Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.214.714
 
Heidegger (II) Hiện hữu và thời gian / siêu hình là gì?
Võ Công Liêm

 

     ‘The world’s darkening never reaches to the light of Being’* . Martin Heidegger (1889-1976)

 

   Tư tưởng Martin Heidegger là những gì người ta có thể đặt vấn đề, là lúc chúng ta đã thấu hiểu đôi điều trong tư tưởng, là chúng ta lịch lãm lãnh hội cái lý trí như nhiên mà Heidegger đã thốt từ mấy thập niên qua, nó trở nên chứng tích của lịch sử loài người và cũng coi như thù địch giữa tư tưởng với tư tường, bởi; nó che giấu cái điều cao viễn và giản đơn của nó, gần như ẩn tàng trong một thứ im lặng hố thẳm và chính con người đìu hiu không một chút gì quan tâm tới sự im lặng vô biên đó –L’homme à vrai dire n’accorde à ce silence aucune attention. Đó là ẩn ngữ một thứ ẩn ngữ siêu phàm có từ muôn đời khi thành hình vũ trụ này, nó không phân bua giải bày mà là một hiện hữu bất di bất dịch, nó phiêu bồng trong cõi người ta, nó hiện diện từ A tới Z không cho đó là hốt nhiên tự tại mà là sự cố đã có cho nên chi phải ‘tại ngoại hầu tra’ để xem ai phải, ai trái và vì sao nó hiện diện trong vũ trụ này từ khi khai thiên lập địa. Điều đó đã đặc ra những gì chân tình về Hiện hữu và Thời gian. Đấy là vấn đề Hiện hữu dựng ra như thể là hiện tượng luận, một cục bộ lề thói chỉ đưa tới vấn đề của Hiện hữu là đã trả lời trong lời giới thiệu ở tự nó và một bày tỏ ở tự nó. This question too Heidegger answered in his introduction to Being and Time.The question of the meaning of Being coulde be raised in a phenomenologically concrete manner only by asking about the Being of the question, that is to say; about the way the question presented itself and showed itself to be. Nhưng; phải hiểu cho rằng ẩn ngữ nằm trong diện mạo của không, nó u uất bởi mang khí tính siêu hình, nó nằm cõi ngoài (beyond) một âm khí không vói tới, nếu cho rằng vói tới được tức đi vào cõi tồn lưu, nó vấn vương, nó cưu mang trong nếp gấp lịch sử, nó đeo đẳng để đi tới tuyệt chiêu. Tuyệt chiêu là thừa nhận như một sự cố của hiện hữu tồn lại. Là sa mạc hoang liêu, một sa mạc ngôn ngữ giữa hiện hữu và thời gian, nghe qua như điệp ngữ nhưng song toàn trong lãnh địa của nó. Với Heidegger chúng ta đừng quên những gì thốt ra là những điều nói đến, đây cũng là một mặc khải tư tưởng cùng với Nietzsche trong vai trò khách thể của Zarathustra là khai-trường-ngữ. Còn nếu như ghép từ ngữ tư tưởng để buộc tôi tư tưởng thì coi như giết chết tư tưởng hằng viễn xưa nay mà coi đó là tư tưởng hoằng pháp, bởi; nó đi tới chân như tuyệt đối. Tư tưởng của Heidegger có hơi hám của Nietzsche, có một chút mồ hôi của Camus trong tư thế lập ngôn của Le mythe de Sisyphe (đã nói đến trong tiểu luận A. Camus của vcl). Thành ra tư tưởng của Heidegger cung cấp cho ta một khái niệm tuyệt đối mà thôi, nhưng; trong cái mà thôi đó là cả một ẩn ngữ của hiện hữu và siêu hình, là vì hiện hữu và thời gian / Being and Time là định luật bất khả kháng, chúng ta không vì một cớ sự gì mà từ nan hay lãng quên, nó hiện hữu trong ta và lột xác ta qua thời gian, tất không vì một lý do gì mà cho không phải làphải là. Chúng ta thừa nhận nó tức chúng ta ‘đáp lời sông núi’ là chứng tích lịch sử của con người. Từ đó; cõi thế gian như ‘gông cùm’ để nhận tội là con người phải tự thú giữa một hiện hữu đang sống mà không thể coi đó là thánh thiện, là vì; thời gian trở nên nhân chứng cho những cuộc tình đã xảy ra; tất nhiên không một lý luận nào thỏa đáng hay thích nghi và không một lý thuyết hay tiểu luận nào là tuyệt đối; tất cả là phàm phu, tục tĩu gieo tai họa vào tồn lưu tư tưởng, những kẻ không thừa nhận hiện hữu và thời gian là những kẻ đứng ngoài vòng cương tỏa là tồn lụt không còn tồn lui với thế gian. Hai thứ đó là điều kiện cách. Nhưng trong ‘Tiểu luận về Hội luận tư tưởng / Essais el Conférences) M. Heidegger đã nói như sau: ‘Có lẽ một ngày nào người ta sẽ tìm thấy lời đáp đó cho những câu hỏi nêu ra trong những bài tiểu luận tư tưởng, những tiểu luận đó cho ta cảm tưởng lối suy luận rối bời về những tiểu luận của tôi …donnent l’impression d’un arbitraire désordonné…’ tư tưởng của tôi là thế đấy.

