Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.222.279
 
1928 - Sigrid Undset (Na-uy, 1882 – 1949)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000) 

 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

Trong những cuốn truyện dài hay tiểu thuyết ngắn (novella) đầu tiên đáng chú ý của Gigrid Undset, đã vẽ nên một thế giới hiện tại của những thiếu nữ trong vùng Christiania. Đó là một thế hệ không biết mệt mỏi, sẵn sàng có những quyết định can đảm ngay khi những khát vọng hạnh phúc đứng bên bờ vực thẳm, sẵn sàng nhận lấy những hậu quả tình cảm và lý trí cuối cùng của bản chất thôi thúc, và say mê sự thật. Thế hệ đó phải trả giá đắt cho ý nghĩa của thực tại mà nó đòi hỏi. Nó phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm trước khi thu phục được sự thống nhất tinh thần, và một vài đại diện của nó đã phải chết trong cuộc tranh đấu. Những người phụ nữ của thế hệ này bị cô lập một cách kỳ quặc trong thế giới hỗn độn này. Họ không được bảo vệ theo luật lệ xã hội được thiết lập một cách vững chắc, họ được xem như là một gánh nặng vô dụng, họ chỉ dựa trên chính mình để tạo ra một xã hội mới, có sức thuyết phục, hết sức ngay thật, nhưng cũng dễ nhầm lẫn.

 

Cha bà là một nhà sử học tài năng, từ thời bé bà đã sống trong không khí đầy truyền thuyết lich sử và văn học dân gian. Ở đó bà tìm thấy chất liệu thật sự thích hợp với bản chất của bà, và trí tưởng tượng của bà tương xứng với tầm vóc của nó. Những nhân vật từ quá khứ mà bà mô tả là một thể thống nhất hoàn chỉnh hơn và là một khuôn mẫu vững chắc hơn là các nhân vật đương thời. Thay vì bị giam hãm trong sự cô lập cùng quẩn, họ tham gia vào khối đoàn kết của những thế hệ đã qua. Đám đông vĩ đại này tồn tại trong tác phẩm của bà với một hình thù sống động, kiên định hơn là cái xã hội bất định trong thời đại chúng ta. Đây là thách thức lớn đối với một nhà văn cảm thấy trach nhiệm nặng nề mà mình phải mang.

 

Cuộc sống tính dục, vấn đề chung cho cả hai phái, là trung tâm cho những phân tích tâm lý của Sigrid Undset, lại được tìm thấy, hầu như không thay đổi, trong các tiểu thuyết lịch sử của bà. Về mặt này, sự chống đối về mặt tinh thần đến một cách tự nhiên. Trong các tài liệu thời trung cổ, vấn đề nữ giới không được biết đến; người ta không hề tìm thấy những dấu vết về cuộc sống nội tâm cá nhân mà sau này là vấn đề được gợi lên. Nhà sử học, đòi hỏi các bằng chứng, có quyền chú ý đến sự không nhất quán này. Nhưng, lời tuyên bố của nhà sử học không phải là tuyệt đối; ít nhất nhà thơ cũng có quyền bình đẳng để biểu lộ chính mình khi anh ta tin tưởng vào kiến thức trực giác và vững chắc về tâm hồn con người. Nhà thơ có quyền giả định rằng bản chất con người thật khó thay đổi qua các thời đại, ngay cả khi biên niên sử của quá khứ  im lặng về một số vấn đề.

 

Thể văn kể chuyện của bà mạnh mẽ, chảy xiết và đôi khi nặng nề. Nó cuồn cuộn như một dòng sông, không ngừng nhận những nhánh sông mới mà dòng chảy của nó cũng được tác giả mô tả, nó liều mạng bắt trí nhớ người đọc phải làm việc quá sức. Điều này một phần xuất phát từ  chính bản chất của vấn đề. Trong một chuỗi thế hệ, những xung đột và những số phận mang một hình thái tập trung, đấy là những đám mây va chạm nhau khi các ánh chớp sáng lóe lên. Tuy nhiên, sự nặng nề này cũng là kết quả của lòng nhiệt tình và trí tưởng tượng tức thời của tác giả, tạo nên một cảnh tượng và một cuộc đối thoại của mỗi tình tiết trong cách kể chuyện mà không cần quay lại nhìn toàn cảnh. Và dòng sông rộng lớn, mà dòng chảy của nó khó mà ôm lấy một cách toàn diện, trôi cuồn cuộn những làn sóng mạnh mẽ mang theo người đọc, lao vào với một trạng thái đờ đẫn. Nhưng tiếng gầm của nước lại mang vẻ tươi mát bất tận của thiên nhiên. Trong những ghềnh thác, suối nguồn, độc giả tìm thấy sự vui thích bắt nguồn từ sức hấp dẫn của sức mạnh thiên nhiên, như những mặt hồ rộng lớn trong suốt như gương mà họ cho là phản ánh của cái bao la, họ nhìn thấy tất cả sự vĩ đại của bản chất con người. Rồi, khi dòng sông ra tới biển, khi nàng Kristin Lavrandastter trong tác phẩm Kristin Lavrandastter (1920 - 22) chiến đấu cho đến phút cuối cùng của trận chiến đời nàng, không ai phàn nàn về chiều dài của dòng sông cứ chồng chất lên trên số phận nàng. Trong thi ca của mọi thời đại, những cảnh tượng tuyệt mỹ như thế không nhiều…/

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 588
Ngày đăng: 01.06.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhà Văn Cung Tích với truyện ngắn "Ngoại Ô, Dĩ An và linh hồn tôi". - Trần Yên Hòa
Dọc đường văn nghệ (Phần 83) Lương Túy Vân, nhà thơ “Riêng một góc trời” - Trần Dzạ Lữ
NĂM 1927 - Henri Bergson (Pháp, 1859 – 1941) - Lê Ký Thương
1926 - Grazia Deledda (Ý, 1871 – 1936) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần cuối ) - Đỗ Nguyễn
1925 - George Bernard Shaw (Anh, 1856 –1950 - Lê Ký Thương
Lời trần tình (phần 15) - Đỗ Nguyễn
Lời trần tình (phần 14) - Đỗ Nguyễn
Lời trần tình ( phần 13) - Đỗ Nguyễn
Lời trần tình (phần 12) - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)