Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.179
123.221.722
 
Cảm thức
Võ Công Liêm

 

  Cảm thức là gì? Is what common sense? Đúng nghĩa là ý chung; nó bắt nguồn từ lương tri mà ra, là cái gì thông thường trong đại chúng, nó chẳng là gì và không có gì đáng kể, bỏi; nó là cảm thức tốt thường tình –Common-sense is ordinary good sense. Nói chung cảm thức đến từ mỗi cá nhân, chẳng riêng ai, nhưng trong mỗi cảm thức nó có cái riêng cho mình, nó trở nên biệt lập với một tư duy thuộc về mình hoặc cái đó là cái tôi/the Ego chất chứa ở tiềm thức để phát động từ trí năng, để có một sự phát tiết ở trí tuệ/mind, thứ trí tuệ đó là điều thuộc về hoặc đã tiếp dẫn với những gì muốn bày tỏ ra…–a thing belonging to or connected with, specif…Nói theo phân tâm học đó là cái tôi Siêu-đằng/Super-Ego là một phần của tâm sinh lý, sự đó như thể chỉ trích về cái của ta hoặc cái tôi tự tại, cả hai bắt buộc tuân theo một cách thích hợp , nó có một thứ chuẩn mực ở vị trí vô thức, một thứ vị trí đúng chỗ, nó ngăn chận sự thúc đẩy của cái tôi đáng ghét. Bên cạnh đó có thêm một thứ khác Cái tôi Dự tính/Ego-ideal hay còn gọi là cái tôi ý định. Cũng theo phân tâm học (psychoanalysis) cái tôi đó là chấp nhận những gì tốt nhất hoặc hướng tới thành quả cho cái tôi tương lai (future self). Cả hai cái tôi nêu trên nó nằm trong vùng tri-thức/conscious-intelligence, một vùng riêng biệt của trí tuệ; nếu tri thức đó chất chứa cho một tổng thể khó hiểu thì không còn là vấn đề nêu ra ở đây. Thực ra tâm lý học đã nối liền nhau bởi sinh lý trong đó bao gồm thông minh kỹ xảo của nhân tạo, khoa học thần kinh hệ, phong tục học và lý thuyết thuộc phát triển để đưa tới những gì tất yếu –Philosophy has been joined by psychology, artificial intelligence, neuroscience, ethology and evolutionary theory, to name the principals. Triết học tự nó đã làm nên một tiến trình hiểu biết trên một tâm thức tự nhiên, cái chính là bởi không ổn định trạng huống  trí tuệ của hiểu biết ở chính nó, nhưng; lại cung cấp một ý niệm rõ rệt rất tự nhiên, cũng có thể thay đổi trong tư duy khác nhau giữa những gì phải chấm dứt hay tỏ rõ sự lựa chọn đó. Triết học dạy cho ta một vài sự ngạc nhiên về những gì thấm nhuần và những gì chắc chắn đáng tin cậy của sự hiểu biết nơi ta –Psychology has taught us some surprising things about the penetration and reliability of our introspective knowledge; cái đó mới là quan trong để tìm thấy chất lượng của cảm thức từng con người. Thí dụ: Hai người cùng làm thơ. Một người làm thơ hơn nửa tk. qua, một người chưa một lần làm thơ. Thi sĩ họ Z. cảm thức trong một tư duy không ổn định trạng huống trí tuệ đưa tới một tư duy ‘cục bộ’ nghĩa là không phát tiết nguồn mạch của chất thơ, không còn tính sáng tạo và khai phá, nó ù lì từ xưa đến nay, ngữ ngôn thơ không thoát ra khỏi một trí tuệ đông cứng, cái đó gọi là tri thức/conscious intelligence, bởi; nhận thức hiểu biết có từ trình độ học vấn. Cho nên thơ/văn đồng điệu như nhau, nó phản ảnh thực chất nơi con người một cách rõ nét, bởi; văn tức là người, nhưng; không nhận ra mình để ‘học tập cải tạo’, thi sĩ đâm ra viết ‘hồi ký’, như hồi ức. Một thứ hồi ức mốc meo, cha chòi chú chóp từ một phương trời xa lạ; là vì trình độ văn hóa chưa thấm thấu, tri-thức chưa thông đạt thời khó đi tới kết quả mong muốn cho người đọc. Mặc khác; người viết không đổi mới tư duy, không sáng tạo ‘con chữ’ đưa ngữ ngôn thơ/văn vào một thứ văn phong bế tắc,cạn cợt. Sự đó không hợp với văn chương hiện đại.

