Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.192
123.213.860
 
Ngữ ngôn của văn chương
Võ Công Liêm

                                         

 

                   Đời sanh ra ta nhưng còn mê man và quên lãng.*  William Wordsworth. Thi sĩ Anh. (1770-1850)

 

   Viết! -viết gì? Viết cái gì mới hơn viết, thời gọi là viết văn, là tiếng nói bằng chữ một thứ ngữ ngôn của văn chương –The Language of Literature là tiếng nói trung thực và chính xác cho dù hư cấu nhưng hư cấu trong sự sống thực của đời thường, phản ảnh một cái lý chính đáng; không vì hư cấu mà múa gậy tầm vông. Tầm vông là thời kỳ khởi nghĩa đấu tranh; từ chỗ đó chúng ta cần phải điều nghiêng, khám phá cái mới trong ‘gậy tầm vông’ để dựng vào đó cái mới hơn mới là tạo được cách riêng cho mình, đồng thời đưa văn chương vào kỷ nguyên của văn học đúng thời thượng với một sáng tạo chưa từng có. Nhưng; trong cái sự làm nên văn chương là xây dựng đúng tiêu chuẩn của nhận thức hiểu biết, là vì; khác những gì đã khám phá, những gì giữa cách thức xử lý của hiểu biết và diễn đạt ‘con chữ’ để thành văn trong bước đầu văn hóa nói bằng lời (là thứ văn hóa chưa nhận biết để viết thành văn) và một thứ văn hóa có tác động mãnh liệt, bởi; biết cách xử dụng viết lách –difference have been discovered between the ways of managing knowledge and verbalization in primary oral culture in primary oral cultures (cultures with no knowledge at all of writing) and in cultures deeply affected by the use of writing. Cho nên chi viết không phải là chuyện giản đơn như trước đây mà một số văn nhân đã nghĩ đến, do đó; họ mạnh dạn viết theo cảm thức của mình như một lý lẽ hợp lý, hợp tình mà người đọc tự nhận đó là nhà văn và trở nên nhà văn không ‘chứng từ/trade on’. Nhà văn có ba hạng nhà văn chớ không thể vơ đũa cả nắm hay trở thành nhà văn khi có tác phẩm đã in ấn hay bày bán trên thị trường (sách báo). Đó là quan niệm chủ quan tự phong ngôi hay tự nhận mình là nhà văn, bởi; đã có truyện dài, truyện ngắn, tùy búy , tản văn hay ký sự…cho tới làm thơ cũng trở nên thi sĩ một cách tự nhiên không ngần ngại và từ đó nãy sinh ra những nhà phê bình văn học. Phê bình (criticism/critique/critical) là đưa ra cái đúng, cái sai, cái hợp lý và cái không hợp thời. Thực ra hành vi phê bình là phê phán gián tiếp hơn là mổ xẻ, không phân tích lý thuyết chủ động của văn bản mà đào sâu để chứng minh cái lý luận của mình hơn là bày tỏ sự thật phủ phàng trong văn/thơ. Sỏ dĩ ‘được gọi’ là vì xưa nay ở nước ta chưa có viện sĩ, chưa có quốc tử giám, chưa có viện hàn lâm để minh định người xây dựng một nền văn hóa cho đất nước và ngay cả thế giới. Chúng ta đã từng thực hiện điều đó; nhưng trong thế ‘gậy tầm vông’ không cải cách mà truyền bá như sự có mặt của văn chương. Mặc khác; đó là lạm phát tư tưởng của những kẻ phá hoại, những kẻ ‘đặc công văn hóa’ nghĩa là muốn giữ cái tàn tích cố cựu như ‘gia tài của mẹ để lại cho con’ là điều không làm nên lịch sử; cho dù họ cố công gầy dựng hoặc khâu vá những gì đã mục nát…Kỳ thực việc làm đó chưa hẳn phải là công lao cho sự mất còn. Bởi tiến trình của con người không thể đứng lại ở một góc độ nào đó mà cần một sự vương mình để đi tới, nhất là nghệ thuật của văn chương.

Nguyên nhân có từ chiến tranh tư tưởng đã giết chết những tài năng, những đền đài văn hóa và tài sản của văn chương để lại. Trong mọi lãnh vực đều mong muốn vượt thoát để tìm thấy đỉnh cao của trí năng. Điều cần thiết là chúng ta phải ra khỏi những gì tàn tích cố cựu và mở rộng tầm nhìn từ trong ra ngoài để tiếp thu cái mới lạ mà thế giới đang theo đuổi cho một cuộc chạy đua vô tiền khoáng hậu ở thời đại này.

