Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.216.786
 
Ngữ ngôn của biểu tượng
Võ Công Liêm

 

                  

 

   Trong hội họa người ta không dùng chữ để miêu tả mà trong mỗi tác phẩm họ nương theo na ná như một biểu tượng rộng rãi để phát huy một ngữ ngôn khác dưới dạng thức của một thứ thần bí chủ nghĩa –they indulged in it;making their work more akin to commodity fetishism. Khác với văn chương biểu lộ rõ nét hơn, bởi họ lấy ngôn ngữ thay lời nói, bày tỏ qua nhiều phương hướng khác nhau nhất là thi ca sáng tác gần như ‘bừa bãi’, không e lệ hay ngập ngừng mà đó là dòng chảy không ngừng của tư tưởng, không thể đứng lại trước những sáng tạo mới lạ khác hoặc giữa những trào lưu Tây phương có từ xưa đến nay. Văn chương Việtnam trước và sau hậu chiến muốn bung phá cái lề thói ước lệ đó ra khỏi một tiềm thức ‘cục bộ’, mặc dù; họ chịu đựng những trận đòn chính trị, xã hội, những hàng rào kẽm gai ngăn chận gián tiếp những gì thuộc cao trào văn hóa đã làm suy thoái cuộc chiến tranh ý thức hệ hay xâm lấn của họ. Cuộc chiến nào cũng thua cuộc trước mặt trận tư tưởng, không sớm muộn chiến tranh coi như thoái trào, chẳng để lại gì, chỉ để lại tang thương máu và nước mắt. Chiến tranh tư tưởng đem lại một nền hòa bình vĩnh cửu. Văn chương như một thứ đả thông tâm hồn là lý tưởng giữa người với người, không có một ý thức nào mang tính chất đả phá hay bôi bác; ngoại trừ những kẻ không biết chi mô răng rứa về văn chương, chữ nghĩa. Vì vậy; có dựng lên đó một lâu đài văn hóa đi chăng cũng hiển lộ một thứ vô bổ không thích nghi hoàn cảnh xã hội và con người, bởi; nó không còn là ấn tượng hay biểu hiện cho một ngôn ngữ mới của ngày nay…

 

Đặt nó trong một mực độ cấu thành, phân tích những gì thuộc văn chương cũ và mới, cung cấp cái thiết yếu để nhập vào trào lưu văn chương của một thứ văn chương đậm đặc cấu thành trong sáng tác – a point of entry into literature of dense compositions, là vì; họ đã rành rọt tiếp dẫn vào những gì biểu tượng và hiện thực. Văn xuôi bộc phát (spontaneous prose) đôi khi là kỷ thuật của người viết. Cốt tủy của văn xuôi bộc phát được miêu tả ở đây là phương thức (procedure) như một ‘bất khả ngộ của dòng chảy / an undisturbed flow’. Nói cho ngay; những gì cho là đủ hay chưa đủ là một đồng tình hiện thực của tâm lý con người. Biểu lộ dưới dạng thức nào trong hội họa, thi ca hay văn chương đều là thứ ngữ ngôn của biểu tượng / The Language of Expressionism. Được coi là lý thuyết hay còn gọi là chủ nghĩa ấn tượng. Cho nên chi trong văn chương còn thủ diễn vai trò tự giới thiệu chính mình (self-representation) như một nhà văn chuyên chính, một nhà thơ thoát tục, một họa sĩ phản ảnh sự thật. Văn là vận dụng trí tuệ để có một kết thúc hợp lý, thi ca là trau chuốc để hóa cách cho thêm phần linh động. Đấy là điều mà người nghệ sĩ tự họ muốn được nhận ra –the artis himself want to be seen, một nhiệm vụ làm ra tác phẩm cho dù gặp nhiều điều phức tạp khác nhau giữa hình ảnh và sự thật của con nguơi, nhất là người mới bắt đầu cầm bút hay đứng trước giá vẽ là hình ảnh ao ước muốn bung lên. Đấy là thử thách, một thử thách khác giữa người và sự thể mới nói lên được ngữ ngôn của biểu tượng. Biểu tượng hay ấn tượng là một nhấn mạnh giữa người và vật dưới mắt của tác giả.