Trong hiện hữu và thời gian Heidegger đã viết là một lý luận củng cố, minh định lập trường vốn có xưa nay; kêu gọi và thừa nhận để thấy được con người đang sống giữa đời này là một xác quyết cụ thể không thể chối bỏ. Heidegger bắt đầu bước vào sự thể kỳ lạ gần như phong cách hành xử, bởi; tư duy nghĩ về những gì đã hành động là lối về của ngữ ngôn tương giao là ngữ ngôn trong tư tưởng, nó vừa mang tính không lời vừa mang tính ẩn ngữ, cái biệt tài đó chỉ nằm trong tư tưởng của  Heidegger; nếu chúng ta dốc tâm tìm kiếm thì chân lý ngữ ngôn sẽ đạt tới tồn lưu, tồn lại, tồn lần của ngôn ngữ và sẽ đi tới tuyệt cốc ngữ ngôn của siêu hình. Đó là căn nguyên của lý luận, lý luận triết học, bởi; con người là một triết lý sống còn có thể là một thẩm định về Hiện hữu của bất cứ hiện hữu nào –to be able to inquire about the Being of any being. Đấy là điều mà Heidegger thừa nhận rằng sự nghiên cứu này nằm trong một Hiện hữu thực sự: con cá dưới nước, con chim trên trời hoặc phi hành gia đang trên hành trình tới sao Mars (Hỏa tinh); tất cả sự kiện là hiện hữu. Hẳn thế; chỉ có một hiện hữu nhất quán, vững chắc làm nên ở tự nó mỗi khi được nêu lên. Ấy là gì? Là cái chi chi? Chẳng phải chi mà chẳng phải ấy, nếu như đưa ra lý này, lẽ nọ thì hóa ra hùm-bà-lằn, bầu-cua-cá- cọp, biến cái ngữ ngôn này đi vào ‘black hole’, vì rằng; chúng ta chưa nhận thức được ý nghĩa của hiện hữu, càng phân tích, lý sự về hiện hữu thì vô hình dung đưa ra nhiều vấn đề liên can tới hiện hữu –Analysis of the being that raised questions concerning its Being. Cái sự cố đó cứ giằng co, tiến thối lưỡng nan, bởi; quá nhiều chất vấn…tại sao hiện hữu phải tồn tồn. Tồn tồn là cái gì? –là cái gọi về trong tư tưởng, nếu không có nó thì không có hiện hữu của loài người. Có loài người thời phải có thời gian. Hiện hữu và thời gian là cặp đôi, đó là đường sương trắng ‘cette ligne blance’ đường sương đã ấp ủ từ lâu; đó là hiện hữu sinh tồn. Vậy ngữ ngôn là gì? Ngữ ngôn hay ngôn ngữ là một; nghĩa là có khi gọi này, có khi gọi nọ, có khi nói ‘chơi’ thành thiệt đó là ‘ngữ ngôn’, còn chơi ra chơi, làm ra làm là ‘ngôn ngữ’ thông thường, nhưng; cả hai là một hiện hữu thực sự -being really- Sự kỳ dị đó đạt tới mức tối đa của kỳ diệu trong hiện hữu và thời gian. Còn đòi hỏi cho ra lẽ là xô vấn đề vào ngõ cụt, ngõ cụt không lối thoát là hiện hữu tự chôn sống lấy mình, thời gian tắt ngúm nói chi tới hiện tại quá khứ vị lai thì ngữ ngôn tư tưởng cũng đìu hiu quạnh vắng chẳng có con tôm te nào mò tới. tức đi vào cõi tận diệt, tợ như thằng làm thơ, làm văn chưa đạt tới cái tuyệt chiêu của nó mà nửa nạt, nửa mỡ; đã thế còn lôi xốc ông bà văn chương ra mà hài tội. Ngữ ngôn sẽ đi về đâu giữa miền sương trắng một trời bao la. Và sự thể như thế có thực không? Chịu! Bởi hiện hữu thực sự là hiện hữu trong ta. Heidegger gọi hiện hữu của vấn đề hôm nay –Heidegger called the Being of this question, vậy thì ai sẳn sàng nhận ra được tổng quát về Hiện hữu trong cái nghĩa ‘hiện hữu tồn tồn / existence hoặc dasein’. Hiện hữu và Thời gian được phân tích qua Dasein nghĩa là hiện hữu con người / human existence là