Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.212.144
 
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 21)
Phan Tấn Uẩn

 

            Chuẩn bị làm hồ sơ du học, tôi đã tâm sự hết lời với Ron về những trăn trở lâu nay chưa có dịp bộc bạch với ai :

            “ Ron có biết lý do nào khiến tôi chọn ngành văn học so sánh (VHSS : Comparative Literature) khi làm hồ sơ nghiên cứu sinh tiến sĩ không ?”

            “Ai cũng có ước mơ thầm kín.” Ron trả lời một cách hờ hửng.

            “ Không phải. Người Giao Thường xem nhẹ VHSS.”

            Ron giật mình quay nhìn vào mặt tôi :

            “ Coi VHSS không ra gì  ? Thế giới người ta có hàng ngàn hội đoàn, học viện , trường Đại Học dạy và hoạt động rầm rộ về VHSS. Thật khó hiểu.”

            “ Nếu bạn tìm hiểu nội dung ngành văn học Giao Thường, bạn sẽ không thấy tên thể loại VHSS. Tôi chỉ tìm thấy một vài bài báo của hai nhà giáo đại học Bắc Thường giới thiệu VHSS trường phái Nga-La-Tư. Chỉ giới thiệu chứ hai nhà giáo nầy không hoạt động trong ngành VHSS. Mà trường phái Nga –La-Tư không thông dụng trên thế giới. Khi nói VHSS là nói VHSS Âu-Mỹ .”

            “ Đại Học Giao Thường không dạy sinh viên sao ?”

            “ Có thầy đâu mà dạy. Sinh viên, học giả Giao Thường khắp năm châu bốn biển cũng chẳng tìm đâu ra một người theo học chuyên ngành VHSS. Ngay cả học giả Hoàng Xuân Hãn nổi tiếng uyên thâm nhiều lãnh vực cũng không đọc thấy ông nói gì về ngành học nầy .”

            “ Có đâu đến nổi như Trác Bạt nói. Tôi không tin. Giao Thường là một dân tộc anh hùng đánh thắng những đế quốc sừng sõ của thế giới… họ đang là…”

            Nghe vậy,tôi lập tức đưa tay bịt  miệng Ron :

            “ Xin lỗi. Bạn đã nói sang chuyện khôi hài…Chúng ta đang nói về văn hóa.”

            Chờ tâm ổn định, tôi nói tiếp :

            “ Khi hiểu rõ lợi ích của VHSS, tôi quyết định làm hồ sơ xin học bổng. Vấn đề làm tôi thất vọng với người Giao Thường là thái độ bàng quan và đầu óc “bị đông đá” như lời một người Nam Thường nói ra.”

            “  Tôi vẫn chưa hiểu…? ”

            “ Bạn muốn hiểu phải đọc cuốn sách Người Giao Thường Xấu Xí của một bác sĩ Nam Thường đã sống ở ngoại quốc hai mươi bảy năm. Ông nầy kê ra 68 thói xấu làm cho người Giao Thường đi đâu cũng bị người ngoại quốc tránh xa...”

            “ Tôi mới hiểu một nửa !...” Ron chế giễu.

            “ Thật ra Nam Thường cũng có một học giả đáng kính dư sức làm việc chung với giới học giả VHSS của thế giới…”

            “ Who ?  I still don't fully understand …” Ron lại đùa cợt.

            “ Chính là chủ nhiệm Nguyễn Hiến như bạn biết. Rất tiếc là ông không có thì giờ và cơ hội để hành nghề VHSS.Chờ đến bao giờ Giao Thường mới có ngành nầy, tôi phải dấn thân, có thể là người đầu tiên bước vào. Nhưng một con én như tôi …lẻ loi quá. Tôi muốn Ron sát cánh với tôi đến các trường Đại Học tiếp xúc với giới sinh viên, trí thức Giao Thường nói sao cho họ tỉnh ngộ để hăng hái hướng bạn bè con cháu vào ngành học nầy.”