 

Vai trò khác của văn xuôi bộc phát: văn chương sáng tạo, thi ca cảm hứng và họa là trực diện với khách thể cả ba nhân tố đó làm nên tác phẩm, nhưng; phải có một kỷ thuật bén nhạy và tinh nhuệ thời may ra có tác phẩm để đời với một ngữ ngôn biểu tượng chính xác là thực hiện trọn vẹn của người làm văn nghệ.

 

Ở đây tạo cho người đọc một cảm nhận băn khoăn, nghi ngờ giữa thực hư và một tốc độ liên kết vào nhau với thế giới hiện đai là điều giản đơn, là việc thực hiện trong sáng tạo ở nơi mình. Tốc độ của cấu thành là vai trò của người sáng tác để làm nên –This gives the reader a feeling of anxiety and speed associated with the modern world that is very similar to own prose. Và; đây là mẫu mực tiếp tục khắp mọi nơi để cấu thành cho một tác phẩm, đôi khi trong cách riêng cũng là một biểu tượng đáng kể; có nghĩa rằng tác giả đã vượt ra khỏi khuôn khổ của ‘viết lách’để lại cái mới trong ngôn từ hay vận hành của câu văn là điều có thể cho thấy nhiều tác động khác nhau và mở đường cho một sáng tạo mới; thực tế cái gì lạ lẫm là cái khám phá mới.

 

Cân bằng sự chông chênh giữa che đậy và bộc lộ là cho thấy những gì nơi người sáng tác nghĩa là chịu đựng những sự công kích là trở lại những gì tương tợ ở tk. hai mươi với một ý niệm về những tương quan khác nhau đầy phức tạp giữa những quyền hạng của ngữ ngôn (authority of language), hiện hữu của tự nhiên (the nature of existence) và vấn đề của sự thật (question of truth).  -ý niệm tỏ rõ một cách khéo léo là khác hẳn đường lối của Nietzsche, Freud, Heidegger và Derrida; những gì nói ra là một quan hệ gần gũi trong tư tưởng giữa Nietzsche và Freud, tất thảy nằm trong tác phẩm của Derrida, ở đó là một cấu tạo làm nên, cái sự đó phát ra bằng lời cho văn bản là hợp pháp, hợp lý, bởi; che đậy gần như thấy rõ mục đích trong từng con chữ mà lộ ở chính mình điều gì không thực, dù con chữ tàn ẩn dưới hình thức nào người ta cũng nhận ra được nó. Theo ý của Martin Heidegger nghĩa của Zur Seinfrage là một hiện hữu hiện thực mà nhiều triết gia cho đó một bày tỏ của lý thuyết hư vô (nihilism). Như vậy minh định được những gì nói, viết của Heidegger là vấn đề của Hiện hữu –Such definitions require Heidegger to question Being. là những gì ông đã nêu ra trước đây là tất cả ý niệm thành văn (verbal). Trong khi đó Gayatri Spivak giải thích: ‘Heidegger đã vượt ra khỏi ngữ ngôn  của từ ngữ ‘Hiện hữu’ và loại bỏ những gì vô căn cứ và những thứ ngữ ngôn đọng lại trong cuộc diễn trình của tư tưởng mà dặt nó vào cái điều không chính xác để xử dụng từ ngữ. ‘Hiện hữu’ ở đây có tính chất khác biệt của ý niệm về Hiện hữu như đã sẳn sàng biến mất; từ chỗ đó mới nhận thức được sự hiểu biết về Hiện hữu –It is inaccurate to use the word ‘Being’ here; for the differentiation of the ‘concept’ of Being has already slipped away from that precomprended question of Being. Và từ đó những lý luận triết học của Nietzsche hay Heidegger… được xem như ngữ ngôn của biểu tượng, bởi; nó nói lên cái tâm lý thường trực nơi con người, nghĩa là tâm sinh lý có thật mà về sau đã phân tích rộng rãi trên lý thuyết phân tâm học của Freud như một kinh nghiệm điều trị; lợi hại đó là biểu tượng cụ thể đã được thừa nhận. Trong khi đó Heidegger định vị được cái điều có thể căng thẳng giữa dấu hiệu đặc tên và những gì không thể được của những gì có tính chất siêu đẳng hoặc cho đó là một biểu thị thuộc vũ trụ nằm trong chu kỳ của hiện hữu, nhưng; với Derrida hiện diện đó là dưới những chọn lựa của một trong hai với sous rapture  ông đã tranh cải để chứng minh rằng dấu hiệu đó ở chính nó (sign itself) của ngữ âm (phonic) hay đồ thị (graphic) là một cấu trúc khác lạ, gần như có phần nào ‘ở đó/there’ và ‘không ở đó/not there’. Derrida gọi cái phần ấy là ở phía khác/other hay vắng bóng/absent trong cái khác lạ của dấu hiệu ‘nhận ra / trace’. Hiện hữu của Heidegger có thể là tụ điểm của sự lúng túng, mập mờ hiện tại. Derrida đánh dấu sự có mặt và vắng mặt là cái sự luôn luôn hiện tại vắng mặt –Heidegger’s non-Being might point at an inarticulable presence. Derrida’s trace is the marker of the absence of a presence; an always already absent present, là một sự thiếu vắng ở gốc ngọn, sự đó là điều kiện của tư duy và kinh nghiệm. Ngữ ngôn có thể biến mất cho dù nó tạo nên cho việc dễ đọc, dễ xem. Chúng ta có thẩm quyền để nhận ra trong văn bản, nghĩa lý của hiện hữu, giá trị của sự thật và ý niệm của sự biểu thị ban đầu. Cường độ của ngữ ngôn gặp gỡ nhu cầu khái niệm nhận thức –The strain of language to meet conceptual needs, đặc biệt trong sự đánh giá từ hiện hữu của tự nhiên.. Làm thế nào chúng ta có thể thông đạt những kinh nghiệm đó xuyên qua lý thuyết? Chúng ta có thể tranh luận những gì chất chứa trong ý niệm nhận thức, tợ như vấn đề của Hiện hữu (như đã tỏ ở phần trên) là vượt thoát ra khỏi những gì của nghĩa và từ ngữ. Cho nên chi dù vắng mặt hay hiện diện hiện hữu của sự là xác định cho một văn bản sống thực. Đừng bỏ chạy một cách liều lĩnh những gì đã quên đi vấn đề hoặc tin tưởng vào lý giải mà phải đặc nặng vấn đề hợp lý để thành văn, thơ, họa tất thảy cùng một quan điểm. Cái sự lý giải (to be solve) là một giải bày có định hướng, không lung lạc trong một diễn trình của hiện hữu, hiện hữu có nghiã là hiện hữu tồn lưu nhân thế, chúng ta cần có tồn lưu là mệnh đề chính trong việc sinh tồn, tức tồn lại một hiện hữu sống thực cho một biểu tượng sống thực qua ngữ ngôn có văn bản (verbal) để thành văn.