nằm trong cấu trúc của vấn đề đầy đủ ý nghĩa của Hiện hữu/Being trong cái nhìn tổng quan. Dasein là một khẳng định tuyệt đối có hạng thứ không thuộc hiện hữu con người nhưng lại thực thể trong vũ trụ -Being of Dasein by means of categories suited not to human beings but to other entities in the universe. Thực ra Dasein là thể cách của Hiện hữu cái đó chỉ là những biểu trưng mà thôi (logos). Dasein là thuộc lịch sử ở tự nó, tất cả là điều khôn tả / je ne sais quoi, bản thể của Dasein  phải là một sự gắn bó vào nhau / hermeneutical, điều này là một nhận thức về những gì thuộc hình thức lịch sử và một ý thức bền lâu trong vấn đề của truyền đạt tư tưởng, đặc biệt vấn đề nguồn gốc và mục đích của chính mình.. Từ chỗ đó trong mọi tương giao giữa hiện hữu và thời gian nghe như giữa chủ đề của Sein und Zeit tợ hồ như phá vỡ lịch sử của bản thể học, diễn giải của Dasein là diễn giải một đường lối chắc chắn của Hiện hữu, một ý nghĩa chắc chắn của cái gọi ‘là’ hoặc ‘thế nào’ hay thế này, thế nọ tất thảy là hiện hữu tồn lưu, tất thảy cùng một nghĩa như nhau. Heidegger cho sự cố đó có ba điều để cấu thành của Dasein: -những gì có tính chất hiện hữu/existentiality,-tạo dựng/facticity và -suy thoái/verfallen. Dĩ nhiên; trong giây lát cuộc đời có ba thiết kế cấu trúc mà mỗi đơn vị trình diễn một cách khác nhau, chung qui nó nằm trong Dasein một sự suy tư bắt đầu của sinh và cuối đời là chết. Vì rằng; cái chết là cái sự có thể xảy ra là hiện hữu, sự đó còn gọi là Dasein ở tự nó như một nhận lãnh. Với cái chết Dasein đứng trước ở chính nó trong cái thích đáng khác của Hiện hữu. Cho nên chi khi mà Dasein đứng trước ở chính nó được coi như điều có thể, nó đi thẳng đến phiá trước một cách trọn vẹn là có tiềm lực cho một Hiện hữu –When Dasein stands before itself as this possibility it is fully directed toward its very own potentiality for Being. Đứng trước ở tự nó là trong cách thức của tất cả những gì có tương giao trong một Dasein khác thời tất sự việc đó không giải quyết được. Dasein hầu như có một tiềm năng thích nghi đáng kể dành cho Hiện hữu. Cái sự thích nghi đáng kể ở đây là nằm trong một tổng hợp tương giao trên con đường hướng tới ngữ ngôn, tất hướng tới  một cái gì không thể so sánh được, ngay cả tử sinh cũng vậy, nó hiện diện thường trực theo thời gian tức ‘hồn ai nấy giữ’ là giữ cái hiện hữu riêng mình, còn như dòi hỏi giải đáp do đâu mà có và do đâu mà ‘tiết ra’ là đi xa vấn đề, lạc lối đường trần; là vì ông Tạo đã đưa cái ngữ ngôn đó đến với con người trong chu kỳ của thời gian đó là thời gian hiện hữu. Sự việc này ta thử chấp nhận một cách hẳn nhiên không có vấn đề, vấn đề chính là nhận thức việc làm hợp lý hay không và nhận ở đó một sự đã rồi như một định hệ. Cho nên chi không yêu cầu hay đòi hỏi, bởi; đòi hỏi là vượt ngữ ngôn thiên tạo, có thể lệch hướng đi tức đi ngược thời gian, hiện hữu trở nên vô hiệu hóa, là vì; trong mọi từ ngữ đều nói lên tính chất ‘sở hữu chủ’ là cái của riêng mình trong một hiện hữu thật sự, không nghi hoặc mà nhận ra thế nào là hiện hữu, thế nào là thời gian đó là một hiện hữu thực sự đối với con người.

