Phim truyện - một thuật ngữ tưởng chừng như dễ hiểu, hiển nhiên về ngữ nghĩa, song nếu xét cho kỹ ở góc độ học thuật, hẳn có nhiều gợi mở những thức nhận bổ ích.
Trước hết chúng ta thử tìm về ngọn nguồn của khái niệm này.
Phim truyện - theo như cách gọi trong điện ảnh hiện nay là khái niệm được ghép bởi hai từ Phim và Truyện.
Từ Phim: chỉ điện ảnh-loại hình nghệ thuật thứ 7-mang ý nghĩa cụ thể cũng tựa như tên gọi của một vật thể bất kỳ nào đó.
Từ Truyện với ý nghĩa trừu tượng, khái quát vốn có nguồn gốc văn học, dùng để nói về những sáng tác (viết hoặc truyền miệng) ít nhiều được hư cấu thành một câu chuyện có đầu có cuối.
Như vậy ở nước ta hai chữ Phim và Truyện với ý nghĩa hoàn toàn khác nhau được ghép vào nhau nhằm nêu tên loại hình phim có hư cấu, có các diễn viên diễn xuất nhằm phân biệt với loại hình phim tài liệu hoặc hoạt hình.
Thật khó mà biết được chính xác, ở Việt Nam khi nào thuật ngữ Phim truyện được sử dụng. Qua một số tư liệu là các bài báo cũ (1) có thể nói một cách gần đúng rằng trước năm 1945 người Việt Nam đi xem phim thường gọi là đi xem chớp bóng hoặc chiếu bóng. Phim truyện có khi được gọi là phim có đóng trò hoặc vở phim, kịch bản được gọi là truyện phim, biên kịch được gọi là người viết truyện phim, đạo diễn được gọi là nhà dàn cảnh, diễn viên cũng được gọi là minh tinh hay tài tử... Những danh từ thường được gọi nói trên thường ít nhiều cho chúng ta thấy rằng trong mỗi thời kỳ cách định danh một sự vật có khác nhau và những khác nhau ấy ít nhiều có phản ánh và ảnh hưởng đến sự phát triển của một chuyên ngành.
Đối với khái niệm Phim truyện nước ta (dù được du nhập từ Âu-Mỹ), có lẽ nó được dựng phổ biến vào thời kỳ muộn từ sau những năm 1940 trở đi. Trước đó, người Việt Nam cũng đã làm một số phim truyện như Trận phong ba, Cánh đồng ma, Một chiều trên sông Cửu Long... song hầu như không gây được tiếng vang trong thưởng thức và không tạo ra được phong trào làm phim truyện.
Những năm 50 thế kỷ XX trong vùng tạm chiếm ở cả hai miền có một số nghệ sĩ tự bỏ vốn hoặc được các chủ hãng mời làm phim truyện như gia đình nghệ sĩ Kim Chung, nghệ sĩ Phan Toại, Hãng phim Alpha ở Sài Gòn... Họ đã có một số thành công nhỏ trong việc tạo ra những bộ phim truyện đích thực, hoàn toàn do người Việt Nam sản xuất như những phim Kiếp hoa, Bến cũ...
Trong thời gian từ 1947 ở các chiến khu, điện ảnh cách mạng ra đời và chủ yếu làm phim tài liệu.
Đến năm 1959 bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh chế độ mới là Chung một dòng sông ra đời. Cùng năm, trường điện ảnh Việt Nam được thành lập và chiêu sinh khóa đạo diễn, diễn viên cho phim truyện đầu tiên. Cũng từ cuối những năm 50 đầu những năm 60 thế kỷ XX trở đi phim truyện của các nước XHCN cũ được chiếu nhiều trên màn ảnh miền Bắc. Những sự kiện kể trên có thể cho chúng ta thấy dần dần khái niệm phim truyện đó đi vào ngôn từ và văn bản chính thức của điện ảnh Việt Nam. Từ đầu những năm 60 thế kỷ XX trở đi khái niệm này trở nên phổ biến cả trong thưởng thức, báo chí, phê bình cũng như sản xuất phim.
