Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.211.144
 
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 25)
Phan Tấn Uẩn

 

            Tôi có một ngày vui bên cạnh Ron trong căn nhà bungalow ở làng Trung Châu trong dịp tham dự buổi họp báo tổng kết trận chiến Mountains Pan (Chảo Núi).Buổi họp báo quan trọng đến mức chúng tôi phải chuẩn bị trước nhiều ngày. Phần thủ tục tham dự có hai loại giấy phép, một dành cho phóng viên bình thường, và một dành cho phóng viên chọn lọc. Tôi thuộc loại thứ nhất, Ron thuộc loại thứ hai.Nghĩ về chuyến đi sặc mùi chiến trận, tôi nhớ có lần đã đọc tài liệu đặc biệt 'In Form of War' ghi nhận những cảm xúc về chiến tranh  qua nhiều hình thức viết văn truyền thống. Mục đích chung của In Form of War  là phân tích cảm xúc chiến tranh từ nhiều góc độ khác nhau: trải nghiệm cảm xúc của lính chiến, dân thường và khán giả. Các tác phẩm văn học và sân khấu phỏng theo chủ đề chiến tranh tạo hiệu ứng cảm xúc cụ thể, bao gồm cả tuyên truyền. Người ta còn nghiên cứu về truyền thống, lịch sử và biểu diễn của những cảm xúc liên quan đến chiến tranh.Các tác phẩm chiến tranh cũng được xây dựng bằng cảm xúc…

            “ Ron… Nghĩ đến chiến tranh, tôi muốn rút lui khỏi chuyến đi nầy.”Có nỗi ghê sợ trong tôi.

            “ Bạn sợ chiến tranh, nhưng bạn vẫn biết thành ngữ “muốn có hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh” (if you want peace, prepare for war) chứ ? Thành ngữ nầy bắt nguồn từ tiếng Latinh có từ thời thượng cổ Plato.

            “ Vâng . Tôi biết.”

            “ Bạn nên nhớ chiến tranh thúc đẫy lịch sử tiến về phía trước.”

            “ Cũng phải phân biệt hai loại chiến tranh của văn minh và man rợ, bất nghĩa và chính nghĩa, độc ác và nhân văn…”

            “ OK. Nhất là nhân danh một lý tưởng nào đó để lừa mị dân chúng…”

            “ Còn giấc mơ Hoa Quốc Mộng của bọn Tàu phù, bạn xếp vào loại gì nếu chúng đủ sức gây chiến để bành trướng…”                             

            “ Họ luôn ôm mộng gây chiến để thay đổi bản đồ thế giới, nhưng không đủ sức mạnh,và nhất là chúng không phải là giống dân chiến sĩ (warrior)”

            “ Vậy giống dân nào là dân warrior ?”

            “ Có nhiều, nhưng Anglo Saxon là số một.”

            “ Tôi hiểu tại sao bạn nói như vậy.”

            “ Không  phải vì tôi có gốc gác Anglo-Saxon . Nhưng giống dân nầy là nguồn gốc của nền văn minh hiện đại qua đế quốc Anh thế kỷ 19 và đế quốc Mỹ thế kỷ 20 . Hiện nay 5 nước Anh, Mỹ, Úc, New Zealand, Canada đều do giống dân Anglo-Saxon cai trị.Trác Bạt là bạn thân tôi mới nói vậy. Thế giới không muốn cũng phải chấp nhận sự thật lịch sử. Đúng không ?”

            “ OK. Tôi có nghe một thanh niên Nam Thường thú nhận, nếu hắn có quyền chọn “thực dân, đế quốc” vào cai trị Giao Thường, hắn sẽ chọn thực dân Anh…”

            “ Thanh niên đó nói thật lòng,tôi đoán tên nầy là luật sư am hiểu chính trị. Riêng Trác Bạt, biết gì về Anglo-Saxon ?”Ron hỏi tôi.

