Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.179
123.221.606
 
Tháng Hai. Lấy mực ra và khóc!
Lê Đức Thịnh

FEBRUARY. GET INK and WEEP! - Boris Pasternak

 

***

“February. Get ink and weep!” (Tháng Hai. Lấy mực ra và khóc!) là một trong số các bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nga Boris Pasternak  được nhiều người biết đến nhất – đôi khi bài thơ được gọi tắt là “February”. Những dòng thơ bộc lộ bản chất quá trình tự nhiên của sự chuyển mùa nhưng dưới con mắt quan sát và cảm xúc của ông, sự chuyển mùa thật đớn đau – phía trước là mùa xuân nhưng hiện tại u buồn, giằng xé, tối tăm (1).

Từ cuối tháng Hai 2022 đến nay, khi cuộc chiến Nga – Ukraine đang diễn ra, chúng ta thấy vài nhà thơ Ukraine như Iya Kiva đã dẫn lại ý thơ “February. Get Ink and Weep” của Boris Pasternak cũng để thể hiện thông điệp như vậy.

Dưới đây là bản dịch tiếng Việt cùng các chú thích, vài lời cảm nhận về bài thơ mà tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc.

***

THÁNG HAI. LẤY MỰC RA VÀ KHÓC!

 

Tháng Hai. Lấy mực ra và khóc!

viết thật nhiều – ùa vỡ những niềm đau

tháng Hai, sấm rung tuyết tan dữ dội

như mùa xuân tăm tối cháy thiêu mau

 

Với nửa rúp, thuê một chuyến xe ngựa

xuyên qua những hồi chuông cùng bánh xe buồn

nơi cơn mưa dầm tối thui trút xuống

nước mắt và mực tan trong mưa tuôn

 

Dường như nơi này ngàn cây lê đã cháy

những con quạ trở về than khóc hàng cây

trong vũng nước có dòng tuyết lở

nỗi buồn đau khô đôi mắt quanh đây

 

Những đốm đen lộ ra trên đất,

gió xới tung trong tiếng thét gào,

bài thơ của tôi - ngẫu nhiên chân thực

như nỗi buồn ùa vỡ những dòng đau

 

   Mộc Nhân – dịch qua bản Anh ngữ: “February. Get In anh Weep” do Angela Livingstone dịch từ nguyên gốc tiếng Nga “Февраль. Достать чернил и плакать!” của Boris Pasternak – trong chú thích (2) tôi ghi là bản I.

***

Cảm nhận về bài thơ:

Việc cảm hiểu thấu đáo về nội dung và nghệ thuật một bài thơ dịch là điều không hề dễ dàng do người dịch, người đọc với tác giả có những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tri thức… Tuy nhiên, tôi cố gắng chia sẻ những cảm nhận cùng những nhận thức tối thiểu về nó với bạn đọc.

Khổ thơ đầu tiên cho thấy nhân vật trữ tình với cảm xúc cao độ không thể không lấy giấy mực ra mà khóc, viết và viết (write and write) về tháng Hai trong trạng thái vỡ òa mối tương cảm giữa lòng người và đất trời.

Hai khổ tiếp thể hiện nhu cầu chuyển dịch vật lý trong các không gian khác nhau để hiểu và lắng nghe nỗi đau giao mùa của tháng Hai. Cái khác biệt mà tác giả thể hiện trong thời điểm giao mùa ở đây không như chúng ta hay gặp trong các bài thơ khác: dễ thương, nhẹ nhàng, trữ tình… mà là thế giới xung quanh đang trải qua thay đổi đầy đớn đau.

Tác giả dùng hàng loạt danh từ miêu tả các hiện tượng tự nhiên tác động vào sự sống: brust (sự bùng nổ), thundering (sấm sét), slush (bùn loãng, tuyết bẩn), black spring (mùa xuân tăm tối), drenching rain (mưa dầm), avalanche (tuyết lở)… cùng nhiều động từ mạnh bộc lộ cảm xúc: cry (kêu la), tear out (tuôn nước mắt), weep (khóc)… để diễn tả mọi thứ đang thay đổi trước mắt chúng ta, ở khắp mọi nơi - nhưng đó chính là dấu hiệu bí ẩn của sự tiếp diễn cuộc sống.

Điều độc đáo là tác giả đã kết nối những sự kiện đang diễn ra để đánh thức những cảm xúc mới. Chính vì vậy, “Tháng Hai” cho phép chúng ta hiểu rõ về thân phận con người trong cách tiếp cận với thiên nhiên để sẵn sàng nhận ra điều mới mẻ đáng ngạc nhiên, sự đa dạng cùng chiều sâu của bản thể.

Trong đoạn thơ cuối, tác giả muốn nói đến cá tính sáng tạo: những câu thơ, bài thơ như thế được viết ra trong những trạng thái cảm xúc ngẫu nhiên nhưng chân thực hơn cả. Nó chính là sự thăng hoa, hướng về cái đẹp giữa nỗi đau mà con người trải nghiệm.

Soi chiếu với hoàn cảnh ra đời bài thơ: Boris Pasternak viết bài này vào năm 1913, lúc này Liên Xô đang đối mặt với chiến tranh, nạn đói và nhiều thứ đe dọa khác. Chính vì vậy sinh quyển trong bài thơ có thể gợi cho bạn cảm giác tăm tối, tiêu cực nhưng thực ra đó là góc nhìn để hướng về ánh sáng mùa xuân.