            “ Tôi đâu có chuyên về VHSS…”

            “ Không sao. Dân Giao Thường có đầu óc vọng ngoại. Chỉ cần thấy dân Anglo-Saxon như Ron đi với tôi là họ tin ngay. Người Giao Thường có tâm huyết tới đâu nói trời họ cũng không nghe …”

            “ Hiểu rồi,”  Ron đã nhận ra mong ước của tôi,“lúc nầy tôi chưa chuẩn bị kịp,Trác Bạt sao không đến gặp ngay Nguyễn Hiến . Ông ấy có uy tín, nếu cần gì, gọi tôi…”

 

***

            Với  tập tài liệu ghi chép nhiều thông tin từ các Đại Học quốc tế về VHSS, tôi đến tòa báo Văn Cầm, bắt gặp nụ cười thân thiện của chủ nhiệm Nguyễn Hiến.

            “ Thưa bác Hiến, câu chuyện hôm nay bắt nguồn từ lá thư giới thiệu của Ronald Dickson Woodroof. Lá thư chỉ giới thiệu chúng tôi làm quen với Học Viện Toàn Cầu”

            “ Có phải là cậu Ron, phụ giảng báo chí  ?”

            “ Vâng. Ron là nghiên cứu sinh của New Hardy, cũng là một ký giả chuyên nghiệp lâu năm, đã giúp chúng tôi nhiều kinh nghiệm trong nghề báo ” Tôi đi vào vấn đề. “ Lá thư của Ron chỉ giới thiệu chúng tôi làm quen với học viện toàn cầu, chứ không có thực chất hoạt động gì, vì mình chỉ là một ký giả . Không hiểu sao, người ta gởi đến chúng tôi một tiểu luận bàn về VHSS. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu chúng tôi bỏ qua không đọc, không để ý tới. Nhưng do tò mò muốn biết VHSS là cái gì, chúng tôi đã háo hức ngồi dịch tiểu luận nầy từ tiếng Anh .”

            Tôi đưa bản dịch Giới thiệu VHSS cho Nguyễn Hiến  . Tự dưng dính vào lãnh vực văn học thế giới, tôi nhận ra trên đời có nhiều chuyện bất ngờ lý thú. Ngay từ lúc bắt đầu chủ ý viết truyện cho các tạp chí văn chương,tôi đã trang bị cho mình những hiểu biết căn bản. Từ đó, chúng tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi một câu hỏi : tại sao những nhà văn Giao Thường sáng giá nhất vẫn không có tên tuổi nào nhận giải thưởng Nobel văn chương ? Tôi  tự hỏi các nước có Nobel văn chương như Chi Lê (Pablo Neruda, 1971 và Gabriela Mistral ,1945), Colombia (Gabriel Garcia Marquez, 1982), Peru (Mano Vargas Llosa, 2010), ngay cả Châu Phi như Nigeria (Wole Soyinka, 1986), Ai Cập,Nam Phi.... có hơn gì Giao Thường ? Trước đó, Châu Á chỉ có đại thi hào Ấn Độ (Rabindranath Tagore ,1913), sau nầy có Trung Hoa , Nhật Bản...

            “ Trung Hoa có Nobel văn chương nhờ các bản dịch chuyển từ tiếng Hán qua tiếng Anh.” Nguyễn Hiến cho biết. “ Phiên bản tiếng Anh hay hơn nhiều lần so với nguyên bản chữ Hán. Dịch giả có khả năng chuyển từ nguyên bản Hán văn sang tiếng Anh mang hồn cốt tiếng Anh đã chinh phục ban tuyển chọn văn chương Nobel.”

            “ Cám ơn bác Hiến đã mở một trong nhiều nút thắt đã ám ảnh chúng tôi.”