            “ Tôi cũng biết tổng quan ,Anglo-Saxon là thành viên của các nhóm nói tiếng Đức di cư vào Anh. Lịch sử Anglo-Saxon bắt đầu từ thời kỳ cận La Mã trong thế kỷ 5 và 6 , với Cơ đốc giáo của họ trong thế kỷ thứ 7. Nước Anh thống nhất dưới quyền bá chủ của Wessex trong suốt thế kỷ 9 và 10; kết thúc bằng cuộc chinh phục nước Anh của người Norman vào năm 1066 nhưng vẫn giữ bản sắc Anglo-Saxon. Quá trình hội nhập văn hóa và xã hội với người Celt, người Đan Mạch và người Norman đã trở thành người Anh hiện đại…”

            “  Vậy, Trác Bạt còn sợ chiến tranh nữa không ?”

            “ Sợ hay không tôi vẫn lên án chiến tranh.”

            Ron cười, chỉ tay và nheo mắt nhìn tôi :

            “ Bây giờ thì sao ? Có tiếp tục đi với tôi tham dự tổng kết chiến tranh không ?”

            Chúng tôi vỗ vai nhau, cười đùa …

            Chuyến đi hôm nay, Ronald Dickson Woodroof lo phần giấy phép.Theo một cách thức quen biết nào đó, Ron đã vận động ban tổ chức cung cấp cho chúng tôi hai bộ quân phục tác chiến với đầy đủ trang bị nón sắt, súng ngắn. Chúng tôi háo hức đợi giờ khởi hành vào lúc bốn giờ sáng. Emily và Phùng Bích tại nhà chúng tôi trong làng Trung Châu,cũng chuẩn bị trước một ngày để đưa tiễn chúng tôi . Họ có mặt tại nhà Ron trước bốn giờ sáng và ngạc nhiên thấy một chiếc Jeep dân sự . Lưu ý, xe Jeep không chỉ có loại quân sự, người ta còn sản xuất các thương hiệu dân sự mà dân Mỹ trắng rất thích. Ở đây ban tổ chức dùng Jeep dân sự để ngụy trang việc đưa chúng tôi đến Bộ Chỉ Huy trước khi bay đến căn cứ Mountains Pan.

            Về lý do Ron chọn trận chiến Mountains Pan làm biểu tượng , theo Ron , vì đây là nơi chứng minh thực tế những nghiên cứu, đánh giá của các nhà phân tích chiến lược phía Đồng Minh. Kết quả trận chiến Mountains Pan thế nào sẽ dẫn đến quyết định tối hậu cách chấm dứt cuộc chiến ủy nhiệm trên đất nước Giao Thường. Tôi theo chân Ron  đến Mountais Pan với tư cách là một ký giả thực tập sau khóa học, và giúp Ron tiếp xúc với người dân quê mộc mạc của Nam Thường. Ron cho tôi xem thông tin về nguồn gốc phát sinh Mountains Pan .

            Theo đó vị tướng Tổng tư lệnh Đồng Minh Nam Thường đã xác định "Chảo Núi có thể đóng vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của kẻ thù từ một nước lân cận. Nó còn là một căn cứ xuất phát các cuộc hành quân; là đường băng của máy bay trinh sát khảo sát đường mòn chiến lược dọc theo dãy núi lớn; một mỏ neo phía tây để phòng thủ phía nam ; và cuối cùng là điểm xuất phát cho các hoạt động mặt đất để chia cắt đường mòn”

            Ron còn cho tôi biết thêm về hàng rào mang tên Mac Cathy. Phòng tuyến điện tử nầy là tên gọi hệ thống các phương tiện điện tử phát hiện thâm nhập, được quân đội đồng minh sử dụng dọc theo ranh giới chia cắt Bắc và Nam Thường  như một biện pháp trinh sát mặt đất tự động nhằm phát hiện các hoạt động vận chuyển của quân đội Bắc Thường lưu thông qua khu vực.