Ở đây đã để lại một sự thông đạt về Hiện hữu của con người, ngay cả người ăn ngay nói thực như Nietzsche cũng có thể nghi ngờ, là vì; Hiện hữu ở tự nó đã là cả một tuyệt đối vô cùng và ngay số phận con người cũng không buộc phải –Here was an interpretation of the Being of man whose candor not even Nietzsche could doubt; for which Being itself was utterly finite and humanfate without reprieve.Tất cả đều đắm chìm.  Kant đã nói (Vấn đề của Siêu hình/Problem of Metaphysics) : ‘có hạn và hạn chế là đặc chất hiện hữu của con người nó có nhiều mầm mống phát sinh hơn những gì ở chính họ / the finite and limited character of human existence is more primordial than man himself. Vậy thì chúng ta cũng chẳng đặng đừng mà chối bỏ.

Gần đây Albert Camus được coi là người chạm trán, đối đầu với Heidegger về những phân tích chữ nghĩa có tính chất võ đoán về Dasein. Nó thuộc ngôn ngữ của Đức nhưng cùng một thể tồn lưu, lưu tồn, đó là hiện hữu thực thể, một tư duy chất đầy ẩn ngữ, nghĩa là có đó mà không có đó / sắc sắc không không. Chúng ta dung nạp thời gian là chính chúng ta đang hiện hữu với thời gian giữa sống và chết. Nhưng; chắc chắn rằng: tính hữu hạn của Dasein /finitude of Dasein là có chủ đích, có hậu, có thủy chung nếu không có cái lý của nó thì hà cớ gì triết gia đưa con chữ này vào đây. Nó nhập vào trong trạng thái ‘thoát tục’ để đi tới chân như của hiện hữu là chặn cuối đời của con người. Cuối cùng Camus nhận ra cái lý của nó, tợ như Nguyễn Du cũng nhận ra được thời gian: ‘ba trăm năm sau có ai khóc cho Tố Như’. Đời đang khóc cho Tố Như ‘Thiên điạ biên chu phù tợ diệp / Văn chương tàn tức nhược như y’ (ND). Cái sự đó đã tồn sinh, tiên sinh không phải chờ đợi mà phù tợ diệp / tợ như y. Là vì; thế gian chợt nhận ra mình đang đứng trước cuộc đời, thăng trầm tợ như thảo đầu phô đó mới là hiện hữu; đến khi Camus ngộ nhận hay ngộ thì thời gian đã đi quá xa… Thành ra không lấy làm lạ những gì Heidegger nói, những gì Nietzsche nói hay lời phủ nhận của Camus. Tất thảy nằm trong trục của hiện hữu. Thời gian mới quan trọng. Răng cho thời gian quan trọng? Vì nó là nhân chứng những cuộc tình thành bại, nhân chứng những đồ sát, những hỉ nộ ái ố, hay, dở, ngọt bùi chua cay là đến với ta trong hiện hữu cuộc đời; mà đời thì lắm thứ hổ mang, thuồng luồng, ruồi muỗi bu quanh.

 Heidegger đã ý thức vấn đề của hiện hữu và thời gian trước khi có Dasein là một cố gắng giành được cái cảm thức của hạn hữu và tử vong. Đó là sự thật của hiện hữu / truth of Being. Ý niệm tự nhiên của sự thật không có nghĩa là vô thừa nhận và cũng chẳng phải dựa vào triết học của Hy Lạp để thành hình một triết thuyết có chủ đề. Vậy cho nên cảm thức đúng đắng và tin tưởng là không phải trong cảm thức của vô thừa nhận mà trong cảm thức của nhận biết. Dasein là Hiện hữu / Being, Dasein là chọn lựa của thời gian / time; với một Dasein đủ để nói lên tầm quan trọng của nó cho một tổng thể đầy đủ của hiện hữu và thời gian.