Tuy nhiên, dù được sử dụng sớm hay muộn, khái niệm Phim truyện chỉ là danh từ được Việt Nam hóa của một số loại hình phim trên thế giới mà chúng ta cũng nên tìm hiểu nguồn gốc của nó.
Trong điện ảnh Âu-Mỹ, phim truyện có ba cách gọi theo ngữ nghĩa tiếng Anh:
- Feature Film: Chỉ loại phim dài giữ tiết mục chính yếu trong chương trình chiếu phim.
- Fiction Film: Chỉ loại phim tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật.
- Story Film: Phim truyện.
Trong ba khái niệm trên, thuật ngữ Fiction Film thường được dựng phổ biến hơn vì nó chỉ là thực chất nghĩa đen của khái niệm. Thuật ngữ Feature Film cũng chứa đựng cả loại phim tài liệu dài, thuật ngữ Story Film ít được dùng hơn.
Chúng ta có một đối chiếu:
Theo ngữ nghĩa tiếng Pháp:
Feature Film - tương đương với: Film de Long Mộttrage (phim dài).
Story Film và Fiction Film - tương đương với Film de Fiction (phim hư cấu).
Một vài đối sánh ngắn ở trên cũng đủ để chúng ta nói rằng khái niệm Phim truyện ở nước ta cũng đã nêu lên được khá đầy đủ thực chất ngữ nghĩa ngắn gọn của loại phim có tưởng tượng, hư cấu, có tính chất kể chuyện. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy được, từ Truyện dù bao hàm gần đủ ngữ nghĩa khái niệm vẫn chưa bao quát hết đặc điểm của loại phim này - đó là tính chất hư cấu, tưởng tượng vốn mang nghĩa rộng hơn tính chất kể chuyện. Như vậy thực chất phim truyện là loại phim chứa đựng đặc trưng kể chuyện (vốn có cả những chuyện có thật, khụng hư cấu) và đặc trưng gợi tả bằng hư cấu tưởng tượng. Chẳng hạn đó là loại phim truyện giàu chất thơ – ít tính truyện nhưng vẫn là phim truyện, hoặc loại phim triết lý hay luận đề... phim siêu thực giàu sự gợi tả hơn là tính chất dựa vào việc kể lại tuần tự tình tiết truyện.
Quan sát điện ảnh thế giới, dự chỉ ở mức sơ lược, chúng ta cũng có thể thấy khá rỏ từ khi ra đời tới nay, phim truyện luôn luôn chủ yếu đi theo hai tính chất nói trên. Nói gộp lại, có thể cho rằng: Phim truyện là loại hình sáng tác dùng hình thức kể chuyện, gợi tả bằng hư cấu tưởng tượng qua phương tiện truyền tải là ngôn ngữ điện ảnh tổng hợp.
Nắm vững 2 tính chất đặc trưng nêu trên, người thưởng thức cũng như người làm phim có thể hiểu sâu hơn bộ phim mà mình sắp xem hoặc sắp làm. Bộ phim ấy có thể thuộc loại nào: Loại thuần tuý kể chuyện (chuyện thật hoặc chuyện hư cấu) hay loại gợi tả, hoặc vừa kể chuyện vừa gợi tả. Nếu là loại kể chuyện, đương nhiên nó sẽ có cốt truyện rõ ràng, nó khai thác sâu vào tình tiết truyện theo kết cấu nhân - quả là chính để đưa tới khán giả một câu chuyện có đầu có cuối. Nếu là loại gợi tả, phim sẽ chủ yếu dùng ngôn ngữ điện ảnh để tạo nên những khoảnh khắc, những ấn tượng đặc biệt được sắp đặt với các thủ pháp nghệ thuật hoặc kỹ xảo theo định hướng tư tưởng hay cảm xúc nào đó (có cốt truyện hết sức đơn giản hoặc phi truyền thống). Nếu phim là sự kết hợp cả hai tính chất thì nó sẽ cho thấy yếu tố truyện kết hợp cùng với cả yếu tố gợi tả.