            Dịch xong tiểu luận về VHSS, và ý kiến của Nguyễn Hiến, tôi tự tin mình đã giải đáp được phần nào câu hỏi trên.Lý do văn học Châu Á có nhiều Nobel văn chương vì họ có những comparatists hoạt động trong ngành văn học so sánh, đó là cầu nối để văn học thế giới biết đến họ. Những comparatists nầy là những dịch giả uyên thâm ngôn ngữ văn chương tiếng Anh. Giao Thường không có. Người giỏi ngôn ngữ văn chương tiếng Anh thì viết tiếng Việt không có hồn Việt. Mà người giỏi ngôn ngữ văn chương tiếng Việt thì không uyên thâm tiếng Anh. Đó là trở ngại lớn nhất của những nhà nghiên cứu văn học Giao Thường muốn làm việc , hoặc tham gia trao đổi, tranh luận trong Văn Học So Sánh.

            “ Chúng tôi vẫn nghĩ, Giao Thường chỉ có cụ Nguyễn  Hiến mới đủ tư cách làm việc chung với các học giả thế giới trong thể loại nầy…” Tôi thành thật lên tiếng ngưỡng mộ bác Hiến…

            “ Không phải học giới Giao Thường không biết về Văn Học So Sánh.”  Ông nói . “ Nhưng biết mà không làm được nên người ta tránh né, im lặng. Như tôi chẳng hạn, nhận thấy xã hội Giao Thường tin tưởng, muốn đọc các loại sách  cần phổ biến như văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, chính trị, kinh tế …nên làm việc ngày đêm cũng không đủ để cung cấp cho nhu cầu xã hội ngay trong nước, nói chi đến xây dựng một truyền thống văn học …”

            “ Nhưng bác Hiến xem có phải trí thức Giao Thường lười biếng không ?” Tôi phát biểu hăng say. “ Họ thiếu kiên trì làm việc lớn. Vì muốn theo ngành VHSS họ phải trang bị vốn kiến thức rộng và trước hết phải giỏi ít nhất một ngoại ngữ để làm việc chung với các học giả quốc tế …Mà nói đến ngoại ngữ phải hiểu rõ vai trò của dịch thuật trong VHSS. Dịch thuật  thu hẹp khoảng cách giữa các nền văn hóa. Nó giúp hiểu không chỉ văn hóa mà còn cả xã hội học, triết học và tâm lý của một cộng đồng. Và it nhất phải giỏi tiếng Anh. Vai trò của tiếng Anh trong việc thu hẹp ranh giới văn hóa và ngôn ngữ được tạo ra bởi các quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa. Nó cũng cố gắng phân tích vai trò của các bản dịch bằng tiếng Anh và VHSS, để khám phá văn học của các ngôn ngữ thiểu số.”

            “Tạm đồng ý như vậy.”Nguyễn Hiến nhận xét.“ Nhưng , như tôi đã nói, Giao Thường hiếm người nghĩ đến các giá trị sâu xa lâu dài, họ quen nghĩ đến lợi ích có được với thời gian ngắn nhất trước mắt. Lao vào một thể loại văn học mới chưa có người đi trước dẫn đường, làm sao họ có thể theo đến tận cùng…”

            “  Xin phép bác Hiến.” Tôi cố giữ ý khi muốn nói về vấn đề có thể ông chưa có dịp tìm hiểu.“ Cho phép chúng tôi nói về các ngành nghề thực tế trong chuyên ngành VHSS.”