 

 Biết được những gì thuộc bản thể học, tức biết trước một điều gì về Dasein là một nhận thấy trước mắt. Không có Dasein ở tự nó thời hiện hữu chỉ được trong cái đặc chất cấu trúc về bản thể học mà thôi mà sự thật của vấn đề được coi như cứu cánh để thành hình thế nào là hiện hữu, thế nào là thời gian. Aristotle nói:  ‘hẽ psychẽ ta onta pòs estin’(The soul is in a certain way all being / Linh hồn là trong đường lối chắc chắn của tất cả hiện hữu) Linh hồn là tạng thể Hiện hữu của con người là những khám phá trong tất cả mọi đường lối, đó là hiện hữu và thời gian / aesthesis and noẽsis –The soul which constitutes the Being of man discovers in its ways to be. Tất cả hiện hữu là sự liên đới với con người đưa tới những gì chính xác cho họ và những gì tuyệt đối; đó là điều để nói, nhưng; luôn luôn nằm trong Hiện hữu của họ -all beings with regard to their thatness and whatness; that is to say, always also in their Being. Đấy là điều đã đạt tới bởi một sự lôi cuốn để nhận ra được hiện hữu là một tuân thủ như thể thừa nhận của Hiện hữu là đồng bộ ‘đến với nhau / come together’ với bất cứ một hiện hữu nào. Đây là một sự khác biệt độc đáo của hiện hữu, ‘ens quod naturn est convenire cum omni ente’ (The being whose nature it is to meet with all other being / Hiện hữu là cái sự của thiên nhiên nó gặp nhau với tất cả hiện hữu khác). Ưu thế của Dasein vượt lên trên tất cả những hiện hữu khác là những gì nổi bậc nhất. Ở đây không còn hiện hữu thuộc bản thể, một sự lý sáng tỏ và minh bạch không có những gì cho là nhạt nhẽo và có tính chủ quan hóa về những gì là hiện hữu .

 

SIÊU HÌNH LÀ GÌ ?

 