Từ cuối tháng Hai, 2022 đến nay, khi cuộc chiến Nga – Ukraine đang diễn ra, chúng ta thấy vài nhà thơ Ukraine như Iya Kiva đã dẫn lại ý thơ “February. Get Ink and Weep” của Pasternak cũng nhằm hướng tới thông điệp như vậy.

(2) Về bản dịch Anh ngữ và Việt ngữ:

Khi dịch bài thơ này chúng tôi đã tham khảo các bản tiếng Anh trên các trang thơ của các nhà thơ hoặc các trang văn học nước ngoài và nhận thấy có rất nhiều bản dịch từ nguyên gốc tiếng Nga của B.Pasternak sang tiếng Anh - ở đây tôi lưu lại 4 bản tiếng Anh từ 4 nguồn khác nhau, mục đích là để đối chiếu, tham khảo và đưa ra một bản dịch tiếng Việt tương đối phù hợp. Các bản Anh ngữ ấy tuy có vài khác biệt về từ ngữ và chia (dùng) động từ nhưng nhìn chung ý thơ không thay đổi nhiều.

Đó cũng là lý do bạn sẽ thấy vài bản dịch tiếng Việt có nhiều chỗ khác biệt do người dịch dùng các bản Anh ngữ khác nhau.

Sau đây tôi lưu lại 4 bản Anh ngữ của bài thơ này:

 

Bản I: FEBRUARY. GET INK AND WEEP!

do Angela Livingstone dịch

 

February. Get ink and weep!

Burst into sobs – to write and write

of February, while thundering slush

burns like black spring.

 

For half a rouble hire a cab,

ride through chimes and the wheel's cry

to where the drenching rain is black,

louder than tears or ink –

 

where like thousands of charred pears

rooks will come tearing out of trees

straight into puddles, an avalanche,

dry grief to the ground of eyes.

 

Beneath it – blackening spots of thaw,

and all the wind is holed by shouts,

and poems – the randomer the truer –

take form, as sobs burst out.

    

 

-----------------------------

Bản II: FEBRUARY. GET INK, SHED TEARS.

 

February. Get ink, shed tears.

Write of it, sob your heart out, sing,

While torrential slush that roars

Burns in the blackness of the spring.

 

Go hire a buggy. For six grivnas,

Race through the noice of bells and wheels

To where the ink and all you grieving

Are muffled when the rainshower falls.

 

To where, like pears burnt black as charcoal,

A myriad rooks, plucked from the trees,

Fall down into the puddles, hurl

Dry sadness deep into the eyes.

 

Below, the wet black earth shows through,

With sudden cries the wind is pitted,

The more haphazard, the more true

The poetry that sobs its heart out


 

   

   -------------------------- 

Bản III: FEBRUARY. GET INK AND WEEP!

 

February. Get ink and weep!

Write of it, sob,

Until roaring slush

Czerny spring burns.

 

get a cab. For six hryvnia,

by Blagovest, Click through the wheels,

move there, where rainfall

Another noisy ink and tears.

 

Where, like charred pear,

With thousands of trees crows

Pluck in puddles, hurl

Dry sadness deep into the eyes.

 

Under it thawed blacken,

And the wind cries pitted,

And the random, the more likely

Composed poems sobbing.

 

 

 ----------------------------

 

Bản IV: FEBRUARY. TAKE INK AND WEEP

 

February. Take ink and weep,’

February. Take ink and weep,

write February as you’re sobbing,

while black Spring burns deep

 

through the slush and throbbing.

Take a cab. For a clutch of copecks,

through bell-towers’ and wheel noise,

go where the rain-storm’s din breaks,

greater than crying or ink employs.

 

Where rooks in thousands falling,

like charred pears from the skies,

drop down into puddles, bringing

cold grief to the depths of eyes.

 

Below, the black shows through,

and the wind’s furrowed with cries:

the more freely, the more truly

then, sobbing verse is realised.

 

   

 

Lê Đức Thịnh
Số lần đọc: 630
Ngày đăng: 30.03.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cảm nhận về vài địa danh ở vùng đất La Gi (Bình Thuận) khi đọc tập sưu khảo “La Gi đất xưa…” của Phan Chính - La Thụy
Nhà văn Nguyễn thị Hoàng - Niềm đam mê ngôn ngữ (phần 6) - Đỗ Nguyễn
Nhà văn Nguyễn thị Hoàng - Niềm đam mê ngôn ngữ (Phần 5) - Đỗ Nguyễn
Nhà văn Nguyễn thị Hoàng - Niềm đam mê ngôn ngữ. (Phần 4) - Đỗ Nguyễn
Nhà văn Nguyễn thị Hoàng - Niềm đam mê ngôn ngữ ( Phần 3). - Đỗ Nguyễn
Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng - Niềm đam mê ngôn ngữ (phần 2) - Đỗ Nguyễn
Đọc lại Hoàng Cầm - Nguyễn Đức Tùng
Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng - Niềm đam mê ngôn ngữ. - Đỗ Nguyễn
Tu thiền - Võ Công Liêm
Bàn về đi du lịch ngày Tết - Hoàng Xuân Hoạ