Thi sĩ nghiệp dư họ Tr. lại tác động mãnh liệt trong một ý thức trào dâng, nó tiềm tàng trong trạng huống ý thức bừng dậy của cái gọi là ‘conscious intelligence’ nó phát sinh ra một tư duy đột hứng (spontaneous) để thành hình ý tưởng từ con chữ đến lý luận, không rườm rà, bức xúc mà nó dung thông giữa hai trạng thái tâm sinh lý mà ra (Freud) và; từ đó thi sĩ biến mình vào thi ca một cách siêu thực, nghĩa là nó vượt ra khỏi cái tôi dự tính để trở về nguyên trạng ở tự nó, là vì; nó không đồng hóa mà hợp thức hóa để thành thơ; cũng có thể cho đó là thông minh kỹ xảo của con người (artificial intelligence). Giữa hai thi sĩ ta tìm thấy giá trị tri-thức của con người. Đó là vốn tích lũy trong văn chương từ xưa đến nay. Lắm khi thi sĩ học tới ngất cử nhân hay cao học, nhưng; không chất chứa ở đó cái ‘conscious intelligence’ thì có làm ngàn bài thơ cũng rơi vào chỗ ‘bế môn tỏa cảng’ mà thôi.

Nói thế có tính võ đoán, hay tính chủ quan ? Thực ra; dạng văn/thơ đó là bẩm sinh, cái tật trời cho không thể ‘face-lift’ dễ dàng mà nó trở nên cục bộ, đông cứng không lối thoát ‘no-exit’ là thế đấy!

Nhưng; nhờ biết vận dụng ngữ ngôn đúng cách, xây dựng mệnh đề chính đáng là chủ đề muốn đưa ra.Văn/thơ nằm trong lý thuyết đó là thực chất tự nhiên của cái gọi là tri-thức, trong cái không thể-chất, ở một vài thứ mãi mãi xa hẳn nơi ta ngoài khả năng khoa học, giống như vật lý học, khoa thần kinh học và khoa học tiên tiến –The essential nature of conscious intelligence resides in something non-physical, in something forever beyond the scope of sciences like physics, neurophysiology and scientifically. Thiết yếu của việc làm thơ hay viết văn đều đồng dạng trong một tri-thức chủ quan để dựng nên những gì mong muốn. Mong muốn không phải để có (với đời) mà mong muốn đạt được như một thành tựu; trong phạm vi này là nó đã gắn bó (clustered) vào nhau trong một phương thức của chọn lựa, có thể cho đó là một ‘dung dịch’ đi tới vấn đề tâm-thân –to the mind-body problem- hay coi đây là một tận tụy để phát tiết (nhất là ngữ ngôn thi ca) trong một tri-thức hiểu biết, cái sự đó là cái chốt để tìm thấy qua sự bày tỏ trong hành động, đặc biệt chú ý tới hiện tượng nhận thức (cognitive phenomena) để làm nên...

Việc đầu tiên là nhận ra hình thức thuộc lĩnh vực của thông minh kỹ xảo hoặc coi đây như tri-thức tìm thấy. Việc thứ hai là tìm kiếm nó đến từ đâu trong tri-thức; sự đó lớn dần trong lĩnh vực thông thường của cái gọi là khoa học não thức/neutrossciences; đấy là điều khoa học quan tâm tới lối học kinh nghiệm của hệ thống não và hệ thần kinh, qui vào lĩnh vực tri-thức tức nhận biết được hành động sẽ diễn ra.

