Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.221.411
 
Nhà thơ Chế Lan Viên
Phan Văn Thạnh

 

 

 

Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan,sinh ngày 20/10/1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học,đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn,Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ..

 

Mãi sau 75,tôi mới được biết nhiều tác phẩm của Chế Lan Viên như: “Bay theo đường dân tộc đang bay(tiểu luận phê bình)–Thơ Tiếng hát con tàu -Người đi tìm hình của nước - Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” - là những bài thơ hay phổ biến trong chương trình môn Văn cấp 3. Thơ ông nhiều hình ảnh,nhiều cách diễn đạt đậm chất suy tưởng trí tuệ.Chẳng hạn : “Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả /Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn:/Trái cây rơi vào áo người ngắm quả,/Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,/Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,/Gặp mỗi mặt ngườiđều muốn ghé môihôn…”.Thơ sáng tác theo phương pháp đúng chất hiện thực XHCN – đầy tính tích cực– nhìn thấy ngày mai hiện lên trong hôm nay– cổ vũ tràn lên phía trước. Lòng yêu nước tiết ra từ thơ ông vừa tình vừa lý nồng nàn thấm đẫm : “Khi ta ở,chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn!”.

 

Tôi có dịp được nghe nhà thơ nói chuyện tại Nhà Văn hóa Thanh niên Tp.HCM và dự tiết thao giảng thơ Chế Lan Viên của tổ văn trường Trung học Nguyễn Thái Bìnhcó sự tham dự của tác giả -(đâu khoảng 76,77).Loáng thoáng tôi còn nhớ câu chuyện nhà thơ kể lại trường hợp ôngđến với  CM -  khi đó ông đang đi chơi biển Quy Nhơn – nhìn lên đường trông thấy đoàn người với biểu ngữ,cờ đỏ sao vàng tuần hành hô vang khẩu hiệu CM thành công – VN độc lập tự do – Ông đã nhập theo đoàn từ dạo ấy và đi cho đến tận bây giờ (1975 ).Ông cũng tâm sự chân tình về hành trình nhập cuộc - nhận đường buổi đầu (45,46) không đơn giản - lúc cộng/lúc trừ !

Và,rồi ông đã dứt khoát từ bỏ“cái tôi cũ,hồn thơ cũ “– khi tìm ra câu trả lời cho hướng đi :

“Ta là ai”,như ngọn gió siêu hình

Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt

“Ta vì ai”,bỗng xoay chiều ngọn bấc

Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh

 

(Hai câu hỏi)

 

Tập thơ đầu tay năm 17 tuổi - Điêu Tàn (1937)đã khiến tên tuổi Chế Lan Viên vụt sáng trên thi đàn Việt Nam (30-45).Nguồn thơ tuôn ra từ một tư duy già giặn, trí tưởng tượng thần bí, giọng thơ lạ lùng và nội dung độc đáo.

Cả Dĩ  Vãng là chuỗi mồ vô tận

Cả Tương Lai là chuỗi huyệt chưa thành

Và Hiện Tại, biết cùng chăng hỡi bạn

Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh!”

 

( Những nấm mồ- Chế Lan Viên)

 

“Điêu tàn” là nỗi buồn vong quốc - tiếng khóc than đau đớn tột cùng- nhớ thương về cố quốc Chiêm Thành(*) đã xa, về một dân tộc Chàm đã trôi về dĩ vãng – được nhiều người ngưỡng mộ,”chẳng may” bị “chối bỏ” khi ông bảo đã “quăng vô thùng rác”!.