 

Vấn đề đưa ra hôm nay như là kết quả một sự khác biệt sắc bén giữa hai thể cách của ngữ ngôn, chúng ta đang ở trong thế giới hiện đại đã có những phát triễn mới lạ. Tuy nhiên, đánh giá chức năng nhiệm vụ giữa tác giả, tác phẩm còn mang nặng thói quen là cách ly những gì có tính ẩn dụ (metaphor) ra khỏi phạm trù của văn chương; phép ẩn dụ cũng được xem là ngữ ngôn tiềm ẩn (metaphorical language) cho một ý nghĩa khác mà trong đó chứa đựng những bí truyền hoặc không thể huỵch toẹt, ngược lại chú tâm vào những gì sống thực của cuộc ‘đời thực / real life’. Tuồng như chúng ta có xu hướng khi nghĩ về ẩn dụ tợ như thể thức dựa ý một cách say mê –We are inclined, it seems; to think of metaphors as a form of indulgence. Cứ coi ẩn dụ là một ngữ ngôn ẩn tàng, nói bóng, nói gió nhất là thi ca, ‘tiếng nói’ ấy gần như che giấu sự thật qua ‘con chữ’; tưởng như ‘chơi chữ’, nhưng trong lối chơi đó có cái dối gian thực sự / true-lie. Thế nhưng; trong phép ẩn tàng vẫn có ý nghĩa của nó chớ không thể cho là vô nghĩa.

Những nhà phê bình văn học nghệ thuật phải tìm thấy sự ẩn tàng đó khi bình thơ chớ dựa trên lời thơ của tác giả mà tán hươu tán nai thì thế nào cũng lạc đường ngôi của thi ca. Thơ là cõi phi của lý lẽ. một thứ bất khả phân cho nên không cần bình mà phải dùng một ngữ ngôn khác để phê bình, nhận định, cái đó mới sâu xa, bằng không trở nên lập ngôn và nhai lại. Thí dụ: phê bình gia X. chuyên bình thơ của mỗi tác giả, tác phẩm cả ngàn bài bình thơ như một không thấy gì là ‘discoverer’, bình như thế đã không có lợi mà có hại cho người làm thơ… Bình là tự thú chi mô răng rứa, đó tề . Không nên bình kiểu đó !

Ngữ ngôn của văn chương là một cảm thức bày tỏ sâu đậm và một đòi hỏi của ước muốn, những gì mà người ta vui thích mà trong đó có một sự đặc biệt cho những gì họ đã cung cấp –They express deep feelings and strong desires, and; those who enjoy them have a special need for the particular comforts and pleasures they provide. Nhưng; ngược lại ý nghĩa của mô tả và những gì muốn nói tới với hiện thực, vóc dáng ngữ ngôn (figurative language) đều cầm giữ cái sự bất khả tín của độc giả, đó mới là đau khổ.

Vậy cái gì gọi là lập ngôn hay rập khuôn của ngữ ngôn là thực tình không biết chi-mô-răng-rứa, thế nhưng; ngữ ngôn của văn chương, nó nằm trong một cảm thức đích thực thuộc tính ẩn dụ.-What these stereotypes of language do not acknowledge, however; is that all use of language is, in a genuine sense, metaphorical. Cho nên chi văn chương rập khuôn theo phép ẩn dụ là hình thức cốpi-cat, học đòi. nhai lại hay trộm chữ là coi như chưa biết viết. Viết là phát huy tư tưởng với một tiến trình nhận thức hiểu biết mới thành văn, đầy tính chất nhân sinh quan của con người, ngay cả tùy bút, tản văn hay ký sự là một phản ảnh thiết thực, viết đúng qui cách của mỗi thể loại thời đó là văn. Thí dụ khác: nữ văn thi sĩ H. vừa xb tập truyện ngắn và tùy bút. Nội dung của mỗi bài viết không sát chủ đề đưa ra giữa truyện và tùy bút, không ngay hàng thẳng lối cho mỗi tiêu đề thật khó cho độc giả nhận định. Lý do viết dạng bốc đồng (gọi là tùy bút).Kể chuyện đời xưa (gọi là truyện ngắn). Viết văn như rứa gọi là văn chương hùm-bà-lằn, bầu-cua-cá-cọp không còn gọi là văn chương bác học hay văn chương bình dân. Không nên viết kiểu đó.