            Thấy Nguyễn Hiến sẳn lòng lắng nghe, tôi lấy tập tài liệu ghi chép về VHSS, trình bày…

            “ Các chuyên ngành trong VHSS ở các Đại Học là những ngành nghề vững chắc.Nhà tuyển dụng cần những người có thể nói chuyện với bất kỳ ai ở bất cứ đâu, truyền đạt những ý tưởng khó một cách rõ ràng và thoải mái trong nhiều bối cảnh văn hóa và ngôn ngữ. Đó là kỷ năng xuất phát từ  chuyên ngành VHSS. Ta có thể tìm hiểu thêm về sự nghiệp của họ tại các tài liệu liên kết bên ngoài của các Đại Học. Những tài liệu nầy  liệt kê hàng trăm chuyên ngành VHSS.Nhiều chương trình sau đại học và các doanh nghiệp quan tâm đến sinh viên ngành VHSS. Những sinh viên nầy nghiên cứu sự tương tác qua các ranh giới ngôn ngữ và khu vực, trong bối cảnh của nền kinh tế, động lực chính trị, phong trào văn hóa, thay đổi lịch sử, sự khác biệt tôn giáo, môi trường đô thị, quan hệ quốc tế và chính sách công. Họ học các kỹ năng nghiên cứu hữu ích trong khi đọc tài liệu bằng ngôn ngữ gốc và bản dịch, bao gồm phân tích phê bình, giao tiếp đa văn hóa và hiểu biết quốc tế, những kỹ năng hấp dẫn đối với nhiều nhà tuyển dụng.”

            “ Ý kiến người bạn trẻ vẫn còn sách vở nhiều quá. Chắc khó thuyết phục trí thức Giao Thường theo học VHSS… ”

             Thiện chí đưa ra chưa thuyết phục được Nguyễn Hiến, tôi trình bày thêm về cơ hội nghề nghiệp thực tế xem ông nói thề nào.

            “ Ngành nầy cung cấp  một nền tảng tuyệt vời cho bất kỳ sự nghiệp hoặc khóa học sau đại học nào đòi hỏi có lập luận logic và thuyết phục; phân tích chu đáo các tài liệu bằng văn bản, bằng tiếng nói, hình ảnh; và kỹ năng tư duy phản biện. Sinh viên VHSS cũng có được kinh nghiệm trong các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của công việc đa văn hóa, hiểu sâu hơn về các mối quan hệ giữa các nền văn hóa và xuyên quốc gia - những công việc  rất quan trọng đối với các nhà tuyển dụng. Các chuyên ngành VHSS học cách tiếp cận tài liệu từ quan điểm liên ngành, cung cấp cho họ một loạt các công cụ và kỹ thuật để phân tích và giải quyết vấn đề. Những sinh viên nầy, ngoài kỹ năng tiếng Anh vững chắc , nếu có thêm một ngôn ngữ khác để nghiên cứu sâu hơn và mở rộng hơn về văn hóa, sẽ rất hấp dẫn đối với nhà tuyển dụng .”

            Nguyễn Hiến ra dấu muốn tôi nói chậm lại. Ông đang chú tâm tìm hiểu. Tôi noí tiếp, chậm rải :

            “ Sinh viên VHSS có thể tìm việc làm trong các lãnh vực báo chí, xuất bản, biên tập, dịch thuật và các lãnh vực liên quan khác sử dụng các kỹ năng viết và phân tích cũng như kiến thức của họ về văn học và điện ảnh. Họ có thể làm việc trong ngành giáo dục hoặc được chuẩn bị kỹ để giảng dạy trong các khóa học đa văn hóa, văn học thế giới và các khóa học nhân văn liên ngành . Ngoài ra,các kỹ năng diễn giải và phân tích của sinh viên VHSS còn giúp họ chuẩn bị cho nhiều vị trí trong doanh nghiệp, cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận. Kỹ năng ngôn ngữ của họ cũng  rất phù hợp với kinh doanh quốc tế, dịch vụ đối ngoại hoặc làm việc trong ngoại giao đoàn…Cuối cùng,VHSS không chỉ cho phép thưởng thức các tác phẩm văn học và nghiên cứu phim ảnh, nghệ thuật ,văn hóa thế giới, mà nó còn cung cấp một sự chuẩn bị vững chắc cho nhiều mục tiêu chuyên môn và học thuật sau khi tốt nghiệp!”