Tìm hiểu thêm tôi được biết tính cách con người “siêu phàm” độc đáo nấp trong “cái tôi” Chế Lan Viên. Ông là người rất thẳng tínhkhó tính, lại hay tranh luận. Khi tranh luận và phê bình ông rất gay gắt và thẳng thắn, không vị nể ai dù là đàn anh lớn tuổi hay bạn bè thân thiết. Nhiều nhà thơ, nhà văn như Phan Khôi, Xuân Diệu, Tú Mỡ, Yến Lan, Nguyễn Văn Bổng, Bùi Hiển, Hoàng Minh Châu... đều từng phải nghe và đọc những lời phê bình nặng nề của Chế Lan Viên. Tính hay cãi của Chế Lan Viên nổi tiếng đến mức khi ông và nhà thơ Nguyễn Viết Lãm mới đi công tác ở Hungari về, phu nhân Vũ Thị Thường đã hỏi ngay: “Thế hai ông đi với nhau có cãi nhau không đấy?”. Còn Xuân Diệu thì nói: “Bây giờ cậu ấy ghê quá, chứ trước kia hồi còn trẻ khi xuất bản Điêu tàn xử sự khiêm tốn". Chế Lan Viên cũng khuyến khích các nhà thơ, nhà văn mạnh dạn phản ánh những vấn đề của xã hội, ông kêu gọi “hoan nghênh các văn nghệ sĩ làm phận sự chuyên chính với cái xấu, không chịu hữu khuynh với cái xấu bằng tác phẩm của mình”. Bản thân Chế Lan Viên cũng biết tính cách của mình khiến nhiều người phật ý và thù ghét. Một số bạn bè như nhà văn Nguyễn Văn Bổng hiểu tính của Chế Lan Viên nên chỉ cười trừ bỏ qua.

 

Theo nhà phê bình Mai Quốc Liên, Chế Lan Viên cũng là người đa cảm, dễ xúc động, dễ mủi lòng, dễ tha thứ.

Chế Lan Viên quan niệm thơ văn là trí tuệ vì vậy không dễ dãi được. Bài thơ "Người thay đổi đời tôi" gửi cho Đài tiếng nói Việt Nam ban đầu dài 80 trang A4, tuy nhiên trước khi phát thanh Chế Lan Viên đã thu hồi bản thảo về sửa chữa, cắt gọt chỉ còn 2 trang mới thôi. Ông cũng đặc biệt không khoan nhượng với những trường hợp mà ông xem là lệch lạc về quan điểm chính trị cũng như học thuật.

Chế Lan Viên là người có tài hùng biện và khả năng ứng đối trong chuyện trò, giao tiếp. Sự ứng đối trong giao tiếp của ông không chỉ sắc bén mà còn rất nhanh nhạy, kịp thời. Với vốn tri thức uyên bác và khả năng biện luận, ông nhận được sự thán phục của nhiều bạn văn trong và ngoài nước. Xuân Diệu nhận xét: "Tranh luận với Chế Lan Viên rất khó. Rõ ràng mình có lý mà cuối cùng lại hóa ra đuối lý với Chế Lan Viên". Nam Trân từng nhận xét: "Chế Lan Viên như một ông trạng khi đi sứ". Còn nhà văn Anh Đức nói: "Tài ứng đối của Chế Lan Viên thể hiện rất rõ trong các cuộc họp. Anh nói có lý lẽ, có hình ảnh, giàu sức thuyết phục.[...] Nếu ở thời vua chúa, thì thể nào anh cũng phải đi sứ." Giới văn nghệ sĩ nhìn chung thích nghe Chế Lan Viên nói chuyện nhưng nhiều người cũng rất ngại khi tranh luận với ông.(Trích nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BF_Lan_Vi%C3%AAn)

Một sự việc đáng tiếc gần đây khi tôi xem clip “Dòng hồi ức/Hành trình vượt biên”(**)- ca sĩ Chế Linh từ Canadacó kể câu chuyện - (năm 1979) anh được điêu khắc gia Diệp Minh Châu(***)rủđến thăm nhà thơ Chế Lan Viên (đường vào khu khám Chí Hòa – Hòa Hưng).Chế Linh rấtvui sướng khi được lần đầu diện kiến thần tượng - mà anh và lứa HsSv Chăm vô cùng ngưỡng mộ quatập thơ Điêu Tàn- thì bỗng nhiên Chế Lan Viên đứng dậy gay gắt nói tập thơ đó tôi đã quăng vào sọt rác !–ông DMC bất thần cầm tách tràquăng cái rẻngvà nói một câu“láo”! - và hai người bỏ ra về.Ngồi trên xe DMC an ủica sĩđừng buồn – cái con người này ngạo mạn tập thơ Điêu tàn đã đưa tên tuổi hắn lên thế mà hắn nói quăng vào sọt rác !