Như đã nói: viết mới hơn viết thời mới gọi là viết, viết theo lối cũ không hợp với văn chương thời nay.

 

Mới đây việc mở mang trí tuệ trong bộ môn khoa học lịch sử (history of science), khoa học chính trị (political science), khoa học kinh tế (poitical economy) và ngay cả ngữ ngôn của triết học (the philosophy of language) nó cũng nằm trong khuôn khổ nhận thức và hiểu biết đều là ngữ ngôn của văn chương, bởi; nó dẫn tới một định mức sắc bén khác nhau giữa ngữ ngôn của sự thật và cảm nhận –maintained between the languages of fact and feeling. thế nhưng; mặc nhiên coi đây là sự mở mang trong những gì về lý thuyết của ngữ ngôn là thay đổi ý niệm trong quần chúng qua phép của ẩn dụ, dù có đến chậm. Dĩ nhiên; văn chương là giàu trí tưởng tượng để tạo sự đặc biệt trong phép ẩn dụ -Of course; imaginative literature does make special use of metaphor, điều đó cho chúng ta kiểm chứng về nhà thơ, người đã triển khai những gì có thể nói tới ẩn dụ. Đấy cũng là một điều khó để hiểu được vai trò của ẩn dụ một cách trong sáng nhất là ẩn dụ trong văn chương. Nó đến với chúng ta có lẽ lắng đọng trong một ý thức với sự hiện diện trong đó và chức năng phát tiết trong đó mỗi khi  xử dụng ngữ ngôn văn chương.

Thi ca ẩn dụ sẽ đưa tới hình dung từ là tỏ sự kiện hơn là phản ảnh của sự thật. Đấy là một nhạy cảm tế nhị đưa tới việc không nhứt quán giữa cái ý chung và cái hình dung từ như một sự biểu hiện của con chữ -They were sensitive to the discrepancy between the common meaning and the figurative use of the word.. Kỳ thực; những lời phát ngôn đã là hình tượng của ẩn du; -nói cho lắm tắm ở lỗ /never naked but always clothed- Tục nhưng thanh, là vì nó ẩn chứa cái vóc dáng thuộc về ẩn dụ. Đó là câu tục ngữ nhưng mang một ý nghĩa vừa đùa cợt vừa khinh đời là khác nhau không nhất quán trong ngữ ngôn. Vì vậy ngữ ngôn của văn chương mang tính chất nhất quán là cụ thể vấn đề, tức làm sáng tỏ câu văn, không mang một chướng ngại nào khác hơn của ẩn dụ. Đó là những gì chúng ta nói bằng lời (speech) có thể có những gì xẫy ra trong cái nhìn của chúng ta qua phép ẩn dụ, nếu chúng ta khám phá ra nó, tìm thấy nó , cái đó là một ngữ ngôn thích đáng, nhưng; trong ngữ ngôn lại chứa những hình thái khác nhau. Nhà văn Anh quốc Owen Barfield nói : ‘Văn chương là một định tính mà trong mỗi chữ đã đạt được thành quả trong cách hành xử về lịch sử của họ / literalness is a quality which some words have achieved in the course of their history’. Sự tương quan giữa chữ nghĩa và ẩn dụ không còn là vấn đề của tự nhiên mà như đã có. Cho nên chi những dữ kiện đó trở nên ‘hiện hữu/being’. Sự thật mỗi khi chúng ta nhận thức ra được nghĩa lý của nó thì không còn ngại nghi. Ý nghĩa của mỗi con chữ là thay mặt cho vô số hành động và quyết định là tạo được sự thông suốt qua lịch sử của ngữ ngôn –The meaning of any word represents countless actions and decisions make throught the history of a language. Thi sĩ và nhà phê bình không thu hút gì cho những điều dành riêng cho khả năng vận dụng vào thi văn mỗi khi họ nắm được cái gọi là ẩn dụ. Sự khác biệt giữa nhà thơ và tất cả những gì làm nên, cái sự đó nhà thơ dùng vào ngữ ngôn tượng hình nhiều hơn là tự cảm thấy rõ rệt và khéo léo hơn những gì chúng ta làm, đôi khi ta tìm thấy sự phản ảnh chân thành nơi nhà thơ một cách trong sáng những gì chúng ta cho là vô thức trong