 

Tiến trình đó Heidegger đặc Hiện hữu trước mọi vấn đề cho tất cả ý niệm khác trong cái được phép (in order to):’tự do ăn nói có từ sự giả trá, nghĩ sai, làm trật của một sự sắp xếp có chuẩn bị /free language from the fallacy of a fixed origin’. Vậy thì chúng ta thấy được cái cố gắng thử thách đó để làm sáng tỏ cái sai lầm của ngữ ngôn ngang với kinh nghiệm ? Thời tất yêu cầu đó là vượt qua mọi từ ngữ và nhận mạnh vào sự hiện diện để trở nên một hiện diện sống thực từ người tới sự việc. Chắc chắn những gì xét lại có thể đặc vào những con người nghệ sĩ có trước và sau hậu chiến trong phạm vi thực hiện cho một văn bản hợp lý.

 

Đọc là dùng ngôn ngữ như phong cách của phê bình và chỉ rõ sự việc có hiệu năng của ngữ ngôn. Ký hiệu hiện tượng và chữ nghĩa là một hoạt động giữa ngữ ngôn (language) và hình ảnh (image), ý nghĩa (signifier) và nổi bậc (signified) nhưng; trong từ ngữ không có gì khác biệt cả hoặc không có gì gọi là tồn lại cả giữa ngữ ngôn và hình ảnh, nó sống trong hoàn cảnh tự nhiên như một phát tiết bất ngờ để thành văn hay thành hình, bởi; ý nghĩa đó trở nên vô nghĩa và nổi bậc cái mờ ảo, cái không có nguyên nhân. Nhớ cho, trong hội họa không có qui ước từ ngữ (word) hay ước lệ của ngôn ngữ, nó vượt thoát để đi tới sống thực tự nhiên hơn hẳn tự nhiên đấy là điều mà người cầm cọ mong muốn, cái muốn duy nhất là vượt thoát để đi tới chân không của tư tưởng. Thơ văn còn có luật tắc, chính những luật tắc đó gần như ‘ao tù nước đọng’ cái không thoát được để phát sinh những lý lẽ riêng tư, một cõi riêng cần có cho mình, trong cái cần có : đó là ngôn từ, hình ảnh hoặc là biểu tượng, biểu hiệu sự thể hiện cái thế đứng cách riêng –that is words, images or gestures, that; stand for something else for; bằng mọi cách thể hiện để đạt tới một tư duy độc lập và độc sáng, đồng thời tạo dựng một thế đứng cách riêng; điều đó có thể cho là chủ nghĩa của biểu tượng.

