất nó cũng không đạt đến sự hiểu biết. Bi kịch cay đắng thường xuyên nhất, là bi kịch từ bên trong làm tiêu tan một sinh vật thành từng  mảnh, vẫn chưa được tái tạo; những hình thù mà chúng ta thấy là toàn vẹn và vừa bình dị vừa chuyển động... Dù cho những hình thù này lớn hay nhỏ, dù diện mạo chúng đẹp hay xấu, chúng vẫn khoác một vẻ đẹp tạo hình và một thứ  tượng đài bằng chất dẽo. Đó chính là điều mà nhà văn Ba Lan này muốn đạt tới trong tác phẩm Những người nông dân, và ông đã thành công.

 

Tóm lại, quyển tiểu thuyết có tầm vóc sử thi này được viết  bằng một nghệ thuật thật cừ khôi, xác thực, có sức hấp dẫn đầy ma lực, mà chúng ta có thể tiên đoán rằng nó sẽ có giá trị và thứ hạng trường cửu, không phải chỉ trong nền văn học Ba Lan mà còn trong dòng văn học giàu tính sáng tạo./

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 606
Ngày đăng: 25.02.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lời trần tình ( phần 11) - Đỗ Nguyễn
Lời trần tình (phần 10) - Đỗ Nguyễn
Lời trần tình (phần 9) - Đỗ Nguyễn
William Butler Yeats - Lê Ký Thương
Lời trần tình (phần 8) - Đỗ Nguyễn
Lời trần tình ( phần 7) - Đỗ Nguyễn
1922 Jacinto Benavente (Tây Ban Nha, 1866 – 1954) - Lê Ký Thương
Lời trần tình (phần 6) - Đỗ Nguyễn
Tác phẩm "Suối Nguồn Tâm Thức" Một Đời Thơ của nhà thơ Thái Tú Hạp - Trần Yên Hòa
Lời trần tình ( phần 5 ) - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)