Ca sĩ Chế Linhrất thất vọng ,rơi vào hụt hẫng,anh tuyên bố kể từ đây gạch tên CLV ra khỏi tâm trí mình…

Tôi xem clip đến đoạn này cũng “phát hoảng “– sao kỳ lạ vậy? Chợt nhớ lại trạng huống cuộc đời đã sản sinh ra “số phận”Chế Lan Viên - ông mắc kẹt giữa sự “lựa chọn hay không lựa chọn” - một bi kịch thời đại có thật.Nhưng dẫu sao Điêu Tàn vẫn là “con khai sinh” của nhà thơ – Ta hãy đặt tác phẩm trong bối cảnh lịch sử mà nó ra đời để thẩm định giá trị .Thiên tài thường có tật - Aristote thì bảo rằng “Không thiên tài nào mà không có một chút điên”.Thôi thì có gặp phải phản ứng “kỳ quặc” - hãy như nhà văn Nguyễn Văn Bổng “hiểu tính của Chế Lan Viên nên chỉ cười trừ bỏ qua” - giữ cho mình sự “thấu hiểu” để vẹn lòng ngưỡng mộ nhà thơ lớn đã quá cố.Tôi trộm nghĩ như vậy .

 

 

(Tp Thủ Đức,14/5/2022)

Chú thích:

 (*)Chiêm Thành (877 – 1693) là một trong những tên gọi của vương quốc Chăm Pa – một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập (192 – 1832). Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía bắc cho đến Bình Thuận ở phía nam, và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây của Lào ngày nay.

(**)youtube.com/watch?V=T9D1PeRML_K

 (***)Diệp Minh Châu (1919 - 2002) là họa sĩ, điêu khắc gia Việt Nam. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1 - 1996).

 

Bài thơ Trên đường về (Điêu tàn (1937)

 

Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ

Quay về xem non nước giống dân Hời

..................................

..................................

 

Đây, những Tháp gầy mòn vì mong đợi

Những đền xưa đổ nát dưới Thời Gian

Những sông vắng lê mình trong bóng tối

Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than

 

Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn

Muôn Ma Hời sờ soạng dắt nhau đi

Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn

Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ qui!

 

Đây, chiến địa nơi đôi bên giao trận

Muôn cô hồn tử sĩ hét gầm vang

Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm oán hận

Xương Chàm luôn rào rạt nỗi căm hờn

 

Đây, những cảnh thái bình trong Chiêm quốc

Những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi

Những Chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp

Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui

 

Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng

Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh

Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng

Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành

Đây, trong ánh ngọc lưu ly mờ ảo

Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà

Những Chiêm nữ mơ màng trong tiếng sáo

Cùng nhịp nhàng uyển chuyển uốn mình hoa

 

Những cảnh ấy Trên Đường Về ta đã gặp

Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi

Và từ đấy lòng ta luôn tràn ngập

Nỗi buồn thương nhớ tiếc giống dân Hời.

 

( Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học,2002)

 

Phan Văn Thạnh
Số lần đọc: 1209
Ngày đăng: 18.05.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hành trình thơ Trần Thương Bá 2 “La Poesie Candide, thơ ngây ngô” - Đỗ Tư Nhơn
Tình Huế, trong hành trình thơ Trần Thương Bá - Đỗ Tư Nhơn
Dòng sông Hoài – dòng đời chảy suốt trong thơ - Hoàng Lộc
Một giọng thơ lạ về tình yêu - Yến Nhi
Trong đám mây có một vầng trăng - Từ Sâm
Thơ và thủ pháp nghệ thuật “Lạ hóa” - Yến Nhi
Nguyễn Thanh – một con người tài hoa ở nhiều lĩnh vực - Hoàng Thị Bích Hà
Thái Hạo, tiếng nói mới, vang rền - Nguyễn Đức Tùng
Thơ tình bên sông của Hoài Quang: nỗi đau xé lòng - La Thụy
Dưới bóng Thiền - Phan Văn Thạnh
Cùng một tác giả
Tự khúc cuối năm (truyện ngắn)
Đà lạt & Tôi (tạp văn)
Tản mạn với CAFE (tiểu luận)
Trôi trong mơ (truyện ngắn)