Trong những tác phẩm của Jean-Michel Basquiat không thấy chi là đặc trưng, độc đáo hoặc là có thứ lớp giữa ngữ ngôn và hình ảnh mà ở đó như một xáo trôn tâm hồn hay một xáo trộn khác có từ trong (inner) cho tới ngoài (outner) của con người, một xáo trộn phức tạp là một gắn liền giữa ‘bản văn’ và hình ảnh; nhìn vào quả là đơn thuần trong sự phát tiết ‘vụng về’ không thấy chi hay ho, đẹp đẽ mà tất cả nằm trong cách riêng của môi trường và hoàn cảnh. Đó là con người biểu tượng hoặc đó là con người nhận thức -expressionist or conceptualist-. Họa sĩ quên mình khi nhập cuộc, họ cần có ‘bùa mê’để sáng tác mà hầu như những người làm văn nghệ cần có nó để tạo được cảm hứng bất thần. Đôi khi chúng ta không tin vào điều này.Nhưng có.

(Tranh của Jean-Michel Basquiat 1987‘Después de un Puno’ Acrylic+oilstick canvas)

Về thi ca và văn chương viết thường tạo hình ảnh là chủ đề như một biến thiên trong từ ngữ, một diễn tả cô đọng có thể làm cho câu văn sống động qua hình ảnh trong trí người đọc và để lại một giá trị đặc sắc của những gì có tính cách gợi hình giữa những gì vốn có trong tư duy, cái đó gọi là chủ nghĩa nhận thức (conceptualism) và cũng là chủ nghĩa biểu tượng (expressionism) một hợp chất xuất phát từ trí tuệ để thêm phần đặc ưu của văn bản và hình ảnh. Đó là vị trí cho cả hai viết và họa và cỏ thể mở rộng trong tư tưởng để đạt tới mục đích mà họ hướng tới và tạo được hình ảnh vững chắc một cách độc đáo. Chính cái tạo ra được là coi như tài sàn của chính mình để lại. Biểu tượng của ngữ ngôn phát tiết từ đó cho đến về sau là một trào lưu thời thượng; có nghĩa rằng biểu tượng không còn là bản văn và hình ảnh mà trở nên trào lưu đương đại, góp phần vào một thứ chủ nghĩa khác lạ trong thời đại thuộc khoa học văn chương./.

 

 (ca.ab.yyc . đầu tháng 10/2022)

 

TRANH VẼ: ‘Đêm Đông Kinh / Tokyo Night’ Khổ 8’ X 10’ Acrylic on cover magazine. Vcl#2102022.

 

                                                                               

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 554
Ngày đăng: 19.11.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ngữ ngôn của văn chương - Võ Công Liêm
Theo dấu chân các giáo sĩ Dòng Tên – đi tìm cội nguồn chữ Quốc Ngữ - Ban Mai
Phật pháp là gì? - Võ Công Liêm
Dạng thơ bình thanh - La Thụy
Heidegger(III) và quan trọng hóa việc sinh tồn - Võ Công Liêm
Quan lộ ngài Uy Viễn - Đỗ Nhựt Thư
Chút tản mạn về các đoản văn “Tựu trường” của Anatlole France, “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và “Cảm thu” của Đinh Hùng - La Thụy
Văn học so sánh (Comparative literature) - Phan Tấn Uẩn
Giáo dục trong tầm nhìn thế kỷ - Phan Văn Thạnh
Chất nhà nông trong “cây không rễ” - Nguyễn Tiến Nên
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)