Nói cho ngay; tất cả những dữ kiện nêu trên là vấn đề thuộc bản thể học, là vấn đề tâm-thân –The Ontological problem is the Mind-Body problem. Đó là vấn đề mà chúng ta đối đầu, nhất là những gì có tính chất lý thuyết, một thứ lý thuyết của trí tuệ/mind chứng tỏ và gần như lý thuyết thông thường.Tuy nhiên; chúng ta phải tìm thấy trọng lượng của nó cho những gì chúng ta muốn nói tới. Cái sự đó thường nằm trong phạm trù triết học gọi là phép nhị nguyên/dualism, phép này nó đến trong tâm não/mind, nó bao hàm nhiều loại thứ thông thường khác hẳn với lý thuyết, nhưng; nó được coi như một lý thuyết thông thường hay cảm thức thường tình (common-theory/ common-sense) của trí tuệ/mind trong dạng thức sống động của tâm thức và sống động của cuộc đời. Chúng ta không thể đơn phương mà cho đó là sự cố xẫy ra mà đó là thực chất của tri-thức là hai trạng huống luôn gắn liền với tâm-thân (mind-body). Sự đó người ta gọi là tính chất song phương hay còn gọi là phép nhị nguyên cho những gì muốn đề ra.

Vậy thì tính chất phép nhị nguyên là gì? Is what substance dualism? -Đòi hỏi này có đôi phần khác biệt giữa tha thể và khách thể mà nhìn vào trong mỗi trí tuệ là một minh định rõ ràng của tính chất không-  thể-chất (non-physical) có nghĩa rằng nói đến thể xác con người là chứa đựng trong đó những tế bào hữu cơ đã được tiếp nối vào nhau (attached) như một liên hệ cần thiết. Trạng huống tâm trí và những gì năng động bắt nguồn trong từng chức năng của từng con người và từ những trạng huống hiện hữu và một số hoạt động khác; đó là thực chất không có tính người (non-physical substance) nằm lì trong dạng đông cứng, có nghĩa là nó giữ lấy cái bản thể không tính đó như một hiện hữu sống động để thành hình trong ngữ ngôn, sự cố này chính là tâm-thân bị nhồi-nhét (mind-stuff) để phải thốt ra lời một cách vu vơ do từ vấn đề chất chứa (matter-stuff) trong lề lối tự nhiên; thì ra sự cố đó có thể do từ trí óc đưa tới hoặc có một vài thứ tùy tiện ảnh hưởng đến thơ/văn như một số tác giả vấp phải. Văn chương đó thuộc của con người là một thứ văn chương ma quái máy móc (ghost in a machine). Máy móc đó chính là tâm-thân con người, và; cũng là bản tính thuộc tinh thần. Sự cố đó hoàn toàn không giống chi mô răng rứa vấn đề của bản thể, bản thể đó là con người (physical) mà tất cả nó ở trong tạng thể bên trong (internal constitution) chớ không đi đâu xa, nó nối liền với não thức để thành hình ngữ ngôn như diễn tả là tâm thức phơi mở, nó gần giống như tế bào da mặt, sự đó phát sinh từ não thức để diễn cảm (face-talk) trên gương mặt một cách rõ ràng không cần phải nói thành lời. Dữ kiện đó cho chúng ta tìm thấy bản ngã (ego) của từng cá thể giữa những ý niệm của cảm thức là phép phân loại trí óc và ý niệm về những gì hệ trọng thuộc lý thuyết cái sự đó bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau của tất cả những gì có liên can tới hệ thống sinh lý của con người.. Liên can tới giữa thể loại của tình trạng tâm thần và thể loại thuộc trạng thái não bộ, tuy nhiên; sự đó lan dần từ trong não thức để phát thành lời, đó là tiếng nói của ‘con chữ’ qua thơ/văn.

 

Thí dụ khác: Nữ chủ biên của một tạp chí mang bản chất không tính người (non-physical) mà chỉ nghĩ đến cá nhân mình; tri-thức đó trở nên cục bộ, thiếu trình độ hiểu biết để ‘posted’ mà đưa vào đó những tàn tích cố cựu, những gì lập lại vô bổ không có tính đương đại; quyết đuổi theo hướng đi cái ‘của riêng mình’; làm báo không có của riêng mà phổ biến như vai trò góp sức trên diễn đàn văn học nghệ thuật.

Biểu lộ đó gọi là cái tôi dự tính/ego-ideal khác cái tôi siêu đẳng/super-ego ; vô hình chung tự chỉ trích lấy mình. Còn khăng khăng cho hũ mắm vô ‘cụi’ là ‘virus’! Sự đó gọi là cái-tôi-tự-tại cho một bản ngã vị kỷ (selfishness); nó hiện ra từ ngoại giới tới nội giới một cách rõ rệt, in lên mặt một sự đần độn, ngu xuẩn tạo vào đó một thứ văn chương ma quái máy móc. Cho tới nay nữ sĩ vẫn giữ thời trang đó!