Những phân định ở trên có tính tương đối. Tuy rằng trước đây (và trong một số dòng phim hành động Mỹ hoặc Hồng Công... hiện nay) xu hướng kể truyện vẫn chiếm ưu thế hơn. Gần đây xu hướng kết hợp 2 tính chất kể chuyện và gợi tả đó hình thành đường nét nổi bật rất thành công ở một số nghệ sĩ hoặc một số tác phẩm như trong các phim: Cao lương đỏ, Đốn lồng treo cao của Trương Nghệ Mưu (Thu Cúc đi kiện của Trương Nghệ Mưu lại là phim kể chuyện), Ba mùa của Tony Bùi, Bản danh sách của Schindler của S.Spielberg, Cuộc đời tươi đẹp của Bellini, Dương cầm của J.Campion... Thực chất đây là xu hướng đã từng thành công ở một số đạo diễn kinh điển tuy chưa đạt đến độ hoàn chỉnh như: L.Bunuel, I.Bergman, A.Tarcụvski, A.Kurosawa... (ngoại trừ Chiến hạm Pachômkin của S.Eisenstein).
Về xu hướng gợi tả: Có thể thấy xu hướng này từng làm nên những trào lưu lớn như Chủ nghĩa siêu thực trong điện ảnh Tây Âu những năm 1920-1930 (đặc biệt là Pháp), Chủ nghĩa biểu hiện Đức (những năm 1920) hoặc một số phim thuộc dòng phim Hậu hiện đại với tính chất tác giả tự biểu hiện những năm 1950, 1960, 1970... Ngày nay, xu hướng này chỉ tồn tại lẻ tẻ trong một số phim, một số sáng tác (như phim Mùi đu đủ xanh của Trần Anh Hùng) có lẽ bởi nó là loại phim trừu tượng ít tính đại chúng, nó mang tính thực nghiệm, tìm tòi mỹ học hơn là dòng điện ảnh thị trường và phổ thông vốn thống trị màn bạc.
Tuy có những phân định tương đối về những tính chất đặc trưng nói trên nhưng với phim truyện núi chung, cái đích mà nó từ xưa tới nay luôn vươn tới vẫn là chân, thiện, mỹ, vẫn là đảm trách các chức năng: phản ánh hiện thực, bồi đắp tư tưởng - tình cảm, thẩm mỹ và giải trí... cho quần chúng. Vì vậy dù là làm phim theo xu hướng nào thì phim truyện vẫn phải đạt tới các tiêu chí và chức năng nói trên. Một bộ phim truyện được gọi là hay vẫn phải là hấp dẫn (thu hút người xem) và đẹp, mới mẻ (cả về nội dung và hình thức, theo nghĩa mỹ học của 2 từ này). Mặt khác phim phải đảm bảo chất lượng, kỹ thuật của công nghệ sản xuất. Đó vẫn luôn là những tiêu chí khó khăn của sáng tác phim truyện nói riêng và điện ảnh nói chung từ ngày điện ảnh ra đời đến nay.
Đối với phim truyện, còn 2 thuộc tính khác đáng chú ý - phần lớn do thời đại và khán giả đòi hỏi nó làm tròn đó là tính tư tưởng và tính giải trí. Cả hai thuộc tính này của phim truyện đều nhằm tới khán giả (chứ không phải bản thân người làm phim, mặc dù họ là người tạo ra chúng). Nhìn lại lịch sử điện ảnh thế giới trên nét lớn chúng ta đều thấy 2 thuộc tính trên chi phối khá mạnh mẽ đến sự phát triển và thăng trầm của phim truyện. Ngay từ khi điện ảnh mới ra đời nó đó được các nhà kinh doanh coi là phương tiện hữu hiệu để “mua vui” cho khán giả. Có lúc điện ảnh cũng được gọi là “trò vui chợ phiên”. Dần dần các trò vui đú chuyển vào rạp lớn giúp người ta có những phút được cười được khóc, được chiêm ngưỡng chuyện lạ đó đây, chuyện thật, chuyện viễn tưởng hay mộng mơ, thậm chí được quên đi cuộc đời thực vốn còn nhiều ưu phiền khổ sở...
Chỉ từ khoảng trước đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phim truyện nói riêng và điện ảnh nói chung mới thực sự trở nên như một công cụ tư tưởng (bên cạnh việc mua vui giải trí) để truyền bá các vấn đề xã hội – nhân sinh - thời đại.