            Chúng tôi bay trên vòng đai Mountains Pan nhìn xuống cảnh tượng đỗ nát sau trận chiến với thây người còn vương vải, chồng chất xương máu địch quân. Phải chăng đây là hình ảnh từng được mô tả là Hamburger Hill ? Hình ảnh nầy phát sinh khi một trận chiến kết thúc : từ một trực thăng bay ra những đống mũ sắt và áo khoác mỏng dính máu ; một phóng viên tìm thấy mảnh bìa cứng và một chiếc khăn quàng cổ màu đen được ghim vào thân cây bị cháy đen. "Đồi thịt băm," một người lính viết nguệch ngoạc trên tấm bìa cứng, và một người lính khác đã thêm dòng chữ :" Chết như vậy có xứng đáng không? "  Máy bay đỗ trước sân bộ chỉ huy Chảo Núi. Chúng tôi vào phòng họp báo.Ron kéo tay tôi nói nhỏ, hai chúng tôi không phải là các phóng viên chiến trường, và chuyến đi chỉ có mục đích tham dự buổi tổng kết trận chiến Chảo Núi để rút ra kết luận có nên tiếp tục theo đuổi cuộc chiến ủy nhiệm Giao Thường nầy không…

            Mở đầu buổi họp, một phát ngôn viên,sĩ quan cấp tá giới thiệu một  Trung Tá trong Bộ Chỉ Huy thuyết trình về trận chiến 86 ngày của Chảo Núi…Màn ảnh lớn hiện ra hàng chữ phóng to đập vào mắt khán giả :

            Quân đội Đồng Minh  đã đánh sập cuộc vây hãm khét tiếng nhất trong chiến tranh Giao Thường - đây là cách trận Chảo Núi diễn ra… Trận Chảo Núi bắt đầu từ một ngày cuối tháng giêng. Trận chiến khởi động với khoảng ba mươi bảy ngàn lính Quân đội Bắc Thường  chiến đấu chống lại khoảng bảy ngàn lính Thủy quân lục chiến Đồng minh và Quân đội Nam Thường. Cao điểm trận chiến tàn khốc diễn ra  với hơn năm chục ngàn binh sĩ Đồng minh và một trăm hai mươi mốt ngàn quân Bắc Thường kéo dài gần ba tháng. Đồng Minh phát động hơn ba mươi mốt ngàn cuộc oanh tạc, thả hơn hai trăm năm mươi  tấn bom - cứ một binh sĩ Bắc Thường hứng trọn sáu tấn bom.Quân Bắc Thường đã bắn hơn mười bảy ngàn quả  rocket, súng cối và đạn pháo - trung bình năm ngàn quả mỗi ngày và  một ngàn bảy trăm quả trong đợt pháo kích nặng nhất.Chiến sự dữ dội đến nỗi Căn cứ Chiến đấu Chảo Núi hoàn toàn bị bao vây và cắt đứt, chỉ còn cách tiếp tế cho căn cứ bằng đường hàng không.

            Vẫn còn nhiều tranh cãi về con số thương vong thực sự, nhưng ước tính khoảng một ngàn rưỡi đến năm ngàn lính đồng minh chết.Một báo cáo bí mật từ Bộ Chỉ huy Quân sự Đồng minh, ước tính hơn chin ngàn lính Bắc Thường thiệt mạng.

            Màn ảnh rộng hiện ra từng scene nổi bật các hình ảnh thực tế trận tiền.Sĩ quan thuyết trình viên vừa chỉ bức ảnh to tướng hiện trên màn hình vừa giải thích từng scene…

            Cảnh một, căn cứ chiến đấu Mountains Pan là nơi đóng quân của khoảng chin ngàn thủy quân lục chiến Đồng minh và vài trăm Biệt động quân của Cộng Hòa  Nam Thường. Đây là căn cứ gần nhất của Đồng minh với biên giới Lèo ở tỉnh Tây Trị, và là thành trì cực Tây của quân đồng minh gần Khu phi quân sự.