 

Như vậy những gì xẫy ra đều đưa tới một suy tư khác cho một hành trạng bất ổn, ảnh hưởng đến tri-thức là triệu chứng thuộc tâm não và hệ thần kinh để thành hình một suy tư cục bộ, đông cứng và tìm thấy ở đó một bản thể tự tại của cái tôi vị kỷ, nó hiển lộ trên mặt chữ một cách thỏa mãn làm cho thơ/văn trở nên vô nghĩa lý, cái vô nghĩa của vô hình chớ không vô nghĩa của nghĩa lý mà một số thi/văn nhân đã đưa ra. Sự cố thuộc ‘tâm/mental’ là triệu chứng không tìm thấy, có thể đó là vấn đề giải bày của ngữ ngôn (semantical problem). Vấn đề đó tuồng như ưu tiên dành cho một sự giả thiết mà thôi, chớ chưa hẳn phải do từ cảm thức, có từ một cảm thức (common-sense) trong suy tư khác mà ra. Có lẽ do từ tự-thức có thể thấy được như một trường hợp của nhiều thứ hiện tượng tổng hợp –Perhaps; the self-consciousness can be seen as one instance of a more general phenomenon, dựa vào đó tự-thức là điều đã có –To be self-conscious is to have, tối thiểu cũng phải có một sự nhận thức là nhận thức của ở chính mình/knowledge of oneself mới thấy được bên trong của cảm thức. Nhưng; đây chưa hẳn là một qủa quyết. Tự-thức có dính liền với hiểu biết; hiểu biết từ trình độ học vấn mà ra, là vốn tích lũy trong tiềm thức chớ không thể cho đó là trạng huống sinh lý (physical).Thêm vào đó; tự-thức dính dáng vào một vài thứ có tính cách hợp pháp, hợp lý tỏ rõ điều gì thích nghi với hoàn cảnh và nhận thức được thế giới bên ngoài. Với tự-thức (self-consciousness) tuồng như có một sự tỏ rõ những gì có thực thuộc nội thức (inner reality). Nội thức là trạng huống tâm trí của con người và trạng huống hoạt động của con người.

Cứu cánh những gì về nhận thức khoa tâm lý học tợ như có nhiều ý kiến khác nhau trong tác động, nó vẫn tiếp tục những gì thuộc cảm thức mà ra. Nó cô đọng trong dạng thức sẳn có để làm nên sự việc.

Cứu cánh đó là những mảng phân chia ra từng loại thứ khác nhau, bên ngoài của của những gì thực sự là cơ cấu chức năng (functional organization) của hệ thống trí óc con người hoặc đó là hệ thống của tri giác hoặc thuộc não thức hoặc cảm thức. Bất cú gì dưới những sáng tạo có từ học tập hay trường lớp mà ra.

 

     PHỤ TRANG

 

    VIỆC GÌ MỌi NGƯỜI THỰC SỰ CẦN CÓ

 

   Đôi khi trong đời người cần có một cái gì để đánh dấu, cần giúp ai hoặc cần chia sẻ với ai; dẫu tốt hay xấu với người khác; không biết điều đó có cần không? Biết rằng nó có nghĩa hay vô nghĩa, nhưng; chúng ta thích đào sâu vào (deepen) cái mạch nối đó với người khác (vợ chồng, anh chị em, bạn bè hoặc những người thân ruột) mà chính mình là người đứng ra đón nhận. Tôi đến quán cà phê Starbucks, sắp hàng sau hai người đợi mua nước uống; người thứ nhất đi qua, người thứ nhì đi qua. Tôi người thứ ba. –Ly cà phê đen, ‘cup’ lớn và một cái bánh ngọt. –Bao nhiêu? -Khỏi trả tiền. Ông X. đã trả trước cho ông. –Ông X. nào? Thì ra; người ta mời tôi, người mà tôi chưa hề biết tới. Cả hai nhân sự nắm được cái may mắn trong ngày là có người cho và có người nhận; hai nghĩa cử đến một lúc, tưởng như thật của một đối đãi thường tình. Cả hai cảm nhận được sự lý ‘make my day’.Tư duy ấy tuồng như không thể hiểu được; thực sự đó là vấn đề khó hiểu gần như mơ hồ (opaque). Trong cái không thực có mà thực có giữa hai trạng thái nghi ngờ…Sự khó hiểu đó là một cảm thức giữa hai đối tượng tương quan.