Thời kỳ đó đã xuất hiện các bộ phim dài đề cập nghiêm túc đến các vấn đề của con người như Sự ra đời của một quốc gia (1914), Không dung thứ (1916 - đạo diễn Mỹ D.W.Griffith), Ingeborg Holin (1913 - đạo diễn Thuỵ Điển V.Sjostrom);Những người khốn khổ, Cạm bẫy, Germinal (1913-1914, đạo diễn Pháp Capelani)... Những phim như vậy đều đào sâu vào thế giới hiện thực để truyền đạt một cách nghệ thuật những điều quan thiết đến xã hội và thời đại như vấn đề chiến tranh và hoà bình, ách áp bức bất công, nạn nghèo khổ,... tràn đầy chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Cùng với thời gian, phim truyện ngày càng mạnh mẽ hơn trong việc biểu đạt những tư tưởng tình cảm khác nhau của những đất nước, hoàn cảnh xã hội khác nhau nhưng đều có điểm chung là hướng về chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa nhân văn và những giá trị tiến bộ. Mặc dù vậy, đôi lúc phim truyện ở nước này nước khác, ở dòng phim hoặc ở tác giả này kia đã có những chệch choạc, thậm chí lầm lẫn trong vấn đề biểu đạt tư tưởng - đặc biệt là dòng phim phục vụ các chế độ phát xít Đức, ý, Nhật trước đây hoặc tuyên truyền cho bộ máy độc tài chuyên chế ở một số nước mấy chục năm qua.
Điều đó cũng không có gì lạ bởi điện ảnh là công cụ khá hữu hiệu cho việc truyền thông (đặc biệt là vào thời kỳ mà truyền hình chưa ra đời hoặc chưa phát triển). Sự tiến bộ của điện ảnh cần phải đi liền với sự tiến bộ về tư tưởng tinh thần mà nó biểu đạt. Vì vậy nó không được lãng quên hoặc làm chệch lạc đặc tính diễn đạt tư tưởng bên cạnh đặc tính là phương tiện giải trí của đông đảo quần chúng. Nó không chỉ là kể chuyện “mua vui” mà còn là kể chuyện nhằm thức tỉnh và cảnh báo - dưới mỗi chuyện mà nó kể tả phải là niềm vui, nỗi buồn, lương tâm và linh hồn sống của nhân loại.
Mỗi tư tưởng mà phim truyện biểu đạt phải là sự lay động bằng các hình tượng nghệ thuật nghe nhìn có sức truyền cảm mạnh mẽ. Tư tưởng mà phim truyện truyền tải không phải là bản thông điệp - thông tin thuần tuý như của các loại hình truyền thông mà phải là “hồn tư tưởng”, là chất gây men say lòng khán giả. Nói cách khác nó phải là tư tưởng của hình tượng và cảm xúc, từ hình tượng và cảm xúc mà toát lên, tự nhiên như hương hoa đất trời. Nó phải là loại tư tưởng đặc biệt theo nghĩa rộng thuộc thế giới tâm hồn trí tuệ, tình cảm của con người. Chính vì vậy, đối với phim truyện, đặc tính thẩm mỹ nghe - nhìn được tập trung ở mức cao nhất so với nhiều loại hình nghe - nhìn khác. Chẳng thế mà người ta thường nói: đi xem phim không phải để nghe thuyết giảng hoặc tìm tin tức, đi xem phim là một thú vui thanh tao để được chìm trong những câu chuyện, những số phận, những cuộc đời, những hình ảnh và âm thanh đẹp đẽ lay động tâm can; và khi ra về có một cái gì đó hay và đẹp lắng đọng lại. Cái gì đó - có thể không cụ thể - chính là tư tưởng - theo nghĩa rộng của từ này - chứ không hẳn là một chủ đề, một ý nghĩa vắn tắt nào đó.