            Cảnh hai, các căn cứ khác, Rock Pile, Camp Carroll và Ca Lu do lính đồng minh và quân Nam Thường trấn đóng. Đây là căn cứ pháo binh chủ yếu giúp chống lại các cuộc tấn công của quân đội Bắc Thường.Kế hoạch chiến đấu của Bắc quân là kêu gọi bao vây Căn cứ Chiến đấu Chảo Núi bằng pháo binh, cắt đứt Đường số Mười Chín để ngăn chặn quân Đồng minh tiếp viện, cũng như các cuộc tấn công ồ ạt của bộ binh vào căn cứ từ mọi hướng. Xe tăng Bắc Thường xuất hiện bất ngờ - một điều rất hiếm vào thời điểm này trong chiến tranh.

            Cảnh ba , các cuộc tấn công của pháo binh tiếp tục trong gần ba tháng liên tục.Các đợt pháo kích dữ dội đến nỗi bãi chứa đạn chính của căn cứ phát nổ. "Có những mảnh vỡ ném tung khắp nơi," Trung úy Paul Elkan sau này cho biết. "Các phương tiện bị đập vỡ, kính chắn gió vỡ tan, lốp xe bị nổ tung, các mảnh thiết bị và bao cát rách nát khắp nơi. Căn cứ chiến đấu trông như đống đổ nát."

             Cảnh bốn , Chảo Núi có những đường hào sâu nối liền tất cả các vị trí xây dựng và chiến đấu chính. Thủy quân lục chiến và các Tiểu đoàn Xây dựng Hải quân đã đào các chiến hào và boongke sâu khắp Căn cứ Chiến đấu.Các khu phức hợp quan trọng như kho đạn và bệnh viện đào sâu dưới lòng đất để tránh bị phá hủy.

             Cảnh năm ,sân bay là cứu cánh tuyệt đối cho quân binh trấn giữ. Cũng giống như hệ thống phòng thủ, sân bay cũng phải được sửa chữa và bảo dưỡng. Gần như ngay  khi trận chiến bắt đầu, việc tiếp tế trên bộ cho căn cứ không thể thực hiện được, đường hàng không là lựa chọn duy nhất.

             Cảnh sáu, bất cứ cuộc tấn công nào muốn thành công, quân Bắc Thường cần phải chiếm những ngọn đồi chiến thuật như 887N,863S, 554S và 957S - các  ngọn đồi được đặt tên theo chiều cao tính bằng mét. Các trận giao tranh ác liệt nhất sẽ diễn ra tại các tiền đồn trên các ngọn đồi trấn giữ vùng đất cao. Đường Mười Chín là con đường duy nhất ở tỉnh Tây Trị dẫn đến bờ biển.

             Cảnh bảy, Tổng thống Bắc Mỹ quyết tâm giữ lại Mountains Pan. Đến giữa tháng sáu, Mountains Pan trở thành biểu tượng của cuộc chiến chống chủ nghĩa độc tài toàn trị của Quân đội Đồng minh. Tổng Thống  lo sợ Chảo Núi sẽ trở thành một Điện Núi  thứ hai. Kết quả là ông ra lệnh giữ Chảo Núi bằng mọi giá. Tướng Tổng Tư Lệnh sẽ đẩy mạnh chiến dịch không kích bằng máy bay ném bom B-52’ (đọc là Bê-Năm-Hai phẩy) ..., và chuyển một nửa lực lượng dự bị cơ động của Quân đội Đồng minh tại GiaoThường đến khu vực này.