Phút chốc bất ngờ giữa hai người đem lại một sự hài lòng, như đánh dấu, như kỷ niệm cho một lần rất đổi ngạc nhiên. Sự cố đó là có được, sở hữu được (possess) một siêu lực (superpower) trong ta mới có cảm thức như vậy giữa cả đôi bên. Năng lực đó gần như cảm thức chung (common-sense), điều mà chúng ta chắc chắn phải có. Nó đến đúng lúc hay bất ngờ là tạo được cảm giác thích thú trong dạng thức tâm lý hay trong vật lý tự nhiên; nói rộng ra là dạng thức tâm sinh lý của cả hai bên. –Tôi làm tình là đồng tình với người tôi thương/yêu mới có sự phát tiết từ trí năng. Nếu đăc nó trong cái sự bắt buộc thì cảm thức đó chỉ để lại cái vô thức mà tìm thấy cái bản chất tự tại của cái gọi là cái tôi dự tính. Chúng ta kiên tâm để thực hiện cái tôi siêu đẳng là chúng ta dung thông trong trạng huống hòa hợp để có tình yêu. Mỗi khi đả thông thì không còn gọi là ‘sự cố’ mà là thỏa hiệp để làm tình, để có cái sự vững lòng. Cuộc đời nó có vô hình vạn trạng, diễn tiếp không ngừng (ongoing), khẩn cấp cho mọi người, và; có một cảm nhận như vấp phải trong đó có cái gì sai quấy, tội lỗi, lo lắng…về những gì đã xẫy ra và để lại sau lưng những gì dai dẳng, trở nên căn bệnh trầm kha. Vậy làm sao để thực hiện những gì cần có? Không có gì là cần có và không có gì là không cần có. Cái cần có trong đời là thực hiện một cuộc đời sống thực, có thực là có tất cả. Trong văn chương cần phơi mở sự thật. Che đậy là tội lỗi. –Tôi trong sạch cho nên tôi hiện hữu. –Tôi hoang dâm cho nên tôi hiện hữu. –Tôi vẽ truồng là trong tâm thức luôn thấy cái đẹp của phụ nữ chớ đâu phải tôi hoang dâm như một số người đã nghĩ, thành ra trong chữ nghĩa xử dụng từ ‘lõa thể’ là cố tình tránh né cái mặc cảm tự tại, hơn nửa xóa đi cái gì trắng trợn, để có cái gì thanh cao diệu vợi trong cái nghĩa ‘thô tục’ hoang dâm. Cái đó do từ cảm thức báo động, chớ thật ra không có ai trong đời cho hoang dâm là thanh cao diệu vợi mà đồng lõa để tạo cảm thức giao tình; đấy là cái cần phải có, ngoại trừ một vài trường hợp xẫy ra ngoài ý muốn. Thi ca của nữ sĩ Hồ Xuân Hương có những nhận định đúng tâm sinh lý của con người một cách rốt ráo và chi tiết, bởi; nữ sĩ thật với lòng là thật với thực tế. Xem tranh khỏa thân của Picasso hay Modi mà ‘cho là’ là không đúng với cái tôi siêu đẳng; đấy là diều khó để thực hiện thơ/văn vì hai bộ môn này nó đòi hỏi của sự thật diễn tả.Vậy muốn có một tư duy hiện thực là có từ một tâm thức của cái tôi siêu đẳng. Phật giáo quan niệm ăn ngay nói thật mới ‘vật’ được đạo; còn bằng không là chuyện đầu môi; sự đó nó nằm trong cảm thức tự có của tâm não mà ra.