sự nghi ngờ gập ghễnh thường ngày. Nếu đó là sự thật của nhà thơ, nhà văn mỗi khi họ xử dụng ngữ ngôn tượng hình (figurative language) là nhiều điều tự cảm thấy hơn là thói quen hằng ngày như chúng ta đã từng làm, để rồi người ta biện minh là chính đáng cho việc thu tập của văn chương. Đấy là điều nhận thức sớm đến với người viết. Trong phong cách ẩn dụ của nhà thơ chúng ta có thể khám phá một lối viết mới hơn và có thể cho chúng ta nhận ra cái nghĩa siêu lý bên trong của ẩn dụ.“Hình ảnh thuộc ẩn dụ là ‘bổ sung cụ thể /contributes concretely’đưa tới một chủ đề có thể coi là mới mẻ của thế giới mô tả”

/ The metaphorical imagination ‘con tributes concretely’ … to the projection of new possibilities of describing the world” (by Paul Ricoeur ‘The Metaphorical Process).

 

   Tóm lại;  để được nói đến cho một sự kiện là ta đang đặc vấn đề cho một sự việc có tương quan trong lối hành xử và diễn đạt, nó đem lại hai bề mặt của hình ảnh và nhận thức, là đào sâu tận gốc rễ của nghĩa lý làm nên chữ nghĩa và chúng ta không bao giờ đi trước hình ảnh để hình dung từ. Ngữ ngôn của văn chương là tạo hình ảnh đi sau lời nói (văn/thơ). Mỗi khi chúng ta thỏa thuận trong phép ẩn dụ tất chúng ta thỏa thuận với những gì chất chứa rất là tạp nhạp của cuộc đời nhận biết thực hư. Chúng ta tìm thấy nơi ẩn dụ không những chỉ trong những trang thi tập, nhưng; cũng đóng vai trò thông tin mà chúng ta đọc được về nó trong những lần thuyết giảng mà chúng ta đã nghe qua ‘ngữ ngôn của văn chương’, từ đó chữ nghĩa như một giao cảm giữa hồn với hồn và có thể lây lưa đến người khác, có thể hôm nay và có thể cho mai sau của những gì thuộc phạm trù của văn chương. Chúng ta không cẩn trọng nếu chúng ta tin tưởng rằng chúng ta có thể vượt xa tầm nhìn của ẩn dụ (beyond metaphor) trong cách thức dùng tới ngữ ngôn hoặc chúng ta cần thực hiện một điều gì (chữ nghĩa) thời tất chúng ta khôn ngoan xử lý nếu chúng ta có óc sáng tạo và nhận thức hiểu biết về phép ẩn dụ với phong cách khéo léo, tất chúng ta chiếm cứ nó và không chừng trở nên bậc thầy của phép ẩn dụ. Nói vui thôi. Nó đem lại một nhận thức sâu xa giữa ‘con chữ’ với ngữ ngôn. Một thứ ngữ ngôn mới để viết những gì mới hơn viết. Ấy là viết ./.

 

 (ca.ab.yyc . sn. BB 10 / 10 / 2022)

 

*’ Our birth is but a sleep and a forgetting’ Lời thơ của William Wordsworth. Trong tập: ‘Ole. Intimation of Immotality’.

 

SÁCH ĐỌC: Literature Through the eyes of Faith’ by Susan V. Gallagher & Roger Lundin. Harper San Francisco USA 1989.

 

TRANH VẼ: ‘Người đàn bà ngồi với hoa hồng dại / Seated woman with the wild-roses’ Khổ 15” X 22” Trên giấy cứng. Acrylics+Mixed.

Vcl#23102022.

 

 

 

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 552
Ngày đăng: 04.11.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Phật pháp là gì? - Võ Công Liêm
Dạng thơ bình thanh - La Thụy
Heidegger(III) và quan trọng hóa việc sinh tồn - Võ Công Liêm
Quan lộ ngài Uy Viễn - Đỗ Nhựt Thư
Chút tản mạn về các đoản văn “Tựu trường” của Anatlole France, “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và “Cảm thu” của Đinh Hùng - La Thụy
Văn học so sánh (Comparative literature) - Phan Tấn Uẩn
Giáo dục trong tầm nhìn thế kỷ - Phan Văn Thạnh
Chất nhà nông trong “cây không rễ” - Nguyễn Tiến Nên
Heidegger (II) Hiện hữu và thời gian / siêu hình là gì? - Võ Công Liêm
Về một số nhầm lẫn trong cách đánh giá Lược Khảo Văn Học của Nguyễn Văn Trung - Bùi Đức Hào
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)