            “Vâng.” Nguyễn Hiến hạ giọng. “ Cái ngành nầy nó mênh mông lắm. Con người xứ ta biết có am tường được chăng. Phải chi có một hình ảnh cụ thể nào đó để người xứ ta có thể sờ mó, nhìn ngắm, đối thoại, mới làm lung lay được định kiến của họ.”

            Không còn cách nào khác thuyết phục bác Hiến thay đổi cách nhìn đối với VHSS, tôi phải gọi Ron đến ngay tại đây. Ron dù không  học chuyên ngành VHSS, nhưng anh có thể hiểu biết đầy đủ về ngành nầy, vì sinh viên các Đại Học Bắc Mỹ như anh không lạ gì VHSS.

            Thấy Ron bước vào, bác Hiến vui ra mặt. Tôi nói với Ron :

            “ Chúng tôi vẫn còn rất mù mờ về các công việc do chuyên ngành VHSS mang lại cho sinh viên sau khi mãn khóa. Anh có thể cho biết những người nào làm việc trong ngành nầy không ?”

            Ron xoay người cúi xuống mở cặp tài liệu, kéo ra một xấp hồ sơ đặt trên bàn. Ron lấy ra tờ danh sách những người xuất thân tốt nghiệp từ chuyên ngành VHSS do Đại Học Princeton cung cấp hiện đang làm việc trong các công ty, nhờ tôi copy ra nhiều bản sao. Một bản trao cho bác Hiến. Cầm bảng danh sách (*), Ron giải thích :

            “ Một phần ba các chuyên ngành VHSS về giáo dục của Princeton trở thành giáo sư. Trong số các giáo sư, họ ở khắp nơi trên thế giới, đang giảng dạy tại Yale, Harvard, Stanford, Columbia, Oxford, Brown, Đại học New York, Đại học Brandeis, Đại học Michigan, Đại học California San Diego, Đại học Auckland, Đại học Yonsei , Đại học Hoa Kỳ ở Cairo, và nhiều trường khác. Những người khác theo đuổi sự nghiệp trong giáo dục đại học, bao gồm làm việc trong các mối quan hệ với cựu sinh viên, đang phát triển, điều hành các chương trình viết và tư vấn cho sinh viên ở nhiều năng lực khác nhau . Những người khác đi vào thử nghiệm giáo dục và tư vấn đại học.” Hớp một ngụm nước, Ron nói tiếp :

            “Một phần ba khác là hoạt động kinh doanh, bao gồm máy tính, phát triển, tiếp thị, tư vấn, tài chính, khởi nghiệp, quản lý sản phẩm, quản lý dự án, nguồn nhân lực và đảm bảo chất lượng. Trong số những người đang kinh doanh, nhiều người đã lên tới các vị trí như đối tác hoặc giám đốc, chẳng hạn như những người tại Boston Consulting Group, Fiduc ủy Trust Company International, McKinsey & Company, Frontier Venture Capital, v.v. Những người khác có những công việc như giám đốc điều hành tiếp thị cấp cao tại Pepsi, nhà phân tích ngân hàng đầu tư tại Credit Suisse, kỹ sư phần mềm tại Simon Data, và nhà đầu tư mạo hiểm trong nhiều hội đồng quản trị của công ty.

            Một số làm việc với tư cách là nhà văn hoặc biên tập viên. Một vài người trong số họ là tác giả sách bán chạy nhất của New York Times, là biên tập viên của The New Yorker, biên tập viên tại People Magazine, giám đốc biên tập tại St Martin's Press, phó tổng biên tập tại Simon & Schuster, một trợ lý biên tập tại Nhà xuất bản Đại học Oxford, v.v.

            Nhiều người trở thành luật sư, trong các Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ ở Quận phía Đông của Virginia và Quận phía Nam của New York; những người khác trở thành cố vấn chung hoặc cố vấn đặc biệt cho các doanh nghiệp khác nhau; và những người khác thành lập công ty luật của riêng họ.