‘What is metaphysics ?’ Heidegger đánh động thế gian như một sự mong chờ dài lâu của những gì muốn đối thoại về siêu hình –The question awakens expectation of a discussion about metaphysics vì lẽ đó mà phải tiến tới thay vì chúng ta không cần phải đặc vấn đề thuộc siêu hình mà ngay như thuở ban đầu lưu luyến ấy. Lấy siêu hình để chuyển đổi từ hư đến thực, chuyển đổi cuộc đời như cuộc tình của Nguyễn Trãi là cái điều không còn thấy lạ giữa thế gian này, nó có một sự hy sinh cùng cực để đi vào siêu hình (into metaphysics); chỉ còn cách đưa siêu hình của những cuộc tình vào huyền thoại của tình yêu, Nguyễn Du là nạn nhân của siêu hình; đem Kiều ra thử lửa với đời để đốt cháy huyền thoại của lịch sử mà là cơ hội tự giới thiệu ở chính mình; do đâu mà có? Cho dù Heidegger cố thuyết phục với thế gian cho bằng được cái nghĩa lý cao siêu vời vợi của Seine Zeit, bởi; nó không đồng lõa vào viễn tượng của phạm trù thuộc bản thể học, là tiếp dẫn đạo sư Nietzsche ra khỏi hiện tượng học và bản thể học để trở về với tồn căn, trở về trong nguyên thủy của tình yêu là về trong niềm tin tuyệt đối. Tồn căn là nhân duyên, là chấp nhận một hiện hữu sống thực; phải ra khỏi những gì đã ám thị tư tưởng, đã ám thị tư tưởng là rơi vào tồn lăn. Đó là tư tưởng vượt thoát để đi tới chân như của hiện hữu. Heidegger trên đường đi tới đáo bỉ ngạn trong những ẩn ngữ trước đây, giờ đối đầu với siêu hình là một thực thể sống động; lịch sử ngụy trang thành siêu hình hay Heidegger ẩn ngữ của siêu hình? Chắc chắn Heidegger trách nhiệm điều này, bởi; ông đã chơi những con chữ tuyệt chiêu, đánh đổ tất cả những tư tưởng trước đây, chận đứng những lời rao giảng tiên tri của Zarathustra để tìm lại mình, để cảm thụ nỗi cô đơn, để thoát khỏi những linh hồn cô quạnh, để không còn nhìn nhận ‘Thượng đế đã chết /God is dead’, cái chết theo Nietzsche là cái chết siêu hình, là ảo tưởng và ẩn ngữ, là tiếng vọng lại từ thế gian, một tiếng than thống thiết của Zarathustra là tiếng gọi của tiên tri, của nhà hiền triết kêu gọi để trở về con đường hoằng viễn. Đánh động cái ý thức ‘vô nhiễm’ của Camus, đưa tất cả về một mối  là vì trong tất cả mệnh đề kể cả mệnh đề phụ của Heidegger đều nằm trong sinh mệnh, ngay cả Nguyễn Du đã nói đến sinh mệnh qua từng nhân vật. Trong cơn xuôi ngược trùng trùng duyên khởi, vô hình chung có một cuộc đối thoại linh hồn giữa Nguyễn Du và Heidegger cuối cùng cả hai đi vào tĩnh lặng, một sự tĩnh lặng vô biên. Là vì; Dasein hay Zeit là đồng thể vớ Thể và Thời cái điều cho ta hiểu thêm về thể (thể ở đây không phải là ‘corps’ mà là thân phận) là thể tính con người; không có thể thời không có thời gian vị chi cả hai phải liên kết vào nhau để đánh giá sâu sắc do đâu mà có siêu hình. Ta lùi lại cái chuyện thần thoại cồ tích cho rõ trắng đen, lôi xốc  Sơn tinh, Thủy tinh, Trương Chi Mỵ Nương hay cùng lắm là Phù Đổng Thiên Vương, cởi ngựa sắt hét ra lửa, ngạt ngư ngậm kiếm vàng dâng vua và biết bao thần thoại hoang đường mà Việtnam chất chứa từ mấy ngàn năm lịch sử, có lẽ; suy tư của Heidegger chỉ dừng lại ngang Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương cho tới Nitzsche, Kant, hay Plato, hay Aristotle là chặn đường cuối của cuộc đời; rặc ròng những nhân vật đó đã hiện tượng hóa, đã mầu nhiệm đi vào siêu hình tự cổ chí kim, tất cả dư âm đó đi vào cõi lặng. Nhờ đó mới nhận ra một lịch sử siêu hình đã chìm đắm từ bấy lâu nay, một lịch sử thần thánh hóa của dân tộc ta. Bốn ngàn năm văn hiến không phải là chuyện nói lên lòng tự hào, tự hào mà chúng ta tìm thấy ở những nhân vật siêu hình là chứng tích. Nhờ đó mà chúng ta có thể xưng tụng Heidegger là nhà tư tưởng hoằng viễn đã soi rọi cho thế gian một hiện hữu thật của một hiện hữu sống và chết. Tư tưởng Tây phương khai mở một cách viên mãn: đã khóc dùm cho Tố Như tiên sinh, đưa Camus vào trận đồ đại ngộ, kết chặc tình thân với Nitzsche để thừa nhận hiện hữu và thời gian là có thật thay vì lời trầm thống của Zarathustra. Heidegger âm thầm trong ẩn ngữ, không còn nghĩa lý cuộc đời, nhưng phải sống –Mais vivre sống để nhận thức là hành động không nêu danh –C’est aussi agir. Au nom de quoi ou sans savoir pourquoi? Và; cũng chẳng phải nổ lực để cậy trông –sans faire un effort. Đó là ý nghĩa ẩn mật của lời vô ngôn, là tiếng khóc khô, là tiếng cười của nước mắt, là nỗi đau siêu hình nơi con người... Nếu một mực phủ nhận chính là lúc không còn nghe được tiếng: ‘chi mô răng rứa’ giữa đời này. Vì rằng; chi-mô-răng-rứa là ngữ ngôn Champa ngữ ngôn của siêu hình nó còn vất vơ, vất vưởng ở cố đô, một thành quách siêu hình nằm trong cõi lặng, cho dẫu có đục khoét hay dựng lại vết tích xưa, nhưng; dòng chảy của siêu hình không đứng lại theo thời gian mà đi vào miên viễn của tình yêu, -tình yêu siêu hình- Vậy siêu hình là gì? Nó nằm trong một biến thể tự tại là tụ điểm của cái nhìn trong cảm thức, một đánh giá thực hư –From the point of view of sound common sense. Là vì như thế này; thứ nhất mọi vấn đề thuộc siêu hình luôn luôn ẩn chứa tất cả những sự vụ của vấn đề thuộc siêu hình; mỗi một vấn đề ở tự nó luôn luôn bao hàm cho tất cả. Cái việc thứ hai mọi vấn đề thuộc siêu hình có thể đặc ra hay chất vấn duy chỉ trong một đường lối đó mà thôi như thể là một hiện hành bên nhau với vấn đề, thì đó là chuyện đặc ra vấn đề -First; every metaphysical question always encompasses the whole rang of metaphysicalproblems. Each question is itself always the whole. Therfore; second, every metaphysical question can be asked only in such a way that the questioner as such is present together with the question, that is; is placed in question…Từ chỗ đó chúng ta dứt khoát không còn đặc vấn đề siêu hình như yêu cầu là vì; cái sự đó là hiện diện thực thể, nó chập chờn trong tâm trí không biết thực hư vấn đề thuộc siêu hình , trở nên ấm ớ hội tề, lý cái này, luận cái kia cho thêm đa sự hoặc khấp lõa vấn đề để đi vào con đường tuyệt tự, tuyệt tự thì siêu hình trở nên hoang đương, nhưng; nhớ cho trong hoang đường là nơi bao che, chất chứa ((encompasses) những gì có dính dáng thuộc siêu hình, đó là vị trí cần thiết của hiện hữu tồn lưu [the existence / Dasein] cái sự đó mới là vấn đề. Hiểu rõ hơn Dasein là tồn lại, tồn lần, tồn luân.