            Những cảnh  tám, chin ,mười …tiếp theo lần lượt chiếu lên màn hình. Vào cuối tháng tư, quân Bắc Thường cho thấy họ không từ bỏ việc chiếm Chảo Núi.  Pháo binh Đồng Minh đánh phá dữ dội đến mức các phi công trực thăng buộc phải đợi cho đến khi tan tầm  mới có thể cất cánh. Bất chấp các vụ đánh bom, cuộc chiến vẫn tiếp tục.Thương vong của quân đồng minh bắt đầu gia tăng, và chỉ có thể sơ tán bằng đường hàng không. Tiếp liệu từ trên không cho phép pháo binh tại Căn cứ Chiến đấu Chảo Núi tiếp tục bắn vào các đơn vị Bắc Thường đang tấn công vào các đồi tiền đồn. Những gì giữ cho Thủy quân lục chiến sống sót là các cuộc không kích của Không quân, Thủy quân lục chiến và Hải quân. Tiếp tế cho căn cứ bằng đường hàng không không phải là không có rủi ro.

            Các biện pháp đối phó khác nhau đã được xử dụng, chẳng hạn như dùng phốt pho trắng để ngăn quân Bắc Thường nhìn thấy những gì đang diễn ra trên sân bay. Máy bay ném bom B-52’ tỏ ra hoàn toàn cần thiết. Tổng cộng, B-52’ đã bay hơn bốn ngàn năm trăm phi vụ trên Chảo Núi. Theo lời của Tướng Tư Lệnh : "lần đầu tiên trong lịch sử, một cuộc bao vây tầm cỡ như vậy đã bị phá vỡ bởi sức mạnh không quân." Các cơ sở y tế tạm bợ ở căn cứ này hầu hết nằm dưới lòng đất. Mặc dù vậy, các bác sĩ và y tá đã phải làm việc suốt ngày đêm với mũ bảo hiểm và áo khoát mỏng. Việc tiếp tế căn cứ bằng đường hàng không trở nên nguy hiểm đến mức máy bay không thể thực sự hạ cánh để vận chuyển hàng hóa được nữa. Cuối cùng, máy bay buộc phải thả dù xuống từ trên không - một tình huống dự phòng thực sự đã được lên kế hoạch. Cùng với sức mạnh không quân và pháo binh, tài thiện xạ huyền thoại của TQLC đã ngăn không cho quân Bắc Thường tiến vào căn cứ. Trời vào thu, thời tiết đẹp hơn .Quân Đồng  Minh di chuyển lực lượng phá vỡ vòng vây. Đến những ngày cuối tháng tám, các đơn vị của lực lượng tiếp viện cuối cùng đã đến được Căn cứ Chiến đấu Chảo Núi.

            Sư đoàn Một Kỵ binh, Thủy quân lục chiến và Quân Nam Thường tập trung tiêu diệt mọi ổ đề kháng còn sót lại.Giao tranh tiếp tục diễn ra thuận lợi vào tháng chín.Đến đầu tháng mười, quân Bắc Thường đã rút lui và trận chiến kết thúc. Tuy nhiên, căn cứ Chảo Núi về cơ bản đã bị phá hủy .Những người lính còn lại hiện được giao nhiệm vụ canh gác căn cứ trong khi cuộc di tản cuối cùng được thực hiện. Căn cứ đổ nát, cuối cùng quân Đồng Minh đã rút toàn bộ khỏi Chảo Núi…”

 

            Trung Tá thuyết trình viên cúi chào, chấm dứt phần chính buổi họp báo. Ron ra dấu bảo tôi rời phòng họp vì không được phép tham dự phần tiếp theo. Sau nầy tôi mới biết phần tiếp theo một vị tướng Đồng Minh chủ trì thảo luận về đánh giá, lượng định về trận chiến Mountains Pan. Có quá nhiều ý kiến tranh cãi trong buổi hội thảo tôi không thấy cần thiết phải nói đến. Nhưng có hai thông tin được tiết lộ khiến chúng tôi rất hồi hộp theo dõi. Đó là kế hoạch xử dụng vũ khí hạt nhân của Đồng Minh và  số phận của hàng rào điện tử Mac Cathy.