            Một số trở thành bác sĩ .Những người khác tham gia vào lãnh vực điện ảnh, nghệ thuật hoặc truyền thông, trở thành đạo diễn phim, diễn viên, tác giả sáng tác, nhà thiết kế đồ họa…Có người là phó giám đốc phát triển khán giả tại San Francisco Ballet.

            Một nghiên cứu về 525 sinh viên tốt nghiệp ngành VHSS từ Đại Học Princeton cho thấy khoảng 30% làm việc trong lãnh vực kinh doanh  hoặc tài chính, 27% là giáo sư, 12% là nhà văn hoặc biên tập viên, 11%  là luật sư, 6% là bác sĩ, 5% là giáo viên, và 4 phần trăm là nghệ sĩ, nhà thơ hoặc diễn viên…”

            Sau buổi gặp Nguyễn Hiến không lâu, tôi theo một phái đoàn do viện trưởng Ricard dẫn đầu qua Bắc Mỹ khảo sát, bàn thảo một chương trình VHSS phù hợp với khả năng của New Hardy ở Nam Thường…

----------------

            (*) Người thật việc thật xuất thân từ chuyên ngành VHSS được ghi  trong Kỷ Yếu Đại Học Princeton :

. Spencer Shen  là Kỹ sư phần mềm tại Bloomberg.

. Daniel Teehan  là Giám Đốc Trung tâm Luật Miền Nam.

. Nicole Acheampong là quản lý tại Riverhead Books.

. Isabel Di Rosa  làm việc tại MacMillan Publishing với tư cách là một cộng sự luân phiên.

. Lara Noorgard  là người sáng lập tạp chí Arte memoria (liên kết là bên ngoài), với trọng tâm là đại diện cho văn bản, âm nhạc và nghệ thuật chống lại  chủ nghĩa độc tài.

. Lizzie Buehler là một biên dịch viên từ tiếng Hàn sang tiếng Anh.

. Jennifer Shyue là một dịch giả tiếng Tây Ban Nha và là nhà văn (để tìm hiểu thêm, hãy tham khảo trang web hoặc ấn phẩm của cô ta).

. Magdalena Collum là Điều phối viên Nghiên cứu Lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts.

. Alexandra Mendelsohn  là giám đốc dự án tại Khoa Tâm lý học Ứng dụng Đại học New York.

. Jay Kim  đang hoạt động trong ngành thời trang tại Annika Inez.

. Daphne Mandell  là cộng sự trong văn phòng của Giám đốc điều hành tại Rent The Runway.

. Michelle Yeh  là vũ công của công ty Attack Theater.

            . Sandy Ra  đang tham gia chương trình trợ lý pháp lý tại Sullivan & Cromwell.

            . Emily Spalding  đang tham gia quảng cáo cho Lunar Solar Group.

            . Jenny Kim  là một biên dịch viên sê-ri phim truyền hình cho Bound Entertainment…

 

(Còn tiếp)

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 520
Ngày đăng: 20.08.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mùa xanh biển lặng (Phần 4) - Đỗ Nguyễn
Cùng... bay về tâm dịch 'Phần II: Từ Sài Gòn đến Doha' - Trương Văn Dân
Mùa xanh biển lặng ( Phần 3) - Đỗ Nguyễn
Mùa xanh biển lặng (phần 2) - Đỗ Nguyễn
Chuyện viễn mơ thời chiến ( Chương 9) - Phan Tấn Uẩn
Cùng…bay về tâm dịch ‘Phần I : Từ Milano đến Sài Gòn. ‘ - Trương Văn Dân
Mùa xanh biển lặng (Phần 1) - Đỗ Nguyễn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 7) - Phan Tấn Uẩn
Chuyện viễn mơ thời chiến (Chương 6) - Phan Tấn Uẩn
Hải hành mùa đại dịch 11 (Chương cuối) - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)