Mà đời là một thực thể hiện hữu, một hội ngộ giữa ngữ ngôn của ẩn ngữ. Lịch sử loài người ghi dấu ấn hiện hữu và thời gian, lịch sử đã đưa thế gian vào siêu hình học làm cho hình ảnh đó đi vào xa xăm của bụi mờ, cái sự ẩn tàng không có nguyên nhân cho những cái chết không có nguyên nhân, nó đìu hiu, lặng lẽ để rồi đi vào cơn lốc xoáy của khước từ, khước từ cho thân phận làm người. Để rồi tất cả đi vào cõi tịch mịch.

Đứng trên lãnh vực khoa học thì hoàn toàn đa dạng mà trong tất cả những gì thuộc khoa học đều liên quan đến chúng ta, nó là một hiện hữu sống thực, một sự hiện hữu không lâu dài và hao mòn (atrophied). Sự tương quan độc đáo với thế giới nằm trong những gì sự sống của chúng ta đều hướng tới một hiện hữu sống thực bởi đòi hỏi của tự do chọn lựa đó là quan điểm tồn lưu của nhân loại (human existence). Nói một cách cụ thể trong siêu hình là phản kháng do từ những gì của hỉ nộ ái ố, xô  quá khứ vào trường đồ của tội ác, có thể một trong những tội ác người ta không đi tới một sự giải bày ai tội ai không như vậy sự kiện hoàn toàn thất thố biến cái hình thể đó trở nên muôn chiều; chiều nào là thực thể, chiều nào là siêu hình; câu chuyện đời trở nên vô thanh là những tư tưởng như bước đi âm thầm để lại ở đó một bí truyền. Và; chính siêu hình manh tâm xô ngã ta vào bóng tối chập chờn, cái bóng đó không bao giờ đến gần với hiện hữu. Cuối cùng đưa chúng ta vào hố thẳm tội lỗi cũng có thể đưa ta về trong cõi lặng. Ngậm bồ hòn vì đã nuốt trái cấm ở vườn Điạ đàng. Cái vườn đó sanh ra con mảng xà quyến rũ với cái lưỡi chẻ hai ‘mời mọc’ là siêu hình nhập thế và sự vụ đã an bài như Heidegger đã nói: tất cả hiện hữu đều là định mệnh; đó là nghĩa ẩn mật và lời vô ngôn có từ trong siêu hình, một thứ siêu hình trường tồn là tồn lưu, tồn lại, tồn lần cho tới tồn luân, tồn lứa.

-‘Vũ trụ chi giai gian phận sự’ (NCT) là cõi càng khôn bao la diệu vợi, hằng hà sa số vì sao, một cõi hiện hữu đã có từ mấy tỉ ngàn năm vẫn còn trơ tro cùng tuế nguyệt ấy là siêu hình.

-Đá dựng (stonehenge), tượng nằm, tượng đứng, hòn chồng hòn vợ hơn mấy ngàn năm vẫn còn trơ trơ với non sông ấy là siêu hình.