            Các tài liệu được phân loại cho thấy,tướng tư lệnh Đồng Minh đã cân nhắc việc xử dụng vũ khí hạt nhân. Văn phòng Lịch sử Lực lượng Không quân đã xuất bản một báo cáo "tuyệt mật", dài hơn 100 trang, có tiêu đề Lực lượng Không quân ở Đông Nam Á: Hướng tới một cuộc ném bom hạt nhân. Nhà báo Richard  viết rằng theo báo cáo. "vào cuối tháng tư, Tướng Tổng Tư Lệnh đã cảnh báo rằng nếu tình hình gần khu phi quân sự và Monutains Pan trở nên tồi tệ hơn, vũ khí hạt nhân hoặc hóa học có thể phải được xử dụng." Báo cáo tiếp tục nêu rõ, "điều này đã khiến Tham mưu trưởng Không quân  yêu cầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương chuẩn bị một kế hoạch xử dụng vũ khí hạt nhân năng suất thấp để ngăn chặn địch quân tấn công  căn cứ Thủy quân lục chiến. "

            Về hàng ràoMac Cathy,ban đầu nó có mật danh là "Dự án số 7" trước khi được MACV đổi tên thành "Dye Marker". Điều đó xẩy ra ngay khi quân đội Bắc Thường khởi đầu giai đoạn chiến đấu bằng cách phát động các cuộc tấn công vào các vị trí do Thủy quân lục chiến trấn giữ . Các cuộc tấn công nầy cản trở hoạt động của Phòng tuyến Chảo Núi, và khi các cuộc giao tranh xung quanh Chảo Núi ngày càng khốc liệt, các thiết bị quan trọng bao gồm cảm biến và các phần cứng (board mạch) khác phải được chuyển hướng  để đáp ứng nhu cầu của lực lượng đồn trú Đồng Minh tại Mountains Pan …

            Chuyến đi Mountains Pan của chúng tôi hôm đó vẫn còn đọng lại trong tôi nỗi sợ hãi, hồi hộp chờ đợi bom hạt nhân của Đồng Minh tàn phá đất nước Cọng Hòa Nam Thường và thảm sát dân chúng Bắc Thường. Ron chỉ cho tôi biết sơ qua  một vài chi tiết tối mật anh đã nghe được trong buổi hội thảo…

            Lịch sử đã chứng minh đúng như lời tiết lộ của Ron sau buổi hội thảo : cuộc chiến Giao Thường xem như đã kết thúc sau trận chiến Mountains Pan vì phía Đồng Minh kết luận không thể thắng cuộc chiến nầy. Cảm giác hồi hộp , sợ hải vũ khí hạt nhân trong tôi đã không xẩy ra, vì các nhà hoạch định quân sự không đánh giá cao hành động nầy. Bản đánh giá viết: "do địa hình và các điều kiện khác đặc biệt đối với các hoạt động của Đồng Minh ở Nam Thường,chúng tôi không khuyến nghị dùng vũ khí hạt nhân ở đó.”

            Tư liệu riêng của Ron về cuộc chiến ủy nhiệm Giao Thường có rất nhiều thông tin giá trị tôi không thể đưa lên đây...

            Sau khi tham dự họp báo, tôi cũng nhận được thông điệp từ giới lãnh đạo dân chủ thế giới : dùng bom đạn để chiến thắng các chế độ độc tài toàn trị chỉ là hạ sách, hay nhất là giúp họ tự diệt…

 

 

 

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 681
Ngày đăng: 02.03.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương 20) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 19) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương 18) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (chương 17) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 16) - Phan Tấn Uẩn
Kỳ 4/7 ( Tập truyện ngắn: Không phải lần đầu: Hai người đàn bà) - Huyền Văn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 15) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 14) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 13) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 12) - Phan Tấn Uẩn
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)