Những bộ phim lớn, những nghệ sĩ điện ảnh lớn thường đưa tới cho khán giả những cảm xúc lớn, những ấn tượng lạ thường, những điều đáng nhớ. Làm được điều đó, phim truyện mới thật sự thực hiện đúng chức năng của nó, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay. Ngày nay, nếu muốn tìm kiếm tư tưởng ở dạng thông tin, ở những kiến giải trọn vẹn sâu sắc, lôgich thuần lý thì khán giả dễ dàng có được chúng qua sách, báo, ti vi, radio, Internet. Vài suy nghĩ mở rộng ở trên cũng là để nhận diện rõ hơn tính chất đặc trưng của điện ảnh trong bối cảnh toàn cầu hoá và nở rộ bừng phát của tất cả các loại hình văn hoá phục vụ đại chúng ngày nay. Trong hoàn cảnh đó, để giữ được vai trò của mình, phim truyện hẳn phải khai thác tối đa cái sức mạnh thẩm mỹ (mà tính chất kể, tả bằng ngôn ngữ điện ảnh tổng hợp là hạt nhân), qua đó chinh phục trái tim và khối óc của quảng đại khán giả.
Hai tính chất: truyền đạt tư tưởng và giải trí của phim truyện vốn tồn tại hơn trăm năm qua trong lĩnh vực điện ảnh nói chung và phim truyện nói riêng, cho đến nay vẫn vừa song hành thúc đẩy vừa ảnh hưởng lẫn nhau. Thậm chí đã và đang có hẳn những dòng phim chuyên phục vụ giải trí (như phim hành động Mỹ hoặc Hồng Cụng...) và những dòng, những tác giả chuyên loại phim tư tưởng. Đối với điện ảnh nước ta, do đặc điểm lịch sử của đất nước mấy chục năm qua, điện ảnh vốn là phương tiện tham gia vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới, cho nên có thể nói đó là một nền điện ảnh tư tưởng cách mạng.
Ngày nay trong thời kỳ đổi mới hội nhập, điện ảnh nước ta một mặt vẫn có chức năng tuyên truyền, nâng cao dân trí, giáo dục văn hoá tư tưởng theo đường lối của Đảng, mặt khác đã mở rộng sang các chức năng khác như giải trí, thẩm mỹ. Dù có những đặc điểm mới và đòi hỏi mới của thời đại, nhưng những người làm phim nếu bám sát các tính chất đặc trưng của điện ảnh nói chung và phim truyện nói riêng vẫn hoàn toàn có thể sáng tạo ra những bộ phim hay - đẹp in dấu ấn thời đại như trong quá khứ chiến tranh cách mạng đó từng có . Mặt khác sự thuận lợi của thời kỳ mới hoàn toàn là cơ hội cho những nhà sáng tác mở rộng diện đề tài, vấn đề, mở rộng phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ thẩm mỹ nghe - nhìn cùng với kỹ thuật mới để sản sinh ra những bộ phim đáp ứng yêu cầu mới của khán giả trong nước và cả nước ngoài. Điều đáng mừng là trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã có một số phim như vậy.
Trên đây là mấy đường nét chính của hình hài phim truyện. Những mục sau sẽ phần nào tiếp tục đề cập đến những yếu tố quan thiết trong bản chất của phim truyện...
________________
1. Tạp chí Điện ảnh ngày nay số 3 (1992), số 5 (1993), số 1 (1994).
Hai nền văn hóa khác nhau, do sự sai biệt giữa chúng, có thể phát sinh sự xung đột văn hóa. Về điểm này, có ba khả năng xảy ra:
1. Chinh phục: Thành viên của nền văn hóa A xem thành viên của nền văn hóa B không phải là con người bình thường, và định nghĩa họ là “người dã man” – núi theo từ nguyên, tức là loài sinh vật không biết nói, cho nên họ không thể được xem là loài người, hoặc cùng lắm chỉ có thể xem là loài người hạ đẳng. Theo đó, có hai hậu quả phát sinh:
Giáo hóa: Thành viên của nền văn hóa A dựa theo mô thức của nền văn hóa A mà cải tạo nền văn hóa B.
Hủy diệt: Đó chính là cách thức mà nền văn hóa Âu châu đối xử với nền văn hóa Mỹ châu và nền văn hóa Phi châu.
2. Tước đoạt văn hoá: Thành viên của nền văn hóa A coi thành viên của nền văn hóa B là một thứ học trò ngu muội,
Trích: vanhoanghethuat.org.vn