-Kim Tự Tháp chiếu thẳng lên đỉnh trời , bàn tay nào, máy móc nào, bao nhiêu nhận lực cưa đá, đục đá từ một nơi xa xăm, nghìn dặm mà vẫn dựng nên ấy là siêu hình.

-Trứng Chắc, Trứng Nhì (Trưng Trắc, Trưng Nhị) cởi đại tượng đánh giặc Tàu. Bốn ngàn năm văn hóa là chứng cớ trống đồng ấy là siêu hình.

-Những kỳ quan lạ lùng trên vũ trụ loài người khi ẩn, khi hiện. Những UFO từ đâu đến ấy là siêu hình.

- Con ong xây ‘ngũ giác đài’ con voi là xe cần cẩu, con ngựa là ‘sport-car’, con trâu là máy cày liên hợp (combine harvester) con chó, con mèo, chim chóc, con cá, con tôm dưới biển, cá cảnh là thời trang hiện đại, tất thảy có tác dụng với con người ấy là siêu hình.

Siêu hình không có thời gian, con người có thời gian là an nhiên tự tại. Siêu hình đi vào cõi không. Quan trọng của nguồn gốc hư-vô không đặc trong vị trí này, nó chỉ mang lại đây một Dasein cho lần gặp gỡ đầu tiên và sau cùng của hiện hữu. Một hiện hữu tồn lưu, tồn lại với tồn lần. Sự thật của hiện hữu là thế đấy!.

 

Cầm giữ được là dấu hiệu ban sơ, từ thuở ban đầu lưu luyến ấy; chính trong sự vụ của siêu hình tự mở phơi ra trong hiện thể của tồn lưu, tồn lại là chân lý để đời. Heidegger sống đời với tồn tồn đó là lời vô ngôn, là ẩn ngữ; xin đừng cho rằng chi-mô-răng-rứa hay lạ đời rứa răng…có chi mô đó là tồn lưu thể, một thể không lỏng, không rắn, không nhão nó ung dung như nhật nguyệt có nghĩa rằng bình minh buổi sáng, hoàng hôn buổi chiều là sự thể tự nhiên; cái đột ngột mỗi khi là có một sự tương ứng dị kỳ thời không lấy làm la.

Nhận ra những lời chân phát của Heidegger nó có một ‘cõi riêng’ nghiêm mật trong ngôn từ của hiện hữu tồn lưu và thời gian là tồn luân. Con người hiện diện như vật thễ giữa vũ trụ này để đi tới sinh diệt là lẽ thường tình của siêu hình; chớ đừng lần mò mà trở nên ấm ớ hội tề là không đạt tới chân như của hiện hữu.

 

 (ca.ab.yyc . Đầu tháng 8/2022)

 

* Cõi âm  u của thế gian không bao giờ đạt tới một hiện hữu (M. Heidegger)

 

ĐỌC THÊM: ‘Heidegger (I) của võcôngliêm Hiện có trên một số báo mạng và giấy hoặc email theo đ/c đã ghi.

 

                                                                                         

TRANH VẼ: ‘ Chiều / Evening time’ Khổ 15” X 22” trên giấy cứng. Acrylic+House-paint. Vcl# 0182022.

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 901
Ngày đăng: 04.08.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về một số nhầm lẫn trong cách đánh giá Lược Khảo Văn Học của Nguyễn Văn Trung - Bùi Đức Hào
Những đạo diễn điện ảnh Việt Nam chưa được ngậm cười nơi chín suối - Nguyễn Anh Tuấn
Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong sách giáo khoa Quốc Văn trung học ở miền Nam 1954 -1975 - Trần Hoài Anh
Không có gì thích đáng giữa sinh diệt hoặc niết bàn - Võ Công Liêm
Sắc thái Nam Bộ qua truyền thuyết dân gian - Võ Phúc Châu
Có thiệt là ca dao Khánh Hòa không? - Lê Ký Thương
Nén hương lòng cho anh - Đỗ Tư Nghĩa
Vài mạn đàm về câu “49 chưa qua 53 đã tới” - Đặng Xuân Xuyến
Lại nói về bộ môn Lịch Sử - Phan Văn Thạnh
Chùa Phúc Khánh – Ngôi chùa linh thiêng đất Hà Thành - Đặng Xuân Xuyến
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)