Dễ hiểu thôi! Nơi mỗi con người có một sự bất biến luôn bị ám ảnh vây quanh, bởi; nghi ngờ về những gì giá trị nơi ta mà đâm ra lo lắng cho một tương lai. Vì vậy; xấu che, tốt khoe, nó đồng cảm với xấu hay làm tốt dốt hay nói chữ là vậy. Mặc cảm đó thuộc dạng thức cái tôi dự tính, tất nó không bị lấn áp, nó phải bung lên để ‘tự vệ’ cái tôi siêu đẳng, đánh đổ mọi nghi ngờ không có thực. Những người lâm vào tình trạng đó, theo khoa phân tâm học nhìn thấy là người mắc chứng tâm thần (mental-illness) là luôn nghi ngờ ở chính mình. Mọi ngày như mọi ngày thường mang lại cái sự hăm dọa về lòng ngay thẳng của mình, là vì; tôi ước cái tôi muốn cho nên cảm nhận có một điều gì không thực với lòng. –Tôi có đi học là điều hiển nhiên, nhưng; học chưa tới nơi, nhưng; tôi có học mới làm thơ/văn cho nên chi tôi hiện hữu của người hay chữ. Sự đó cũng thuộc về tâm/não của bệnh lý. Thực ra tâm bệnh là vì họ luôn luôn sợ cản trở cái tác động xấu (beset) gây ra do từ cảm thức và họ không được an tâm mỗi khi hành động, cũng có thể dưới đáy lòng họ ngụy trang để không ai thấy mình về cái sự tuyệt vọng đó. Biết đâu trong cái sự mơ hồ, mập mờ đó nhưng mà thực –In a vague but real way, không chừng chính ta lâm vào hoàn cảnh đó. Nên chi xấu hay làm tốt dốt hay nói chữ là tâm lý thường tình của người mang nặng tâm tư.

Trong mọi ngữ ngôn của văn viết hay văn nói đều trấn an rằng không có gì mới mẻ cả Thật sự cái gì trong đó có thể gần như sáo mòn (banal) qua câu văn hay lời nói là rõ ràng. Nói không ngoa; chính chúng ta cần có những thứ đó; đọc để biết, nghe để nhận là nằm trong cảm thức thúc đẩy, bởi; ngay chính chúng ta, trí tuệ của chúng ta chưa hẳn sáng suốt; có thể nó chứa cái xấu xa trong trí tuệ mà chúng ta cầm giữ lấy nó để bồi dưỡng (nourishing) cho trở nên thực. Nếu chúng ta thực sự suy ngẫm lại những gì như đã một lần cho cái cần có, cũng như mọi người cần có là ‘sửa sai’ để được toàn thiện.

Tất cả trong chúng ta đều có một tác động của nỗi đau, tất cả trong chúng ta chìm trong lo lắng; mong đợi một sự dừng chân trong cái gì cần có cho một sự kiềm chế, chịu đựng những gì sẽ xẫy ra sau này ./.

 

 (ca.ab. ỳyc giữa tháng 3/2022)

 

SÁCH ĐỌC:

‘What Is Life?’ by Schrodinger (Cambridge. Cambridge University Press 1954)’

‘Intelligent Life in the Universe’ by Shklovskìi, I.S. and Sagan C. (New York. Dell 1966)

 

TRANH VẼ: ‘Người đàn bà ngồi trên ghế bành / Seated Woman on the armchair’ Khổ 9” X 12” Trên giấy. Acrylic+nail color.

Vcl# 1332022.

                                                                       

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 632
Ngày đăng: 05.04.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tháng Hai. Lấy mực ra và khóc! - Lê Đức Thịnh
Cảm nhận về vài địa danh ở vùng đất La Gi (Bình Thuận) khi đọc tập sưu khảo “La Gi đất xưa…” của Phan Chính - La Thụy
Nhà văn Nguyễn thị Hoàng - Niềm đam mê ngôn ngữ (phần 6) - Đỗ Nguyễn
Nhà văn Nguyễn thị Hoàng - Niềm đam mê ngôn ngữ (Phần 5) - Đỗ Nguyễn
Nhà văn Nguyễn thị Hoàng - Niềm đam mê ngôn ngữ. (Phần 4) - Đỗ Nguyễn
Nhà văn Nguyễn thị Hoàng - Niềm đam mê ngôn ngữ ( Phần 3). - Đỗ Nguyễn
Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng - Niềm đam mê ngôn ngữ (phần 2) - Đỗ Nguyễn
Đọc lại Hoàng Cầm - Nguyễn Đức Tùng
Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng - Niềm đam mê ngôn ngữ. - Đỗ Nguyễn
Tu thiền - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)